1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cửa gió tại công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội

64 457 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 174,99 KB

Nội dung

toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó phân tích,đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình giá thành phẩm tănghay giảm, từ đó kịp thời đề

Trang 1

TÓM LƯỢC

Thông qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết BịĐiện Hà Nội kết hợp với kiến thức được trang bị trong suốt 4 năm đại học, em đãhoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình

Xác định được tính cấp thiết của kế toán chi phí sản xuất tại các doanhnghiệp sản xuất và sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội nên em đã chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cửa gió tại công ty TNHH kỹ thuật vật

tư thiết bị điện Hà Nội”.

Trên phương diện lý thuyết, nội dung bài khóa luận tìm hiểu các khái niệm

có liên quan đến chi phí sản xuất và các lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất tạicác doanh nghiệp sản xuất theo chế độ hiện hành

Trên phương diện thực tế, bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học, sửdụng kết hợp dữ liệu được cung cấp, nội dung bài luận đi sâu nghiên cứu các ảnhhưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và thực trạng kế toán chiphí sản xuất cửa gió tại công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội

Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề, em xin đưa ra những kết luận về những ưu điểm

cơ bản cũng như những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

Từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tại Công tyTNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thánh khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được sự quan tâmhướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa kế toán và sự giúp đỡ của các anhchị trong phòng kế toán

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo CN Đinh Thị Ngọc Tú đã tận tình hướngdẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại họcThương Mại, Ban giám đốc và Phòng Kế toán Công ty TNHH Kỹ Thuật Vật TưThiết Bị Điện Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để em hoàn thành bàikhóa luận tốt nghiệp này

Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Dũng

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU ix

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1

1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1

1.1.1 Một số lý thuyết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1

1.1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1

1.1.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

1.1.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4

1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 8

1.2.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam 8

1.2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán Việt Nam 12

1.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12

1.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 16

1.2.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỬA GIÓ TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI 21

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới công tác kế toán CPSX và tính giá thành cửa gió tại Công Ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội 21

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội 21

Trang 4

2.1.1.2 Tổng quan tình hình về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở việt nam

hiện nay 23

2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 24

2.1.2.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp 24

2.1.2.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp 25

2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cửa gió Tại Công Ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội 26

2.2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cửa gió tại công Ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội 26

2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 26

2.2.1.2 Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cửa gió tại công ty 26

2.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất 27

2.2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cửa gió tại công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội 28

2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28

2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 32

2.2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 36

2.2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm cửa gió tại công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội 40

CHƯƠNG 3 : CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIẤ THÀNH SẢN PHẨM CỬA GIÓ TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI 44

3.1 Nhận xét và đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội 44

3.1.1 Ưu Điểm 44

3.1.2 Một số điểm hạn chế 46

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kế toán chi phí sản xuât và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội 47

Trang 5

3.2.1 Công tác kế toán tài sản cố định 47

3.2.1.1 Công tác hạch toán tài sản cố định 47

3.2.1.2 Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 48

3.2.2 Công tác kế toán tiền lương 49

3.2.2.1 Công tác thanh toán tiền lương 49

3.2.2.2 Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 49

3.2.3 Công tác luân chuyển chứng từ 50

3.2.4 Các vấn đề phân bổ CCDC và sản phẩm hỏng 50

3.3 Điều kiện thực hiện 50

KẾT LUẬN 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.0 Trình tự kế toán trên máy vi tính theo hình thức Nhật ký chung

Sơ đồ 1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Sơ đồ 1.3.: Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất.

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biếu số : 2.1 Hóa Đơn GTGT

Biểu số: 2.2a PHIẾU XUẤT KHO

Biểu số: 2.2b PHIẾU XUẤT KHO

Biểu số: 2.10a BẢNG PHÂN BỔ CPNVLP Ở XCG

Biểu số: 2.11 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH

Biếu số: 2.12 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH

Biểu số: 2.13 SỔ CHI TIẾT TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Biểu số: 2.19 PHÂN BỔ LAO CỤ

Biếu số: 2.21 SỔ CHI TIẾT TK 154

Biếu số: 2.22 TRÍCH SỔ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT - TK 154

Biếu số: 2.23 SỔ CÁI TK 154

Biểu số:2.24 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỬA GIÓ KHUYẾCH TÁN 05 Biếu số:2.25 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT XƯỞNG SẢN XUẤT CỬA GIÓ

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính Cấp Thiết Nghiên Cứu Đề Tài.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên phải bỏ racác khoản chi phí về đối tượng lao động, tư liệu lao động….Nguyên tắc của sảnxuất kinh doanh đảm bảo mọi chi phí cho sản xuất nhỏ hơn giá trị thu về Có nhưvậy mới đảm bảo kinh doanh có lãi, chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanhnghiệp quan tâm là việc tập hợp chi phí và tính giá thành đúng đủ và chính xác.Việc này rất cần thiết, nó giúp các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp biết được chiphí và giá thành thực tế của từng loại hoạt động, từng sản phẩm, lao vụ cũng như

Trang 9

toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó phân tích,đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình giá thành phẩm tănghay giảm, từ đó kịp thời đề ra các biện pháp hữu hiệu, các quyết định phù hợp cho

sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tế công tác

kế toán tại Công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội, em nhận thấy kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm giữ vai tròđặc biệt quan trọng trong

toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất Do đó em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cửa gió tại công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội”.

2 Các Mục Tiêu Nghiên Cứu.

- Về lý luận: là nhằm hệ thống hóa lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành làm rõ các nội dung như khái niệm, kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành

- Về thực tiễn: là việc nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm cửa gió tại công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện HàNội từ đó đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành tại công ty, thấy được những tồn tại và khó khăn mà công tygặp phải trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến đề xuất các giải pháp để giải quyếtnhững tồn tại và hạn chế đó

3 Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu.

- Về đối tượng nghiên cứu: khóa luận này sẽ tập trung nghiên cứu về kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành cửa gió tại công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết

Bị Điện Hà Nội

- Về phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Quá trình nghiên cứu và tìm hiểu được thực hiện tại công

ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội

+ Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được lấy của tháng 10 năm 2012

4 Phương Pháp Thực Hiện Đề Tài.

Trang 10

- Nghiên cứu lý luận: Sưu tầm giáo trình, tài liệu liên quan đến lĩnh vực kếtoán tài chính như: Giáo trình kế toán tài chính trường Đại học Thương Mại, trườngĐại học Kinh tế quốc dân, Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 Chuẩn mực

kế toán Việt Nam

- Khảo sát thực tế: Nghiên cứu tài liệu của công ty TNHH Kỹ Thuật Vật TưThiết Bị Điện Hà Nội cũng như các báo cáo tài chính của công ty qua các năm đặcbiệt là những năm gần đây như báo cáo tài chính năm 2010, 2011,2012, các giấy tờ

sổ sách của công ty như: Hóa đơn giá trị gia tăng, PNK, PXK, phiếu thu, phiếu chi,giấy báo nợ…., phỏng vấn một số nhân viên kế toán của công ty

5 Kết Cấu Khóa Luận.

Bài khóa luận tốt nghiệp về đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm cửa gió tại công ty TNHH kỹ thuật vật tư thiết bị điện Hà Nội” gồm 3chương:

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỬA GIÓ TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT

BỊ ĐIỆN HÀ NỘI.

CHƯƠNG III CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI

Trang 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1 Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Một số lý thuyết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.1.1Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

a) Chi phí sản xuất.

- KN Chi phí :Chi phí là một khái niệm rất phổ biến, vì vậy có rất nhiều

sách, tài liệu định nghĩa về chi phí Sau đây xin nêu ra một số định nghĩa về chi phínhư sau:

Theo chuẩn mực kế toán 01 - chuẩn mực chung: “ Chi phí là tổng giá trị cáckhoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản chi ra, cáckhoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sởhữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”

( Trích trang 12 - 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam)

Theo quan điểm của các trường đại học khối kinh tế: “Chi phí sản xuất làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và cácchi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong mộtthời kỳ nhất định”

( trích giáo trình Kế toán tài chính – Đại học Thương mại).

- Khái niệm chi phí sản xuất: chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của

toàn bộ các chi phí về hoạt động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đếnhoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định (tháng, năm, quý)

Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – dịch chuyển giá trị của các yếu tốsản xuất vào các đối tượng tính giá

Phân biệt giữa chi phí và chỉ tiêu: chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộhao phí sống và hoạt động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh mà doanh nghiệp phải chỉ ra trong một kỳ kinh doanh Như vậy, chỉ đươctính là chi phí của kỳ hoạch toán những hao phi về tài sản và lao động có liên quanđến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ratrong kỳ hoạch toán Ngược lại, chỉ tiêu là sự giảm đi đơn thuần các loại vật tư, tài

Trang 12

sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được dung vào mục đính gì Tổng số chỉtiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chỉ tiêu cho quá trình cung cấp, chỉ tiêucho quá trình sản xuất kinh doanh và chỉ tiêu cho quá trình tiêu thụ.

b) Giá thành sản phẩm.

- Khái niệm giá thành sản phẩm:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao độngsống cần thiết và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm,lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định vừa mangtính khách quan vừa mang tính chủ quan Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lý củadoanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sửdụng các lại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn củanhững giải pháp quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm hạ thấp chi phí, nângcao lợi nhuận

- Phân loại tính giá thành sản phẩm trong sản xuất:

• Phân loại theo thời điểm tính giá và nguồn số liệu để tính giá thành

Giá thành kế hoạch : Giá thành kế hoạch được xác đinh trước khi bước vào

kinh doanh trên cở sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức , các dự toán chiphí của kì kế hoạch

Giá thành định mức : Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành đinh mức cũng

được xác định trước khi bắt đầu vào sản xuất sản phẩm Tuy nhiên khác với giáthành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và khôngbiến đổi trong suốt cả kì kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở cácđịnh mức về chi phí hiện hành tại các thời điểm nhất định trong kì kế hoạch ( th-ường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thayđổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành

Giá thành thực tế : giá thành thực tế là chỉ tiêu xác định sau khi kết thúc quá

trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trìnhsản xuất sản phẩm

Trang 13

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí , xácđịnh được các nguyên nhân vượt ( hụt ) định mức chi phí trong kỳ hạch toán Từ

đó , điều chỉnh kế hoạch hoặc hoạch định mức chi phí cho phù hợp

• Phân theo phạm vi phát sinh chi phí

Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thànhsản xuất và giá thành tiêu thụ

Giá thành sản xuất( còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh

tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất , chế tạo sản phẩm trongphạm vi phân xưởng sản xuất

Giá thành tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ ):

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức sau:

Giá thành sản phẩm = Giá thành sản xuất + CPBH + CPQL

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinhdoanh ( lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bánhàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại nàychỉ còn mang tính học thuật, nghiên cứu

1.1.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

a) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp cácchi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc có thể làđối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng)

Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạntập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí Khi xác định đối tượng tập hợpchi phí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó là căn cứvào địa điểm phát sinh chi phí

Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanhnghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất

từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản,

sổ chi tiết

Trang 14

b) Đối tượng tính giá thành sản phẩm.

Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Có thể là sản phẩm, bán sản phẩm, lao

vụ, dịch vụ hoàn thành, tuỳ theo yêu cầu của hạch toán và tiêu thụ sản phẩm

Kỳ tính giá thành:Trong công tác tính giá thành, kế toán còn nhiệm vụ xác

định kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thànhcần tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Mỗi đốitượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuấtcủa chúng để xác định cho thích hợp Do đó kỳ tính giá thành mà các doanh nghiệp

áp dụng là hàng tháng, hàng quý, hoặc hàng năm cũng có thể là thời kỳ kết thúc chu

kỳ sản xuất sản phẩm hay các loại sản phẩm đã hoàn thành

c) Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩmgiống nhau ở bản chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí,cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành Nhưngchúng có nhiều điểm khác nhau sau:

Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phíđược tập hợp phát sinh trong kỳ Còn xác định đối tượng tính giá thành có liên quanđến kết quả sản xuất

Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính giáthành.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng làđối tượng hạch toán chi phí sản xuất Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chiphí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một

1.1.1.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

a) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở các doanh nghiệp thường phát sinhnhiều loại CPSX khác nhau.Những chi phí này có thể liên quan đến một hay nhiềuđối tượng tập hợp chi phí Để tập hợp chi phí sản xuất chính xác có thể sử dụng mộttrong hai phương pháp sau:

- Phương pháp trực tiếp:Được áp dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếp với

từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chứcviệc ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo

Trang 15

từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng.Phương pháp trực tiếp đảm bảo việc hoạch toán CPSX chính xác.

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: Được phép áp dụng khi CPSX có quan hệ với

nhiều đối tượng tập hợp CPSX mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽtheo từng đối tượng được Theo phương pháp này doanh nghiệp phải tổ chức ghi chépban đầu cho các CPSX theo địa điểm phát sinh chi phí để kế toán tập hợp chi phí Sau

đó phải chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán phân bổ CPSX đã tập hợp cho các đốitượng liên quan một cách hợp lí nhất và đơn giản thủ tục tính toán phân bổ

Quá trình phân bổ gồm 2 bước:

- Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp).

Công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, khối lượng lớn, tập hợpCPSX tho từng loại sản phẩm

Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm được tính như sau:

Giá thành đv = giá trị SPDĐk + CPSXPS trong kỳ - giá trị SPDDCK

- Phương pháp tính giá thành phân bước:

Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình côngnghệ sản xuất phức tạp, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếpnhau.Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau cho đếnbước cuối cùng tạo được thành phẩm Phương pháp này có hai cách sau:

- Phương pháp phân buớc có tính giá thành NTP:

Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùngcần phải xác định được giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước và chi phí bánthành phẩm giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với chi phí của giai

Trang 16

đoạn để tính ra giá thành bán thành phẩm của giai đoạn sau, cứ tuần tự như vậy chođến giai đoạn cuối cùng khi tính Giá thành sản phẩm

Quá trình này được thể hiện qua sơ đồ sau với doanh nghiệp sản xuất sảnphẩm phải qua n bước

Giá thành bán thành phẩm bước 1 = Chi phí nguyên vật liệu chính + Chi phí chế biến bước 1 - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 1.

Giá thành bán thành phẩm bước 2 = Giá thành bán thành phẩm bước 1 + Chi phí chế biến bước 2 - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước 2.

Tổng giá thành thành phẩm = Giá thành thành phẩm bước (n-1) + Chi phí chế biến bước n - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bước n.

Phương pháp hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài.Tuy nhiên trong thực tế, phương pháp này ít được sử dụng do tính phức tạp của nó

- Phương pháp phân bước không tính NTP:

Trong trường hợp này, kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị thànhphẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối Trình tự tính theo các bước sau:

Căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giaiđoạn để tính toán phần CPSX của giai đoạn có trong giá thành sản phẩm theo từngkhoản mục

Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí đã tính được để tổng hợp tínhgiá thành của thành phẩm, phương pháp này còn gọi là phương pháp kết chuyển

song song chi phí, - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cáchphẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy cơ khí chế tạo… để giảmbớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo nhóm sảnphẩm cùng loại do đó đối tượng tập hợp CPSX là nhóm sản phẩm còn đối tượngtính giá thành là từng sản phẩm

Giá thành thực tế

của từng loại

sản phẩm

Giá thành kế hoạch (hoặc giá thành định mức) của từng loại sản phẩm

Trang 17

Tỷ lệ tính giá thành = tổng giá thành thực tế / tổng giá thành kế hoạch

- Phương pháp loại trừ CPSX sản phẩm phụ:

Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng quy trình công nghiệp sảnxuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ (các doanh nghiệpchế biến đường, rượu, bia, mì ăn liền…)

Tổng giá thành sản phẩm chính = SPDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ

-SPDDcuối kỳ - CPSX sản phẩm phụ

- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp tổ chức sảnxuất đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ, vừa theo các đơn đặt hàng Đối tượng tập hợpchi phí là từng đơn đặt hàng và các đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đãhoàn thành Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành mới tính giá thành do vậy mà

kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số.

Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng

LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng chotừng sản phẩm

Giá thành đơn vị SP Gốc = (Tổng giá thành của tất cả các loại SP) / (Tổng sốsản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loạiTổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng

CP phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ

Phương pháp tinh giá thành theo định mức:

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện phảitính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tínhgiá thành, vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quátrình sản xuất sản phẩm, xác định được chênh lệch so với định mức của sản phẩmđược tính theo công thức sau:

Trang 18

Tổng giá thành thực tế = tổng giá thành định mức ± chênh lệch do thay

đổi định mức ± chênh lệch do thoát ly định mức

Tóm lại, có rất nhiều cách tính giá thành sản phẩm.Vì vậy tùy từng điều kiệncủa doanh nghiệp mà có sự vận dụng từng phương pháp cho thích hợp

1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

1.2.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Theo CMKT số 01: chi phí gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh

trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phíkhác

Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanhthông thường của doanh nghiệp như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phíquản lý, chi phí lãi tiền vay,…Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và cáckhoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc thiết bị

Chi phí khác ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như chi phí thanh lýnhượng bán TSCĐ, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng,…

Trong chuẩn mực này cũng quy định các nguyên tắc cơ bản đối với kế toántrong đó có các nguyên tắc quy định liên quan trực tiếp đến kế toán chi phí như sau:

Nguyên tắc cơ sở dồn tích nói lên mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanhnghiệp phát sinh liên quan tài sản, nợ phải trả, doanh thu hay chi phí đề phải đượcghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặcthực tế chi tiền BCTC của doanh nghiệp trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tàichính trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Nguyên tắc phù hợp là việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp vớinhau Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tươngứng có liên quan đến việc tạo doanh thu đó Chi phí tương ứng với doanh thu là chiphí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưngliên quan đến doanh thu của kỳ đó

Trang 19

Nguyên tắc thận trọng quy định doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi

có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phảiđược ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí

CMKT số 02 “Hàng Tồn Kho” chi phối kế toán chi phí sản xuất thông qua

các khoản chi phí cấu thành nên giá gốc HTK, bao gồm chi phí mua, chi phí chếbiến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại

Nội Dung :Xác định giá trị hàng tồn kho

04 Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thựchiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được

GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO

05 Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chiphí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạngthái hiện tại

Chi phí mua

06 Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế khôngđược hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng vàcác chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiếtkhấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩmchất được trừ (-) khỏi chi phí mua

Trang 20

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chiphí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.

08 Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn

vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suấtbình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiệnsản xuất bình thường

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩmtheo chi phí thực tế phát sinh

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bìnhthường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuấtchung không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến chomỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

09 Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùngmột khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm không được phảnánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩmtheo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán

Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (-) khỏi chi phí chế biến đã tậphợp chung cho sản phẩm chính

Chi phí liên quan trực tiếp khác

10 Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồmcác khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ,trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặthàng cụ thể

Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho

11 Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:

Trang 21

(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất,kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;

(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn khocần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn 06;

Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanhnghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO

13 Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phươngpháp sau:

(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;

(b) Phương pháp bình quân gia quyền;

(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;

(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước

14 Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp

có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được

15 Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồnkho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ vàgiá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình

có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình của doanh nghiệp

16 Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo

Trang 22

phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho

ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá củahàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho

17 Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồnkho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lạicuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp nàythì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng,giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu

kỳ còn tồn kho

Trong CMKT số 16 quy định chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản

xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định

phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí liên quan phát sinh liên quan trực tiếpđến các khoản vay của doanh nghiệp

Chi phí đi vay bao gồm:

- Lãi tiền vay ngắn hạn, dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi

- Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan trựctiếp đến những khoản vay do phát hành trái phiếu

- Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làmthủ tục vay

- Chi phí tài chính của tài sản đi thuê tài chính

Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiếtcho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc đã bán đã hoàn thành Chiphí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong

kỳ khi phát sinh

1.2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán Việt Nam.

1.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Chứng từ sử dụng: Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, Bảng lương,

bảng phân bổ Lao cụ, Bảng phân bổ NVL CCDC, các sổ chi tiết và sổ cái TK621,TK622, TK 627…

Trang 23

Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng các TK như: TK621, TK622, TK627,

TK154… và một số tài khoản cấp 2 khác

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán sử

dụng tài khoản 621:”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” có kết cấu như sau:

Bên nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạosản phẩm

Bên có: Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu sử dụng vào tài khoản 154”Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang”

Kết chuyển CPNVLTT vượt trên mức bình thường vào tài khoản 632

Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho

Số dư: Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán vào tài khoản 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp”

(Phụ lục 1.1).

+ Khi xuất kho NVL sử dụng cho sản xuất sản phẩm kế toán ghi tăng cho tài

khoản Chi phí NVLTT và ghi giảm cho tài khoản NVL

Nợ TK 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” :

Có TK 152 – “ Nguyên vật liệu”:

+ Khi mua NVL, vât liệu đưa thẳng vào bộ phân sản xuất, kế toán ghi tăng

cho tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và tài khoản thuế giá trị gia tăngđược khấu trừ và ghi giảm cho tài khoản thanh toán

Nợ TK 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Nợ TK 133 – “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” :

Có TK 111,112,331: Giá thanh toán

+ NVL sử dụng không hết nhập lại kho kế toán ghi tăng tài khoản NVL và

ghi giảm cho tài khoản chi phí NVLTT

Nợ TK 152- “Nguyên liệu, vật liệu”:

Có TK 621- “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”:

+ Cuối kỳ căn cứ vào giá trị kết chuyển hoặc phân bổ nguyên vật liệu chotừng loại sản phẩm, kế toán ghi:

Nợ TK 154- “Chi phí SXKD dở dang”:

Trang 24

Có Tk 621- “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”:

- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương , phụ cấp mang tính chấtlương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động trực tiếp sản phẩm, thực hiệncác dịch vụ Ngoài ra, nó còn bao gồm các khoản BHYT,BHXH,CPCĐ mà doanhnghiệp phải chịu

Trong hạch toán, doanh nghiệp sử dụng TK 622” Chí phí nhân công trựctiếp” để phản ánh chi phí nhân công của người lao động trực tiếp

Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh, tiền lương tiền công lao động

và các khoản trích theo lương

Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154, kết chuyển

CPNCTT vượt trên mức bình thường

Số dư: TK 622 không có số dư cuối kỳ

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp” (Phụ lục 1.2)

+ Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghităng cho tài khoản chi phí NCTT và ghi tăng cho tài khoản phải trả công nhân viên

Nợ TK 622- “ Chi phí nhân công trực tiếp”: chi tiết cho từng đối tượng

Có TK 334- “Phải trả công nhân viên”:

+ Tính trích BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN cả công nhân sản xuất kế toánghi tăng cho tài khoản chi phí nhân công trực tiếp đồng thời ghi tăng cho tài khoảnphải trả phải nộp khác

Nợ TK 622-“ Chi phí nhân công trực tiếp”:

Có TK 338- “Phải trả phải nộp khác”(3382,3383,3384,3389):

Khi trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho côngnhân sản xuất kế toán ghi tăng cho tài khoản chi phí NCTT và ghi tăng cho tàikhoản chi phí phải trả

Nợ TK 622 : “ Chi phí nhân công trực tiếp”:

Có TK 335 : “ Chi phí phải trả”:

+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo đối tượng tập hợp chiphí, kế toán ghi tăng cho TK chi phí kinh doanh dở dang và ghi giảm cho tài khoảnchi phí nhân công trực tiếp

Trang 25

Nợ TK 154: (chi tiết cho từng đối tượng)

Có TK 622: ( chi tiết cho tưng đối tượng)

- Kế toán chi phí sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết còn lại để sản

xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT Đây là những chi phí phát sinh trongphạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp CPSXC được chiathành nhiều loại chi phí khác nhau và bao gồm 6 tài khoản cấp 2

Kết cấu tài khoản 627

Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh

Bên có: Kết chuyển CPSXC vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm.

Số dư: TK 627 cuối kỳ không có số dư.

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán TK 627: “Chi phí sản xuất chung”( Phụ lục 1.3)

+ Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho cán bộ côngnhân viên phân xưởng, bộ phận sản xuất ghi tăng cho tài khoản CPSXC và ghi tăngcho tài khoản phải trả công nhân viên

Nợ TK 627(6271)-“ Chi phí sản xuất chung’’:

Có TK 334-“ Phải trả cho công nhân viên”:

+ Tính BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng bộ phận sản xuất

kế toán ghi tăng TK chi phí SXC và ghi tăng tài khoản phải trả phải nộp khác

Nợ TK 627(6271)-“ Chi phí sản xuất chung’’:

Nợ TK 627(6273)- “ Chi phí sản xuất chung’’:

Có TK 153- “Công cụ dụng cụ”:

+ Khi xuất CCDC dùng cho sản xuất một lần có giá trị lớn phải phân bổdần, kế toán ghi tăng cho TK chi phí trả trước và ghi giảm cho TK CCDC

Trang 26

Nợ TK 142- “Chi phí trả trước”:

Có TK 153- “Công cụ, dụng cụ”:

+ Khi phân bổ giá trị CCDC vào chi phí sản xuất chung, kế toán ghi tăng cho

TK chi phí SXC và ghi giảm cho TK chi phí trả trước

Nợ TK 627 (6273)- “Chi phí sản xuất chung”:

+ Khi trích trước hoặc tính dần số chi phí sửa chữa, kế toán ghi :

Nợ TK 627- “Chi phí sản xuất chung”:

Cuối kỳ, kết chuyển vào tài khoản 154 xác định tổng giá thành và giá thành

đơn vị của sản phẩm Sơ đồ 1.4

Kế toán tiến hành kết chuyển các chi phí : Chi phí NVLTT, Chi phí NCTT,Chi phí SXC vào tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang kế toán ghi tăngcho tài khoản ch phí sản xuất kinh doanh dở dang và ghi giảm cho các tài khoản chiphí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC

Nợ TK 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 621 : Chi phí NVLTT

Trang 27

Toàn bộ chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng xác địnhliên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang Để có thông tin phục

vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản

lý của doanh nghiệp Đó chính là đánh giá sản phẩm dở dang Vì vậy, đánh giá sảnphẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm làm

dở cuối kỳ phải chịu Trong đó, chi phí sản xuất sản phẩm dở dang có thể đượcđánh giá theo một trong các phương án sau:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phínguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phíkhác tính cả cho sản phẩm hoàn thành

Công thức:

Dck ¿ D đk+C

S tp+S d x S d

Trong đó: Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

Stp: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Sd: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Ưu điểm: Phương pháp tính đơn giản, dễ làm, xác định chi phí được kịp thời,

phục vụ việc tính giá thành sản phẩm

Nhược điểm: Độ chính xác không cao.

Trang 28

Điều kiện áp dụng: Phương pháp trên phù hợp với những doanh nghiệp có

chi phí nguyên vật liệu cao, chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối

kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ

Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này phải tính toán tất cả các khoản mục phí cho sản hẩm

dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng Do vậy, trước hết cần cung cấp khốilượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để chuyển đổi khối lượngsản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Sau đó, tínhtoán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình sản xuấtthì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang :

Cck = D S đk+C

tp+S d x S d

- Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất( như chiphí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theocông thức:

Ưu điểm: phương pháp này có độ chính xác cao và khoa học.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến

hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan

Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp chiểm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sảnxuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang ,mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mứctừng khoản mục chi phí ở từng công đpạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dởdang theo chi phí định mức

Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng yêu cầu thông tin cao.

Trang 29

Nhược điểm: Khó áp dụng vì thông thường khó xác định được định mức

chuẩn xác

Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được

định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phương pháp tính giá thành theo định mức

1.2.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

- Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn)

Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản

đơn, có số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn

Theo phương pháp này, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tínhgiá thành phù hợp nhau Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp kết quả hạch toánnghiệp vụ về khối lượng sản phẩm hoàn thành và để đánh giá sản phẩm dở dang

ZTT = DĐK + C – DCK

ztt = ZTT

Sh

Trong đó: Dđk : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C : Tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ

Ztt : Tổng giá thành

ztt : Giá thành đơn vị sản phẩm

Sh : Khối lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp này có ưu điểm tính toán nhanh, đơn giản nhưng phạm vi ápdụng lại rất hẹp

- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Theo phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng được mở một Phiếu tính giá thànhcông việc Phiếu tính giá thành được lập cho từng đơn đặt hàng khi phòng kế toánnhận được thông báo về lệnh sản xuất Tất cả các phiếu này đều được giữ khi sảnphẩm đang sản xuất dở dang khi sản phẩm hoàn thành và bàn giao cho khách hàng, cácphiếu tính giá thành công việc được cung cấp từ khâu sản xuất ra khâu thành phẩm

- Phương pháp hệ số

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng khi đối tượng hạch toán

chi phí sản xuất ứng với nhiều đối tượng tính giá thành và doanh nghiệp xác địnhđược hệ số của từng loại sản phẩm Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm

và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ

SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: CN Đinh Thị Ngọc Tú

Giá trị sản phẩm dở

Tổng giá

-Chi phí sản xuất thực -

Các phát sinh giảm -

Giá trị sản

Trang 30

Việc tính giá thành thực tế của từng đối tượng là phải căn cứ vào hệ số chi phí củatừng sản phẩm Dựa vào hệ số chi phí, kế toán quy đổi tất cả các loại sản phẩm khácnhau về một sản phẩm, sau đó tính giá thành thực tế của sản phẩm và xác định giáthành thực tế của từng loại sản phẩm

- Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này áp dụng cho loại hình doanh nghiệp có quy trình sản xuấtcông nghệ ổn định, định mức chi phí hợp lý, trình độ tổ chức kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm cao, công tác hạch toán ban đầu chặt chẽ

Trình tự thực hiện:

- Xác định tổng giá thành định mức của sản phẩm

- Xác định số chênh lêch do thay đổi định mức

- Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức

- Tính giá thành thực tế của sản phẩm dựa trên công thức sau

- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp

có quy trình sản xuất ngoài việc sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, nhưngđối tượng tính giá thành lại là sản phẩm chính Do vậy, phải loại trừ sản phẩm phụkhi tính giá thành

Tổng giá

thành thực

tế

= Tổng giá thành định mức

Chênh lệch do thay đổi định mức

lệch do thoát ly định mức

tế phát sinh

Giá trị sản phẩm dở dang đầu

kỳ

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá trị sản phẩm phụ

Trang 31

-Giá trị sản phẩm phụ tính theo giá bán của nó trên thị trường hoặc theo giá

kế hoạch của doanh nghiệp

- Phương pháp khác

Ngoài những phương pháp tính giá thành ở trên còn có nhiều phương pháptính giá thành khác như phương pháp tính giá thành phân bước, phương pháp tínhgiá thành nửa thành phẩm, phương pháp liên hợp, Mỗi phương pháp đều có ưu vànhược điểm khác nhau Tùy theo đặc điểm và quy trình sản xuất của hoạt động sảnxuất kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỬA GIÓ TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VẬT TƯ

THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI.

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới công tác kế toán CPSX và tính giá thành cửa gió tại Công Ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội.

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội.

2.1.1.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội.

- Tên gọi chính thức: công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội

- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Electrical Equipment Materials TechnologyCompany Limited

-Trụ sở chính của công ty: số 38 – Bạch Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

- Mã số thuế: 0101563707

- Điện thoại: 04.3627.6610 Fax: 04.3627.6609

- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Đăng Hiển

- Số đăng ký kinh doanh: 0102014654

- Lĩnh vực kinh doanh: chuyên sản xuất các loại ống, cửa gió, điện côngnghiệp dân dụng, cung cấp, xây dựng, lắp đặt hệ thống điện tử, điện lạnh…

- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 (viết bằng chữ: mười tỷ đồng)

Trang 32

a))Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty TNHH Kỹ Thuật Vật Tư Thiết Bị Điện Hà Nội được thành lập và đivào hoạt động kinh doanh từ ngày 29 tháng 10 năm 2004, do sở kế hoạch và đầu tưthành phố Hà Nội cấp ngày 29 tháng 10 năm 2004

b) Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty Hanotec là một đơn vị hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnhvực điều hòa không khí và các dịch vụ liên quan Với các ngành nghề chính:

+ Chế tạo lắp đặt ống gió

+ Sản xuất lắp đặt cửa gió

+ Cung ứng lắp đặt và bảo dưỡng các máy điều hòa không khí với các nhãnhiệu nổi tiếng như: Misubishi, Daikin, Toshiba…

Kế toán trưởng

Thủquỹ

Kế toántiền mặt

và thanhtoán

Kế toántiền lương

Kế toán

NH –công nợ

Kế toántổng hợpbảng tínhgiá thành

Ngày đăng: 16/03/2015, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w