1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy Hà Nội

49 765 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 349,5 KB

Nội dung

Chương này đi vào hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp thươngmại, xây dựng được khái niệm, phân loại, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ và nội d

Trang 1

TÓM LƯỢC

Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và nằm ở nhiềukhâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của nhiều doanhnghiệp Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái và nhiều đối thủ cạnhtranh lớn mạnh tham gia vào nền kinh tế, việc quan tâm đến vấn đề về hàng tồn khocàng trở lên quan trọng với các doanh nghiệp trong nước Trong công tác hàng tồnkho, công tác kế toán hàng tồn kho là một trong những hoạt động chính, quyết địnhtính hiệu quả của công tác hàng tồn kho nói chung, vì vậy kế toán hàng tồn kho rấtquan trọng trong các doanh nghiệp

Nhận thức được vai trò và vị trí to lớn của kế toán hàng tồn kho em đãnghiên cứu, cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán hàng tồn khotrong doanh nghiệp thương mại, cũng như hoạt động kế toán hàng tồn kho và chọnlọc những nội dung quan trọng nhất trên thực tiễn thu thập ở công ty cổ phần điệnmáy Hà Nội để đưa vào khóa luận tốt nghiệp của mình

Đề tài khóa luận: “ Kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy Hà Nội”.

Khóa luận gồm có phần mở đầu và được chia làm 3 chương cụ thể:

- Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán hàng tồn kho

- Chương II: Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy Hà Nội

- Chương III: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho trong công

ty cổ phần điện máy Hà Nội

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại, và đặcbiệt qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội, em đã tích lũyđược rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tương lai của mình Em xinchân thành cảm ơn các thầy cô hướng dẫn, ban lãnh đạo và các phòng ban Công ty

Cổ phần Điện máy Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để em có thểhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths Đàm Bích Hà – Trường Đạihọc Thương Mại, người đã giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình thực hiện khóaluận tốt nghiệp Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả quý thầy cô trong khoa Kế toán –Kiểm toán đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập, nghiên cứu và hoàn thiệnbài khóa luận của mình

Mặc dù rất cố gắng hoàn thành bài khóa luận, song do thời gian và khả nănghạn chế nên khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót Vậy kính mong quýthầy cô và các bạn đọc đưa ra những lời nhận xét quý báu để luận văn được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 5

và lưu thông của doanh nghiệp.

Kế toán hàng tồn kho không chỉ cung cấp thông tin kịp thời về hàng tồn kho

và tình hình nhập xuất hàng vật tư hàng hóa, mà nó còn là thông tin quan trọng màngười quản lý cần quan tâm Căn cứ vào báo cáo kế toán hàng tồn kho mà ngườiquản lý có thể đưa ra quyết định kinh tế hữu hiệu hơn như các quyết định về muavào dự trữ và bán ra với số lượng là bao nhiêu? Kế toán hàng tồn kho đáp ứng nhucầu quản lý về mặt số lượng, giá trị, chủng loại, được chi tiết theo từng địa điểm,thời gian, không gian nhất định, giúp cho việc quản lý của doanh nghiệp được chặtchẽ

Kế toán hàng tồn kho có ý nghĩa vô cùng to lớn trong khi lập báo cáo tàichính, vì nếu sai lệch giá trị hàng tồn kho, sẽ làm sai lệch các chỉ tiêu trên báo cáotài chính Nếu giá trị hàng tồn kho bị sai, dẫn đến giá trị tài sản lưu động và tổng giátrị tài sản của doanh nghiệp thiếu chính xác, giá vốn hàng bán tính sai lệch sẽ làmcho chỉ tiêu lãi gộp, lãi dòng của doanh nghiệp không còn chính xác Hơn nữa, hànghóa tồn kho cuối kỳ của kỳ này còn hàng hóa tồn kho đầu kỳ của kỳ tiếp theo Do

đó, sai lầm sẽ được chuyển tiếp qua kỳ sau và gây nên sai lầm liên tục qua các kỳcủa giá vốn hàng bán, lãi gộp và lãi thuần Không những thế, số tiền của hàng hóatồn kho thường rất lớn nên sự sai lầm có thể làm ảnh hưởng một cách rõ ràng đếntính hữu dụng của báo cáo tài chính

Kế toán hàng tồn kho cũng là công cụ đắc lực cung cấp những thông tinchính xác, đầy đủ về trị giá vốn hàng tiêu thụ để giúp cho việc tính toán kết quảkinh doanh và từ đó nhà quản lý có sách lược kinh doanh phù hợp

Như vậy, ta thấy rằng hàng tồn kho là một yếu tố rất quan trọng của cácdoanh nghiệp thương mại Chính vì thế việc nghiên cứu về kế toán hàng tồn khotrong doanh nghiệp là rất cần thiết

Trang 6

Qua tìm hiểu ở công ty cổ phần Điện Máy Hà Nội thì công tác kế toán hàngtồn kho cũng được quan tâm rất nhiều, tuy nhiên về khâu tổ chức, quản lý còn nhiềulúng túng Vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình luân chuyển chứng từ, sử dụng tàikhoản, phương pháp tính giá, lập dự phòng, mở các tài khoản chi tiết….Vì vậy,công tác này chưa có định hướng một cách khoa học, đầy đủ, nhằm phát huy tối đavai trò của của nó

Như vậy, việc nghiên cứu về công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổphần điện máy Hà Nội là rất cần thiết

Từ tất cả các lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy Hà Nội” Thông qua việc nghiên cứu, em hiểu rõ hơn

thực trạng hoạt động của công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điệnmáy Hà Nội, từ đó tìm ra được những hạn chế và đưa ra các kiến nghị, giải pháp đềxuất để nâng cao công tác kế toán hàng tồn kho của công ty

2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong nghiên cứu kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần Điện Máy Hà Nội.

+ Về mặt lý luận: Hệ thống hóa về các vấn đề liên quan đến kế toán hàng tồnkho cũng như về quy trình kế toán hàng tồn kho, các chứng từ, tài khoản được sửdụng, hệ thống sổ sách theo các quy định trong các Chuẩn mực và Chế độ kế toánhiện hành của kế toán hàng tồn kho

+ Về mặt thực tiễn: khóa luận tổng hợp, phân tích những kết quả thu được từviệc khảo sát thực tế kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy Hà Nội.Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toánhàng tồn kho tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần Điện Máy Hà Nội.

Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu lý luận kế toán hàng tồn kho dưới góc độ kế toán tàichính và kế toán quản trị trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh Từnghiên cứu thực tiễn công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy HàNội đưa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh và tăng tính hiệu quả của công tác kế

toán hàng tồn kho tại Công Ty cổ phần điện máy Hà Nội” Từ đó xác lập mô

Trang 7

hình tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho, đồng thời cải thiện thêm để hoàn thiện

hệ thống hạch toán kế toán cho Công Ty

4.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp

Về cơ bản có hai phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp phỏng vấn vàphương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn: có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp Phươngpháp này được thực hiện qua 3 bước:

+ Xác định thời gian phỏng vấn và thông báo trước cho người được phỏng vấn

Bước 2: Thực hiện phỏng vấn: Khi phỏng vấn cần nêu ra các câu hỏi một cách ngắn

gọn, dễ hiểu Quan sát, lắng nghe câu trả lời và ghi chép cẩn thận, chi tiết lại

Bước 3: Tổng hợp kết quả.

- Phương pháp điều tra: Được tiến hành thông qua phiếu điều tra

+ Số người cần phát phiếu: Giám đốc, Kế toán trưởng, các kế toán viên

+ Bảng câu hỏi được thiết kế dưới hình thức trắc nghiệm để đối tượng phỏngvấn chỉ cần chọn đáp án và khoanh tròn vào (Phụ lục số 1)

+ Thu hồi bảng câu hỏi và tổng hợp kết quả trắc nghiệm (Phụ lục số 2)

4.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Nghiên cứu tài liệu giống như quan sát hệ thống một cách gián tiếp Thông qua việcnghiên cứu tài liệu viết mà có được hình dung tổng quan về hệ thống Các tài liệuviết cần được nghiên cứu thường khá đa dạng, như:

+ Tài liệu giao dịch như hóa đơn, chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Giấybáo Nợ, hóa đơn GTGT

Trang 8

+ Tài liệu lưu trữ như sổ sách ghi chép, công văn, tệp dữ liệu, hồ sơ

+ Tài liệu tổng hợp như báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng: Báo cáo kiểm

kê quỹ tiền mặt, Báo cáo kiểm kê vật tư, hàng hóa, Báo cáo tài chính

+ Tài liệu về các chuẩn mực, chế độ liên quan đến kế toán hàng tồn kho:Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực + Các tài liệu trên các tạp chí kinh tế, kế toán có liên quan đến kế toán hàng tồnkho

Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu, đảm bảo thu thập đầy đủ và chính xác cácthông tin về kế toán hàng tồn kho tại đơn vị, là căn cứ chủ yếu để so sánh với cácchuẩn mực, chế độ trong quá trình hạch toán kế toán hàng tồn kho

Tất cả các thông tin, tài liệu thu thập được sẽ được hệ thổng hóa thành từng vấn đềtheo nội dung Sau đó tiến hành phân tích thông tin qua đánh giá ý nghĩa của cáccon số, so sánh cách phản ánh các nghiệp vụ kế toán hàng tồn kho với Chuẩn mực,Chế độ kế toán hiện hành Cuối cùng sử dụng phương pháp tổng hợp, đánh giá vàđưa ra kết luận

5 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm có phần mở đầu và được chia làm 3 chương cụ thể:

- Phần mở đầu: phần này nêu tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, phạm vinghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài

- Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán hàng tồn kho Đây là phần lý thuyết của

đề tài là cơ sở để vận dụng nghiên cứu vào thực tế Chương này đi vào hệ thống hoá

và làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp thươngmại, xây dựng được khái niệm, phân loại, đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ và nội dungchính của kế toán hàng tồn kho theo mô hình kế toán tài chính và kế toán quản trị

- Chương II: Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy HàNội Trong chương này mở đầu, em đưa ra tổng quan tình hình kế toán hàng tồnkho tại công ty cổ phần điện máy Hà Nội Sau đó từ phần lý thuyết ở chương một

em sẽ áp dụng để điều tra và nghiên cứu vào thực tế, đưa ra các nhân tố ảnh hưởngtới công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần điện máy Hà Nội Dựa vào dữliệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được em phân tích và đánh giá được toàn diện về

Trang 9

thực trạng thực hiện kế toán hàng tồn kho và mối quan hệ giữa kế toán hàng tồn khovới công tác mua vào bán ra của doanh nghiệp

- Chương III: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho trongcông ty cổ phần điện máy Hà Nội Trong chương này em đã chỉ rõ những mặt mạnh

và mặt còn hạn chế khi thực hiện công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty cổ phầnđiện máy Hà Nội Căn cứ vào thực trạng đã nghiên cứu ở phần hai, em đưa ra hệthống giải pháp, có một số kiến nghi đề xuất đối với các cơ quan, tổ chức có vai tròquan trọng đối với hoạt động kế toán hàng tồn kho của công ty cổ phần điện máy

Hà Nội nhằm thúc đẩy và hỗ trợ công ty thực hiện hiệu quả công tác kế toán hàngtồn kho

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 1.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm hàng tồn kho

+ Theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 (IAS 02): “ Hàng tồn kho là nhữngtài sản được giữ để bán trong kì sản xuất kinh doanh bình thường; đang trong quátrình sản xuất ra các thành phẩm để bán hoặc dưới hình thức nguyên vật liệu, vậtdụng sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.”

Theo đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm: hàng hóa mua vào để bán

ra, thành phẩm tồn kho trong kỳ, vật dụng chuẩn bị đưa vào quá trình sản xuất, giátrị của sản phẩm dở dang Đồng thời theo ISA 02, hàng tồn kho của doanh nghiệpkhông bao gồm chi phí xây dựng dở dang phát sinh từ các hợp đồng xây dựng dởdang phát sinh từ các hợp đồng xây dựng; các công cụ tài chính; gia súc, gia cầm,nông sản và các quặng khoáng sản của các nhà sản xuất Như vậy, chuẩn mực kếtoán quốc tế số 02 đã đưa ra khái niệm hàng tồn kho, phạm vi hàng tồn kho và kháiquát hóa được những đặc điểm của hàng tồn kho giúp cho việc xác định nội dung cụthể của hàng tồn kho trong doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau

+ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02: “ Hàng tồn kho là tài sản :

- Được giữ để bán trong kì sản xuất bình thường

- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,kinh doanh hoặc cun cấp dịch vụ.”

Như vậy, từ các khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm hàng tồn kho nhưsau: Hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm những tài sản được doanh nghiệpnắm giữ để bán; để đưa vào sử dụng cho quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;hoặc đang trong quá trình sản xuất các sản phẩm để bán

1.1.2 Phân loại hàng tồn kho

(Nguồn : Nguyễn Tuấn Duy (2010), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội)

+ Phân loại theo công dụng và mục đích sử dụng hàng tồn kho chia thành:

Trang 11

- Nguyên liệu, vật liệu: là một bộ phận hàng tồn kho được dự trữ để sử dụngcho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Công cụ, dụng cụ: là một bộ phận của hàng tồn kho được dự trữ để sử dụngnhư tư liệu lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Hàng hóa, thành phầm: là một bộ phận hàng tồn kho được dự trữ cho mụcđích bán ra

Việc phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị trong quá trình xây dựng kế hoạch, dựtoán thu mua, bảo quản hàng tồn kho cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ vớichi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả họat động sản xuấtkinh doan của doanh nghiệp

+ Phân loại theo nguồn hình thành hàng tồn kho chia thành:

- Hàng tồn kho mua ngoài: là hàng tồn kho doanh nghiệp mua từ các nhàcung cấp trong và ngoài hệ thống tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp

- Hàng tồn kho tự sản xuất, gia công: là số hàng tồn kho tự sản xuất, giacông

- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: hàng tồn kho được nhập từliên doanh, liên kết, được biếu tặng v.v

Cách phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốchàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho theo từng nguồn hìnhthành Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ ổn định của nguồn hàngtrong quá trình xây dựng kế hoặch, dự toán về hàng tồn kho

+ Phân loại theo địa điểm bảo quản và sử dụng hàng tồn kho chia thành:

- Hàng tồn kho đang đi trên đường: là hàng tồn kho doanh nghiệp mua ngoài

đã thuộc quyền sơ hữu của doanh nghiệp nhưng còn đang trên đường vận chuyển vềdoanh nghiệp hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng chưa được kiểm nhận nhập kho

- Hàng tồn kho: là những hàng tồn kho đang được bảo quản trong các kho,quầy của doanh nghiệp

- Hàng tồn kho đang trong quá trình sản xuất: là những hàng tồn kho đangtrong quá trình sản xuất chế tạo chưa tạo thành sản phẩm

Trang 12

- Hàng gửi bán: là những hàng tồn kho được doanh nghiệp gửi đi cho kháchhàng hoặc gửi các đại lý bán nhưng chưa xác định đươc tiêu thụ.

Cách phân loại này giúp quản lý hàng tồn kho gắn với trách nhiệm vật chấtcủa từng bộ phận, cá nhân trong quá trình bảo quản và sử dụng hàng tồn kho

+ Phân loại căn cứ vào mối liên hệ với các quá trình kinh doanh hàng tồn kho chia thành:

- Hàng tồn kho liên quan đến quá trình mua hàng: là những hàng tồn khođược hình thành từ quá trình mua hàng như nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hànghóa mua ngoài;

- Hàng tồn kho liên quan đến quá trình sản xuất: là những hàng tồn kho vẫnnằm trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang

- Hàng tồn kho liên quan đến quá trình bán hàng: là những hàng tồn khođang ở vị trí sẵn sàng để bán như thành phẩm, hàng hóa

Cách phân loại này giúp quản lý hàng tồn kho kho với quản lý các quá trìnhsản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.2 Nội dung nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho

1.2.1 Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp theo quan điểm kế toán tài

chính

1.2.1.1 Quy định kế toán hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán 02 “Hàng tồn kho”

(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12

năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Quy định 1: Ghi nhận hàng tồn kho

a Ghi nhận ban đầu

Theo VAS 02, hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên

quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại

Chi phí mua

Trang 13

Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn

lại không được khấu trừ, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua

hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các

chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách,

phẩm chất được trừ (-) khỏi chi phí mua

Trong đó: - Giá mua là giá chưa có thuế GTGT

- Các khoản thuế không được hoàn lại, không được khấu trừ bao gồmthuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT đối với đơn vị nộp thuế

GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng tồn kho mua vào sử dụng cho hoạt

động không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Chi phí chế biến hàng tồn kho

Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến

sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí

sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành

thành phẩm

• Xác định giá gốc hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho được xác định tùy thuộc vào nguồn hình thành, cụ thể:

- Đối với hàng tồn kho được mua ngoài:

- Đối với hàng tồn kho do doanh nghiệp tự gia công - chế biến

Giá gốc hàng

tồn kho =

Trị giá thực tế của hàng tồnkho xuất gia công chế biến +

Chi phí chếbiến

- Đối với hàng tồn kho thuê ngoài gia công chế biến

Giá gốc

hàng tồn kho =

Trị giá thực tế của hàng tồnkho xuất gia công chế biến +

Chi phígiao,nhận

+ Tiền cônggia công

- Đối với hàng tồn kho nhận góp vốn liên doanh, cổ phần thì giá thực tế là giá do

các bên tham gia góp vốn đánh giá

trừ

+ tiếp phát sinh Chi phí trực trong khâu mua

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán

Trang 14

Cuối kỳ kế toán, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏhơn giá gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo mức giá thấp hơn giữa giá gốc vàgiá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của

hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính đểhoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng

Quy định 2: Tính giá trị hàng tồn kho

Việc tính trị giá xuất hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phươngpháp sau:

(a) Phương pháp tính theo giá đích danh:

Theo phương pháp này khi xuất kho vật tư, hàng hoá căn cứ vào số lượng xuấtkho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của vật tư,hàng hoá xuất kho

Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ítloại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

(b) Phương pháp bình quân gia quyền:

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giátrị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình cóthể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp

(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;

Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theophương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho

ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước

Trang 15

Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối

kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thìgiá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giátrị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳcòn tồn kho

1.2.1.2 Kế toán hàng tồn kho theo quy định của chế độ kế toán kế toán (Ban hành

và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của

Bộ trưởng Bộ Tài chính)

a Chứng từ kế toán

Tổ chức chứng từ kế toán hàng tồn kho là quá trình tổ chức việc lập, ghichép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển chứng từ, bảo quản sử dụng lại chứng từ vàlưu trữ tất cả chứng từ kế toán liên quan tới hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhằmphản ánh và giám đốc các thông tin về hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhằm phảnảnh và giám đốc các thông tin về hàng tồn kho phục vụ cho việc lãnh đạo nghiệp

vụ, ghi sổ kế toán và tổng hợp số liệu kế toán

Trên cơ sở yêu cầu chung về tổ chức chứng từ kế toán, dựa vào đặc điểmhoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần tổchức chứng từ kế toán cho phù hợp, cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho quátrình quản lý Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC chứng từ về kế toán hàng tồnkho bao gồm:

- Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT)

- Phiếu xuất kho (mấu số 02-VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu số 03-VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 04-VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa (mẫu số 05-VT)

- Bảng kê mua hàng (mẫu số 06-VT)

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (mẫu số 07-VT)

b Kế toán chi tiết hàng tồn kho

(Nguồn : Nguyễn Tuấn Duy (2010), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản

Thống kê, Hà Nội)

Trang 16

Kế toán chi tiết hàng tồn kho là việc tổ chức hạch toán giữa bộ phận kho vàphòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho Các doanh nghiệp phải

tổ chức hệ thống chứng từ, và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồnkho phù hợp với điều kiện cụ thể Kế toán chi tiết hàng tồn kho sử dụng ba phươngpháp: Phương pháp thẻ song song, phương pháp đối chiếu luân chuyển, phươngpháp sổ số dư

Phương pháp thẻ song song

Phương pháp này được thực hiện theo nguyên tắc: ở kho theo dõi về số lượng, ởphòng kế toán theo dõi cả số lượng và giá trị của từng thứ, từng loại hàng tồn kho.Như vậy, theo phương pháp này, thủ kho phải mở thẻ (sổ) kế toán chi tiết để theodõi cả về số lượng còn kế toán phải mở thẻ (sổ) kế toán chi tiết để theo dõi cả về sốlượng và giá trị từng thứ, từng loại hàng tồn kho Qui trình kế toán cụ thể:

- Tại kho: Thủ kho sử dụng “thẻ kho” để gi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất,tồn kho của từng thử vật tư, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng trên cơ sở các chứng từnhập, xuất hàng tồn kho

- Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép hàng ngàytình hình nhập – xuất cho từng vật tư, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng và giá trị củatừng thứ vật tư, hàng hóa trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất hàng tồn kho

Cuối tháng, thủ kho và kế toán hàng tồn kho tiến hành đối chiếu số liệu giữa thẻkho và sổ chi tiết Sau đó, căn cứ vào sổ chi tiết, kế toán lập bảng kê tồng hợp nhập– xuất – tồn đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp

c Kế toán tổng hợp hàng tồn kho tại doanh nghiệp thương mại

c1 Phương pháp tổ chức kế toán tổng hợp hàng tồn kho

Phương pháp tổ chức kế toán hàng tồn kho gồm có 2 phương pháp: phươngpháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kì

+ Phương pháp kê khai thường xuyên:

• Phương pháp KKTX theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thốngtình hình + Nhập - Xuất - Tồn kho hàng tồn kho trên sổ kế toán

• Sử dụng TK nhóm 15 để phản ánh biến động (tăng, giảm )HTK trong kỳ trên

cơ sở chứng từ kế toán Do vậy, có thể xác định trị giá HTK tại bất cứ thờiđiểm nào trong kỳ kế toán Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực

Trang 17

tế vật tư, hàng hoá tồn kho, so sánh với số liệu vật tư, hàng hoá tồn kho trên

sổ kế toán Về nguyên tắc số liệu tồn kho thực tế luôn luôn phù hợp với sốliệu trên sổ kế toán Nếu có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lýtheo quyết định của cấp có thẩm quyền

• Tính giá vốn xuất kho căn cứ các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá

áp dụng: Giá thực tế xuất = Số lượng xuất x Đơn giá tính cho hàng xuất

Ưu điểm: Phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn

kho một cách kịp thời cập nhật, theo phương pháp này tại bất kỳ thời điểm nào kếtoán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho

Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều công tính toán

c2 Hạch toán kế toán tổng hợp hàng tồn kho (Hạch toán hàng tồn kho theo

phương pháp kê khai thường xuyên)

+ Ngoài ra, tài khoản 156 - Hàng hoá, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1561 - Giá mua hàng hoá: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình

biến động của hàng hoá mua vào và đã nhập kho (Tính theo trị giá mua vào)

- Tài khoản 1562 - Chi phí thu mua hàng hoá: Phản ánh chi phí thu mua

hàng hoá phát sinh liên quan tới số hàng hoá đã nhập kho trong kỳ và tình hìnhphân bổ chi phí thu mua hàng hoá hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hoá đã bántrong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (Kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hànggửi đại lý, ký gửi chưa bán được)

- Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:

1 Kế toán nhập, xuất, tồn kho hàng hoá trên Tài khoản 156 được phản ánhtheo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”

- Giá gốc hàng hoá mua vào bao gồm giá mua theo hoá đơn, thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (Nếu không được khấu

Trang 18

trừ) và các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua, vận chuyển, bốc xếp, bảo quảnhàng từ nơi mua về kho doanh nghiệp.

- Hàng hoá mua về sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì giágốc của hàng hoá mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT

- Hàng hoá mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch

vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vàohoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT, thì giá gốc hàng hoá mua vào được phản ánh theo tổng giá thanh toán (Baogồm cả thuế GTGT đầu vào)

2 Giá gốc của hàng hoá mua vào được tính theo từng nguồn nhập và phảitheo dõi, phản ánh riêng biệt trị giá mua và chi phí thu mua hàng hoá

3 Để tính giá trị hàng hoá xuất kho, kế toán có thể áp dụng một trong bốnphương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02

“Hàng tồn kho”

4 Chi phí thu mua hàng hoá trong kỳ được tính cho hàng hoá tiêu thụ trong

kỳ và hàng hoá tồn kho cuối kỳ Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thu muahàng hoá tuỳ thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiệntheo nguyên tắc nhất quán

5 Kế toán chi tiết hàng hoá phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từngnhóm, thứ hàng hoá

- Trình tự hạch toán (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường

xuyên, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Doanh nghiệp thương mại với 2 hoạt động chủ yếu là hoạt động mua hàng hoá

và hoạt động xuất kho bán hàng hóa cho người tiêu dùng hay các đơn vị trung gian

Vì thế, kế toán hàng tồn kho chủ yếu gồm các nghiệp vụ liên quan đến tình hìnhnhập biến động ( nhập, xuất) theo giá thực tế của các loại hàng hóa trong doanhnghiệp

Cụ thể:

• Khi mua hàng hóa nhập kho kế toán căn cứ hóa đơn mua về và các chứng từliên quan phản ánh ghi tăng giá trị hàng hóa, đồng thời ghi giảm tiền mặt,

Trang 19

tiền gửi ngân hàng hoặc tăng phải trả người bán Nếu phát sinh chi phí trongquá trình mua thì ghi tăng chi phí thu mua, tăng thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ Trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu, giảm giá, đượchưởng chiết khấu tùy từng trường hợp mà ghi tăng giảm giá trị hàng hóa.

• Khi bán được hàng, kế toán ghi nhận giá vốn hàng xuất kho, nếu gửi bán ghităng trị giá hàng gửi bán, đồng thời gia giảm trị giá hàng hóa Nếu phát sinhcác chi phí trong quá trình bán tùy từng trường hợp ghi tăng, giảm trị giáhàng hóa

( Phụ lục số 3 – Trình tự hạch toán kế toán hàng hóa)

+ Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ

Tài khoản này dựng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động cácloại cụng cụ dụng cụ trong doanh nghiệp

+ Tài khoản 641 (TK 6413) – Chi phí dụng cụ đồ dùng

Tài khoản này phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trìnhtiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, phươngtiện làm việc…

- Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:

1 Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên tài khoản 153 được thực hiệntheo giá gốc Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ được thựchiện như quy định đối với nguyên liệu, vật liệu

2 Việc tính giá trị công cụ, dụng cụ tồn kho cũng được thực hiện theo một trongbốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”

3 Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từngnhóm, từng thứ công cụ, dụng cụ

Trang 20

4 Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê phải được theodõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượngthuê và người chịu trách nhiệm vật chất Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn,quý hiếm phải có thể thức bảo quản đặc biệt.

5 Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanhphải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh

6 Trường hợp xuất dùng công cụ, dụng cụ một lần có giá trị lớn và có thời gian sửdụng vào sản xuất, kinh doanh dưới một năm thì giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùngđược ghi vào Tài khoản 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” và phân bổ dần vào chiphí sản xuất, kinh doanh cho các kỳ kế toán tháng hoặc quý trong năm

7 Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng vào sản xuất, kinh doanh có giá trị lớn

và có thời gian sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên một năm thì giá trị công cụ,dụng cụ xuất dùng được ghi vào Tài khoản 242 “Chi phí trả trước dài hạn” và phân

bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh

- Trình tự hạch toán (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).

Công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp thương mại chỉ dùng để hỗ trợ cho việc bánhàng Vì vậy, người ta kế toán theo dõi công cụ dụng cụ thông qua các hoạt độngnhập, xuất

+ Khi nhập kho, công cụ dụng cụ được hạch toán tương tự như mua hànghóa

+ Khi xuất kho, trị giá công cụ dụng cụ giảm, ghi tăng chi phí bán hàng(Phụ lục số 4: Trình tự hạch toán kế toán công cụ dụng cụ)

- Sổ kế toán

Nếu áp dụng theo hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng các sổ sau:+ Nhật ký chi tiền

+ Nhật ký mua hàng (nếu có)

+ Sổ cái tài khoản 153 và các tài khoản có liên quan

1.2.1.3 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Tài khoản sử dụng

TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”

Trang 21

Tài khoản này dùng để phản ánh các khaỏn dự phòng giảm giá hàng tồn khophải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thểthực hiện được so với giá gocó của hàng tồn kho.

- Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số nguyên tắc sau:

1 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện đượccủa hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báocáo tài chính Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theođúng các quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độtài chính hiện hành Đối với các doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tàichính giữa niên độ như công ty niêm yết thì khi lập báo cáo tài chính giữa niện độ(báo cáo quí) có thể xem xét và điểu chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đãlập cho phù hợp với tình hình thực tế theo nguyên tắc giá trị hàng tồn kho phản ánhtrên Bảng Cân đối kế toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được (Nếu giá trị thuần

có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc) của hàng tồn kho

3 Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hànghoá, sản phẩm tồn kho Đối với dịch vụ cung cấp dỡ dang, việc lập dự phòng giảmgiá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt

4 Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiệnđược của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dỡ dang, xác địnhkhoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niện độ kế toán tiếp theo:

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán nàylớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa

sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốnhàng bán

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toánnăm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toánthì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốnhàng bán

- Trình tự hạch toán

Trang 22

Cuối kì kế toán năm (hoặc quý, tháng), ghi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên ghi tăng giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Cuối kì kế toán năm (hoặc quý, tháng) tiếp theo, thì tùy vào số chênh lệch khoản

dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán năm nay với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kì kế toán năm trước mà ghi tăng hoặc giàm giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( Phụ lục số 5: Trình tự hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

- Sổ kế toán

Nếu áp dụng theo hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng các sổ sau:+ Nhật ký chi tiền

+ Nhật ký mua hàng (nếu có)

+ Sổ cái tài khoản 159 và các tài khoản có liên quan

1.3 Kế toán hàng tồn kho theo quan điểm kế toán quản trị

1.2.2.1 Xác định mô hình tổ chức kế toán quản trị

Trên thế giới hiện nay có hai quan điểm cơ bản về tổ chức công tác kế toan doanhnghiệp, đó là:

- Quan điểm 1: Tổ chức kế toán quản trị kết hợp chặt chẽ với kế toán tài chính trongcùng một bộ máy

- Quan điểm 2: Tổ chức kế toán quản trị độc lập với kế toán tài chính

1.2.2.2 Nội dung kế toán quản trị hàng tồn kho

+ Xác lập các chỉ tiêu phục vụ yêu cầu quản lý hàng tồn kho

Để quản lý tốt hàng tồn kho đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng các chỉtiêu định mức cho hàng tồn kho

Định mức dự trữ hàng tồn kho là xác định số lượng và giá trị mức tồn khohợp lý (tối ưu), lượng đặt hàng và tiến độ nhập hàng phù hợp, đảm bảo những yêucầu quản trị hàng tồn kho Định mức dự trữ hàng tồn kho phải đảm bảo theo 2 mụctiêu sau:

Mục tiêu an toàn: Số lượng hàng tồn kho dự trữ đủ để đảm bảo cho việc sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hàng liên tục

Trang 23

Mục tiêu kinh tế: Mục tiêu này đòi hỏi chi phí dự trữ hàng tồn kho ở mứcthấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng không giảm trong khâu dự trữ, bảoquản.

+ Xây dựng dự toán hàng tồn kho

Dự toán hàng tồn kho liên quan chặt chẽ với lượng hàng tồn kho đầu kỳ vàhàng tồn kho cuối kỳ Do vậy, dự toán hàng mua vào trong kỳ tới phải lập kế hoạchmua hàng, dự tính số lượng và giá trị từng mặt hàng cần phải mua để đáp ứng nhucầu sản xuất kinh doanh và đạt hiệu quả cao

Việc lập kế hoạch mua hàng thường lập cho cả năm, và được chia ra thànhcác quý và các tháng

Để quản lý hàng tồn kho phải xác định mức dự trữ cho hàng tồn kho Địnhmức dự trữ là phương pháp xác định số lượng và giá trị mức tồn kho hợp lý

+ Thu thập các thông tin thực hiện yêu cầu quản trị hàng tồn kho

Quá trình KTQT thu thập, xử lý các thông tin thực hiện nói chung đều phải thựchiện 4 nội dung cơ bản là:

Hạch toán ban đầu

Vận dụng các tài khoản kế toán

Tổ chức hệ thống sổ kế toán quản trị ( chính là sổ chi tiết)

Hệ thống báo cáo quản trị

+ Phân tích thông tin phục vụ việc ra quyết định quản lý hàng tồn kho

Để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, kế toán quản trị cầnthiết phải lựa chọn những thông tin thích hợp, trên cơ sở đó tổ chức phân tích theoyêu cầu quản lý

Các quyết định của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạtđộng của một tổ chức không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai Vì vậy, kếtoán phải sử dụng và phân tích những thông tin có thể hỗ trợ cho việc chứng minhcác quyết định trong sản xuất kinh doanh Chúng sẽ được trình bày một cách tổngquát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 16/03/2015, 15:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Tuấn Duy, TS Đặng Thị Hòa (2010), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: Nguyễn Tuấn Duy, TS Đặng Thị Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2010
4. Đỗ Minh Thoa (2011), “Kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kì và kê khai thường xuyên”, Tạp chí kế toán kiểm toán, (số 02), trang 28-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kìvà kê khai thường xuyên”, "Tạp chí kế toán kiểm toán
Tác giả: Đỗ Minh Thoa
Năm: 2011
5. TS Đặng Thị Hòa (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán quản trị
Tác giả: TS Đặng Thị Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản thốngkê
Năm: 2006
6. Nguyễn Minh Phương (2002), Giáo trình kế toán quản trị, Nhà xuất bản lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán quản trị
Tác giả: Nguyễn Minh Phương
Nhà XB: Nhà xuất bản laođộng
Năm: 2002
7. Nguyễn Tuấn Anh (2005) “ Ảnh hưởng của các mô hình kế toán và nguyên tắc kế toán đến hạch toán hàng tồn kho”, Tạp chí kế toán, trang 53, trang 42- 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của các mô hình kế toán và nguyêntắc kế toán đến hạch toán hàng tồn kho
8. Nguyễn Văn Mậu (2003) “Kế toán chi tiết hàng tồn kho trong kinh doanh Thương Mại” Tạp chí kế toán, trang 44, trang 32-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán chi tiết hàng tồn kho trong kinh doanhThương Mại
9. Võ Văn Nhị (2010), Hướng dẫn thực hành kế toán hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản công nợ trong các doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành kế toán hàng tồn kho, tài sản cốđịnh, các khoản công nợ trong các doanh nghiệp
Tác giả: Võ Văn Nhị
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
Năm: 2010
10. Tạp chí kế toán http://www.tapchiketoan.com/ ngày 02/10/2006 và 09/10/2006 tác giả Nguyễn Quỳnh Link
11. Tạp chí kế toán http://www.tapchiketoan.com/ ngày 26/07/2006 tác giả Quang Khải Link
1. Bộ tài chính, Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông ty hướng dẫn số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 về nội dung của bốn chuẩn mực kế toán (số 02, 03, 04,14) đã ban hành Khác
2. Các chứng từ sổ sách, bảng kê, bảng tổng hợp, báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan của công ty cổ phần điện máy Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w