Rộng hơn nữa thì xã Khương Đình được điểm qua trong các nghiên cứu khu vực ngoại thành Hà Nội như các công trình Thuyết minh Atlas huyện Thanh Trì, Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội – Ngu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-
NGUYỄN MAI LAN
ĐÔ THỊ HÓA, TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ LỐI SỐNG CỦA PHƯỜNG KHƯƠNG ĐÌNH, QUẬN THANH XUÂN, HÀ NỘI
(TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60.31.60
Hà Nội-2011
Trang 2Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ LỐI
SỐNG ĐÔ THỊ
14
1.1.1 Khái niệm đô thị hóa của các nhà khoa học nước ngoài 14 1.1.2 Khái niệm đô thị hóa của các nhà khoa học Việt Nam 15 1.1.3 Quá trình đô thị hóa từ cách tiếp cận xã hội học 19
1.2 Đô thị hóa ở Việt Nam: Các giai đoạn chính 21 1.2.1 Thời kì phong kiến (từ năm 1858 trở về trước) 21
1.3.1 Một số đặc trưng của lối sống đô thị trong các xã hội đang phát triển 27
Trang 32.1.1 Vị trí địa lý 29
2.1.4 Sự thay đổi địa giới hành chính của làng Khương Hạ 39
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ LỐI SỐNG CỦA PHƯỜNG KHƯƠNG ĐÌNH
56
3.1 Tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư 56
3.2.1 Hình thành lối sống của nhiều thành phần dân cư 66
3.2.3 Lối sống hưởng thụ vật chất của bộ phận dân gốc 68
3.2.6 Nhu cầu giao tiếp và không gian giao tiếp 72
3.2.10 Tính tích cực xã hội, ý thức công dân và các hoạt động xã hội của cá nhân
78
Trang 43.2.12 Lối sống của dân gốc ở phường Khương Đình vẫn chưa thực sự là lối sống đô thị
81
Trang 5Bảng 3.2: Dân số phường Khương Đình (Làng Khương Hạ)
Bảng 3.3: Số hộ, nhân khẩu, lao động nông nghiệp của phường Khương Đình Bảng 3.4: Bảng Cơ sở lao động ngoài nhà nước
Bảng 3.5: Thu nhập chính của dân gốc trong phường Khương Đình hiện nay Bảng 3.6: Nghề nghiệp hiện nay của dân gốc phường Khương Đình
Bảng 3.7: Thống kê số trường, giáo viên, học sinh trên địa bàn phường Khương Đình
Bảng 3.8: Bảng các hoạt động sử dụng thời gian rỗi
Bảng 3.9: Số người nghiện ma túy và nhiễm HIV trong phường Khương Đình
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Diện tích đất nông nghiệp của phường Khương Đình
Biểu đồ 2: Tổng dân số hàng năm của phường Khương Đình (từ năm 1997 đến năm 2008)
Biểu đồ 3: Số dân chuyển đến phường Khương Đình (từ năm 1997 đến năm 2008)
Biểu đồ 4: Thu nhập chính của dân gốc trong phường Khương Đình hiện nay Biểu đồ 5: Các hoạt động sử dụng thời gian rỗi
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khi nghiên cứu về những yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến làng – một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên quốc gia Việt Nam với cấu trúc từ làng đến nước Làng là sản phẩm của quá trình lịch sử, vì vậy trong quá trình phát triển, nó luôn luôn biến đổi để phù hợp với thời đại, luôn mang trong mình những dấu ấn thay đổi của lịch sử như sự biến đổi về con người, tự nhiên, xã hội, kinh tế và văn hóa Trong khi đó, đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là
sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước Quá trình đô thị hóa cũng là quá trình biến đổi sâu sắc về sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, về cách tổ chức sinh hoạt xã hội, cơ cấu tổ chức không gian kiến trúc xây dựng từ dạng nông thôn sang dạng thành thị Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đặc trưng của quá trình đô thị hóa là sự tăng nhanh dân
số đô thị không hoàn toàn dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp Hiện tượng bùng nổ dân số bên cạnh sự phát triển yếu kém của công nghiệp đã làm cho quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mất cân đối, sự mâu thuẫn giữa đô thị
và nông thôn càng thêm sâu sắc Sự chênh lệch về dân số đã thúc đẩy sự dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị một cách ồ ạt, làm cho đô thị phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở các đô thị lớn, đô thị trung tâm, tạo nên những điểm dân cư đô thị cực lớn làm mất cân đối trong sự phát triển hệ thống dân cư
Trang 8Làng Khương Hạ trước khi được trở thành phường Khương Đình, thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, đã từng là một làng nông nghiệp ven đô Làng nằm về phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, nên quá trình đô thị hóa ảnh hưởng rất mạnh đến Khương Hạ Khương Hạ trước năm 1997 là một làng thuần nông, mỗi năm những người dân ở đây chỉ cấy một vụ lúa, thời gian còn lại trồng mầu và rau xanh cung cấp cho thành phố
Trên thực tế, khi một làng nông nghiệp ven đô cổ truyền biến đổi trở thành một phường nội thành thì cùng với quá trình đô thị hóa sẽ kéo theo những mặt tích cực lẫn những mặt tiêu cực Từ khi phường Khương Đình được thành lập thì cơ sở hạ tầng của phường được đầu tư, xây dựng khang trang hơn Chợ, trường học, trạm y tế, đường, ngõ trong phường được xây dựng, tôn tạo lại, bên cạnh đó, các dự án xây dựng đường vành đai, khu tái định cư, công viên, trường học, bệnh viện đang được thiết kế ở phường Khương Đình Nhưng từ khi phường được thành lập cũng có nhiều bất cấp xảy ra như những hiện tượng mất dần đất nông nghiệp, hiện tượng chiếm dụng đất công, đất nông nghiệp, sự bất ổn định về lao động, việc làm của nông dân, kinh tế nông nghiệp mất dần, thay vào đó là các nghề dịch vụ, buôn bán, sản xuất tự do
Tuy là một vùng đất có bề dày lịch sử hình thành, phát triển và đấu
tranh nhưng Khương Hạ theo như Nguyễn Văn Uẩn trong cuốn Hà Nội nửa
đầu thế kỷ XX đã nói: “Ngày xưa Khương Hạ ở xa đường giao thông chính,
con sông Tô cũng mất tầm quan trọng của một đường sông… Thành hoàng làng Khương Hạ không phải là một nhân vật lịch sử có tiếng tăm… Cũng như nhiều làng khác, đình đám ở Khương Hạ không có gì đặc biệt ngoài cúng tế tổ chức trò vui thông thường như đánh đu, đấu vật, cờ tướng, chèo hát… Trong làng có nhiều gia đình sống chuyên nghề làm ruộng…, cấy lúa một vụ, còn
Trang 9một vụ làm mầu trồng rau nhờ có nước tưới sông Tô…” nên không có tài liệu nghiên cứu riêng về làng Khương Hạ Làng Khương Hạ chỉ được nhắc đến trong một số cuốn sách khi nói chung cùng với một số làng xã khác Chẳng hạn, nói đến địa danh của Hà Nội, các nhà nghiên cứu có nhắc đến làng Khương Hạ là một làng ngoại thành Hà Nội Hoặc xã Khương Đình có được
đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về huyện Thanh trì như công trình
Mấy phác họa về làng xã Thanh Trì qua tư liệu địa bạ của Vũ Văn Quân, và Quy hoạch môi trường vùng ven đô Hà Nội trên cơ sở tiếp cận sinh thái (lấy Thanh Trì làm ví dụ) của Vũ Quyết Thắng Rộng hơn nữa thì xã Khương
Đình được điểm qua trong các nghiên cứu khu vực ngoại thành Hà Nội như
các công trình Thuyết minh Atlas huyện Thanh Trì, Nông nghiệp ngoại thành
Hà Nội – Nguồn lực và cơ hội phát triển, và Luận án phó tiến sĩ Phân tích dưới góc độ địa lý – kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở
Hà Nội trong quá trình đô thị hóa của Đỗ Thị Minh Đức Còn chưa có công
trình nào nghiên cứu riêng về làng Khương Hạ, xã Khương Đình hoặc là phường Khương Đình
Trong 10 năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra ở làng Khương Hạ rất mạnh, mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của làng có rất nhiều thay đổi Trong đó, dân cư và lối sống của dân cư trong phường cũng có những thay đổi đáng quan tâm Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn của mình là:
Đô thị hóa, tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư và lối sống của phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội (từ năm 1997 đến nay)
2 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn được nghiên cứu theo phương pháp
nghiên cứu tổng hợp, liên nghành sẽ cho một kết quả tổng hợp về địa bàn và vấn đề nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu được nhìn nhận tổng hợp từ nhiều góc
Trang 10độ: lịch sử, kinh tế, xã hội với sự biến đổi theo thời gian Vấn đề nghiên cứu được xem xét nhiều chiều sẽ cho những kết quả khách quan và sâu sắc
Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho
các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách những cơ sở thực tiễn có giá trị về phường Khương Đình từ khi được trở thành đô thị đến nay Từ những vấn đề về dân cư, về lối sống dân cư mà kết quả nghiên cứu của luận văn đưa ra sẽ giúp các nhà quản lý khu vực phường Khương Đình nói riêng
và khu vực Hà Nội nói chung có những kế hoạch thiết thực để phát triển khu vực, giúp người dân Khương Đình có những cơ sở thích hợp để tiếp nhận và thích nghi được với đời sống đô thị
3 Lịch sử vấn đề
Đô thị hóa là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới nhưng trong những năm gần đây đô thị hóa được nghiên cứu như là một hệ quả tự nhiên về sự thay đổi kinh tế xảy ra vì sự phát triển đất nước Với việc tăng thu nhập đầu người, làm tăng hàng hóa và thực phẩm, và tất nhiên nhu cầu về các hoạt động phi nông nghiệp cũng tăng lên (Ummreddy Venkateswarlu) [11]
Đô thị hóa còn được nghiên cứu như là một quá trình kinh tế - xã hội toàn thế giới và những kết quả của nó biểu hiện ở sự mở rộng không gian thành phố, sự tập trung dân cư, sự thay đổi các mối quan hệ xã hội,… Đô thị hóa là quá trình tập trung, đẩy mạnh và đa dạng hóa những chức năng phi nông nghiệp, sự mở rộng lối sống thành thị, các hình thức cư trú tiến bộ, sự phát triển giao dịch, nền văn hóa thành thị,…( Pivovarov) [11]
Các nhà xã hội học thì định nghĩa các đô thị như là những hình thức tổ chức xã hội có xuất xứ địa lý và mang những đặc trưng nhất định Nhìn
chung, các nhà xã hội học định nghĩa đô thị theo sự tổ chức, các chức năng và
những đặc trưng xã hội của nó (Wirth, Sjoberg, Max Weber) [15]
Trang 11Các nhà nghiên cứu đô thị Việt Nam thì cho rằng đô thị hóa là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội – văn hóa – không gian – môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới (Trương Quang Thao, Đàm Trung phường) [11]
Trong Luận án tiến sĩ Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự
chuyển hóa nông thôn thành đô thị, đô thị hóa được cho là một quá trình phát
triển không gian vật thể đa chiều, một tổng hoà sinh thái – phát triển đan xen
đa ngành
Môi trường sinh thái đô thị bao gồm những bộ phận chính: môi trường
ở và sinh hoạt, môi trường làm việc, môi trường nghỉ ngơi giải trí (Đỗ Thị Minh Đức) [2]
Một mảng nghiên cứu quan trọng trong xã hội học đô thị hiện nay là nghiên cứu về lối sống đô thị Trong đó khái niệm và tiêu chí về lối sống đô thị mà Wirth, nhà xã hội học Mĩ đưa ra rất rõ ràng và cần thiết cho việc nghiên cứu lối sống đô thị [15]
Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đưa ra khái niệm lối sống (Đỗ Huy) [10] và những tiêu chí về lối sống đô thị (Lê Như Hoa) [6] Nhưng những khái niệm và tiêu chí về lối sống đô thị mà Wirth đưa ra rõ ràng và cụ thể hơn nên trong nghiên cứu của mình chúng tôi theo những tiêu chí về lối sống đô thị mà Wirth đưa ra
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lối sống đô thị như
Lê Như Hoa, Tô Duy Hợp, Đặng Cảnh Khanh, Trịnh Duy Luân
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác động của quá trình đô thị hóa tới đặc điểm dân cư và lối sống của phường Khương Đình, quận Thanh Xuân Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những biến đổi về dân cư và lối sống ở phường phường Khương Đình, quận Thanh Xuân Hà Nội trong quá trình đô thị hóa từ năm 1997 đến nay, trên cơ sở phân tích số liệu điều tra và thống kê trên địa bàn từ năm 1997 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành, đa nghành được sử dụng để tiếp cận đối
tượng từ nhiều hướng khác nhau Qua đó rút ra những kết luận mang tính tổng hợp và toàn diện về những biến đổi về dân cư và lối sống trên địa bàn trong quá trình đô thị hóa
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: thu thập các tư
liệu, số liệu về lịch sử, đất đai, kinh tế, dân số, nghề nghiệp, lối sống trong quá trình đô thị hóa, sau đó tổng hợp và phân tích
Tư liệu thu thập qua: Niên giám thống kê quận Thanh Xuân từ năm
1995 đến năm 2008, Báo cáo hàng năm của phường Khương Đình từ năm
2001 đến năm 2008, Gia phả Họ Nguyễn Xuân (dân gốc ở phường Khương Đình), Phiếu điều tra, tư liệu phỏng vấn các nhà quản lý và người dân thuộc khu vực khảo sát
Phương pháp điều tra điền dã: thực hiện phỏng vấn đối thoại các nhà
quản lý, người dân thuộc khu vực khảo sát, xem xét các sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau Thực hiện điều tra theo phiếu để thu thập số liệu
Cụ thể là thực hiện phỏng vấn các cán bộ quản lý của Ủy ban nhân dân phường Khương Đình như: Chủ tịch phường, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ
Trang 13tịch Hội Phụ nữ, Bí thư Đoàn Thanh Niên, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, Hội trưởng Hội Trọng thọ Phỏng vấn tổ trưởng các tổ dân phố và người dân gốc trong phường để có những thông tin cụ thể và thực tế về khu vực nghiên cứu
Thực hiện phát phiếu điều tra bảng hỏi cho người dân gốc trong khu vực nghiên cứu (với tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu), sau đó xử lý các thông tin theo phiếu điều tra để có số liệu thực tế và thực hiện phân tích những nội dung mà số liệu phản ánh
Phương pháp thống kê: xử lý định lượng các số liệu về kinh tế, ruộng
đất, những tư liệu đám đông để rút ra những kết luận khoa học
Phương pháp lịch sử, phương pháp logic: các phương pháp này sẽ giúp
cho việc nhìn nhận, lý giải, đánh giá các sự vật, hiện tượng trong chiều sâu lịch sử
6 Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về đô thị hóa và lối sống đô thị
Đưa ra một số lý thuyết về đô thị hóa của các tác giả trong nước và các tác giả nước ngoài làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quá trình đô thị hóa
và những tác động của quá trình đô thị hóa đến đặc điểm dân cư và lối sống của phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Đưa ra lý thuyết về lối sống đô thị của các nhà xã hội học đô thị Đây là
lý thuyết cơ sở để phân tích những biến đổi về lối sống của dân phường Khương Đình trong quá trình đô thị hóa từ năm 1997 đến nay
Chương 2: Đô thị hóa ở phường Khương Đình
Khương Đình trước đây là một xã ngoại thành Hà Nội nhưng quá trình
đô thị hóa ở phường Khương trong hơn 10 năm qua đã làm thay đổi nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội trong phường mà nổi bật là: Sự biến động về đất đai,
Trang 14việc sử dụng sai mục đích đất nông nghiệp; Những thay đổi về nghề nghiệp của người dân, nghề nông nghiệp đang mất dần, nghề tự do phát triển
Chương 3: Tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư và lối sống của phường Khương Đình
Những tác động của đô thị hóa đến đặc điểm dân cư của phường Khương Đình như: Thành phần dân cư thay đổi, nghề nghiệp của dân cư thay đổi
Những tác động của đô thị hóa đến lối sống của dân phường Khương Đình: Khương Đình đã trở thành một phường đô thị nhưng lối sống của người dân trong phường vẫn chưa phải là lối sống của người đô thị Vì nghề nghiệp của dân không ổn định, sự tiếp xúc, giao tiếp xã hội hạn hẹp, các hình thức giải trí đơn giản, ý thức công dân đô thị chưa có
Trang 15Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ LỐI SỐNG ĐÔ THỊ
1.1 Khái niệm đô thị hóa
1.1.1 Khái niệm đô thị hóa của các nhà khoa học nước ngoài
Cho đến nay, khái niệm đô thị hóa không còn quá xa lạ đối với một thế
giới ngày càng tiếp cận với nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại Theo xu thế
đó, nhiều khái niệm về đô thị hóa đã xuất hiện Và hiện nay, nhiều khái niệm cho rằng, do sự xuất hiện của nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ, thương mại,… nhiều điểm dân cư đô thị đã hình thành Trải qua một quá trình phát triển, những điểm dân cư đô thị đó có quy mô ngày càng lớn và được trang bị bởi những tiện nghi hiện đại và kỹ thuật tiên tiến để trở thành các điểm dân cư
đô thị Những đô thị đó tập trung lại trên một vùng lãnh thổ với những mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội, về không gian lãnh thổ, về cơ
sở hạ tầng, về môi trường sinh thái… trên một mật độ đô thị tập trung nào đó Lúc đó quá trình đô thị hóa xuất hiện
Do đó có thể nói “Quá trình đô thị hóa là một quá trình phát triển của một hệ thống đô thị với nhiều quy mô khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau… trên cùng một không gian lãnh thổ nhất định và trong một thời gian nhất định” Gần đây, Giáo sư Ummreddy Venkateswarlu đã định nghĩa
về đô thị hóa như sau: “Đô thị hóa là một hệ quả tự nhiên về sự thay đổi kinh
tế xảy ra vì sự phát triển đất nước Với việc tăng thu nhập đầu người, làm tăng hàng hóa và thực phẩm, và tất nhiên nhu cầu về các hoạt động phi nông nghiệp cũng tăng lên Nhu cầu tăng lao động khu vực hoạt động phi nông nghiệp này kích thích quá trình đô thị hóa Các chùm đô thị đã trở thành khu vực kinh tế gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ tầng Trong quá trình phát triển đó, các khu vực đô thị phụ thuộc vào quy mô
Trang 16và hình thái của chúng, sự đổi mới các vùng sâu, vùng xa thông qua các mối liên kết vùng và đô thị - nông thôn Quá trình này và sự liên kết đó đã mở rộng các loại hình phát triển đô thị như phát triển các cực với những khoảng cách nhất định, các loại hình hành lang đô thị, các khu vực đô thị - nông thôn liên hoàn” (Dr Ummreddy Venkateswarlu, 1998) [11, tr.21]
Theo Pivovarov (1972): Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội nhiều mặt gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội toàn thế giới và những kết quả của nó biểu hiện ở sự mở rộng không gian thành phố, sự tập trung dân cư,
sự thay đổi các mối quan hệ xã hội,…
Đô thị hóa là quá trình tập trung, đẩy mạnh và đa dạng hóa những chức năng phi nông nghiệp, sự mở rộng lối sống thành thị, các hình thức cư trú tiến
bộ, sự phát triển giao dịch, nền văn hóa thành thị,…
Đô thị hóa đi đôi với việc tăng dân số đô thị, tăng cường mức độ tập trung dân cư vào các thành phố lớn, sự mở rộng không ngừng không gian thành phố
1.1.2 Khái niệm đô thị hóa của các nhà khoa học Việt Nam
Ở nước ta, quá trình đô thị hóa tuy còn non trẻ nhưng cũng nằm trong quy luật chung của thế giới và đã có một số nhà nghiên cứu về đô thị hóa đưa
ra những khái niệm tương tự Theo Trần Hùng (1995), đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp diễn ra trên một không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thị nó thông qua các yếu tố:
- Sự tăng nhanh của tỷ lệ dân số đô thị trong tổng số dân;
- Sự tăng số lượng đô thị đồng thời với sự mở rộng không gian đô thị;
- Sự chuyển hóa của lao động từ đơn giản sang phức tạp, từ công cụ thô
sơ sang tinh vi, cũng là từ khu vực I (lao động nông, lâm, ngư nghiệp) sang khu vực II (quản lý, nghiên cứu, dịch vụ)…;
Trang 17- Sự chuyển hóa từ lối sống dàn trải (mật độ thấp) sang tập trung (mật
độ cao), từ điều kiện hạ tầng kỹ thuật giản đơn sang điều kiện hạ tầng kỹ thuật phức tạp…
Theo GS.TS Lê Hồng Kế đô thị hóa được hiểu như sau:
- Đô thị hóa là quá trình chuyển hóa từ dạng phân bố dân cư nông nghiệp phân tán sang dạng tổ chức các quần cư tập trung do các hoạt động phi nông nghiệp, với tỷ trọng ngày càng cao của số dân sinh sống, sinh hoạt và làm việc trong khu vực đô thị
- Đô thị hóa làm xuất hiện hàng loạt những thay đổi về mặt kinh tế - xã hội, gắn liền với việc phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường
- Đô thị hóa làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại đô thị mà trong đó, quy mô đô thị ngày càng hiện đại, tính chất đô thị ngày càng đa dạng hơn… theo xu thế phát triển của xã hội
- Đô thị hóa gắn liền với những thay đổi trong thái độ ứng xử của con người trong quá trình chuyển hóa từ lối sống, nếp sống nông thôn sang lối sống, nếp sống đô thị
- Ranh giới hành chính hệ thống đô thị luôn biến động trong quá trình
đô thị hóa [11, tr.28]
Định nghĩa của PGS.TS Trương Quang Thao: “Đô thị hóa là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội – văn hóa – không gian – môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới, đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hóa, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội, làm nền cho một sự phân bố dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo ra thế cân
Trang 18bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên” [11, tr.29]
PGS Đàm Trung phường đã đưa ra định nghĩa: “Đô thị hóa là một quá trình diễn biến kinh tế - xã hội – văn hóa – không gian gắn liền với những tiến
bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị song song với bộ máy quản lý hành chính và quân sự” [11, tr.33]
Định nghĩa xã hội học về đô thị dựa trên cấu trúc xã hội và chức năng
mà nó thực hiện Các nhà xã hội học không quan tâm đến số dân tối thiểu hay
sự thừa nhận chính thức của đô thị về mặt tổ chức Một cách truyền thống thì
xã hội học định nghĩa các đô thị như là những hình thức tổ chức xã hội có xuất xứ địa lý và mang những đặc trưng nhất định
Thứ nhất, có số dân tương đối đông, mật độ dân số cao và không thuần
nhất 1938 (Wirth, 1938);
Thứ hai, ít nhất có một bộ phận dân cư làm các công việc phi nông
nghiệp và có một số chuyên gia (Sjoberg, 1965);
Thứ ba, theo Max Weber, một đô thị phải đảm nhận những chức năng
thị trường và ít nhất phải có một phần quyền lực quản lý điều hành (Weber, 1958);
Thứ tư, các đô thị thể hiện những hình thức tương tác, trong đó một cá
nhân được biết đến không phải như một nhân cách đầy đủ theo nghĩa là ít nhất
có một số tương tác với những người khác không phải như là những cá nhân,
mà là với các vai trò mà họ đảm nhận;
Thứ năm, các đô thị đòi hỏi một “gắn kết xã hội” dựa trên một cái gì đó
rộng hơn là gia đình trực hệ hay bộ lạc, mà có thể là dựa trên luật lệ hợp lý hay truyền thống như tôn giáo hay sự trung thành với nhà vua
Trang 19Đây cũng chưa phải là một định nghĩa đầy đủ Nhìn chung, các nhà xã
hội học định nghĩa đô thị theo sự tổ chức, các chức năng và những đặc trưng
Là môi trường trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân
Giữ vai trò chủ đạo đối với vùng nông thôn xung quanh và toàn xã hội nói chung
Hai dấu hiệu đầu là định lượng, còn hai dấu hiệu sau là định tính Ở mỗi quốc gia, người ta có thể có những quy định riêng đối với các dấu hiệu này Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, điểm dân cư được coi là đô thị khi
có số dân tối thiểu từ 4.000 người trở lên, trong đó ít nhất 60% dân cư không làm nông nghiệp [15, tr.15-16]
Hai nhóm yếu tố cấu thành đô thị
Từ góc độ xã hội học, mọi đô thị đều được cấu tạo từ hai nhóm thành tố chủ yếu là:
Các thành tố không gian – vật chất Đó là môi trường không gian –
hình thể (vật thể) do con người tạo ra, bao gồm không gian kiến trúc quy hoạch, cảnh quan đô thị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cả điều kiện khí hậu sinh thái tự nhiên
Các thành tố tổ chức - xã hội Đó là cộng đồng dân cư sinh sống trên
lãnh thổ đô thị với tất cả những thể chế luật lệ hiện hành tại đó
Trang 20Trên thực tế thì hai nhóm thành tố này không thể tách rời nhau và được hiểu trong mối quan hệ giữa một bên là môi trường sống, điều kiện sống và một bên là những con người hoạt động trong đó Các bộ môn khoa học nghiên cứu về đô thị đều xoay quanh mục tiêu nghiên cứu và bảo đảm cho sự vận hành và phát triển của các đô thị, bảo đảm sự liên kết tối ưu giữa hai thành tố cấu thành đô thị nói trên
Các khoa học như kiến trúc, quy hoạch đô thị, xây dựng đô thị, sinh thái học đô thị thì dành sự quan tâm trước hết cho việc tạo ra những bộ phận hay toàn bộ môi trường không gian vật chất – hình thể của đô thị Các yếu tố
tổ chức - xã hội nếu được đề cập đến chỉ là yếu tố thứ hai Trong khi đó, xã
hội học đô thị lại hướng sự chú ý trước hết tới yếu tố này – cộng đồng dân cư
đô thị với những đặc điểm kinh tế - xã hội của nó, sự thích ứng hay hòa nhập với môi trường vật chất – hình thể của đô thị Và vì thế, hai nhóm bộ môn
khoa học này tất yếu phải có liên hệ với nhau dưới nhiều hình thức [15, tr.16]
1.1.3 Quá trình đô thị hóa từ cách tiếp cận xã hội học
Các nhà khoa học xã hội thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình
đô thị hóa và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này Trong số đó, phổ biến
là định nghĩa về quá trình đô thị hóa dựa trên cơ sở cách tiếp cận nhân khẩu
học và địa lý kinh tế Theo định nghĩa này, quá trình đô thị hóa chính là sự di
cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị Đó cũng là
quá trình gia tăng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia Dấu hiệu định lượng này (tỉ lệ % số dân đô thị trên tổng số dân) nhiều khi được xem là dấu hiệu duy nhất để đánh giá trình độ (mức độ) đô thị hóa của một quốc gia hay của một khu vực Để bổ sung, còn có thêm các chỉ báo về số lượng, kiểu loại, quy mô của mạng lưới các đô thị hiện có
Trang 21Những dấu hiệu định lượng như vậy của quá trình đô thị hóa đã được nhân khẩu học theo dõi và nghiên cứu khá kỹ lưỡng “Dân số và đô thị hóa” là một chuyên mục không thể thiếu trong các tập san nghiên cứu dân số Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học thì sẽ không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của đô thị hóa cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại Các nhà khoa học ngày
càng ngả sang cách hiểu đô thị hóa như là một quá trình kinh tế - xã hội lịch
sử mang tính quy luật, trên quy mô toàn cầu Khái quát hơn, đô thị hóa được
xem như là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại, ở đó, bên cạnh mặt dân số, địa lý môi trường còn có mặt xã hội, một mặt rất quan trọng của vấn đề
Nói một cách hình ảnh, quá trình đô thị hóa là cái phông rộng lớn, trên
đó diễn ra những biến đổi to lớn và sâu rộng trong đời sống xã hội, đời sống của các cộng đồng nông thôn và đô thị
Biểu hiện thứ hai, như là dấu hiệu định tính của quá trình đô thị hóa từ giác độ xã hội học đã được John Macionis nêu lên trong cuốn sách giáo khoa
về Xã hội học (1988) như sau: “Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân
cư trong xã hội mà còn chuyển thể (transform) nhiều kiểu mẫu (patterns) của đời sống xã hội” Đó cũng chính là sự phổ biến và lan truyền những khuôn
mẫu hành vi, ứng xử, vốn đặc trưng cho người dân đô thị, sự lan truyền của
một lối sống đô thị hay các quan hệ văn hóa đô thị tới các vùng nông thôn và trên toàn bộ xã hội nói chung Ở đây, rất đáng lưu ý tới khái niệm lối sống đô
thị hay đặc trưng đô thị Khái niệm này đã được một đại biểu của xã hội học
đô thị Mĩ thuộc trường phái Chicago, Louis With, đưa ra năm 1938 trong công trình mang tính kinh điển “Đặc trưng đô thị như một lối sống” (Urbanism as a way of life) Theo L.With, đặc trưng đô thị (urbanism) là các
Trang 22kiểu mẫu (pattern) của văn hóa và cấu trúc xã hội tiêu biểu cho các thành phố
và khác biệt rõ rệt so với văn hóa của cộng đồng nông thôn
Đương nhiên, sự lan truyền hay phổ biến các giá trị văn hóa, cơ cấu xã hội hay lối sống đô thị tới nông thôn trong quá trình đô thị hóa, không chỉ là
sự tác động xâm kích một chiều mà là sự thâm nhập, thích ứng lẫn nhau giữa lối sống đô thị và điều kiện sống nông thôn [15, tr.44-46]
1.2 Đô thị hóa ở Việt Nam: Các giai đoạn chính
Là một trong số những nước nghèo (tính theo GDP bình quân đầu người) trong số các nước đang phát triển, Việt Nam không thoát khỏi những đặc trưng có quy luật của quá trình đô thị hóa quá tải Hơn nữa, còn có những
“đặc thù Việt Nam” Có thể điểm qua một cách sơ lược quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trong vòng mấy thế kỉ gần đây để thấy rõ những nhận định trên theo các mốc thời gian như sau:
1.2.1 Thời kì phong kiến (từ năm 1858 trở về trước)
Các thành thị Việt Nam thời kì này chủ yếu là các trung tâm hành chính
và thương mại, được hình thành trên cơ sở những thành lũy, lâu đài của vua chúa phong kiến tại những khu vực có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho giao lưu buôn bán Về thành thị phong kiến Việt Nam hoàn toàn có thể dẫn nhận xét của Mác: “Lịch sử của châu Á – đó là sự thống nhất không thể phân chia giữa thành thị và nông thôn Những thành thị lớn thực sự ở đây thực ra
có thể được xem là dinh lũy của vua chúa phong kiến, là cục bướu mọc trên
cơ thể kinh tế” Về căn bản, các thành thị phong kiến Việt Nam đã được hình thành và phát triển không bắt nguồn từ phân công lao động phát triển, mà là
từ việc phân phối lại sản phẩm xã hội cho nhu cầu tiêu dùng của bộ máy cai trị và nhu cầu giao lưu buôn bán Trong khuôn khổ nền kinh tế tiểu nông, tự nhiên, tự cấp, tự túc và đóng kín, các thành thị không có được vai trò và địa vị kinh tế quan trọng đối với nông thôn và toàn xã hội nói chung Về mặt xã hội,
Trang 23quan hệ cộng đồng làng xã chiếm ưu thế tuyệt đối Các nhân tố cần thiết cho
sự phát triển công nghiệp buôn bán và sản xuất hàng hóa nói chung rất yếu ớt Những điều này đã có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển các đô thị
Các nghiên cứu lịch sử cũng cho thấy rằng, vào thế kỷ XVI-XVII, các thành thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An đã phát triển khá phồn thịnh Đã có mầm mống của sản xuất hàng hóa - tiền đề cần thiết cho sự phát triển các đô thị Song trong điều kiện chế độ phong kiến tập quyền khá vững mạnh, do chính sách "trọng nông ức thương" và sự can thiệp của tầng lớp phong kiến đã kìm hãm sự phát triển hàng hóa, không cho phép các thành thị phong kiến Việt Nam lớn vượt lên thành các thành thị tư bản chủ nghĩa Trên một phạm vi rộng hơn, đây cũng là tình trạng chung của các thành thị phong kiến phương Đông (đặc biệt ở Trung Quốc) Ở đây, quá trình đô thị hóa Việt Nam có thể xem là chưa có sự khởi đầu
1.2.2 Thời kì thuộc địa (1858 - 1954)
Sau khi thiết lập chính quyền đô hộ tương đối vững vàng, thực dân Pháp tăng cường đầu tư khai thác tài nguyên Việt Nam để chuyển về chính quốc Để làm được điều đó, phải xây dựng các đường giao thông quan trọng,
mở mang các thành phố cũ, xây dựng các thành phố mới Các thương cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng được mở rộng cho tàu buôn nước ngoài vào buôn bán Hải Phòng năm 1872 còn là một làng chài, đến năm 1953 đã là một hải cảng sầm uất Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1943 có khoảng 498 nghìn người thì sau đó 10 năm (1953) đã lên tới 1.614.200 người Hà Nội năm 1943 có 119.700 dân, năm 1953 là 297.900 dân - tăng hơn hai lần
Tuy vậy, tốc độ tăng dân số đô thị trong gần 100 năm đô hộ của thực dân Pháp thực sự vẫn rất thấp Năm 1931, tỉ lệ dân đô thị ở Việt Nam mới đạt 7,5% năm 1936: 7,9%; 20 năm sau, năm 1955 mới đạt 11% Để so sánh, trong
20 năm này dân số đô thị toàn thế giới đã tăng từ 31% lên 48% tức là tăng
Trang 24thêm 17%, trong khi ở Việt Nam tỉ lệ này là 3,1% (bằng 1/5 tốc độ tăng của thế giới)
Về thực chất, các thành phố của Việt Nam thời kì này chủ yếu giữ vai trò là các trung tâm hành chính, nơi đồn trú của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến, trung tâm thương mại và là trạm cuối cùng thu vét tài nguyên thuộc địa (Việt Nam) để đưa về chính quốc (Pháp) Địa vị kinh tế và xã hội của các thành phố còn quá yếu để có thể thu hút nhiều lao động và dân cư từ nông thôn ra thành thị Tuy nhiên, có thể lấy tỉ lệ 11% dân số đô thị vào năm
1955 làm xuất phát điểm cho quá trình đô thị hóa của Việt Nam
1.2.3 Thời kỳ năm 1955 - 1975
Là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình đô thị hóa Việt Nam, khi mà đất nước bị chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau, hai quá trình có tác động trái ngược nhau đến sự phát triển các đô thị
Điều dễ thấy là: tiến hành công nghiệp hóa sẽ làm lớn thêm các thành phố hiện có và hình thành phát triển các khu trung tâm công nghiệp, các điểm dân cư kiểu đô thị, tức là tăng cường quá trình đô thị hóa Miền Bắc trong những năm 1954-1964 là thời kì của đô thị hóa được tăng cường Mạng lưới các thành phố dần dần hình thành, phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến
sự phát triển nông thôn và xã hội nói chung
Những năm 1965-1975, là thời kì chiến tranh ở cả hai miền đất nước Thông thường, chiến tranh là nhân tố kìm hãm ghê gớm cơ sở vật chất, kĩ thuật, cấu trúc các đô thị, sút giảm dân số đô thị Song trong điều kiện đặc thù Việt Nam - cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ ở miền Bắc và cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam lại gây ra hai tác động trái ngược nhau
Ở miền Bắc, để hạn chế thiệt hại do chiến tranh phá hoại gây ra, các công trình công nghiệp quan trọng và một phần lớn dân cư ở thành phố được
Trang 25chuyển về nông thôn tạo ra một quá trình "giải đô thị hóa" (deurbanisation) tạm thời
Ở miền Nam, do hoạt động chiến tranh, chính sách khủng bố và đàn áp
và đặc biệt là chiến dịch bình định nông thôn, "tát nước bắt cá" của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, hàng triệu nông dân miền Nam buộc phải rời bỏ làng quê trở thành người tị nạn và kéo vào các thành phố Do kết quả của quá trình
đô thị hóa cưỡng bức này, dân số đô thị miền Nam Việt Nam từ 15% vào năm
1960 đã tăng lên tới 60% vào đầu những năm 70 Dân số Sài Gòn từ 300 ngàn
đã tăng tới 3 triệu người (gấp 10 lần) Mức tăng còn cao hơn ở Đà Nẵng: từ
25 ngàn lên 300 ngàn người (gấp 12 lần) Dòng người tị nạn liên tục tràn vào Sài Gòn đã biến nó thành một thành phố có mật độ dân số cao nhất thế giới:
34 ngàn người / 1km2 Chỉ sau ngày giải phóng 4-1975, mới có dòng di cư ngược lại từ thành phố về nông thôn Song hậu quả của quá trình đô thị hóa cưỡng bức trong thời gian chiến tranh vẫn còn để lại những hệ quả cho tới ngày nay, trong đời sống xã hội của các thành phố lớn ở phía Nam (ví dụ, các khu nhà ổ chuột)
1.2.4 Thời kì năm 1975 đến nay
Sau một số năm khôi phục những gì chiến tranh tàn phá, quá trình đô thị hóa dần dần lấy lại nhịp độ bình thường trong điều kiện hòa bình Nhiều thành phố mới ra đời, nhiều điểm dân cư nông thôn trước đây, các thị trấn, thị
tứ trở thành các điểm dân cư đô thị Mạng lưới đô thị của cả nước hình thành bao gồm 700 thành phố, thị xã, thị trấn đủ các cỡ, trong đó có hai thành phố triệu dân (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) Đáng lưu ý là động thái tỉ lệ dân đô thị trong thời gian này Thời kì sau chiến tranh, do có những dòng di
cư ngược từ thành thị về nông thôn, trong 5 năm 1975-1980 tỉ lệ dân đô thị giảm từ 21,5% (1975) xuống 18,6% (1981) Từ 1982 tỉ lệ này mới lấy lại chiều hướng tăng song khá chậm 1982: 19,2%; 1985: 19,3%; 1990: 19,51%
Trang 26Như vậy là trong vòng 15 năm sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhìn chung nhịp độ tăng trưởng đô thị hay là quá trình đô thị hóa ở nước ta vẫn còn khá chậm chạp
Từ năm 1990, tình hình phát triển đô thị đã được khởi sắc trong gần hai thập kỉ (1990-2009), dưới tác động của công cuộc Đổi mới và phát triển kinh
tế Tỉ lệ dân đô thị trên tổng số dân nước ta trong 2 thập niên này đã gia tăng nhanh dần: năm 1995: 20,75%; năm 2000: 24,18%; 2005: 26,88% và năm 2007: 27,14%; 2009: 29,6% Tuy nhiên, sự phát triển đô thị không chỉ biểu hiện ở sự gia tăng về số lượng, theo bề rộng mà chủ yếu là những biến đổi về chất trong đời sống đô thị và quá trình đô thị hóa Đường lối Đổi mới, chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã
có những tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống đô thị, đã và đang diễn
ra những biến đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động nghề nghiệp cũng như những tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi bộ mặt kiến trúc, quy hoạch, giao thông, nhịp sống đô thị
Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), tính đến ngày 31-12-2-10,
cả nước có 755 đô thị Trong đó có 10 đô thị loại 1 gồm thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ, thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) Thống kê cũng cho thấy, đến thời điểm này, cả nước có năm thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng và thành phố Cần Thơ Các
đô thị loại 2 có 12 thành phố, trong đó có thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), thành phố Cà Mau (tỉnh Cà
Trang 27Mau),… 47 đô thị được xếp loại 3 gồm các thành phố và thị xã 50 đô thị thuộc loại 4 gồm các thị xã, thị trấn trong cả nước Còn lại là 634 đô thị loại
5, chủ yếu là các thị trấn
Dự đoán đến năm 2020, tỉ lệ dân đô thị nước ta sẽ đạt 40% với số dân
đô thị là 45 triệu người Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với chính sách tiếp tục mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong vài thập niên tới chắc chắn sẽ còn tác động mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa và sự phát triển các đô thị của nước ta
cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả về lượng lẫn về chất
1.3 Lối sống đô thị
1.3.1 Khái niệm lối sống đô thị
Lối sống đô thị là một chủ đề nghiên cứu lớn trong xã hội học đô thị
Nó vừa là một vấn đề lí thuyết, vừa là vấn đề nghiên cứu ứng dụng thực tiễn
Khái niệm "lối sống" dùng để chỉ các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội trong hoàn cảnh, điều kiện sống, tình huống cụ thể Các khuôn mẫu ứng xử đặc trưng cho mỗi nhóm xã hội như vậy, không phải là cái gì khác mà chính là một yếu tố của văn hóa Luis Wirth, nhà xã hội học đô thị Mĩ thuộc trường phái Chicago từ những năm 30 của thế kỉ XX đã nêu định nghĩa về lối sống đô thị (urbanism) như là "các khuôn mẫu (patterns) của văn hóa và cấu trúc xã hội, đặc trưng ở các đô thị và khác căn bản với văn hóa của các cộng đồng nông thôn" Những đặc trưng được nhiều nhà xã hội học xem như là những phân tích rất có giá trị
Theo Wirth, người dân đô thị tiếp xúc với nhau trong các vai trò đã bị cắt rời, không phải trong những quan hệ có liên quan tới toàn bộ con người
Họ có những công việc chuyên môn hóa cao, những biểu tượng, vai trò, công việc và đặc biệt địa vị xã hội của họ là cực kỳ quan trọng Những cơ chế kiểm soát xã hội chính thức là quan trọng hơn những cơ chế không chính thức Các
Trang 28nhóm thân tộc và gia đình giữ vai trò kém quan trọng hơn trong đời sống đô thị, đặc biệt là ở các đô thị lớn Trong điều kiện như vậy, người dân ở các đô thị có thể rơi vào tình trạng thiếu chuẩn mực, khi mà họ không bằng lòng, không chấp nhận các chuẩn mực chung về một hành vi đúng đắn, thậm chí chế giễu hoặc bỏ qua nó Đời sống đô thị qua lăng kính của Wirth hiện lên những con người ẩn danh, tách biệt khỏi những người xung quanh, và nếu có liên quan đến những người khác thì chủ yếu là để tăng tối đa lợi ích kinh tế cá nhân của họ [15, tr.86-87]
1.3.2 Một số đặc trưng của lối sống đô thị trong các xã hội đang phát triển
Như vậy là những nét đặc trưng của lối sống đô thị cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển, mức độ đô thị hóa của các quốc gia Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên về các cuộc tranh luận xung quanh những luận điểm của Luis Wirth về lối sống đô thị như đã nêu trên Đối với các xã hội đang phát triển,
sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn còn khá lớn thì những đặc trưng của lối sống, đúng như Wirth đã chỉ ra, là cái phân biệt giữa các khuôn mẫu của đời sống đô thị với đời sống nông thôn Sau đây là một số đặc trưng:
- Tính cơ động nghề nghiệp - xã hội và không gian xã hội cao (Khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi ở, thăng tiến xã hội)
- Sự phụ thuộc của các hoạt động trong đời sống thường ngày vào các dịch vụ công cộng (nhất là các hoạt động sinh hoạt gắn với các nhu cầu dịch
vụ của cá nhân và gia đình) Đối lập với nó là tính tự cung tự cấp ở nông thôn
- Phạm vi giao tiếp rộng với cường độ cao, tính ẩn danh trong giao tiếp; suy giảm các giao tiếp truyền thống, sơ cấp, tăng cường các giao tiếp thứ cấp, theo chức năng và vai trò, theo sở thích Sự khoan dung đối với những khác biệt và các chuẩn mực
- Nhu cầu văn hóa - giáo dục đa dạng và ngày càng phong phú, do nhu cầu về nghề nghiệp và thông tin đòi hỏi
Trang 29- Việc sử dụng thời gian rỗi (tự do) rất đa dạng, góp phần phát triển nhân cách, cá tính, tự do cá nhân
- Tính tích cực xã hội, ý thức công dân và các hoạt động xã hội của cá nhân được khuyến khích [15, tr.89-90]
Từ những đặc trưng về sự khác biệt giữa lối sống đô thị và lối sống nông thôn của Wirth, trong luận văn này, chúng tôi sẽ phân tích sự tác động của đô thị hóa đến đặc điểm lối sống của phường Khương Đình theo những tiêu chí sau:
- Về tính cơ động nghề nghiệp - xã hội và không gian xã hội (khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi ở, thăng tiến xã hội)
- Về việc sử dụng các dịch vụ công cộng trong đời sống thường ngày
- Về nhu cầu văn hóa - giáo dục
- Về phạm vi giao tiếp xã hội
- Về việc sử dụng thời gian rỗi
- Về tính tích cực xã hội, ý thức công dân và các hoạt động xã hội của
cá nhân
Trang 30Chương 2: ĐÔ THỊ HÓA Ở PHƯỜNG KHƯƠNG ĐÌNH
2.1 Tổng quan về làng Khương Hạ
2.1.1 Vị trí địa lý
Theo các sách nghiên cứu về lịch sử Hà Nội và ngoại thành Hà Nội thì
“… Khương Hạ có tên nôm là Đình Gừng là một làng có diện tích rộng: bắc giáp Khương Trung ở chỗ cột mốc địa giới cũ thành phố; đông giáp với Phương Liệt - Giáp Bát (phần ruộng đất phía đông đó bị cắt làm Trường bay Bạch Mai); phía nam đến cánh đồng làng Định Công Thượng ở chỗ chợ Lủ (chợ này của làng Kim Lũ có cống xây qua sông); phía tây là sông Tô Lịch cũng có cống xây đi sang Hạ Đình… làng Khương Hạ có nhiều ruộng hơn bên Khương Trung (một phần ruộng bị cắt làm Trường bay) nên không còn mấy Đất thổ cư của làng phân tán thành năm xóm riêng biệt – xóm Đình tức
là một xóm nhà tập trung quanh đình làng, xóm lớn nhất và có nhiều nhà ngói; - xóm Chàm (tên chữ Đức Long) giáp Trường bay Bạch Mai; xóm Cò trên con đường sang Lủ, là một xóm nhỏ, ít người và có nhiều nhà tranh; - xóm Hồng cách cánh đồng chùa thì ra sông Tô Lịch, xóm này đất rộng, nhiều nhà; - xóm Cầu trên con đường qua xóm Hồng sang Kim Lũ Hai xóm Cò và Cầu rất ít nhà ngói ” [26, tr.30]
Và “Xã Khương Đình, một trong hai mươi sáu xã thuộc huyện Thanh Trì Phía Bắc giáp phường Thượng Đình quận Đống Đa, phía đông giáp xã Định Công, phía nam giáp phường Kim Giang và xã Đại Kim, phía tây giáp phường Thanh Xuân Bắc, quận Đống Đa và xã Tân Triều Xã Khương Đình gồm ba thôn: Khương Hạ, Hạ Đình, Thượng Đình” [22, tr.18]
Hiện nay, phường Khương Đình cách trung tâm thủ đô 7 km về phía tây nam, là một trong 11 phường thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Trang 31phường nằm ở phía Đông quận Thanh Xuân, được tách ra từ xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì theo Nghị định số 74/CP ngày 22/11/1996 Toàn phường có tổng diện tích tự nhiên là 127,6569 ha, tổng số dân của phường là 14.996 người được chia thành 50 tổ dân phố hình thành 10 khu dân cư (năm 2008) Địa giới hành chính của phường giáp danh với các phường như sau: Phía bắc giáp với phường Khương Trung quận Thanh Xuân, phía nam giáp với phường Kim Giang và phường Đại Kim quận Hoàng Mai, phía đông giáp với phường Định Công quận Hoàng Mai, phía Tây giáp với phường Hạ Đình phường Khương Đình nằm giữa hai quốc lộ: quốc lộ 1A, nối liền thủ đô với các tỉnh phía Nam, quốc lộ số 6, từ thủ đô đi các tỉnh miền tây đất nước Con sông Tô Lịch chảy dọc theo chiều dài của phường xóm Đức Long cũ nay thuộc khu dân cư số 3, số 4 của phường
2.1.2 Lịch sử làng Khương Hạ
Làng Khương Hạ tục gọi là làng Đình Gừng, có nghề cổ truyền muối dưa cà nên còn gọi là làng dưa cà Người ta không rõ ngày tháng năm nào người dân đến đây lập làng định cư, chỉ tương truyền rằng có 12 họ cư dân đầu tiên lập làng Đình Gừng – Khương Hạ và điều này đã được khẳng định trong đình làng Gian bên trái của đình làng thờ các vị thủy tổ, thế tổ của 12
họ cư dân đầu tiên lập làng Đình Gừng – Khương Hạ, đó là các họ: Nguyễn Xuân, Nguyễn Bá, Nguyễn Sỹ, Nguyễn Trọng, Nguyễn Đăng, Nguyễn Như, Nguyễn Đình, Nguyễn Thế, Nguyễn Thuận, Trần Ngọc, Phạm Văn Theo gia phả của họ Nguyễn Xuân thì dòng họ Nguyễn Xuân bắt đầu từ trước năm
1907 “Cụ Thủy Tổ là người khai đắp móng đầu tiên của họ ta Ngài sinh được một nam tên hiệu Đôn Hòa Từ cụ Đôn Hòa đến chắt huyền tôn 10 thế kỷ thuộc bản triều Nguyễn khoảng giữa niên hiệu Duy Tân (1907-1916) và Khải Định (1916-1925); trước sau không nghi ngờ đã 300 năm, Thái Tổ sinh ra ở thời Hậu Lê, đến nay nhiều sự kiện đã không còn được biết tỏ tường.”
Trang 32Từ thuở xa xưa, Khương Đình có tên gọi “Ông Đình – Khương Đình ba làng Khương” gồm Khương Hạ, Khương Trung, Khương Thượng, còn có tên gọi khác là Tam Khương Ba làng Khương có chung một cội nguồn thuộc huyện Thanh Đàm, đến đời Lê Thế Tông vì trùng tên húy nhà vua Lê Duy Đàm nên huyện Thanh Đàm đổi thành huyện Thanh Trì (1573) Huyện Thanh Trì xưa là một trong 8 địa danh phồn vinh của làng Thăng Long xưa (Thăng
Long bát cảnh) hay còn gọi: Ngọc Liễu Tam Khương (Báo Nhân dân ngày
“Quy Sơn hiệu ứng Tam Khương miếu
Long Ngự quang tâm Lý lịch triều”
Có bộ ghi:
“Tam Khương từ điền vĩ lai thành tích
Quầy Quy Sơn đông chí nhất ông Đình”
Có bộ ghi:
“Quy động hào quang Thượng, Trung, Hạ linh thiêng từ cổ
Long Biên lưu thắng tích Lý, Trần, Lê tự điển như Kim”
Tạm dịch nghĩa:
Trang 33“Động rùa hào quang Khương Thượng, Khương Trung, Khương Hạ thiên từ
cổ xưa
Long Biên còn ghi dấu tích đời Lý, đời Trần, đời Lê”
Sắc phong thành hoàng làng từ đời vua Lê Thần Tông của ba làng cách nhau đúng 10 năm:
Làng Khương Hạ, năm Đức Long thứ 4 (1632)
Làng Khương Thượng, năm Chính Hòa thứ 6 (1642)
Làng Khương Trung, năm Khánh Đức thứ 4 (1652)
Ba làng Khương từ xa xưa đều thuộc hương Ông Đình (hương là đơn vị hành chính to hơn xã, thường 3 – 4 thôn hoặc làng hợp thành hương) Sau khi nước Đại Việt giành được quyền tự chủ, đời Lý, huyện Thanh Trì thuộc phủ Ứng Thiên sau đổi thành phủ Phụng Thiên, nội thành Thăng Long Năm
1888, thực dân Pháp chiếm được Thăng Long Ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp ký Sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội Năm 1889 Pháp tách Thanh Trì gộp về thành lập tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ đặt ở Cầu Đơ Huyện lỵ Thanh Trì đặt
ở xã Đông Phù
Làng Khương Hạ trước năm 1942 thuộc tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông Tháng 12 năm 1946, Khương Hạ thuộc khu Đống Đa – Hà Nội, từ năm 1947 đến tháng 5 năm 1948 thuộc quận
V, từ tháng 6 năm 1948 đến tháng 11 năm 1949 thuộc huyện Trấn Nam, từ tháng 11 năm 1949 đến tháng 11 năm 1954 thuộc miền “K”, một trong chín miền thuộc ngoại thành Hà Nội Từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 5 năm 1961 thuộc quận VII Hà Nội Ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo Quyết định số 78/CP, Khương Hạ là một trong ba thôn thuộc xã Khương Đình cùng 20 xã
Trang 34của huyện Thanh Trỡ – tỉnh Hà Đụng lập thành huyện Thanh Trỡ, một huyện ngoại thành Hà Nội
Làng Khương Hạ xưa, phường Khương Đỡnh nay kề sỏt sõn bay Bạch Mai, một trong những căn cứ khụng quõn lớn nhất của Phỏp ở miền Bắc Việt Nam, trong thời kỳ đụ hộ và khi Hà Nội bị thực dõn Phỏp tạm chiếm (1947 – 1954); ở sỏt cửa ụ Ngó Tư Sở thụng ra quốc lộ số 6 tỏa ra cỏc tỉnh miền Tõy Bắc cú vị trớ rất quan trọng về chớnh trị, quõn sự, kinh tế, xó hội…
Đạo sắc phong đầu tiờn của thành hoàng làng vào năm Đức Long thứ 4 (1632),vỡ vậy chỳng ta cú thể ước đoỏn là làng được thành lập khoảng trờn
500 năm trước Qua bao biến đổi của thời gian, đỡnh, chựa, đền làng và lễ hội
cổ truyền vẫn được bảo tồn và phỏt huy đến ngày nay
km
Đình Gừng đ-ợc xây dựng vào đời nhà Lê (1427 – 1527), quay l-ng ra h-ớng sông Tô Lịch và đ-ợc sửa lại h-ớng Đình vào thời Lê Cảnh H-ng (1704 – 1786)
Đến thời Lê Chiêu Tông (1516 – 1522) khi vua Lê bị Mạc Đăng Dung tiếm quyền, chạy khỏi Hoàng Thành, về đặt hành cung tại đình Hạ Đình (Mọc Cựu, thuộc xã Nhân Mục Cựu), bên kia sông Tô Lịch Khi đó, một số thanh niên trai tráng Đình Gừng theo phò vua Lê chống Mạc, trong đó có một dũng
sĩ đ-ợc phong t-ớng và sau đ-ợc phong là Trung đẳng thần Thành hoàng làng
Trang 35Kh-ơng Hạ Theo sách “Làng xã ngoại thành” của Bùi Thiết năm 1985 thì
tên huý của thành hoàng làng Kh-ơng Hạ là Trịnh Phùng với bài vị ghi:
“Ngự Lâu Minh Trí Trực Quý Công”
Đối với lai lịch vị thần đ-ợc thờ ở đình làng Kh-ơng Hạ, theo hồ sơ di tích “Đình và chùa Khương Hạ” của Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội
và cũng theo sắc phong của các đời vua từ thời Lê Trung H-ng cho đế thời Nguyễn còn l-u giữ tại đình, vị thần Thành hoàng làng Kh-ơng Hạ là Lê D-ơng Vệ T-ơng truyền Lê D-ơng Vệ là một dũng sĩ ng-ời làng Kh-ơng Hạ
có công tập hợp trai làng sang hộ vệ nhà vua khi Ng-ời lánh nạn ở Đình Vòng, rồi sau đó theo vua về Thanh Hoá Ng-ời dũng sĩ ở làng Kh-ơng Hạ sau khi chết đ-ợc nhân dân tôn làm Thành hoàng làng và thờ ông ở đình Kh-ơng Hạ Các đời vua Lê – Tây Sơn – Nguyễn đã phong tặng ông nhiều sắc phong với vị hiệu:
Bản cảnh thành hoàng: Thôi nguyên doãn túc
Đại v-ơng tiến phong hiền l-ơng cảnh trực
Doãn túc dực bảo trung h-ng gia tặng đoan ý trung đẳng thần
Từ đó làng Kh-ơng Hạ có tục lệ thi thổi xôi, làm cỗ mâm chay (từ 30/03 đến 05/04 âm lịch hàng năm) là kỷ niệm một tuần lễ trú quân của Đại V-ơng ở quê nhà, lệ chạy mã từ cửa đình xuống cầu Vôi (Kh-ơng Hạ - Định Công) kỷ niệm sự kiện Đại V-ơng trảy về Thanh Hoá, phò Lê chống Mạc Đình làng còn l-u giữ đ-ợc một kho báu vật gồm 22 đạo sắc nhà Lê, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn Sắc phong sớm nhất: Đức Long năm thứ t- (1632
đời vua Lê Thần Tông (1619 – 1643), muộn nhất là sắc phong Khải Định (1924) Trong số 22 đạo sắc phong có 19 đạo của nhà Lê, 2 đạo của thời Tây Sơn (1 của vua Quang Trung, 1 của vua Quang Toản) và 1 đạo sắc phong của nhà Nguyễn (vua Khải Định)
Trang 36Ngoài những bản sắc phong của các đời vua, đình làng Kh-ơng Hạ còn l-u giữ đ-ợc 7 tấm bia đá, trong đó có một tấm bia khuyến học chữ quốc ngữ, còn lại là 6 tấm bia hậu Bản khuyến học chữ quốc ngữ ở Kh-ơng Hạ có tên
“Khương hạ học trường kỉ niệm bia ký” dựng năm Bảo Đại thứ 8 (1933) là
bằng đá xám đen Bia ghi lại việc xây dựng tr-ờng học chữ quốc ngữ, khuyến khích con em dân làng Kh-ơng Hạ hãy học chữ quốc ngữ cho phù hợp với thời đại
Ngôi đình gồm có cổng đình, sân đình, nhà tả mạc, nhà hữu mạc, nhà
tiền tế, toà đại bái và hậu cung đình
2.1.3.2 Chựa Khương Hạ - Chựa Phụng Lộc (được cụng nhận di tớch lịch sử văn húa)
Chựa Khương Hạ cú tờn là Phụng Lộc Tự, trước đõy chựa thuộc xúm Hồng, thụn Khương Hạ, xó Khương Đỡnh, huyện Thanh Trỡ, Hà Nội Ngày nay, chựa thuộc cụm 4, phường Khương Đỡnh, quận Thanh Xuõn, Hà Nội Chựa Khương Hạ theo chốn tổ ở Chựa Khoỏi Chõu, Mỹ Văn, Hưng Yờn và chốn tổ ở Chựa Thỏnh Chỳa (nay thuộc phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) Phớa ngoài vườn chựa cú tấm bia đỏ của đầu thế kỷ XX (niờn đại Khải Định, Canh Thõn, 1920) ghi lịch sử chựa, nhưng nay tấm bia được mang vào gắn trờn tường của ngụi nhà thờ tổ và được coi là bia tổ Chựa nằm sỏt đường đi, trước đõy được bao bọc bởi lũy tre dày xung quanh, nhưng bõy giờ nú được xõy tường bao quanh Cỏc bộ phận kiến trỳc cũn lại bao gồm: chựa chớnh, nhà mẫu, nhà tổ, nhà khỏch và bếp Tất cả cỏc bộ phận kiến trỳc này được xõy dựng thành những kiến trỳc riờng biệt nhưng lại quõy quần xung quanh bộ phận kiến trỳc lớn nhất, đú là chựa chớnh
Bờn cạnh chựa chớnh thờ Phật, chựa cũn cú nhà thờ tổ để thờ cỏc vị sư
cú cụng xõy dựng và tu chỉnh ngụi chựa như cỏc vị sư tổ: Thớch Quang
Trang 37Thượng, Đàm Hòa, Đàm Đăng, Đàm Kiệm,… Ngày giỗ cụ Đàm Kiên là ngày 27/11 âm lịch là ngày giỗ chung cho các sư Đồng thời chùa còn có nhà thờ mẫu với hệ thống Tam Tòa Thánh Mẫu, Tứ Phủ Công Đồng
2.1.3.3 Đền làng Đình Gừng – Khương Hạ
Đền Khương Hạ có tên là Khương Linh Từ thường gọi là Đền Nhà Bà, sau này cửa đền là điểm hẹn của các bà, các chị gánh dưa cà từ sáng sớm ra bán nơi 36 phố phường Hà Nội nên còn có tên là Đền Cà Đền nằm ở điểm giao cắt giữa phố Khương Hạ, Khương Trung, Bùi Xương Trạch thờ cụ bà họ
Bá hiệu Trịnh Hoa Nương công chúa, mất ngày 15/3 âm lịch Trong hậu cung
có tượng cụ Bá Thị và các tượng: Tam tòa Thánh Mẫu: Địa phủ Thánh Mẫu (Mẹ của đất), Thủy phủ Thánh Mẫu (Mẫu Thượng ngàn, Mẹ của núi rừng), gian bên trái thờ Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, gian bên phải là Sơn Trang
Hàng năm đền sửa đại lễ vào ngày 15 tháng 3 âm lịch, gọi là tiệc Mẫu (hoặc ngày vía Mẫu, ngày kị Mẫu) Tháng ba âm lịch cũng là ngày dân làng Khương Hạ thu hoạch dưa cà nên dân làng tổ chức ngày tiệc Mẫu để tỏ lòng thành kính tri ân Tam Tòa Thánh Mẫu, Chúa Bà bản địa che chở, đồng thời để mừng thắng lợi, tiếp theo lễ cầu phúc tháng hai của đình làng
2.1.3.4 Kinh tế truyền thống của làng Khương Hạ
Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, xóm Đức Long thuộc làng Khương Hạ, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông Khi đó, xóm Đức Long là một xóm thuần nông nằm trong làng Khương Hạ thuần nông
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 –
2006) thì từ Lê Sơ Hồng Đức thứ 12 (1471), chế độ ruộng đất của Làng theo
chính sách quân điền, ruộng đất do nhà nước quản lý, một số ruộng đất chia
Trang 38cho các quan lại, chức sắc làng xã, một số chia cho các công sở, họ, đình, chùa để lo cho các việc công Số ruộng đất còn lại chia theo các xuất đinh, cứ sáu năm điều chỉnh lại một lần Đến thời nhà Nguyễn cũng áp dụng như cách
đó, nhưng thời gian điều chỉnh lại là ba năm một lần
+ Kinh tế nông nghiệp: Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, nông
nghiệp là nghề sống chính của xóm Đức Long và làng Khương Hạ Cây trồng chủ yếu là lúa nước, dưa, cà, cà chua, đậu Hà Lan Trong thời kỳ này, người dân xóm Đức Long chỉ trồng một vụ lúa một năm, còn lại là họ trồng rau, cà chua, trồng cải làm dưa và trồng cà
Trong làng có nhiều đầm, hồ, ao, (đầm Hồng, đầm Sòi, đầm Chuối, đầm Sen), đây là nguồn nước tưới tiêu phục vụ tốt cho nông nghiệp
+ Nghề muối dưa cà: làng Khương Hạ có đặc sản dưa cà nổi tiếng, đây
là món ăn quê bình dân mà đặc sắc
Ai về Khương Hạ, Đình Gừng Dưa chua cà muối xin đừng quên nhau
Cả làng Khương Hạ vừa muối dưa cà để ăn hàng ngày vừa để mang đi bán khắp 36 phố phường Hà Nội Dần dần, món dưa cà đã trở thành món ăn đặc sản và nghề muối dưa cà đã trở thành nghề truyền thống của làng Khương
Hạ, cũng giống như chả nhái Khương Thượng, bánh cuốn Thanh Trì Chính
vì vậy nên làng Khương Hạ còn được gọi là làng dưa cà Người Khương Hạ lấy dưa cà từ đồng làng mình và từ nơi khác đổ tới Dưa cà Đông Dư (Gia Lâm), cà Đăm (Tây Tựu) và dưa cà ở các làng quê huyện Hoài Đức đều được mang đến bán cho nông dân làng Khương Hạ
+ Nghề buôn bán, chạy chợ: Vì xóm Đức Long nằm trong một làng ven
đô Hà Nội nên lúc nông nhàn, dân trong Làng còn đi buôn bán rong khắp phố
Trang 39phường Hà Nội Họ bán chủ yếu là dưa cà mà họ tự muối, rồi cà chua, rau mà
họ tự trồng Vì gần thành phố nên việc đi lại, buôn bán rất thuận lợi
+ Nghề bắt cà cuống: Cũng như tất cả các làng nông nghiệp thuần nông
khác, người nông dân ở làng Khương Hạ chỉ cấy một vụ lúa, sau đó họ trồng rau, trồng mầu Vì vậy, sau những ngày mùa bận rộn là những ngày nông nhàn Người dân Khương Hạ có một nghề cho những ngày nông nhàn là nghề bắt cà cuống
+ Nghề hàn thiếc: Dân xóm Đức Long, dân xóm Hồng và dân xóm Cò
của làng Khương Hạ đều có nghề hàn thiếc Nhưng nghề hàn thiếc ở xóm Hồng là phát triển nhất Ở xóm Đức Long chỉ có khoảng mười gia đình làm nghề hàn thiếc Đây là nghề phụ làm vào lúc nông nhàn Người dân mua nguyên liệu làm đồ thiếc từ phế liệu, sắt tây thừa ở các nhà máy, xí nghiệp Sau đó, họ dùng nguyên liệu đó, ghép, chắp vá lại thành các đồ gia dụng và
đồ chơi như thùng, chậu, ca, cặp lồng,… (đồ gia dụng), và tàu thủy, con bướm, con thỏ đánh trống (đồ chơi) Họ làm đồ thiếc hoàn toàn thủ công, dùng tay, không có máy móc
Ở phố Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm) có trên 20 gia đình vốn gốc từ làng Khương Hạ
Sau khi làm đồ thiếc xong, dân làng, xóm mang đồ thiếc đi bán rong khắp phố phường Hà Nội Những người làng có tiền mua nhà ở phố Hàng Thiếc thì họ sản xuất và bán đồ thiếc tại nhà trên phố
2.1.3.5 Tổ chức và quản lý xã hội
Từ thời Lê Sơ Hồng Đức thứ 12 (1471) đơn vị hành chính là xã, xã có
xã quan, sau chuyển xã quan là xã trưởng Hồi thuộc Pháp, Chánh hội do nhà nước bổ nhiệm Hội đồng tộc biểu bao gồm hai hệ thống tổ chức: Hội đồng lý dịch, đứng đầu là Lý trưởng, Phó lý có trương tuần và tuần tráng giúp việc
Trang 40Lý trưởng, Phó lý là người thay mặt xã thực hiện Hội đồng Kỳ mục do dân bầu ra, đứng đầu là Tiên chỉ, Thứ chỉ, trong đó có cả Chánh hội, Lý trưởng đương nhiệm Những người đang ở trong Hội đồng tộc biểu, các giáp, nhằm tạo ra một tổ chức hoạt động chăm lo việc nước, việc làng theo nguyên tắc
tuần tráng chịu trách nhiệm an ninh trong làng
2.1.4 Sự thay đổi địa giới hành chính của làng Khương Hạ
Từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, địa giới các cấp hành chính của làng Khương Hạ luôn thay đổi Từ năm 1906 đến năm 1945, Khương Hạ thuộc tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông Lúc đó tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông gồm có 10 làng là: Khương Hạ, Quan Nhân, Giáp Nhất, Cự Lộc, Chính Kinh, Thượng Đình, Hạ Đình, Khương Trung, Định Công và Kim Lũ
Từ năm 1947, làng Khương Hạ cùng với làng Khương Thượng và làng Khương Trung lập thành xã Tam Khương, một trong 27 xã thuộc quận V, ngoại thành Hà Nội (phạm vi quận V gồm phía Bắc là các làng Trung Tự, Trung Phụng, phía Tây là các làng Láng, Thịnh Quang, Trung Hòa, Nhân Chính, Thượng Hạ Đình, Huỳnh Cung, Tựu Liệt, Định Công)
Đến đầu năm 1954, giặc Pháp đuổi dân làng Khương Hạ vào khu Thanh Xuân, giáp với làng Triều Khúc để lập vành đai trắng bảo vệ sân bay Bạch Mai Tháng 10 năm 1954, miền Bắc được giải phóng, nhân dân Khương Hạ lại trở về làng xây dựng nhà cửa, khôi phục sản xuất