Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm

Một phần của tài liệu Kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phẩn xuất khẩu thực phẩm (Trang 53)

d. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm từ thịt

4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm

Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm

Trong thời gian thực tập tìm hiểu hình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ sản phẩm từ thịt nói riêng tại Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm em nhận thấy: về cơ bản công tác kế toán tiêu thụ đã đi theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng chế độ của nhà nước mà vẫn phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Song, bên cạnh những ưu điểm mà công tác kế toán tiêu thụ đã đạt được không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Em xin đề cập tới các vấn đề này và đưa ra các ý kiến giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại doanh nghiệp.

1. Điều chỉnh lại số hiệu tài khoản:

Việc sử dụng TK 5112 để ghi nhận doanh thu bán thịt heo tươi sống và TK 5113 để ghi nhận doanh thu bán sản phẩm chế biến từ thịt tại Công ty là chưa đúng với hệ thống TKKT theo quyết định 48/QĐ – BTC, Công ty nên sử dụng TK 5112 để phản ánh doanh thu tiêu thụ sản phẩm, sau đó chi tiết TK 51121 – doanh thu bán thịt tươi sống và TK51122 – doanh thu bán sản phẩm chế biến từ thịt, TK 51128 – doanh thu khác. Việc điều chỉnh lại số hiệu TK là việc đơn giản mà Công ty tuân thủ đúng qui định của chế độ kế toán ban hành. Có thể áp dụng điều chỉnh số hiệu tài khoản vào đầu niên độ kế toán sau.

2. Đánh mã cho từng loại sản phẩm:

Việc ghi tên đầy đủ của từng loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra trong các hóa đơn, chứng từ sẽ rất mất thời gian và có thể gây ra sai sót, nhầm lẫn. Theo

em Công Ty qui định mã hàng cho từng loại sản phẩm để tất cả các phòng ban có thể theo dõi một cách thống nhất tình hình loại sản phẩm đó, giảm bớt công việc ghi chép của kế toán trong các hóa đơn, chứng từ. Ví dụ với mặt hàng thịt heo tươi sống loại A, loại B có thể dùng mã là THT – A , THT – B, hay xúc xích loại 20g/c dùng mã là XX 20g …

3. Sử dụng sổ nhật ký bán hàng.

Với doanh thu bán chịu, kế toán ghi nhận vào nhật ký bán hàng, cuối kỳ hoặc định kỳ chuyển sang sổ cái TK 511, TK 131. Như vậy giảm được mức độ phức tạp của NKC, có thể theo dõi được doanh thu bán chịu trong kỳ của doanh nghiệp một cách chính xác, cụ thể và nhanh chóng nhất.

Đơn vị: Địa chỉ:

Mẫu số: S03a4-DNN

( Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Năm….. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Phải thu từ người mua (ghi Nợ)

Ghi có tài khoản doanh thu Số hiệu Ngày tháng Hàng hóa Thành phẩm Dịch vụ A B C D 1 2 3 4 Số trang trước chuyển sang ……… Cộng chuyển sang trang sau

- Sổ này có …. trang, đánh số từ trang số 01 đến trang … - Ngày mở sổ:…

Người ghi sổ

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng(Ký, họ tên)

Ngày ….. tháng…..năm……

Giám đốc

(Ký, họ tên, đóng dấu)

4. Sử dụng phương pháp giá hạch toán để hạch toán giá vốn sản phẩm xuất bán:

Hiện nay Công ty đang sử dụng giá đơn vị bình quân để tính tính giá vốn sản phẩm xuất bán, cách tính này đơn giản song lại không phản ánh được chính xác trị giá sản phẩm xuất bán. Theo em, Công ty nên sử dụng giá hạch toán để tính giá vốn sản phẩm xuất bán.

Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho hàng trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua hàng hoá ở một thời điểm nào đó hay giá hàng bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất hàng hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của hàng xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán.

Hệ số giá vật tư, SP, hàng hoá =

Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá tồn kho đầu kỳ +

Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hoá nhập kho trong kỳ

Trị giá hạch toán vật tư, SP, hàng hoá tồn kho đầu kỳ +

Trị giá hạch toán vật tư, SP, hàng hoá nhập kho trong kỳ

Sau khi tính hệ số giá, kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán trong kỳ thành giá thực tế vào cuối kỳ kế toán.

Trị giá thực tế hàng xuất trong kỳ = Hệ số giá x Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong kỳ

Trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ = Hệ số giá x Trị giá hạch toán của hàngtồn kho cuối kỳ

Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng, số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.

Đối với các công ty có nhiều măt hàng, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất hàng diễn ra thường xuyên thường xuyên như Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán, Công ty nên sử dụng là giá đơn vị bình quân cuối tháng trươc làm giá hạch toán.

5. Quan tâm hơn đến công tác kế toán quản trị, nên phân tích để đưa ra các thông tin về các chỉ tiêu tài chính trong nghiệp:

Kế toán nên quan tâm đến công tác kế toán quản trị trong hệ thống kế toán nói chung và kế toán bán sản phẩm từ thịt nói riêng. Kế toán quản trị có thể tập trung vào xác định doanh thu, biến phí, số dư đảm phí và phân tích mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận hay thực hiện sự phân tích nguyên nhân sự biến đổi doanh thu, giá vốn, vòng quay khoản phải thu của khách hàng để giúp cho ban giám đốc công ty có quyết định phù hợp. Có thể phân tích nguyên nhân của tăng doanh thu, lợi nhuận, giá vốn của các sản phẩm từ thịt, thấy được tăng lợi nhuận đó có dựa

trên các yếu tố chắc chắn như do tăng khối lượng hàng tiêu thụ hay do tăng giá; vòng quay nợ phải thu thế nào…

Phân tích chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn: là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng. Số vòng quay này được tính theo công thức:

Số vòng quay các khoản

phải thu ngắn hạn =

Tổng số tiền hàng bán chịu (hoặc doanh thu thuần) Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn Trong công thức trên, số dư bình quân các khoản phải thu được tính như sau: Số dư bình quân các

khoản phải thu ngắn

hạn =

Tổng số nợ phải thu ngắn hạn đầu năm và cuối năm 2

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).

Phân tích tình hình thực hiện doanh thu so với kỳ gốc: Bảng phân tích tình hình thực hiện doanh thu các mặt hàng

Đơn vị tính: VNĐ Các chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo So sánh KBC/KG ST TT (%) ST TT (%) ST TL (%) TT (1) Tổng Doanh thu Doanh thu ĐDĐ Doanh thu SPCC-SD ……. (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 6. Các giải pháp khác:

Trang bị phần mềm kế toán mới: Việc đưa phần mềm kế toán mới vào sử dụng một phần hỗ trợ đắc lực cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng trong quá trình xử lý nghiệp vụ, tiết kiệm nhân lực và nâng cao hiệu quả thông tin cung cấp. Tổ chức nâng cao trình độ cho nhân viên kế toán để việc phối hợp giữa kế toán tiêu thụ và các phần hành kế toán khác được dễ dàng, thuận lợi.

Thực hiện chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại đối với khách hàng thanh toán sớm, khách hàng mua với khối lượng lớn, tăng lợi nhuận

Ngày nay, thông tin kinh tế có sự thay đổi liên tục cùng với sự vận động của nền kinh tế nói chung. Do đó, nhu cầu sử dụng thông tin tài chính một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác càng trở lên cấp thiết. Xuất phát từ thực tế đó vai trò của công tác kế toán tại các doanh nghiệp ngày càng được khẳng định tầm quan trọng. Nhiệm vụ đặt ra cho người làm công tác kế toán tại các đơn vị là đảm bảo tính pháp lý, sự phù hợp với thực tế nhằm mang lại cho công ty hiệu quả tối ưu. Đồng nghĩa với việc đó là sự hoàn thiện trong việc thực hiện công tác kế toán, trong đó phải kể đến kế toán bán hàng

Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm là một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường trong và đang vươn ra thị trường ngoài nước, công tác kế toán đã đi vào nề nếp và hoạt động tương đối hiệu quả, tuy vậy vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty và áp dụng phần kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Đaih học Thương mại, em mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa phần hành kế toán này tại Công ty.

Trong quá trình nghiên cứu, em đã rất cố gắng để hoàn thành khóa luận, song do thời gian thực tập và nghiên cứu có hạn nên đề tài của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, thông cảm của các Thầy, Cô trong khoa và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên tại Công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành đề tài này, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với cô giáo Ts.Nguyễn Phú Giang, thầy cô giáo trong khoa Kiểm toán- kế toán, em xin chân thành cảm ơn cán bộ nhân viên tại Phòng Tài chính kế toán của Công ty đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm.

1. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực kế toán mới và các văn bản hướng dẫn thực hiện – NXB Lao động-xã hội năm 2006.

2. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Hệ thống tài khoản kế toán (quyển 1) – NXB Tài Chính năm 2006.

3. Chế độ kế toán doanh nghiệp – Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán (quyển 2) – NXB Tài Chính.

4. Giáo trình kế toán tài chính trường Học viện Tài Chính – NXB Tài Chính 5. Trang web: http/ketoan.org.vn

6. Trang web: http/webketoan.vn

7. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên các trường ĐH Kinh tế quốc dân, học viện Tài Chính …

Một phần của tài liệu Kế toán bán sản phẩm từ thịt tại Công ty cổ phẩn xuất khẩu thực phẩm (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w