II. NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỦNGHOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU:
3. Nguồn gốc của những nguyên nhân trên
Tất cả các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ hai hệ lụy chính, đó chính là việc vay nợ mới trả nợ cũ và nguồn vay chủ yếu là nợ nước ngoài.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ quá khứ: vay nợ mới trả nợ cũ. Hình 28: Các cuộc khủng hoảng trong lịch sử
Mỗi khi nền kinh tế suy thoái thì nợ công cũng bắt đầu tăng vọt. Và mỗi khi có bầu cử hoặc phục vụ cho lợi ích chính trị thì nợ công cũng leo thang. Lý do là chính phủ không nhìn nhận và tìm ra giải pháp lâu dài cho vấn đề nợ công, mà chỉ chú tâm vào giải pháp nhất thời miễn sao là qua được kỳ bầu cử là được rồi, hoặc giải quyết vấn đề tam thời.
Nhìn lại những cuộc khủng hoảng trong quá khứ:
Năm 1973: xảy ra một cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Các nước OPEC ngừng xuất khẩu dầu sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria ( gồm Mỹ, Nhật và Tây Âu), tạo nên cuộc khủng hoảng dầu mỏ đẩy kinh tế Âu Mỹ chìm vào suy thoái. Đó cũng là lúc Âu Mỹ tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển từ sản suất công nghệ sang dịch vụ tài chính, và nhường lĩnh
vực phát triển công nghệ cho các nước Châu Á mới nổi. Chính phủ phát hành trái phiếu trong giai đoạn 1973 – 1987 để có tiền “ phục hồi sản xuất”, thời gian đáo hạn của trái phiếu là 2000. Các con nợ thiếu khả năng chi trả, dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2000 “ bong bóng công nghệ dot com”.
Năm 1990: khủng hoảng tài chính Châu Á. Ngành dịch vụ tài chính phát triển mạnh nhưng đều dựa trên kẻ hở của thị trường, thiên về đầu cơ tài chính làm thổi phồng những bong bóng tài sản, tạo ra viễn cảnh giàu có “ ảo” cho nền kinh tế Âu Mỹ. Hậu quả là làm nảy sinh nhiều bất ổn cho cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên, phải sống nhờ vào sự hổ trợ của chính phủ. Kết quả làm cho tình trạng nợ công ngày càng chồng chất, và tiếp theo là cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu bùng nổ năm 2008. Chính phủ đành vay tiền để thanh toán, chi trả các khoản nợ,…cầm tiền qua thời gian để vượt qua cơn hấp hối vào năm 1990 – 1997 và trả năm 2010 và 2011.
Năm 2008: thế giới lại khủng hoảng và các nước tiếp tục áp dụng kế sách cũ: huy động tiền để tài trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và trợ giúp cho khối lao động bị thất nghiệp. Trong khi đó, trái phiếu của các lần phát hành trước đó đã đến hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi, khiến cho gánh nặng nợ nần tích tụ suốt mấy chục năm qua tiếp tục chồng chất.
Với Sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngòai và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả: việc gia nhập Eurozone năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế với việc sử dụng một đồng tiền được những nền kinh tế lớn như Đức và Pháp bảo đảm cùng với sự quản lý chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp nghiễm nhiên có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp. Trong gần một thập kỷ qua, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ đôla. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu
quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng. . Năm 2008, hơn 13% người Hy Lạp đã chi tới 750 triệu EUR tiền phong bì cho các lãnh đạo khu vực công và khu vực tư, trong đó có bác sĩ là những người đòi nhiều tiền hơn cho các cuộc phẫu thuật; các nhà quy hoạch thành phố là những người quyết định thời gian giấy phép xây dựng được cấp và các quan chức ở địa phương cũng liên quan đến những vụ việc nhận hối lộ. Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp ước tính vào khoảng 8% GDP.
Như vậy, chính phủ đã vay nợ nước ngoài để chi trả chi tiêu trong nước nhưng số tiền vay này không được sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý, khi đến đáo hạn số nợ vay, chính phủ lại tiếp tục vay nợ mới trả nợ cũ, gây ra hiệu ứng tuyết lăn. Đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bùng nổ và tạo ra ngòi lửa cho cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu hiện.
Theo các chuyên gia kinh tế, bản chất của nợ công không phải xấu bởi mọi chính phủ đều cần các khoản vay để tăng nguồn đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Song vấn đề là quản lý việc chi tiêu thế nào cho hiệu quả và có đủ khả năng thanh toán nợ mới là điều cần bàn.
Hợp đồng hoán đổi nợ xấu:( Credit Default Swap).
Thêm vào đó, các hoạt động đầu cơ bằng công cụ tài chính cực kì nguy hiểm như Credit Default Swap ( hợp đồng hoán đổi nợ xấu) diễn ra sôi nổi, nhằm đánh cược cho một sự sụp đổ tài chính rất có khả năng xảy ra. Những kẻ đầu cơ lớn nhất hiện nay chính là ngân hàng trung ương, họ đã vượt qua các quỹ phòng hộ Hedge Funds về quy mô giao dịch tiền tệ.
Credit Default Swap là gì?
Counterparty Risk là rủi ro đối tác. Rủi ro đó có nghĩa là đối tác B của công ty A bất ngờ có vấn đề về tài chính (phá sản, vỡ nợ, ...) khiến B mất khả năng trả nợ khi đến hạn, hoặc không thể thực hiện hợp đồng đã ký với A được nữa. Lúc này A chịu thiệt hại nặng nề thậm chí mất trắng. Để phòng ngừa rủi ro
này, công ty A cần tìm đến một bên thứ 3 là ngân hàng C, mua bảo hiểm vỡ nợ hay còn gọi là Hợp đồng hoán đổi nợ xấu (Credit Default Swap - CDS) nhằm giảm thiểu thiệt hại nếu B phá sản bất thình lình. Trên hình vẽ: Trên cùng 1 chiếc xe Jeep có các bánh xe A, B, C. Nếu B xẹp giữa chừng thì sẽ có C thay vào vị trí của B giúp xe tiếp tục chạy.
Các hoạt động đầu cơ bằng công cụ tài chính cực kì nguy hiểm như Credit Default Swap ( hợp đồng hoán đổi nợ xấu) diễn ra sôi nổi.
Trước đây, Credit rating là một công cụ phổ biến để đánh giá mức độ rủi ro của đối tác của mình, khi Lehman sụp đổ công ty này vẫn còn được A rating và điều này xóa bỏ mọi sự tin tưởng của thị trường vào hệ thống credit rating hiện tại. Sự sụp đổ của Lehman mà nguyên nhân chủ yếu đó chính là Counterparty Risk.
Ngày 09-08, CDS của Pháp đứng ở mức cao kỉ lục với 161 điểm, cao hơn Mỹ, Peru, Indonesia, Nam Phi và Cộng hòa Slovakia. Một số công ty xếp hạng tín dụng chủ chốt trên thế giới xem Pháp là một trong những nước yếu nhất trong nhóm các nước có hạng mức tín nhiệm AAA.
Về phần Hy Lạp, ông Papandreou và một số nhà lãnh đạo khác của châu Âu như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chỉ trích giới đầu cơ tiếp tay cho việc đẩy lãi suất vay vốn của Hy Lạp tăng vọt. Theo các nhà lãnh đạo này, chính giới đầu cơ đã khiến Hy Lạp phải trả lợi suất cao hơn khi phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế thay vì khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ của nước này. Ông Papandreou chỉ rõ, chính các hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ (credit default swaps - CDS) là loại sản phẩm tài chính gây rắc rối lớn nhất đối với Hy Lạp hiện nay. Nhiều định chế tài chính bán CDS như một hợp đồng bảo hiểm cho các nhà đầu tư trái phiếu để đề phòng trường hợp quốc gia phát hành vỡ nợ. Thủ tướng Hy Lạp cho rằng, điều này chẳng khác gì một người mua bảo hiểm hỏa hoạn cho nhà hàng xóm, rồi sau đó phóng hỏa căn nhà đó để kiếm tiền bảo hiểm. Giá các hợp đồng CDS cho nợ Hy Lạp thời gian qua tăng giá vùn vụt khi giới đầu tư quốc
tế đặt cược vào nguy cơ vỡ nợ của quốc gia châu Âu này. Lợi suất mà Chính phủ Hy Lạp phải trả để huy động vốn qua con đường phát hành trái phiếu vì thế tăng lên, việc bán trái phiếu khó khăn hơn, nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ của nước này cũng gia tăng.
Theo Hãng nghiên cứu Markit, nỗi sợ hãi xung quanh vấn đề nợ Eurozone đã khiến chi phí bảo hiểm nợ quốc gia của Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tăng lên các mức cao kỷ lục trong ngày thứ Năm 11/11. Chênh lệch lợi suất của các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) kỳ hạn 5 năm của Bồ Đào Nha mở rộng từ 4.91% lên 5.05%. Theo Markit, đây là lần đầu tiên chênh lệch lợi suất CDS vượt mốc 5%. Điều này đồng nghĩa với việc tốn khoảng 505,000 USD/năm để bảo hiểm cho 10 triệu USD nợ công Bồ Đào Nha khỏi bị vỡ nợ trong vòng 5 năm tới. Chênh lệch lợi suất CDS kỳ hạn 5 năm của Ireland mở rộng 0.27% lên 6.2%, của Tây Ban Nha tăng từ 2.94% lên 2.79%, của Hy Lạp tăng 0.12% lên 8.9%.
Sự đầu cơ này thật sự đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của thế giới. Những kẻ đầu cơ lớn nhất hiện nay chính là ngân hàng trung ương, họ đã vượt qua các quỹ phòng hộ Hedge Funds về quy mô giao dịch tiền tệ.
Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình kinh tế thiên về tài chính, nhưng các chính phủ vẫn “ ngựa quen đường cũ” với nền kinh tế “ ảo”, chỉ giải quyết tạm thời bằng cách vay nợ mới gối đầu nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hàng đang sắp chết đuối.
Nợ chủ yếu là nợ nước ngoài
Yếu tố thực sự gây ra khủng hoảng ở châu Âu là nợ nước ngoài khổng lồ đang ngày càng gia tăng. Vấn đề hiện nay ở khu vực châu Âu được biết đến trên toàn thế giới như là cuộc khủng hoảng nợ công. Nhưng cuộc khủng hoảng thực sự đang xảy ra chính là khủng hoảng nợ nước ngoài.
Bảng 8: Thâm hụt nô công của một số nước Châu Âu năm 2010
Quốc gia Thâm hụt
ngân sách 2010 (%GDP) Nợ GDP 2010 Nợ nước ngoài (% tổng nợ) Nợ ngắn hạn (% GDP) Tài khoản vãng lai 2010 (% GDP) Hy Lạp 12.2% 124,9 77.5 20.8 -10 Bồ Đào Nha 8.0 84.6 73,6 22,8 -9,9 Ireland 14,7 82,6 57,2 47,3 -1,7 Italy 5.3 116,7 49 5,7 -2,5
Tây Ban Nha 10,1 66,3 37 5,8 -6
Anh 12,9 80,3 22,1 3,3 -2
Mỹ 12,5 93,6 26,4 8,3 -2,6
Nguồn: European Commission, World Bank IMF
Tại các quốc gia khu vực đồng Euro, điều quan trọng là đảm bảo được hoạt động thu thuế. Với những quốc gia có nợ công cao nhưng nợ nước ngoài thấp, nợ công chủ yếu do người dân nắm giữ, và Chính phủ luôn luôn có thể giải quyết vấn đề nợ công bằng một số hình thức thu thuế.
Vì thế, nợ nước ngoài là thành phần chủ yếu gây ra những vấn đề trong khả năng thanh toán nợ của một quốc gia. Trường hợp ngoại lệ trong vấn đề này chính là Mỹ, giống như những gì được gọi là “đặc quyền cắt cổ” của nền kinh tế lớn nhất thế giới: nợ nước ngoài của Mỹ lại chính bằng đồng USD, giúp Chính phủ Mỹ có thể linh hoạt giải quyết các vấn đề nợ công.
Một điều phức tạp hơn nữa là, một quốc gia có nợ nước ngoài cao, trong khi cư dân của họ cũng nắm giữ một lượng tài sản lớn của nước ngoài. Trong
trong khi người dân của mình vẫn có thể hưởng lợi nhuận từ tài sản nước ngoài. Ngay cả khi điều này xảy ra, Chính phủ có thể giải quyết bằng cách, kêu gọi người dân bán tài sản nước ngoài và mua trái phiếu Chính phủ trong nước thay thế.
Một ví dụ đặc trưng là trường hợp của của Argentina năm 2001. Nợ nước ngoài ròng mà Argentina nắm giữ là không lớn, chỉ tương đương với số tài sản nước ngoài mà khu vực tư nhân trong nước nắm giữ. Mặc dù vậy, Chính phủ Argentina đã phá sản, bởi vì tầng lớp người giàu thì nhanh chóng bán tài sản ra nước ngoài, trong khi những người dân nghèo từ chối trả các khoản thuế cần thiết để giúp Chính phủ thanh toán nợ nước ngoài.
Đối với Hy Lạp, điều chỉnh hệ thống tài chính là vấn đề quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, với Bồ Đào Nha, vấn đề then chốt là sự gia tăng thâm hụt nước ngoài của khu vực tư nhân. Ireland lại là một trường hợp khác, vì nước này có rất ít nợ nước ngoài và sẽ sớm đạt được thặng dư tài khoản vãng lai. Chính phủ Ireland sẽ không cần tới tài trợ bên ngoài nữa nếu họ huy động được tiết kiệm từ người dân. Giống như trường hợp của Lativa trước đó, nếu huy động được vốn từ người dân, rủi ro sẽ giảm xuống rất nhanh.
Đây là những nguồn gốc chính gây ra cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu năm 2011, cuộc khủng hoảng này đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới và gây ra những hệ quả nghiêm trọng.