Tổ chức thực hiện quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của công ty CPTM Khang Vĩnh (Trang 35)

trường Đức

Để thực hiện hợp đồng với đối tác có hiệu quả thì buộc doanh nghiệp phải thực hiện công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu đúng tiến độ, đúng yêu cầu theo các điều khoản trong hợp đồng. Để hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu, công ty cần có một số giải pháp như sau:

 Giải pháp cho tập trung nguồn hàng

- Chủ động trong khâu tìm kiếm nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Nguyên vật liệu đầu vào luôn là yếu tố quyết định trong việc cấu thành nên sản phẩm. Chủ động được vấn đề nguyên phụ liệu không chỉ giúp công ty trong việc xây dựng chiến lược, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mà còn giúp công ty tránh được bỡ ngỡ trên thị trường nguyên phụ liệu do giá tăng cao hoặc hàng khan hiếm. Giải quyết được vấn đề nguyên phụ liệu công ty sẽ ứng phó được với nhiều tình huống khó khăn. Công ty nên:

+ Nghiên cứu, tìm hiểu các nguồn cung ứng các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm của công ty. Tìm hiểu kĩ về vấn đề giá cả, số lượng cần thiết, chất lượng nguyên phụ liệu.

+ Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng, đảm bảo luôn có nguồn nguyên phụ liệu có thể đáp ứng được quá trình sản xuất của công ty. Chủ động thoả thuận giá cả, phương thức, tiến độ giao hàng..

+ Có kế hoạch dự trữ, bảo quản nguyên phụ liệu hợp lí để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.

+ Mở rộng thêm các nhà cung cấp mới nhằm giảm thiểu rủi ro về chậm trễ hoặc thiếu nguồn nguyên phụ liệu cần thiết.

- Chú trọng đầu tư cho khâu sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu của công ty do chính công ty sản xuất. Do vậy, công ty phải đầu tư về nguồn nhân lực, máy móc, trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để khâu sản xuất hàng xuất khẩu hoàn thiện hơn, công ty nên:

+ Trang bị máy móc hiện đại cho sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là yếu tố then chốt tạo nên sản phẩm có chất lượng cao, mang lại sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trên thị trường Đức. Công ty nên cải tiến máy móc, đầu tư thêm máy cắt, máy vắt sổ, máy đính cúc…

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân, trực tiếp đứng máy sản xuất ra sản phẩm. Chăm lo đào tạo, đãi ngộ tốt hơn để khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân trong phân xưởng.

+ Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cần có những chiến lược sản phẩm phù hợp, nghiên cứu thị trường, thị hiếu của khách hàng thị trường Đức để sản xuất thêm nhiều chủng loại sản phẩm. Nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để quyết định và thực thi các chính sách, cơ chế điều hành liên quan đến sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu.

- Công ty nên chủ động trong việc tổ chức tập trung nguồn hàng. Xây dựng thêm nhà kho để dự trữ hàng hóa. Thiết lập mối quan hệ mật thiết với hãng vận tải để chủ động hơn trong việc vận chuyển hàng hóa về nhà kho hoặc ra bến cảng đúng thời gian quy định.

- Công ty nên thiết lập một bộ phận chuyên trách kiểm tra chất lượng hàng hóa, trang bị thiết bị, máy móc phục vụ công tác kiểm tra tránh sai sót và tiết kiệm thời gian.

 Giải pháp cho đóng gói hàng may mặc xuất khẩu

- Luôn tìm kiếm những nhà cung cấp bao bì có chất lượng, đáp ứng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu sang Đức. Xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp

bao bì, mở rộng thêm nhiều nhà cung cấp mới tránh rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.

- Sử dụng hợp lý các loại bao bì, tính toán kĩ nhu cầu về bao bì tương thích với số hàng hóa cần bao gói để tránh lãng phí, tiết kiệm được chi phí. Công ty cần đầu tư trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho công tác tính toán, ước lượng nhu cầu về bao bì bao gói.

- Công ty nên có chính sách thay đổi mẫu mã, màu sắc của bao bì để thu hút khách hàng. Để làm được điều này, công ty nên đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt được thị hiếu của khách hàng Đức, xem xét những nhu cầu về thẩm mỹ để thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn.

 Giải pháp cho kẻ ký mã hiệu hàng may mặc xuất khẩu

Kẻ kí mã hiệu hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của công ty được đánh giá là khá tốt. Công ty nên có những biện pháp để ngày càng hoàn thiện hơn trong công tác kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu:

- Nghiên cứu về độ đáp ứng nhu cầu khách hàng về ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu để hoàn thiện hơn trong khâu tổ chức kẻ ký mã hiệu hàng hóa.

- Cải tiến trang thiết bị, máy móc hiện đại cho công tác kẻ ký mã hiệu nhằm giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian.

- Sử dụng các loại mực tốt, đảm bảo không bị nhòe, không thấm nước trong quá trình vận chuyển và bày bán sản phẩm.

4.2.2.3. Giám sát và điều hành quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức

Công tác giám sát và điều hành quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu của bất kỳ công ty XNK nào hiện nay cũng được quan tâm tới tùy vào quan điểm và điều kiện kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp. Thực tế thì giám sát và điều hàng quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu không quá phức tạp nếu như được thực hiện theo một hệ thống và phương pháp nhất định. Để công tác giám sát và điều hàng quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu đạt hiệu quả hơn nữa, công ty cần:

- Thiết lập hệ thống công việc cũng như hệ thống cảnh báo sớm, tăng khả năng phản ứng kịp thời các tình huống phát sinh. Công ty nên tính trước một số tình huống có thể xảy ra, thiết lập một hệ thống các rủi ro có thể phát sinh và cách thực

giải quyết những tình huống phát sinh đó. Nhân viên công ty cần phải tích lũy kinh nghiệm, khả năng ứng phó, phát hiện kịp thời những sai sót có thể ảnh hưởng đến quy trình, phải có kiến thức đầy đủ về pháp lý, về nghiệp vụ TMQT, về thương phẩm học…

- Lựa chọn phương pháp giám sát phù hợp với điều kiện của công ty. Công ty có thể áp dụng phương pháp sử dụng máy tính và công nghệ thông tin trong việc giám sát quy trình. Thiết lập các công việc cần thực hiện và giám sát trên máy vi tính sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, dễ dàng thu thập thông tin. Công ty nên xây dựng hệ thống bảng biểu phục vụ công tác giám sát và điều hành quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu để theo dõi dễ dàng trong suốt cả quá trình, ghi lại những sự kiện, những công việc đã định, ngày tháng bắt đầu và kết thúc, các biện pháp giám sát cần thiết…

- Tổ chức, phân công hợp lý công việc cho công nhân viên. Quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu gồm nhiều công việc và giai đoạn khác nhau, chính vì vậy, ban lãnh đạo cần điều hành và phân công công việc hợp lý cho công nhân viên, đảm bảo đúng người đúng việc.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên. Công ty nên đào tạo nhiều hơn nữa về kiến thức pháp lý, nghiệp vụ TMQT, kiến thức về thương phẩm học vì Đức là một thị trường khá khó tính, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được tiêu chuẩn về chất lượng cao, có nhiều rào cản kỹ thuật, buộc công ty phải có sự hiểu biết sâu sắc để chuẩn bị hàng xuất khẩu theo đúng yêu cầu, đáp ứng được các đơn đặt hàng của Đức. Bên cạnh đó, công ty cần phải nâng cao về trình độ quản lý. Ban lãnh đạo là người trực tiếp thực hiện công tác giám sát và điều hàng quy trình, do đó, cần phải có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm quản lý để phối hợp các hoạt động một cách có hệ thống, hợp lý, tránh trùng lặp mất thời gian và chi phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình chuẩn bị hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Đức của công ty CPTM Khang Vĩnh (Trang 35)