Yếu tố pháp lý

Một phần của tài liệu TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008 ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂUx (Trang 30 - 32)

Chính vì huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nhằm chạy theo lợi nhuận và bỏ qua các yếu tố kiểm soát rủi ro mà đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới vào những năm 1929-1933 của thế kỷ trước. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lần đó là không có sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động kinh doanh chứng khoán của của các NHTM. Hay nói khác đi, việc không có sự tách bạch giữa chức năng NHTM và ngân hàng đầu tư (NHĐT) trong cùng một ngân hàng đã tạo ra kẽ hở nguy hiểm trong Luật ngân hàng Mỹ lúc bấy giờ . Lợi dụng kẽ hở này, các NHTM sử sụng tiền huy động ngắn hạn để đầu tư vào chứng khoán. Khi TTCK phát triển nóng đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng này và đẩy giá chứng khoán vượt xa giá trị thực, tạo nguy cơ “bong bóng”. Khi “bong bóng” chứng

khoán “xì hơi”, giá chứng khoán “tuột dốc không phanh” các ngân hàng không bán được chứng khoán để thanh toán các khoản vay đến hạn hoặc để đáp ứng nhu cầu rút tiền trước thời hạn của người gửi tiền thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã thực sự nổ ra. Bên cạnh đó, trước sự sụt giảm liên tục của giá chứng khoán, giới đầu cơ giá xuống “Bear” đã chớp thời cơ thực hiện bán khống bằng cách vay những cổ phiếu của các tập đoàn, ngân hàng lớn ồ ạt bán ra tạo nên áp lực giảm giá không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá chứng khoán giảm đến một mức nào đó, giới đầu cơ sẽ mua và trả lại nơi đã cho vay cộng thêm một ít phí, còn lại sẽ được hưởng.

Trong bối cảnh đó, để cứu nền kinh tế, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật ngân hàng (Glass-Steagal Act) năm 1933, sau khi Tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức. Đạo luật này đã tách bạch rõ ràng giữa hoạt động của NHTM và hoạt động của NHĐT. Theo đó, NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay vào các hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất trên cơ sở đảm bảo tài sản của người vay. NHTM trả lãi suất tiền gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2 (hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi tiền tiết kiệm. Các NHTM cũng bị cấm thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán công ty (trừ trái phiếu Chính phủ). Chỉ những công ty môi giới và tự doanh chứng khoán, các NHĐT mới được thực hiện các dịch vụ liên quan đến chứng khoán công ty. Điều kiện và chế độ cấp phép đối với hoạt động của các công ty môi giới chứng khoán bị siết chặt. Trong khi đó, hoạt động của NHĐT là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vào các ngân hàng này phải được biết như vậy và phải chấp nhận rủi ro. Sự tách biệt giữa hoạt động NHTM và NHĐT là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và

kinh tế phát triển bền vững. Nhiều chuyên gia cho rằng, Đạo luật Glass-Steagal đã giúp cho kinh tế, xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới. Đặc biệt, Đạo luật trên là cơ sở pháp lý quan trọng của quá trình chuyển đổi mô hình ngân hàng đa năng sang mô hình ngân hàng chuyên doanh tại Mỹ. Điển hình là việc ngân hàng đa năng Morgan D.P phải tách ra thành 2 ngân hàng mới: ngân hàng thương mại Morgan Guarantee và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley.Đầu những năm 1980, Tổng thống Reagan chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo hướng tự do hoá, đồng thời cho phép các NHTM nhận tiền gửi tiết kiệm được mở rộng các hoạt động cho vay vào TTBĐS. Hệ quả là chỉ vài năm sau đã dẫn đến cuôc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên và Chính phủ Mỹ phải tốn hơn 300 tỉ USD để cứu nguy. Đến thời Tổng thống Clinton nắm quyền trong thập niên 1990, Ông đã thành công trong việc thực thi các chính sách kinh tế, mang lại một thời kỳ phát triển khá ổn định của nước Mỹ. Tuy nhiên, trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, Tổng Thống Clinton dưới sự vận động của giới tài phiệt đã ký đạo luật Gramm- Leach-Bliley thay thế Đạo Luật Glass-Steagal. Theo đó, các NHTM lại được phép đầu tư vào các lĩnh vực bị cấm trước đây như chứng khoán, bất động sản…

Một phần của tài liệu TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008 ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂUx (Trang 30 - 32)