1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phần mềm quản lý hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Mạnh Hưng Phát

74 762 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 4,43 MB

Nội dung

Vì thế, xuất phát từ đặcđiểm thực tế và nhu cầu cần có một phần mềm quản lý hàng tồn kho tốt hơn để đápứng nhu cầu ngày càng cao trong quản lý, em đã lựa chọn đề tài:“ Xây dựng phần mềm

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, MẪU BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MẠNH HƯNG PHÁT 4

1.1 Tìm hiều về công ty 4

1.1.1 Giới thiệu công ty 4

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và đối tượng khách hàng 4

1.1.3 Đặc điểm tổ chức và hoạt động kinh doanh 5

1.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Mạnh Hưng Phát 7

1.2.1 Hiện trạng về phần cứng 7

1.2.2 Hiện trạng về phần mềm 7

1.2.3 Hiện trạng về kết nối mạng 10

1.2.4 Hiện trạng về trình độ cán bộ 10

1.2.5 Đánh giá ưu – nhược điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG PHẦN MỀM 12

2.1 Giới thiệu về phần mềm 12

2.1.1 Khái niệm về phần mềm 12

2.1.2 Các đặc trưng và vai trò của phần mềm 12

2.1.3 Khái quát về công nghệ phần mềm 13

2.1.4 Vòng đời phát triển của phần mềm 15

2.1.5 Các phương pháp thiết kế phần mềm 21

2.1.6 Nguyên tắc thiết kế giao diện 22

2.1.7 Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm phần mềm 23

2.2 Công cụ sử dụng để phân tích 26

2.2.1 Cơ sở lý thuyết để phân tích hệ thống về mặt xử lý 26

Trang 2

2.2.2 Cơ sở lý thuyết để phân tích hệ thống về mặt dữ liệu 29

2.3 Công cụ sử dụng để lập trình 32

2.3.1 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 32

2.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2000 32

2.3.3 Tạo báo cáo với Crystal Report 33

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MẠNH HƯNG PHÁT 34

3.1 Khảo sát thực tế và xác định yêu cầu 34

3.1.1 Khảo sát thực tế 34

3.1.2 Phân tích nghiệp vụ và yêu cầu người dùng 35

3.2 Mô hình hoá các yêu cầu 41

3.2.1 Sơ đồ luồng thông tin IFD 41

3.2.3 Sơ đồ ngữ cảnh 43

3.2.4 Sơ đồ luồng dữ liệu 44

3.3 Thiết kế phần mềm 48

3.3.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu 48

3.3.2 Thiết kế giải thuật 52

3.3.3 Thiết kế giao diện 57

3.4 Cài đặt và triển khai phần mềm 60

3.4.1 Yêu cầu tối thiếu đối với phần cứng và phần mềm 60

3.4.2 Các bước cài đặt phần mềm 60

3.4.3 Đào tạo hướng dẫn người sử dụng 61

3.5 Phương hướng hoàn thiện phần mềm trong tương lai 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, MẪU BIỂU

BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007 – 2011 6

Bảng 3.1: DMKH (Danh mục khách hàng/ nhà cung cấp) 50

Bảng 3.2: DMHH (Danh mục hàng hóa) 50

Bảng 3.3: PhieuXuat (Phiếu xuất kho) 50

Bảng 3.4: PhieuNhap (Phiếu nhập kho) 51

Bảng 3.5: CTPhieuXuat (Chi tiết phiếu xuất kho) 51

Bảng 3.6: CTPhieuNhap (Chi tiết phiếu nhập kho) 51

Bảng 3.7: NhanVien 52

MẪU BIỂU Mẫu số 3.1: Phiếu nhập kho 36

Mẫu số 3.2: Phiếu xuất kho 37

Mẫu số 3.3: Thẻ kho 38

Mẫu số 3.4: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn 39

Trang 5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.2: Sơ đồ xử lý dữ liệu của Visoft Accounting 2005 9

Hình 2.1: Cấu hình phần mềm 14

Hình 2.2: Vòng đời phát triển của phần mềm 16

Hình 2.3: Quy trình phân tích yêu cầu của phần mềm 17

Hình 2.4: Thể hiện tầm quan trọng của thiết kế phần mềm 18

Hình 2.5: Mối liên quan của thiết kế phần mềm với công nghệ phần mềm 18

Hình 2.6: Mối quan hệ giữa hai khía cạnh kỹ thuật và quản lý 19

Hình 2.7: Tiến trình thiết kế phần mềm 20

Hình 3.1: Sơ đồ luồng thông tin 41

Hình 3.2: Sơ đồ phân cấp chức năng 42

Hình 3.3: Sơ đồ ngữ cảnh 43

Hình 3.4: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 44

Hình 3.5: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 – chức năng “Quản lý hàng nhập” 45

Hình 3.6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 – chức năng “Quản lý hàng xuất” 46

Hình 3.7: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 – chức năng “Lập báo cáo” 47

Hình 3.8: Sơ đồ quan hệ thực thể liên kết 52

Hình 3.9: Thuật toán Đăng nhập 53

Hình 3.10: Thuật toán lập phiếu nhập/ xuất kho 54

Hình 3.11: Thuật toán sửa dữ liệu 55

Hình 3.12: Thuật toán xóa dữ liệu 56

Hình 3.13: Thuật toán thêm dữ liệu 57

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, công nghệ thông tin với những ứng dụng thiết thực đang dần khẳngđịnh vị trí của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tham gia vào mọi ngànhnghề để hỗ trợ cho con người đưa ra những phương án nhanh chóng, chính xác và kịpthời Sự phát triển của công nghệ thông tin được xem là kim chỉ nam cho những mụctiêu mới có gắn với các ứng dụng khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp; đó cũng chính

là việc tạo cơ sở hạ tầng, làm nền tảng vững chắc để xây dựng và phát triển nền kinh tếvững mạnh Nó trở thành công cụ đắc lực nhất giúp nâng cao hiệu quả và chất lượngcủa công việc Vì thế, việc đưa tin học vào lĩnh vực quản lý của doanh nghiệp là xuhướng tất yếu Tin học hóa từng bước công tác quản lý, khai thác và điều hành kinhdoanh là công việc cần được thực hiện ngay Hơn nữa trong môi trường kinh doanhcạnh tranh khốc liệt, nắm bắt thông tin kinh tế trở thành vấn đề sống còn đối với cácđơn vị kinh doanh, đơn vị nào chủ động được thông tin sẽ có ưu thế tuyệt đối tronghoạt động kinh doanh

 Lý do chọn đề tài:

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Mạnh HưngPhát em nhận thấy:

Đối với một đơn vị kinh doanh mang tính thương mại có số lượng khách hàng lớn

và đặc biệt là khách hàng vãng lai nhiều như Công ty cổ phần thương mại và dịch vụMạnh Hưng Phát thì việc cập nhật nhanh chóng số lượng hàng tồn kho sẽ rất quantrọng Nó giúp cho nhà quản lý biết chắc chắn khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàngcủa công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt thời cơ trong kinh doanh Nếuviệc quản lý hàng tồn kho không đúng phương pháp và không khoa học sẽ rất dễ gâythất thoát hàng hóa, gây tổn thất cho công ty

Một phần mềm quản lý hàng tồn kho có hiệu quả giúp cho nhà quản lý cập nhật tốtthông tin về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nhà quản lý nắm rõ mặt hàngnào được khách hàng mua nhiều nhất và mặt hàng nào ít được bán nhất cũng giúp nhàquản lý điều tiết được lượng hàng tồn trong kho và lên kế hoạch kinh doanh

Công ty CP TM & DV Mạnh Hưng Phát chuyên kinh doanh các loại mặt hàng sắtthép nên số lượng hàng hóa nhiều, các loại bản mã cũng có nhiều kích thước khácnhau… nên việc quản lý hàng hóa trở nên phức tạp Phân hệ kế toán hàng tồn khotrong phần mềm không còn đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn trong quản lý của công ty,gây ra sự bất tiện Sự cập nhật không kịp thời lượng hàng xuất bán trong ngày đã tạo

Trang 7

nên sự không đồng bộ và thống nhất với phòng kinh doanh Vì thế, xuất phát từ đặcđiểm thực tế và nhu cầu cần có một phần mềm quản lý hàng tồn kho tốt hơn để đápứng nhu cầu ngày càng cao trong quản lý, em đã lựa chọn đề tài:

“ Xây dựng phần mềm quản lý hàng tồn kho tại Công ty cổ phần thương mại

và dịch vụ Mạnh Hưng Phát”

 Mục đích nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về cách thức quản lý hàng tồn kho củacông ty cổ phần thương mại và dịch vụ Mạnh Hưng Phát, từ đó xác định được quytrình thực hiện bài toán quản lý hàng tồn kho và xác định phương pháp luận để phântích – thiết kế hệ thống thông tin quản lý hàng tồn kho Việc tạo ra một phần mềmquản lý hàng tồn kho có hiệu quả sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Vớithông tin chính xác luôn được cập nhật sẽ giúp công ty luôn đáp ứng nhanh nhất có thểđối với yêu cầu của khách hàng về hàng hóa Báo cáo về hàng hóa là căn cứ cho banlãnh đạo có kế hoạch trong việc kinh doanh (nhập hàng – xuất hàng) sao cho có lợinhất cho công ty

 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Quy trình, nghiệp vụ quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần thươngmại và dịch vụ Mạnh Hưng Phát Phương pháp tinh giá hàng tồn khotheo phương pháp tính giá trung bình

- Các công cụ hỗ trợ cho việc lập trình: ngôn ngữ lập trình Visual Basic6.0, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2003,

- Các phương pháp luận về xây dựng phần mềm

 Phương pháp nghiên cứu:

- Để thu thập dữ liệu: sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phươngpháp quan sát và phương pháp phỏng vấn

- Các phương pháp xử lý dữ liệu gồm: phương pháp thống kê, phân tíchtổng hợp, tổng hợp so sánh

Trang 8

Chương 2: Cơ sở phương pháp luận về xây dựng phần mềm.

Chương 3: Xây dựng phần mềm quản lý hàng tồn kho tại Công ty cổ phầnthương mại và dịch vụ Mạnh Hưng Phát

Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Mạnh HưngPhát em đã có được rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn và hiểu hơn về kiến thức mình đãđược học trong trường lớp Em rất cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của giáoviên hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tậptốt nghiệp Ngoài ra, em cũng rất cảm ơn sự chỉ bảo và dạy dỗ đầy tâm huyết của cácthầy cô trong khoa đã cho em những kiến thức vô cùng quý giá

Do có nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nênchuyên đề của em không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong các thầy cô thôngcảm

Sinh viên thực tập: Hà Thị Thanh Thủy

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ

DỊCH VỤ MẠNH HƯNG PHÁT

1.1 Tìm hiều về công ty

1.1.1 Giới thiệu công ty

Công ty CP TM và DV Mạnh Hưng Phát là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cácmặt hàng kim khí, sắt thép gồm: sắt xây dựng công trình, sắt thép chế tạo gia công kimkhí (thép tấm, thép lá, thép hình U, I, C, H, V…), thép ống - hộp các loại

Công ty chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 08 năm 2007 vớivai trò là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm sắt thép của tập đoàn Hòa Phát Với

sự phát triển không ngừng, năm 2009 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang cácloại thép hình và các sản phẩm thép xây dựng khác

- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Mạnh Hưng Phát

- Tên quốc tế: Manh Hung Phat Services and Trading Joint Stock Company

- Trụ sở chính: 420 – Ngô Gia Tự - Phường Đức Giang – Quận Long Biên –TP.Hà Nội

- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty: Ông Nguyễn Văn Mạnh

- Mã số thuế: 0103060380

1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh và đối tượng khách hàng

- Lĩnh vực kinh doanh của công ty:

+ Thép lá, thép tấm, thép hình các loại, cắt bản mã

+ Thép xây dựng, thép ống hộp, V, U ,I ,C, xà gồ

+ Thép lá mạ kẽm các loại, Inox, tôn lợp, ống đúc, thép tròn chế tạo

- Khách hàng chủ yếu: các công ty sản xuất, thương mại và những khách hàngvãng lai có nhu cầu :

+ Công ty ống thép Hòa Phát+ Công ty ống théo 190

Trang 10

+ Công ty cổ phần thép Hàn Việt + Công ty CP SX và TM Phúc Tiến+ Công ty CP thép Phương Trung+ Công ty CP Sông Đà 6.04+ Công ty CP Thép Mới+ Các công ty và khách hàng lẻ khác.

1.1.3 Đặc điểm tổ chức và hoạt động kinh doanh

Đặc điểm tổ chức quản lý

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Cty CP TM và DV Mạnh Hưng Phát

Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danhcông ty ra quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty

- Chủ tịch hội đồng quản trị là người thay mặt HĐQT đưa ra các quyết địnhchính sách cho công ty

- Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, có quyền quyết định tất cả các vấn

đề kinh doanh, tài chính…

- Ban kiểm soát: Kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của tất cả các phòng ban

SOÁT

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

Phòng kinh

doanh Phòng kế toán Phòng nhân sự

Trang 11

trong công ty.

- Phòng kinh doanh: phụ trách khai thác nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng vàthực hiện các hoạt động PR

- Phòng kế toán: Giám sát tình hình tài chính, theo dõi các hoạt động kinh doanhcủa công ty dưới hình thái tiền tệ; tư vấn cho ban lãnh đạo ra các quyết định tàichính phù hợp với từng thời điểm

- Phòng nhân sự: Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự và lên kế hoạch sửdụng, tư vấn cho ban lãnh đạo

Đặc điểm tổ chức kinh doanh – tình hình hoạt động kinh doanh

+ Chi nhánh 1: Dốc Vân – Mai Lâm – Đông Anh – Hà Nội

Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Văn HùngSĐT: 04.3961.0243 – Fax: 04.3961.7196+ Chi nhánh 2: Ngõ 53 – Đức Giang – Long Biên – Hà Nội

Giám đốc chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Hồng BíchSĐT: 043.655.5059 – Fax: 04.365.22658

- Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007 – 2011

2007 7 273 578 254

2008 7 637 257 167 Tăng 5% so với năm 2007

2009 8 080 218 083 Tăng 5,8% so với năm 2008

2010 8 726 635 530 Tăng 9% so với năm 2009

Trang 12

2011 10 035 630 859 Tăng 15% so với năm 2010

1.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Công ty Cổ phần thương mại

và dịch vụ Mạnh Hưng Phát

1.2.1 Hiện trạng về phần cứng

- Công ty đã thực hiện triển khai việc tin học hóa vào các quy trình nghiệp vụ kháhoàn thiện

- Hiện công ty có 17 máy tính để bàn cho 04 phòng ban với cấu hình:

+ Bộ vi xử lý: Intel® Pentium® E6500 (2.93Ghz), 1066Mhz, 2MBcache

+ Bộ nhớ trong: 2GB DDR2+ Ổ đĩa cứng: 320GB Sata+ Card màn hình: Intel GMA+ Kết nối mạng: LAN 10/100 Mbps

- Công ty có 1 máy fax, 2 máy đa năng (in + fax + scan), 1 máy phô tô

- Ngoài ra công ty còn trang bị máy tính xách tay cho giám đốc và kế toántrưởng

- Công ty sử dụng bộ phần mềm hỗ trợ Microsoft Office có sẵn để thực hiện quản

lý, xử lý các công văn, giấy tờ như: hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, báo giáhàng hóa…

- Ngoài ra, công ty đã và đang sử dụng phần mềm kế toán Visoft Accounting

2005 của Công ty CP phần mềm Việt Á Đây là một công ty chuyên nghiệptrong lĩnh vực phát triển và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực phần mềm kế

Trang 13

- Phần mềm bao gồm các phân hệ sau:

+ Kế toán Quỹ, ngân hàng

+ Kế toán bán hàng và công nợ phải thu

+ Kế toán mua hàng và công nợ phải trả

+ Quản lý hàng tồn kho

+ Kế toán chi phí và giá thành

+ Kế toán tài sản cố định

+ Kế toán tổng hợp, các báo cáo tài chính, thuế

+ Các báo cáo quản trị

- Phần mềm đã giúp công ty đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ, tăng khả năng

xử lý thông tin

Trang 14

- Quá trình xử lý dữ liệu của phần mềm Visoft Accounting

Hình 1.2 Sơ đồ xử lý dữ liệu của Visoft Accounting 2005

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Lập chứng từ

Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán

Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ

Sổ sách kế toánBáo cáo tài chính

Trang 15

1.2.3 Hiện trạng về kết nối mạng

- Các máy tính của công ty được kết nối mạng Internet giúp cho việc cập nhậtthông tin một cách nhanh chóng Nhân viên kinh doanh có thể truy cập vào địachỉ mail của công ty thepmanhhungphat@gmail.com để nhận – gửi các bản hợpđồng, báo giá hàng hóa… cho các đối tác Ngoài ra, website riêngmanhhungphat.com cũng thường xuyên được cập nhật các thông tin về hànghóa, giá cả và nhận đặt hàng online

- Các máy tính cũng được kết nối mạng LAN để chia sẻ các file dự liệu trênFolder Lamviectrenmaychu Nhân viên có thể truy cập vào thư mục này để lấythông tin về khách hàng, báo giá hàng hóa, đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, cácbản đối chiếu công nợ với các công ty…

- Giám đốc các chi nhánh và trưởng các phòng ban đều có trình độ tin học vững

1.2.5 Đánh giá ưu – nhược điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin

1.2.5.1 Ưu điểm

- Công ty có điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt, có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết

- Kết nối mạng internet và LAN giúp chia sẻ thông tin hiệu quả, giảm bớt thờigian tìm kiếm

- Trình độ tin học của nhân viên tốt

- Phần mềm kế toán Visoft Accounting đáp ứng hiệu quả các thao tác nghiệp vụtrên phân hệ kế toán quỹ - ngân hàng, kế toán bán hàng và công nợ phải thu, kếtoán mua hàng và công nợ phải trả, kế toán tổng hợp – báo cáo tài chính- thuế

1.2.5.2 Nhược điểm

Công ty đã có những đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng, tuy nhiên việc sử dụng những ưuthế sẵn có là chưa hiệu quả do chưa nắm vững tất cả các chức năng của cơ sở hạ tầnghiện có

Trang 16

Kết nối mạng trong công ty chưa được sử dụng hợp lý, ngoài việc gửi mail thì cáctiềm năng khác về mạng chưa được khai thác triệt để Cán bộ nhân viên còn dùng quánhiều thời gian vào những việc không nằm trong hệ thống công việc hàng ngày như:chat, đọc báo điện tử,…

Trang web của công ty mới chỉ mang tính chất giới thiệu và quảng bá hình ảnh củacông ty chứ chưa được sử dụng vào kinh doanh online, thanh toán trực tuyến… Trangweb này chi là trang web tĩnh nên thông tin ít được cập nhật và sự cập nhật khôngđược thường xuyên, liên tục

Phân hệ Quản lý hàng tồn kho trên Phần mềm Visoft Accounting không thể hiệnđược tính ưu việt đối với quy trình nghiệp vụ quản lý hàng tồn kho tại công ty CP TM

& DV Mạnh Hưng Phát Phân hệ này cũng chưa đáp ứng được khả năng cập nhậtthông tin liên tục và nhanh chóng Nó chưa thể cho ra báo cáo hàng ngày về các mặthàng bán chạy nhất theo yêu cầu của nhà quản lý

Mặc dù cán bộ công ty có kiến thức tin học vững, tuy nhiên vẫn chưa sử dụng cáckiến thức có được của bản thân để vận dụng vào công tác quản lý và các thao tácnghiệp vụ hiệu quả

Trang 17

+ Chương trình máy tính: Mã nguồn, mã máy.

+ Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình xử lý các thông tin thích hợp: cấutrúc làm việc (bộ nhớ trong), cấu trúc lưu trữ (bộ nhớ ngoài)

+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm: hướng dẫn sử dụng (dùng cho ngườidùng), tham khảo kỹ thuật (dùng cho người bảo trì), tài liệu phát triển (dành cho nhàphát triển)

2.1.2 Các đặc trưng và vai trò của phần mềm

2.1.2.1 Các đặc trưng của phần mềm

Phần mềm là phần tử hệ thống logic chứ không phải là hệ thống vật lý do đó nó

có những đặc trưng khác với hệ thống phần cứng

- Phần mềm được kỹ nghệ hoá, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển với

sự tiêu thụ các nguyên nhiên vật liệu Nó là sản phẩm của ngành côngnghiệp phần mềm, phần mềm hàm chứa một lượng tri thức rất lớn được tạo

ra chủ yếu dựa vào tri thức và trí tuệ của người sản xuất phần mềm

- Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng nhưng thoái hoá theothời gian

- Thay đổi là bản chất của phần mềm vì nó cần đáp ứng nhu cầu của ngườidùng

- Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ không lắp ráp từ các thànhphần có sẵn

- Phần mềm là phần tử rất dễ được nhân bản

Trang 18

2.1.2.2 Vai trò của phần mềm

- Phần mềm là “linh hồn” của các hệ thống máy tính

- Nó là nền tảng của mọi hoạt động xã hội và tổ chức

- Mọi nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào phần mềm:

+ Thu, chi từ phần mềm chiếm đáng kể trong GNP

+ Phần mềm sai , hỏng thì kinh tế tổn thất rất lớn

- Phần mềm tạo nên sự khác biệt giữa các tổ chức:

+ Phong cách làm việc của những tổ chức có sử dụng phần mềm chuyên nghiệphơn, thoải mái hơn

+ Năng suất lao động cũng sẽ được nâng cao khi tổ chức sử dụng các phầnmềm phù hợp

 Ngày càng có nhiều hệ thống được phần mềm điều khiển, trợ giúp Tính tựđộng của các hệ thống ngày một cao Ứng dụng phần mềm có mặt trên mọi lĩnhvực xã hội: kinh tế, giáo dục, quân sự…

2.1.3 Khái quát về công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm – Software Technology bao gồm một tập hợp với 3 yếu

tố chủ chốt: Phương pháp, công cụ và thủ tục giúp cho nhà quản lý có thể kiểm soátđược quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho kỹ sư phần mềm một nền tảng đểxây dựng một phần mềm chất lượng cao

- Các phương pháp của công nghệ phần mềm đưa ra cách làm về kỹ thuật đểxây dựng phần mềm Nội dung của các phương pháp bao gồm:

+ Lập kế hoạch và ước lượng dự án phần mềm

+ Phân tích yêu cầu hệ thống và phần mềm

+ Thiết kế cấu trúc dữ liệu

Trang 19

- Các thủ tục của công nghệ phần mềm là chất keo dán phương pháp và công

- Đầu vào: Dữ liệu vào là dữ liệu ở bên ngoài máy tính, và chúng được đưa

vào bằng cách sử dụng một thiết bị đầu vào Thiết bị đầu vào được sử dụng

để đưa dữ liệu vào máy tính có thể là: bàn phím, máy quét, hoặc đượctruyền từ một máy tính khác

- Đầu ra: Dữ liệu ra ngược lại so với dữ liệu vào ở chỗ, đầu ra là các dữ liệu

được đưa ra ngoài máy tính Một số các thiết bị đầu ra như máy in, màn hìnhhiển thị, một máy tính khác

- Sự lưu trữ dữ liệu và sự tìm kiếm dữ liệu: Dữ liệu được mô tả ở dạng vật lý,trong một máy có thể đọc được các khuôn dạng dữ liệu Việc tìm kiếm dữliệu được hiểu là bạn có thể truy nhập vào dữ liệu ở dạng lưu trữ của nó.Việc lưu trữ và tìm kiếm luôn đi cùng với nhau (cả ở mức quan niệm lẫntrong các chương trình phần mềm) Việc lưu trữ dữ liệu đòi hỏi hai kiểuđịnh nghĩa dữ liệu là kiểu vật lý và kiểu logic

 Xử lý:

- Xử lý bao gồm một chuỗi các lệnh hoặc các sự kiện có liên quan với nhaulàm việc với các dữ liệu Kết quả của một xử lý có thể là: làm thay đổi cơ sở

dữ liệu, đưa dữ liệu trả lời ra thiết bị đầu cuối, máy in hoặc in ra giấy, có thể

Cấu trúc dữ liệu

Văn bản chương trình

Đặc tả kiểm thử

Chương trình làm việc

Trang 20

là những yêu cầu về các trang thiết bị, sản sinh những chương trình, hoặclưu trữ những luật, những thông tin mới, được suy diễn ra về các tình huống,các phần tử.

 Ràng buộc:

- Ràng buộc bao gồm: ràng buộc thứ tự trước, ràng buộc thứ tự sau, ràng buộcthời gian, ràng buộc cấu trúc, ràng buộc điều khiển và cả ràng buộc về thamchiếu

- Ràng buộc về thứ tự trước (Prerequisite Constraint): Bắt buộc về thứ tự trước là

điều kiện đầu tiên phải được đáp ứng để có thể bắt đầu quá trình xử lý

- Ràng buộc về thứ tự sau (Postrequisite Constraint): Ràng buộc loại này là

điều kiện cần phải thỏa mãn để quá trình xử lý có thể hoàn thành được Cụmcâu lệnh này được đưa vào cuối quá trình xử lý

- Ràng buộc về thời gian (Time Constraint): Bao gồm ràng buộc về thời gian

xử lý, thời gian phân chia cho một quá trình xử lý, thời gian yêu cầu đối vớicác quá trình xử lý bên ngoài, thời gian xử lý đồng bộ, thời gian trả lời choquá trình xử lý với giao diện ngoài

- Ràng buộc về mặt cấu trúc: Có thể hiểu là bao gồm việc xác định loại đầu

vào và đầu ra của dữ liệu nào được cho phép, quá trình xử lý được thực hiệnnhư thế nào và mối quan hệ giữa các quá trình với nhau

- Ràng buộc về điều khiển: Liên quan đến việc duy trì mối quan hệ về dữ liệu.

- Ràng buộc về suy diễn: Đó là những khả năng có thể xảy ra từ một ứng dụng,

dựa vào các kết quả trước đó, hoặc có thể dựa vào các quan hệ về dữ liệu, ta

2.1.4 Vòng đời phát triển của phần mềm

Mỗi phần mềm từ khi ra đời, phát triển đều trải qua một chu kỳ trong công nghệphần mềm gọi là vòng đời phát triển của phần mềm Đó là các hoạt động từ khi phần

Trang 21

mềm được đặt hàng, phát triển, sử dụng cho tới khi bị loại bỏ Quy trình phát triển củaphần mềm đựơc thể hiện qua các giai đoạn sau:

Hình 2.2: Vòng đời phát triển của phần mềm

2.1.4.1 Công nghệ hệ thống:

Phần mềm là một bộ phận của hệ thống quản lý nói chung Do đó, công việcnghiên cứu phần mềm phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các thành phầnkhác của hệ thống quản lý như: phần cứng, nhân tố con người, cơ sở dữ liệu…

2.1.4.2 Phân tích yêu cầu phần mềm:

Nghiên cứu kỹ các yêu cầu của người sử dụng và của hệ thống phần mềm để xây dựng các đặc tả về hệ thống là cần thiết, nó sẽ xác định hành vi của hệ thống

Nhiệm vụ của giai đọan này là phải trả lời được các câu hỏi sau:

 Đầu vào của hệ thống là gì?

 Những quá trình cần xử lý trong hệ thống, hay hệ thống phần mềm sẽ phải

xử lý những cái gì?

 Đầu ra: kết quả xử lý của hệ thống là gì?

 Những ràng buộc trong hệ thống, chủ yếu là mối quan hệ giữa đầu vào vàđầu ra như thế nào?

Trả lời được câu hỏi trên, nghĩa là phải xác định được chi tiết các yêu cầu làm

cơ sở để đặc tả hệ thống Đó là kết quả của sự trao đổi, thống nhất giữa người đầu tư,người sử dụng với người xây dựng hệ thống Mục tiêu là xây dựng các hồ sơ mô tả chi

Trang 22

tiết các yêu cầu của bài toán nhằm nêu bật được hành vi, chức năng cần thực hiện của

hệ thống dự kiến

Như vậy, phân tích yêu cầu là quá trình suy luận các yêu cầu hệ thống thôngqua quan sát hệ thống hiện tại, thảo luận với các người sử dụng, phân tích công việc.Việc này có thể liên quan với việc tạo một hay nhiều mô hình khác nhau Nó giúp cácphân tích viên hiểu biết hệ thống Các mẫu hệ thống cũng có thể được phát triển để mô

tả các yêu cầu Ta có quy trình để có các chức năng của hệ thống:

Hình 2.3: Quy trình phân tích yêu cầu của phần mềm

2.1.4.3 Thiết kế và mã hóa phần mềm:

Nhiệm vụ của thiết kế là chuyển đổi những yêu cầu của hệ thống (kết quả củaquá trình phân tích) sang dạng biểu diễn của hệ thống phần mềm Nghĩa là xây dựngcác mô tả văn bản (thiết kế chi tiết) nêu rõ mối quan hệ giữa tiền điều kiện và hậu điềukiện cho tất cả các chức năng (quá trình) của hệ thống Tiền điều kiện xác định nhữngcái sẽ nhận giá trị chân lý đúng trước khi một quá trình thực hiện, còn hậu điều kiệnxác định những điều sẽ nhận giá trị đúng khi chấp nhận tiền điều kiện và khi quá trình

Định nghĩa các yêu cầu

Tài liệu yêu

Đặc tả các yêu cầu

Trang 23

Tầm quan trọng của thiết kế được thể hiện qua hình sau:

Hình 2.4: Thể hiện tầm quan trọng của thiết kế phần mềm

Như vậy, thiết kế là một thực tế về một quyết định chọn lựa, xây dựng một đặc

tả về hành vi nhìn thấy được từ bên ngoài và bổ sung các chi tiết cần thiết cho việc càiđặt trên hệ thống máy tính bao gồm cả chi tiết về tổ chức quản lý dữ liệu, công việc vàtương tác với con người Thiết kế phải nhờ vào các kinh nghiệm và phải học tập nhữngcái có sẵn từ các hệ thống khác; không thể chỉ đọc sách là đủ Bản thiết kế tốt là chìakhóa cho sự thành công của hệ thống

Mối liên quan của thiết kế phần mềm với công nghệ phần mềm được thể hiệnqua sơ đồ sau:

Hình 2.5: Mối liên quan của thiết kế phần mềm với công nghệ phần mềm

Bảo trìKiểm thử Cài đặt Thiết kế

Cài đặt Kiểm thử Bảo trì

Thiết kế

dữ liệu

Thiết kế cấu trúc

Thiết kế thủ tục

Module chương trình

Phần mềm đã tích hợp và kiểm thử

Trang 24

Thiết kế phần mềm là hoạt động được xác lập dựa trên hai mặt: quản lý và kỹthuật, chúng đan xen với nhau Mối quan hệ giữa hai khía cạnh kỹ thuật và quản lýđược thể hiện qua sơ đồ:

Hình 2.6: Mối quan hệ giữa hai khía cạnh kỹ thuật và quản lý

 Trong quan điểm quản lý: thiết kế phần mềm được tiến hành 2 bước:+ Thiết kế sơ bộ: quan tâm đến việc dịch các yêu cầu thành các kiến trúc dữ liệu

tả bằng nhiều mức khác nhau của cách tiếp cận trừu tượng hóa, nhằm tách các bộ phậncấu thành của bài toán nhằm nâng cao độ chắc chắn, độ tin cậy của hệ thống

Tiến trình thiết kế được chỉ ra ở sơ đồ sau:

Thiết kế sơ bộThiết kế chi tiết

Thiết kế dữ liệuThiết kế kiến trúc

Thiết kế thủ tụcThiết kế đối tượngThiết kế giao diện

Khía cạnh

kỹ thuậtKhía cạnh quản lý

Trang 25

Hình 2.7: Tiến trình thiết kế phần mềm

2.1.4.4 Kiểm thử:

Tiến trình kiểm thử tập trung vào phần logic bên trong của phần mềm, đảm bảorằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện ra các lỗi và kết quả phùhợp với dữ liệu vào

Khi kiểm thử phần mềm ta thường phát hiện ra một số lỗi như:

+ Lỗi chiến lược: ý đồ thiết kế sai

+ Phân tích các yêu cầu không đầy đủ hoặc lệch lạc

+ Hiểu sai về các chức năng

+ Vi phạm nguyên lý đối tượng

+ Lỗi tại các thủ tục chịu tải, đây là những lỗi nặng

+ Lỗi lây lan: lỗi được truyền từ chương trình này sang chương trình khác.+ Lỗi cú pháp: viết sai quy định của ngôn ngữ

+ Hiệu ứng phụ: lỗi xảy ra khi một đơn vị chương trình làm thay đổi giá trịcủa một biến ngoài ý kiến của lập trình viên

Các lỗi của phần mềm tuân theo nguyên lý mức độ lỗi:

a) Mức chịu tải tăng theo chiều đi xuống: lỗi phát ra ở mức dưới được xem

Thiết kế hình thức

Thiết kế hoàn chỉnh

Trang 26

nhỏ lớn đều phải được phát hiện ở một bước nào đó của chương trình, trước khi lỗi đóhoành hành.

Có hai kiểu kiểm thử:

+ Kiểu thứ nhất liên quan logic được kiểm tra thế nào trong ứng dụng Chiếnlược kiểm thử logic có thể là black-box hoặc white-box Chiến lược kiểm thử black-box cho ràng module của chương trình hoặc hệ thống liên quan tới đầu vào và đầu ra.Các chi tiết logic chi tiết được che dấu và không cần phân tích Chiến lược black-box

có tính hướng dữ liệu White-box hướng tới việc cho rằng logic đặc trưng là quantrọng và cần phải kiểm tra White-box đánh giá một vài hoặc tất cả mặt logic để kiểmtra được tính đúng đắn của chức năng White-box hướng về logic - giải thuật

+ Kiểu thứ hai liên quan tới việc kiểm thử được tiến hành thế nào, không quantâm chiến lược kiểm tra logic Nó là top-down hoặc bottom-up Top-down coi chươngtrình chính là quan trọng nhất nên cần phải phát triển và kiểm tra trước và tiếp tụctrong quá trình phát triển Bottom-up cho rằng các module và chương trình riêng sẽđược phát triển hoàn toàn như standalone Vậy chúng được kiểm thử riêng rẽ sau đóđược kết hợp thành kiểm tra tổ hợp

Sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng, chắc chắn nó sẽ phải có nhữngthay đổi để hoàn toàn tương thích với các điều kiện quản lý của cơ sở thực tế - Sự thayđổi của OS hay thiết bị ngoại vi Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng yêu cầunâng cao chức năng hay hiệu năng Việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bướccủa vòng đời phát triển cho chương trình hiện tại chứ không phải chương trình mới

2.1.5 Các phương pháp thiết kế phần mềm

2.1.5.1 Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống – Top Down Design

Đây là phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá Tức làphân ra một vấn đề cần giải quyết thành các vấn đề nhỏ hơn, chi tiết hơn theo sơ đồhình cây cho tới khi nhận được các module độc lập, không phân chia nhỏ hơn đượcnữa Khi thiết kế phần mềm ứng dụng, người ta đi từ tổng quát đến chi tiết để tạo

Trang 27

thành một hệ thống thống nhất Trên cơ sở của hệ thống này, người ta phân chia côngviệc cho các nhóm mà vẫn đảm bảo tính mục tiêu cho chương trình

2.1.5.2 Phương pháp thiết kế từ dưới lên – Bottom Up Design

Tư tưởng của phương pháp thiết kế này ngược lại với phương pháp Top DownDesgin

Đối với phương pháp này, người thiết kế sẽ đi từ chi tiết đến tổng hợp Trướchết tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự vềchức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán chúng ta gộp lại thành từngnhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính Sau đó sẽ thiết kế thêm một

số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùngthiết kế chương trình tập hợp các module thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh

Lĩnh vực nghiên cứu của phương pháp này là những cơ sở đã được tin học hoátừng phần Phương pháp này cho phép vừa sử dụng được những chương trình đã có vàphát huy hiệu quả mà không phải xoá đi để làm lại từ đầu mà vẫn đảm bảo chỉnh thểcủa một hệ thống

2.1.6 Nguyên tắc thiết kế giao diện

Một số nguyên tắc cơ bản cho việc thiết kế các form để hiện thông tin trên màn hình như sau:

 Khuôn dạng màn hình nhập liệu phải được thiết kế giống như khuôn dạng của tàiliệu gốc Không bắt người sử dụng phải nhớ thông tin từ màn hình này sang mànhình khác

 Nên nhóm các trường thông tin trên màn hình theo một trật tự có ý nghĩa tự nhiên,theo tần số sử dụng, theo chức năng hoặc tầm quan trọng

 Không bắt người dùng phải nhập các thông tin thứ sinh tức là những thông tin cóthể tính toán được hoặc suy luận được từ những thông tin đã có

 Tự động cập nhật những giá trị ngầm định nếu có thể

 Sử dụng phím tab, phím enter để chuyển đến các trường thông tin tiếp theo

Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình

 Về mặt từ ngữ: Mỗi thực đơn phải có tiêu đề rõ nghĩa, từ mục phải mô tả rõ chứcnăng sẽ được thực hiện

 Về mặt tổ chức: phân các thực đơn thuộc cùng một nhóm chức năng vào những

Trang 28

mục riêng.

 Về mặt kích thước và hình thức: số lượng các mục trên thực đơn không nên vượtquá chiều dài màn hình Có thể sử dụng thực đơn nhiều cấp để thay thế những thựcđơn quá dài Thực đơn có sử dụng tiếng Việt có dấu và có định nghĩa phím tắt tạođiều kiện khi sử dụng

2.1.7 Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm phần mềm

Để đánh giá được sản phẩm của một nền công nghệ là tốt hay xấu, chúng taphải nghiên cứu để đưa ra được những tiêu chuẩn đánh giá chúng Chất lượng của sảnphẩm phần mềm bao gồm nhiều yếu tố dựa trên các tiêu chuẩn đã được tổng kết

2.1.7.1 Tính đúng

Một sản phẩm thực hiện được gọi là đúng nếu nó thực hiện chính xác nhữngchức năng đã đặc tả và thỏa mãn các mục đích công việc của khách hàng

Như vậy, một sản phẩm phải được so sánh chuẩn đặt ra để kiểm tra tính đúng

và điều này dẫn đến có nhiều bậc thang về tính đúng

Liệt kê theo thang giảm dần, tính đúng của phần mềm có thể:

+ Tuyệt đối đúng,+ Đúng ,

+ Có lỗi,+ Có nhiều lỗi,

Ví dụ: Một hệ thống xử lý dữ liệu không chạy được khi file cơ sở dữ liệu rỗnghoặc có quá 104 bảng ghi, là những hệ thống vi phạm tính đúng

Trang 29

Phần mềm có thể kiểm thử được là phần mềm mà nó có cách dễ dàng để có thểkiểm tra được Đảm bảo rằng nó thực hiện đúng các chức năng dự định.

2.1.7.5 Tính hữu hiệu

Tính hữu hiệu của phần mềm được xác định qua các tiêu chuẩn sau:

- Hiệu quả kinh tế hoặc ý nghĩa; giá trị thu được do áp dụng sản phẩm đó

- Tốc độ xử lý sản phẩm

- Giới hạn tối đa của sản phẩm hoặc miền xác định của chương trình đượcxác định qua khối lượng tối đa của các đối tượng mà sản phẩm đó quảnlý

2.1.7.6 Tính sáng tạo

Một sản phẩm phần mềm có tính sáng tạo khi nó thảo mãn một trong các tínhchất sau:

- Sản phẩm được thiết kế và cài đặt đầu tiên

- Sản phẩm được phục vụ cho những đặc thù riêng

- Sản phẩm có những đặc điểm khác về mặt nguyên lý so với các sảnphẩm hiện hành

- Sản phẩm có những ưu thế nổi bậc so với sản phẩm hiện hành

2.1.7.7 Tính an toàn

Tính an toàn của sản phẩm phần mềm được đánh giá thông qua:

- Có cơ chế bảo mật và bảo vệ các đối tượng do hệ thống phát sinh hoặcquản lý

- Bản thân sản phẩm được đặt trong một cơ chế bảo mật nhằm chống saochép trộm hoặc làm biến dạng sản phẩm đó

2.1.7.8 Tính toàn vẹn

Sản phẩm phần mềm có tính toàn vẹn khi nó:

- Có cơ chế ngăn ngừa việc thâm nhập bất hợp pháp vào phần mềm hay

dữ liệu và ngăn ngừa việc phát sinh ra những đối tượng (dữ liệu, đơnthể ) sai quy cách hoặc mâu thuẩn với các đối tượng sẳn có

- Không gây ra nhập nhằng trong thao tác Đảm bảo nhất quán về cú pháp

- Có cơ chế phục hồi lại toàn bộ hoặc một phần những đối tượng thuộc

Trang 30

toàn bộ hoặc một phần những đối tượng thuộc diện quản lý của sảnphẩm trong trường hợp có sự cố như hỏng máy, mất điện đột ngột.

2.1.7.9 Tính đối xứng và đầy đủ chức năng

Sản phẩm cung cấp đủ các chức năng cho người sử dụng và các chức năng củasản phẩm có các cặp loại trừ lẫn nhau, ví dụ các chức năng đối xứng thường gặp:

+ Tạo lập - Hủy bỏ,+ Thêm - Bớt (xem - xóa),+ Tăng - Giảm,

+ Dịch chuyển lên - xuống; phải - trái,+ Quay xuôi - ngược chiều kim đồng hồ,

2.1.7.10 Tính tiêu chuẩn và tính chuẩn

Sản phẩm phần mềm cần đạt được một số tiêu chuẩn tối thiểu được thừa nhậntrong thị trường hoặc trong khoa học, và có thể chuyển đổi dạng cấu trúc dữ liệu riêngcủa hệ thống sang chuẩn và ngược lại

Tính chuẩn của phần mềm thể hiện ở sản phẩm đó phù hợp với các chuẩn quốc giahoặc quốc tế

Trong khi xây dựng phần mềm, cần tuân theo nguyên tắc chuẩn hoá sau:

+ Chỉ thiết kế và xây dựng phần mềm sau khi đã xác định được chuẩn.+ Mọi thành phần của phần mềm phải được thiết kế và cài đặt theo cùngmột chuẩn (tối tiểu thì các chuẩn phải tương thích nhau)

2.1.7.11 Tính độc lập

Phần mềm cần và nên đảm bảo được tính độc lập với các đối tượng sau:

- Độc lập với thiết bị,

- Độc lập với cấu trúc của đối tượng mà sản phẩm đó quản lý,

- Độc lập với nội dung của đối tượng mà sản phẩm đó quản lý

2.1.7.12 Tính dễ phát triển, hoàn thiện

Thể hiện ở phần mềm có thể mở rộng cho các phương án khác hoặc mở rộng,tăng cường về mặt chức năng một cách rõ ràng

2.1.7.13 Một số tính chất khác

Trang 31

Ngoài các tính chất trên, tuỳ theo công dụng mà sản phẩm phần mềm cần phảiđược bổ sung các tính chất sau:

- Tính phổ dụng: có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực theo nhiều chế độ làmviệc khác nhau

- Tính đơn giản: mang những yếu tố tâm lý: dễ thao tác, dễ học, dễ hoànthiện kỹ năng khai thác sản phẩm, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ

- Tính liên tác: là tính chất cần có để có thể gắn hệ thống này với hệ thống khác

- Tính súc tích: là độ gọn của chương trình tính theo số mã dòng lệnh

- Tính dung thứ sai lầm: tức là những hỏng hóc xuất hiện khi chươngtrình gặp phải lỗi được chấp nhận

- Tính module: là sự độc lập chức năng của các thành phần trong chươngtrình

- Tính đầy đủ hồ sơ: hệ thống phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý khi xây dựng

- Tính theo dõi được, tính dễ vận hành,

2.2 Công cụ sử dụng để phân tích

2.2.1 Cơ sở lý thuyết để phân tích hệ thống về mặt xử lý

Phân tích hệ thống thông tin mới nói chung là sự nhận thức và mô tả một hệ thống,bởi vậy người ta thường dùng các mô hình, các biểu đồ trừu tượng hóa

Mô hình hóa hệ thống:

Khái niệm: Mô hình là một dạng trừu tượng hóa của một hệ thống thực

Mục đích của mô hình hóa: Cho phép nghiên cứu các đối tượng thuận lợi

Phương pháp phân tích và thiết kế hướng cấu trúc

Tiếp cận hệ thống từ trừu tượng đến cụ thể, từ trên xuống dưới

Hệ thống sẽ được nghiên cứu từ mức cao nhất, sau đó phân rã thành các mô đun

ở mức tiếp theo để nghiên cứu

Việc nghiên cứu chức năng của hệ thống và dữ liệu sử dụng cho hệ thống làtương đối độc lập

Một số phương pháp phân tích và thiết kế có cấu trúc như: SA (phân tích hệthống về chức năng), E/A (phân tích hệ thống về dữ liệu), SD (Thiết kế hệ thống)

Có một số công cụ chính để để diễn tả chức năng chính của hệ thống:

Trang 32

2.2.1.1 Sơ đồ luồng thông tin (IFD)

Sơ đồ luồng thông tin (IFD) được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức

động Tức là mô tả sự di chuyển của các tài liệu, thông tin, việc xử lý, lưu trữ chúngtrong thế giới vật lý bằng các sơ đồ

Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:

Lưu ý:

+ Dòng thông tin vào ra với kho dữ liệu không cần phải có mũi tên chỉ hướng

+ Có thể dùng thêm một số ký tự khác như màn hình, đĩa từ

2.2.1.2 Biểu đồ phân cấp chức năng

Biểu đồ phân cấp chức năng là công cụ khởi đầu để mô tả hệ thống qua chứcnăng do công ty IBM phát triển vì vậy cho đến nay nó vẫn còn được sử dụng Nó chophép phân rã dần dần các chức năng từ chức năng mức cao thành các chức năng chitiết nhỏ hơn và kết quả cuối cùng ta thu được một cây chức năng, cây chức năng này

xác định một cách rõ ràng dễ hiểu cái gì xảy ra trong hệ thống

Thành phần của biểu đồ bao gồm:

Tài liệu

- Xử lý

- Kho lưu trữ dữ liệu

Trang 33

- Các chức năng: được ký hiệu bằng hình chữ nhật có gán tên nhãn

- Kết nối: kết nối các chức năng mang tính chất phân cấp và được ký hiệu bằngđoạn thẳng nối chức năng cha tới chức năng con

Ký pháp sử dụng trong biểu đồ chức năng

2.2.1.3 Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD)

Mục đích diễn tả các chức năng của hệ thống trong các mối quan hệ trước sautrong tiến trình xử lý, trong bàn giao thông tin cho nhau Mục đích của biểu đồ luồng

dữ liệu là giúp ta thấy được đằng sau những cái gì thực tế xảy ra trong hệ thống, làm rõcác chức năng và thông tin cho quản lý

Biểu đồ này dựa vào phương pháp phát triển hệ thống có cấu trúc bao gồm ba

- Xác định quá trình xử lý (PS) mô tả quá trình xử lý một cách chi tiết

Cách thức xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu:

o Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng

Trang 34

mục thông tin trong hồ sơ) vào hoặc ra một chức năng nào đó

o Kho dữ liệu: là một đối tượng lưu một tập các dữ liệu được sử dụngcho các chức năng của hệ thống

o Tác nhân: Là một thực thể ngoài hệ thống có quan hệ thông tin với hệthống

Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)

2.2.2 Cơ sở lý thuyết để phân tích hệ thống về mặt dữ liệu

Mục tiêu của giai đoạn phân tích hệ thống về dữ liệu là xây dựng mô hình dữliệu quan niệm

Để hiểu và phân tích tốt hệ thống về mặt Dữ liệu ta cần phải hiểu rõ một số vấn

đề sau đây:

2.2.2.1 Mã hóa các tên gọi

* Mã hóa các tên gọi là việc gán một tên gọi vắn tắt cho một đối tượng nào đó Các đốitượng trong hệ thống được đặt tên có thể là:

- Các ứng dụng tin học khác nhau trong một doanh nghiệp

Trang 35

- Các thông tin trong các tài liệu hoặc các tệp

- Các biến dùng trong các chương trình

* Việc mã hóa phải đạt một trong những yêu cầu sau đây:

- Mã hóa liên tiếp: Dùng các số liên tiếp để chỉ các đối tượng

VD: Mã hóa khách hàng theo thứ tự thời gian: 001, 002, …, 084, 010309…

- Mã hóa theo lát: Dùng từng lát cho từng loại đối tượng Trong mỗi lát, thườngdùng kiểu mã hóa liên tiếp

- Mã hóa phân đoạn: Mã hóa được phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn mang theomột nghĩa riêng

- Mã hóa phân cấp: là một dạng của phân đoạn nhưng mỗi đoạn chỉ một tập hợpcác đối tượng và các tập hợp đó bao nhau theo thứ tự từ trái qua phải

- Mã hóa diễn nghĩa: Gán một tên ngắn gọn, nhưng hiểu được cho tưng đốitượng Đây là cách mã hóa rất tiện dung cho xử lý thủ công

2.2.2.2 Mô hình dữ liệu quan niệm

Mô hình dữ liệu quan niệm là mô hình mô tả tập các dữ liệu được sử dụng tronghoạt động nghiệp vụ và tập các mối liên kết giữa chúng Mô hình này là cơ sở của việcthiết kế CSDL hệ thống

Xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm được tiến hành song song với phân tích

hệ thống về chức năng nhằm để đưa ra mô hình dữ liệu phù hợp, thỏa mãn với các yêucầu của hệ thống các chức năng nghiệp vụ

Mô hình dữ liệu quan niệm được thể hiện ở hai mức tương ứng với hai môhình:

Trang 36

* Mô hình thực thể liên kết (Entity Relationship Model): bao gồm một tập các thực

thể có mối liên kết với nhau thỏa mãn các ràng buộc xác định nhằm mô tả dữ liệu củaHTTT

- Do P.P.Chen đề xuất vào năm 1976 Các khái niệm được sử dụng trong môhình này bao gồm: Kiểu thực thể, thực thể, thuộc tính của kiểu thực thể, khóa của kiểuthực thể, kiểu liên kết, ngôi của kiểu liên kết, thuộc tính của kiểu liên kết, ràng buộccủa kiểu liên kết

- Kiểu thực thể (Entity Type) : là một tập các đối tượng dữ liệu có cùng cấutrúc Mỗi kiểu thực thể được xác định bởi một tên định danh, và được mô tả bởi mộthình chữ nhật Mỗi kiểu thực thể có thể có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính được nốivới kiểu thực thể bởi một đoạn thẳng

- Thực thể (Entity): Là một thể hiện hoặc là một đối tượng cụ thể của loại thựcthể

- Thuộc tính của kiểu thực thể (Entity Attribute ): là các đặc tính riêng biệt cơbản của kiểu thực thể Mỗi thuộc tính được xác định bởi một tên và được mô tả trong

hình Ovan Có nhiều kiểu thuộc tính như: thuộc tính đơn, thuộc tính phức hợp, thuộc

tính đa trị, thuộc tính lưu trữ, thuộc tính suy diễn được, thuộc tính đa trị, thuộc tính có giá trị không xác định

- Khóa của kiểu thực thể (Entity Key): là một thuộc tính của thực thể đượcdùng để định danh thực thể, nhằm để xác định một thực thể Mỗi khóa có tên và được

mô tả trong hình Ovan có ghạch chân dưới tên khóa Một kiểu thực thể có thể có nhiềuthuộc tính khóa, kiểu thực thể không có thuộc tính khóa là kiểu thực thể yếu

- Kiểu liên kết (Relationship Type): Một kiểu liên kết R giữa n kiểu thực thểE1, E2, …, En là một tập các liên kết giữa các thực thể tương ứng của n kiểu thực thể

đã cho có cùng ý nghĩa xác định Bản chất của kiểu liên kết là một quan hệ toán họctrên các tập thực thể E1, E2, …, En được xác định bởi một tập các liên kết xác địnhtheo tích Đề Các E1x E2 x …x En

* Mô hình quan hệ (Relational Data Model): Bao gồm một tập các quan hệ (bảng) có

mối quan hệ với nhau, thỏa mãn các ràng buộc và các yêu cầu của thiết kế dữ liệunhằm mô tả dữ liệu nghiệp vụ

Trang 37

2.3 Công cụ sử dụng để lập trình

2.3.1 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0

Cùng với sự ra đời của một số ngôn ngữ lập trình trong môi trường Windows(Visual C++, Visual J++, Visual FoxPro, Visual Basic 6.0) là các ngôn ngữ lập trìnhtrong bộ Visual Basic 6.0 của hãng Microsoft ra đời năm 1991 Với Visual Basic phiênbản đầu tiên là Visual Basic 1.0 đến năm 1998 thì phiên bản Visual Basic 6.0 ra đời,đến nay chuyển sang một ngôn ngữ lập trình mới Visual Basic.Net

Visual Basic đã từng nhanh hơn, mạnh hơn và thậm chí dễ dùng hơn VisualBasic 1.0, Visual Basic 3.0, bổ xung cách thức đơn giản để điều khiển các cơ sở dữ

liệu mạnh nhất sẵn có Visual Basic 4.0 bổ xung thêm phần hỗ chỡ phát triển 32 bit và bắt đầu tiến trình chuyển Visual Basic thành một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng

đấy đủ Visual Basic 5.0 đã bổ xung khả năng tạo các tập tin thi hành thực sự, thực sự

có khả năng sáng tạo các điều khiển riêng Và bây giờ Visual Basic 6.0 bổ xung một

số tính năng ngôn ngữ đã được mong đợi từ lâu với các tính năng cơ sở dữ liệu mạnhhơn mặt khác lớp điểm khi dùng Visual Basic chính là ở chỗ tiết kiệm thời gian côngsức so với ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng Visual Basic gắnliền với khái niệm lập trình trực quan (Visual) nghĩa là khi thiết kế một chương trình tanhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện Đây

là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác Visual Basic cho phép ta chỉnh sửađơn giản, nhanh chóng màu sắc kích thước hình dạng của đối tượng trong ứng dụng

Microsoft đã lựa chọn ngôn ngữ lập trình VB6 làm ngôn ngữ lập trình chínhthức cho các nhà lập trình viết các chương trình ứng dụng có tương tác với hầu hết cácsản phẩm của Microsoft

Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến, được nhiều người sử dụngvới giao diện thân thiện Ngôn ngữ lập trình VB6 gần giống với ngôn ngữ tự nhiên

tiếng Anh cho nên dễ sử dụng hơn

2.3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 2000

Microsoft Access (MS) là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) tương tácngười sử dụng chạy trong môi trường Windows MS cho ta một công cụ hiệu lực vàđầy sức mạnh trọng công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin

MS cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấnmạnh mẽ giúp qúa trình tìm kiếm thông tin nhanh

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w