Những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty CPTM Khang Vĩnh

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của công ty CPTM Khang Vĩnh (Trang 29)

may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của Công ty CPTM Khang Vĩnh

Bên cạnh những thành công đã đạt được, công ty vẫn còn những hạn chế trong quản trị quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức sau:

Thứ nhất, Công ty đã thực hiện lập kế hoạch chuẩn bị hàng xuất khẩu cụ thể

cho từng hợp đồng nhưng vẫn chưa lập kế hoạch chính xác về số lượng nhập khẩu và chất lượng nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Tình trạng thừa, thiếu nguyên phụ liệu vẫn còn diễn ra, gây nhiều bất lợi cho công tác quản lý về chi phí và sử dụng vốn. Nhiều lô hàng nhập khẩu vẫn chưa đảm bảo được chất lượng, buộc công ty

phải tìm các nguồn nguyên phụ liệu khác với chi phí cao hơn. Bản kế hoạch chưa cụ thể hóa các công việc cần làm và phối hợp ra sao, chưa xác định rõ mục tiêu và phương pháp kiểm tra, giám sát quy trình một cách có hiệu quả.

Thứ hai, Tổ chức thực hiện quy trình chuẩn bị hàng tại công ty được đánh

giá là khá tốt tuy nhiên, hàng may mặc của công ty vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, kiểu dáng đơn giản, chất lượng vẫn chưa cao. Điều này rất bất lợi khi xuất khẩu sang thị trường Đức, do vậy là kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường này của công ty tăng chậm qua các năm.

Thứ ba, Công ty còn hạn chế về trang thiết bị máy móc. Tuy được nhập khẩu

từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…nhưng đại bộ phận máy móc không được cải tiến, chất lượng chưa cao, làm giảm quá trình sản xuất dây chuyền hàng may mặc.

Thứ tư, Công tác tập trung hàng xuất khẩu đúng tiến độ nhưng vẫn còn hạn

chế trong việc kiểm tra hàng hóa, vận chuyển, kho hàng. Công ty chỉ mới cử một vài nhân viên có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng hàng hóa bằng trực quan và cảm giác chứ chưa có bộ phận chuyên trách. Đối với kho hàng, công ty chỉ mới xây dựng được một số kho hàng chưa đáp ứng được tất cả hàng hóa của đơn đặt hàng phía đối tác. Công ty chưa chủ động được bến bãi, vận chuyển, còn phải thuê ngoài những dịch vụ này làm cho chi phí tăng lên.

Thứ năm, Công ty mới chỉ quan tâm đến chất lượng và chi phí bao bì đóng

gói chứ chưa quan tâm đến kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng bao bì, điều này tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến sức hấp dẫn của hàng may mặc xuất khẩu.

Thứ sáu, Công tác giám sát quy trình chuẩn bị hàng vẫn còn gặp nhiều hạn

chế, việc trực tiếp đến các cơ sở sản xuất để kiểm tra, giám sát thường xuyên còn hạn chế và sơ sài. Cán bộ giám sát chỉ sử dụng phương pháp giám sát bằng phiếu, chưa áp dụng được hệ thống thông tin trong quá trình giám sát. Nhà quản lý chỉ giám sát, kiểm tra công việc gián tiếp thông qua các chứng từ và báo cáo của nhân viên. Công tác giám sát thực sự vẫn chưa hiệu quả.

Nguyên nhân

Những tồn tại trong quản trị quá trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của công ty là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Nguồn tài chính của công ty còn eo hẹp. Các hoạt động bổ trợ cho công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu cần nhiều kinh phí, do vậy, công tác chuẩn bị hàng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cải tiến kỹ thuật, nhà xưởng, bến bãi, cải tiến bao bì bao gói…

+ Đối tác của công ty chủ yếu là mối quan hệ quen biết lâu năm, do vậy mà quá trình chuẩn bị hàng có phần hơi chủ quan. Chính vì thế mà công ty chưa có sự sáng tạo, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm xuất khẩu.

+ Do công ty chỉ mới thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm, nên đội ngũ nhân viên còn trẻ, kinh nghiệm còn ít trong việc làm việc với đối tác nước ngoài. Chưa am hiểu được thị trường nhập khẩu cũng như thị trường xuất khẩu. Do đó mà việc lập kế hoạch cho nhập khẩu nguyên phụ liệu vẫn còn hạn chế và việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Đức mới chỉ dừng lại ở ba mặt hàng truyền thống mà chưa có sự đổi mới.

+ Công tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực còn hạn chế. Số lượng công nhân kỹ thuật trình độ cao còn ít, chỉ là những lao động phổ thông nên hiệu quả sản xuất chưa cao.

+ Do thiếu đội ngũ quản lý, tại cơ sở sản xuất chỉ có một tổ trưởng phân xưởng nên việc giám sát quá trình sản xuất khó khăn. Mặt khác, phân xưởng có vị trí địa lý cách xa với văn phòng làm việc của ban lãnh đạo nên hạn chế phần nào việc giám sát sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Mặt khác, ở công ty còn tồn tại khoảng cách giữa cán bộ quản lý, giám sát với nhân viên thực hiện. Vì khối lượng công việc nên nhà quản lý không thể giám sát một cách trực tiếp công tác chuẩn bị hàng tại phân xưởng mà phải dựa vào sự tin tưởng đối với nhân viên, dựa vào các chứng từ và báo cáo mà nhân viên cung cấp.

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC CỦA CÔNG TY CPTM KHANG VĨNH

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của công ty CPTM Khang Vĩnh (Trang 29)

w