Toàn cảnh khủnghoảng nợ công Châu Âu:

Một phần của tài liệu TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008 ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂUx (Trang 67 - 73)

III. TÁC ĐỘNG KHỦNGHOẢNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TOÀN CẦU:

2. Toàn cảnh khủnghoảng nợ công Châu Âu:

Khủng hoảng nợ ở Châu Âu được hiểu là một số thành viên thuộc khối 17 nước đồng tiền chung Châu mắc nợ quá nhiều và không còn khả năng trả nợ, khiến các nhà đầu tư và ngân hàng cho vay tiền hoảng loạn. Từ đó, dẫn đến việc các ngân hàng cho vay có nguy cơ sụp đổ, còn các doanh nghiệp sẽ không vay

được vốn kinh doanh và rồi thì cuộc suy thoái ở Châu Âu sẽ lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Trong một nền kinh tế đan xen ràng buộc lẫn nhau, sự sụp đổ có thể có của khối đồng tiền chung Châu Âu sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện khắp thế giới. Vì thế, nguy cơ ngăn chặn ngòi nổ từ các quốc gia đơn lẻ mắc nợ tại Châu Âu đang là ưu tiên hàng đầu mà các nhà lập chính sách tiền tệ phải lao tâm khổ tứ.

Khủng hoảng nợ công châu Âu là một cuộc khủng hoảng nợ công với điểm bùng nổ đầu tiên là Hy Lạp vào đầu năm 2010 khi chi phí cho các khoản nợ Chính phủ liên tục tăng lên; cụ thể là lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp liên tục tăng cao từ 3,47% vào tháng 01 năm 2010, lên 9,73% thời điểm tháng 07 năm 2010 và nhảy vọt lên 26,65%/năm vào tháng 07 năm 2011. Cuộc khủng hoảng sau đó đã lan sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếp theo là Ý trong khu vực đồng euro. Pháp đang là quốc gia có nhiều nguy cơ tụt hạng tín dụng. Cộng hòa Sip cũng đã bị đẩy tới bờ vực để nhận gói cứu trợ..

Theo quy định, tỷ lệ nợ công tối đa đối với một quốc gia thành viên của khối sử dụng đồng euro là 60% GDP trong khi thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3%. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này là Phần Lan và Luxembourg. Chính sự vượt rào “tập thể” này là một nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.

Hình 23: Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu năm 2009. Ảnh: BBC

Nhìn vào bản đồ trên ta có thể thấy, trên thực tế, hầu hết các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền Euro không đáp ứng đầy đủ những tiêu chí đề ra. Năm 2009, Hy Lạp có số nợ lên tới 115,1% GDP và thâm hụt ngân sách ở mức 13,6% GDP. Tình trạng thu không đủ chi cũng diễn biến tại Tây Ban Nha với mức thâm hụt tương đương 11,2% GDP. Tuy không nằm trong khối nhưng do có liên quan mật thiết về kinh tê - xã hội, tỷ lệ nợ 68,1% GDP và thâm hụt 11,5% tại Anh cũng không khỏi khiến các quốc gia dùng đồng euro phải lo lắng.

Hình 24: Thâm hụt ngân sách so với GDP tại các quốc gia châu Âu năm 2009. Ảnh: BBC

Tuy tỷ lệ nợ trên GDP của Ireand chỉ là 64% nhưng thâm hụt ngân sách còn cao hơn cả Hy lạp, ở mức 14,3%. Mức thâm hụt của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đều ở mức cao.

Cùng với những con số về nợ công và thâm hụt ngân sách đáng lo ngại thì trong hai năm 2009 và 2010, tình hình kinh tế Châu Âu cũng trên đà tăng trưởng kém. Biểu đồ bên dưới sử dụng số liệu của Eurostat cho thấy tất cả các nền kinh tế trong khu vực eurozone đều tăng trưởng âm trong năm 2009.

.

Hình 24:Biểu đồ tăng trưởng kinh tế các nước Châu Âu năm 2009.

Nguồn: Eurostat

Trong đó Finland, Slovenia, Ireland là ba quốc gia tăng trưởng kinh tế kém nhất, gần -8%. GDP toàn khối tăng 0,2% trong quý I/2010, theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat. Tuy nhiên, nếu nhìn vào từng nền kinh tế riêng biệt, nguy cơ suy thoái kép vẫn hiển hiện tại Cộng hòa Ireland, Hy Lạp, Đảo Síp và Luxembourg.

Hình 26: Tăng trưởng kinh tế trong quý I/2010 tại châu Âu. Ảnh: BBC

Ngoài điểm chung có số tiền nợ rất lớn, các quốc gia này còn chịu sức ép của tỷ lệ thất nghiệp quá cao .

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay tiếp tục nối dài chuỗi ngày khó khăn trên thị trường việc làm tại Cựu lục địa. Tính đến tháng 3/2010, tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực eurozone đạt 10%. Tây Ban Nha là quốc gia khó tìm việc nhất cho giới trẻ khi tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm này lên tới 40%. Tỷ lệ này cũng lên tới 2 con số tại Slovakia, Cộng hòa Ireland, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Pháp. Hà Lan là quốc gia có thị trường lao động dễ chịu nhất với mức thất nghiệp chỉ là 4,1%.

Hình 27: Tình trạng thất nghiệp tại châu Âu trong quý I/2010. Ảnh: BBC

Đến khi mọi tác nhân này cộng dồn lại cùng một lúc, thì các quốc gia không còn đủ sức để chống đỡ nổi.

Năm 2012, cuộc khủng hoảng đã lan hầu như khắp các nước có đồng tiền chung Châu Âu gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Châu Âu và cả thể giới.

Một phần của tài liệu TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008 ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂUx (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w