II. DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNGHOẢNG
4. Phản ứng của Chính Phủ Mỹ và một sốn ước trên thế giới a Phản ứng của Hoa Kỳ
a. Phản ứng của Hoa Kỳ
Cục Dự trữ Liên Bang
Ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua 6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/2007- 30/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày 16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy.
Fed còn thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
Tháng 12 năm 2007, Chính phủ Hoa Kỳ đã lập ra và giao cho Fed chủ trì chương trình Term Auction Facility để cấp các khoản vay ngắn hạn có kỳ hạn từ 28 đến 84 ngày theo lãi suất cao nhất mà các tổ chức tài chính trả qua đấu giá. Tính đến tháng 11 năm 2008, đã có 300 tỷ dollar được FED đem cho vay theo chương trình này. FED còn tiến hành cho vay thế chấp đối với các tổ chức tài chính với số tiền tổng cộng tới 1,6 nghìn tỷ tính đến tháng 11 năm 2008.
Chính phủ Mỹ
Trước sự tụt dốc không phanh của thị trường bất động sản và sự bất ổn của thị trường tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc phải ra tay cứu nguy để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế ở phương diện rộng lớn. Chính phủ Mỹ đã lần lượt cứu nguy cho bốn công ty khổng lồ có liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng thị trường dây chuyền bất động sản - tài chính. Thứ nhất, vào tháng 3 năm 2008, để tránh cho Bear Stearns bị phá sản do đã đầu tư quá nhiều vào các MBS ( mortgage-backed securities ) xấu, Cục DTLB đã đứng ra bảo lãnh 30 tỉ USD các khoản nợ phải trả của Bear để tạo điều kiện cho JP Morgan Chase mua lại Bear Stearns. Thứ nhì, vào đầu tháng 9, Bộ Tài chính thông báo một gói cứu nguy khẩn lên đến 200 tỉ USD để giúp Fannie Mae và Freddi Mac ( 2 công ty đã đổ vốn rất nhiều vào thị trường bất động sản như đã nói lúc đầu ) tiếp tục hoạt động nhằm cố gắng bình ổn thị trường.
Tiếp đó, vào giữa tháng 9, để ngăn chặn khủng hoảng tràn lan, Cục Dự trữ liên bang lại tiếp tục khẩn cấp cứu nguy cho AIG ( công ty bảo hiểm tư nhân lớn nhất thế giới ) bằng cách cho vay 85 tỉ USD để giúp AIG thoát khỏi phá sản. Như đã đề cập ở phần trước, AIG đã bán quá nhiều bảo hiểm CDS cho các nhà đầu tư MBS ( mortgage-backed securities ) cho nên khi thị trường bất động sản bị vỡ nợ, AIG buộc phải chi ra rất nhiều để trả cho các hợp đồng bảo hiểm. Do AIG có quy mô hoạt động toàn cầu ( bán bảo hiểm đủ loại trên 100 nước trên thế giới )
cho nên nếu để nó bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng xấu tràn lan khắp nơi. Do đó, động thái cứu nguy cho AIG được coi như là bắt buộc để ngăn chặn đà lan tỏa của cuộc khủng hoảng.
Ba động thái cứu nguy trên cho thấy chính phủ đã xen vào thị trường một cách hết sức mạnh tay. Tuy nhiên, vì tính chất phức tạp và các quan hệ đan xen của các nguyên nhân gây ra khủng hoảng, sự phục hồi niềm tin trong thị trường đã trở nên vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, việc chính phủ không cứu nguy để cho ngân hàng đầu tư khổng lồ Lehman Brothers bị phá sản ( vào giữa tháng 9 ) cũng làm cho các nhà đầu tư lo sợ với suy nghĩ là công ty của mình cũng sẽ bị số phận tương tự. Việc tiếp tục mất niềm tin đã thể hiện qua việc thị trường chứng khoán liên tục bị tụt dốc khi các nhà đầu tư tranh nhau bán cổ phần để rút tiền ra khỏi thị trường nhằm tìm những bãi đáp an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu ngắn hạn của chính phủ (T-bill).
Trước sự hoang mang cao độ của thị trường tài chính và ảnh hưởng xấu của nó lên nền kinh tế nói chung, Chính phủ Mỹ bắt buộc phải ban hành Đạo luật Bình ổn kinh tế khẩn cấp vào đầu tháng này ( ngày 3 tháng 10 ). Đạo luật này cho phép Bộ Tài chính sử dụng lên đến 700 tỉ USD để mua lại những cổ phần và tài sản có vấn đề của các công ty tài chính, đặc biệt là các MBS ( mortgage-backed securities ) xấu. Mục đích chính là giảm bớt sự mất mát của các công ty này và trút vốn vào hệ thống tài chính để khôi phục niềm tin và đẩy lui cuộc khủng hoảng tín dụng có nguy cơ đẩy nền kinh tế lún sâu vào trì trệ.
Hiện tại, hiệu quả của đạo luật này như thế nào thì sẽ phải chờ thời gian trả lời, bởi vì việc mua lại các tài sản hoặc cổ phần của các công ty tài chính cũng cần phải có thời gian để nhận diện và định giá. Niềm tin vào thị trường hiện vẫn đang xuống dốc trầm trọng do người ta còn chưa biết rõ là sự mất mát của các công ty tài chính lớn đến chừng nào. Câu hỏi đưa ra là liệu 700 tỉ USD có đủ để
cứu hết không. Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn liên tục tụt dốc sau khi đạo luật được ban hành. Cho tới ngày 9.10, chỉ số Dow Jones tụt 7 phiên liên tiếp. Khoảng 700 tỉ USD đã bốc hơi trong khoảng thời gian này. Kể từ thời điểm này năm ngoái đến bây giờ, thị trường chứng khoán Mỹ đã mất 8.000 tỉ USD.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là đa số dân Mỹ rất bất bình trước chuyện chính phủ dùng tiền thuế của dân để cứu nguy cho các nhà đầu tư mạo hiểm và hám lợi. Một điều chắc chắn sẽ xảy ra là rồi đây môi trường đầu tư các công cụ đầu tư phát sinh sẽ được tăng cường kiểm soát. Cả hai ứng cử viên tổng thống hiện tại, mặc dù có lập trường khác nhau về mức độ xen vào thị trường của chính phủ, đều công nhận rằng Phố Wall cần phải được giám sát chặt chẽ hơn để tránh lặp lại trường hợp chính phủ phải dùng tiền thuế của dân để cứu nguy cho các nhà đầu tư.