405 Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2015
Trang 11
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1 : Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 3
1.1 Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh 3
1.1.1 Phân loại các nhóm chiến lược 3
1.1.2 Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược 5
1.2 Tổng quan về ngành khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai …… 10
1.2.1 Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai 10
1.2.2 Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai….11 1.2.3 Các mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 12
Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 17
2.1 Môi trường kinh doanh 17
2.1.1 Khách hàng 17
2.1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây dựng 20
2.2 Tình hình sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 23
2.2.1 Quy trình và đặc điểm sản xuất – kinh doanh đá xây dựng 23
2.2.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai 29
2.2.3 Vai trò của các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai trong khu vực Nam Bộ 37
2.3 Dự báo nhu cầu đá xây dựng khu vực Nam Bộ đến năm 2015 .… 40
2.3.1 Phương pháp dự báo 41
2.3.2 Dự báo nhu cầu đá xây dựng đến năm 2015 41
2.4 Ứng dụng ma trận đánh giá kết quả dự báo nhu cầu của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai 42
2.4.1 Ứng dụng ma trận đánh giá yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) 42
2.4.2 Ứng dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh 44
Trang 22
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh
nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai 46
3.1 Quan điểm khi đề ra giải pháp chiến lược 46
3.2 Các giải pháp chiến lược của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai 46
3.2.1 Lập ma trận SWOT 46
3.2.2 Các giải pháp chiến lược cần triển khai 49
3.2.3 Các giải pháp chiến lược của BBCC 51
3.3 Các giải pháp vĩ mô .56
3.3.1 Tăng cường quản lý Nhà nước về giá và đo lường 56
3.3.2 Hỗ trợ vốn đầu tư để áp dụng công nghệ mới, hiện đại 57
3.3.3 Sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật Khoáng sản 57
3.3.4 Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ
58
Kết luận 60 Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 33
MỞ ĐẦU
19 năm đổi mới kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chuyển nền kinh
tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách mở cửa thị trường trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm luôn đạt ở mức cao so với thế giới (trung bình đạt 8%/năm, riêng năm 2004 đạt 7,7%) Theo dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm tiếp theo vẫn tiếp tục giữ vững ở mức cao
Ngành xây dựng cơ bản có mối quan hệ mật thiết với tốc độ tăng trưởng GDP ; khi tốc độ tăng GDP nhanh thì tỷ lệ đầu tư cho ngành này cũng tăng nhanh và ngược lại Việc tăng vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản có liên quan đến việc tăng khối lượng tiêu thụ VLXD, trong đó đá xây dựng chiếm khối lượng tương đối lớn
Trong những năm qua, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sá, cầu cống, bệnh viện … phải đi trước một bước
để làm nền tảng phát triển kinh tế Do đó, nhu cầu sử dụng đá xây dựng cũng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước về số lượng cũng như chất lượng Trước tình hình
đó, nhiều doanh nghiệp khai thác đá đầu tư khai thác mỏ đá mới hoặc nâng cao công suất khai thác chế biến, đầu tư máy móc thiết bị mới, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên đá xây dựng rất lớn như Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh Sự phát triển tự phát này đã dẫn đến tình trạng sản xuất dư thừa đá xây dựng, giá bán ngày càng giảm bất hợp lý Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp này đã gây nên lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn không thể tái tạo
Tìm kiếm hướng đi chung cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới sao cho hiệu quả cao nhất là việc làm cần thiết và cấp bách Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài : «Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm
2015 »
Trang 44
Mục đích nghiên cứu :
Mục đích của đề tài là phân tích môi trường sản xuất - kinh doanh, thực trạng các doanh nghiệp khai thác đá ở Đồng Nai Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp khai thác đá cũng như đề ra các biện pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đề tài này tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn : Công ty Xây dựng và sản xuất VLXD Biên Hòa, Công ty cổ phần Đá Hóa An, Công ty Đồng Tân (chiếm trên 70% sản lượng sản xuất và tiêu thụ đá trong tỉnh)
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
Ý nghĩa của đề tài là nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây :
- Phép duy vật biện chứng ;
- Phương pháp thống kê ;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp lý thuyết với thực tiễn
Kết cấu luận án : gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về lý thuyết chiến lược kinh doanh và ngành khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai
Chương 2: Phân tích môi trường hoạt động và tình hình khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 55
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
VÀ NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI
1.1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, theo Fred R David : «Chiến lược là những phương tiện đạt đến những mục tiêu dài hạn», còn Alfred Chadler thì cho rằng chiến lược là việc xác định mục tiêu cơ bản và lâu dài của một doanh nghiệp và là sự vạch ra một quá trình hành động và phân phối các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nhưng tựu trung bao gồm các nội dung sau :
- Xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức
- Đưa ra và lựa chọn các phương án thực hiện
- Triển khai và phân bổ các nguồn lực thực hiện mục tiêu đó
1.1.1 Phân loại các nhóm chiến lược
Căn cứ vào phạm vi, hướng tiếp cận chiến lược, sự kết hợp sản phẩm và thị trường, chiến lược kinh doanh được chia làm nhiều loại khác nhau
a) Căn cứ vào phạm vi chiến lược :
- Chiến lược tổng quát đề cập đến mục tiêu chung, những vấn đề trọng tâm có ý nghĩa lâu dài quyết định đến những vấn đề sống còn của doanh nghiệp
- Chiến lược đặc thù đề cập đến các chiến lược cụ thể về giá cả, sản phẩm, phân phối
… cho từng giai đoạn ngắn hạn hay trung hạn của chiến lược tổng quát
b) Căn cứ vào hướng tiếp cận chiến lược :
- Chiến lược tập trung vào những nhân tố then chốt : việc hoạch định chiến lược là không dàn trải các nguồn lực, trái lại cần tập trung cho những hoạt động có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp mình
- Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối : bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh Thông qua sự phân tích
đó, tìm ra điểm mạnh của mình làm chỗ dựa cho chiến lược kinh doanh
Trang 66
- Chiến lược sáng tạo tấn công : tiếp cận theo cách cơ bản là luôn nhìn thẳng vào vấn
đề được coi là phổ biến nhằm xét lại những điều tưởng như đã kết luận để khám phá mới làm cơ sở cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình
- Chiến lược khai thác các mức độ tự do : cách xây dựng chiến lược ở đây không nhằm vào nhân tố then chốt mà nhằm vào khai thác khả năng có thể có của các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt
c) Căn cứ vào sự kết hợp của sản phẩm và thị trường :
- Chiến lược tăng trưởng tập trung : là chiến lược chuyên sâu vì chúng đòi hỏi những
nỗ lực tập trung, để cải tiến những vị thế cạnh tranh của công ty đối với những sản phẩm hiện có Các nội dung quan trọng của chiến lược này là :
+ Thâm nhập vào thị trường : là làm tăng thị phần cho các sản phẩm hiện có trong các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn Thâm nhập thị trường gồm có việc tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quảng cáo, tăng các sản phẩm khuyến mãi rộng rãi, hoặc gia tăng các nỗ lực quảng cáo
+ Phát triển thị trường : là đưa những sản phẩm hiện có vào những khu vực địa
lý mới do môi trường phát triển thị trường đang trở nên ngày càng dễ chịu hơn
+ Phát triển sản phẩm : nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hiện tại Phát triển sản phẩm thường đòi hỏi những chi phí nghiên cứu
và phát triển lớn
- Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập : cho phép công ty có được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc các đối thủ cạnh tranh Các nội dung quan trọng của chiến lược này là :
+ Kết hợp về phía trước : liên quan đến việc tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ
+ Kết hợp về phía sau : là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của các nhà cung cấp của công ty Chiến lược này đặc biệt thích hợp khi các nhà cung cấp hiện tại của công ty không thể tin cậy được, quá đắt hoặc không thể thỏa mãn đòi hỏi của công ty
+ Kết hợp theo chiều ngang : là tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh của công ty
Trang 77
- Chiến lược tăng trưởng bằng con đường đa dạng hóa : thích hợp cho những doanh nghiệp không thể hoàn thành những mục tiêu tăng trưởng trong ngành sản xuất hiện nay với những sản phẩm, thị trường hiện tại Các nội dung quan trọng của chiến lược này là :
+ Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm : là thêm vào những sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau
+ Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang : là thêm vào những sản phẩm mới không liên hệ gì với nhau cho những khách hàng hiện có
+ Đa dạng hóa hoạt động kiểu hỗn hợp : là thêm vào những sản phẩm mới không liên hệ gì với nhau
- Chiến lược suy giảm : thích hợp khi một doanh nghiệp cần tập hợp lại để cải thiện hiệu suất sau một thời gian phát triển nhanh, khi những cơ hội và phát triển dài hạn không sẵn có trong một thời kỳ và những cơ hội khác hấp dẫn hơn những cơ hội đang theo đuổi Các nội dung quan trọng của chiến lược này là :
+ Liên doanh
+ Thu hẹp bớt hoạt động
+ Cắt bỏ bớt hoạt động
+ Thanh lý
1.1.2 Các bước nghiên cứu hoạch định chiến lược
1.1.2.1 Nghiên cứu môi trường hoạt động của ngành
Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược Chiến lược được lựa chọn phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường đã nghiên cứu
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô :
+ Yếu tố chính phủ và chính trị : các chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của ngành như Luật Khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường,
hệ thống thuế khóa
+ Yếu tố văn hóa, xã hội, địa lý : thái độ của dân chúng đối với chất lượng đời sống, quan điểm của người lao động về nghề nghiệp trong xã hội …
Trang 88
+ Yếu tố tự nhiên : vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, gia tăng nhu cầu về nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp …
+ Yếu tố công nghệ và kỹ thuật : trình độ công nghệ, tốc độ đổi mới công nghệ, khả năng ứng dụng công nghệ mới
+ Yếu tố kinh tế : tình hình kinh tế trong nước và thế giới, lạm phát, lãi suất, thu nhập, xu hướng chi tiêu của dân chúng …
- Các yếu tố thuộc môi trường vi mô :
+ Đối thủ cạnh tranh : phải nhận định được tất cả những đối thủ cạnh tranh và xác định được mặt mạnh và mặt yếu cũng như những nguy cơ, đe dọa, mục tiêu và chiến lược của họ
+ Khách hàng (người tiêu dùng): phân tích nhu cầu của khách hàng hiện tại, xu hướng thay đổi trong tương lai từ đó có những biện pháp đối phó phù hợp để thỏa mãn khách hàng
+ Nhà cung cấp : cần phải phân tích để có sự hiểu biết sâu sắc về nhà cung cấp các nguồn lực cho doanh nghiệp, bao gồm người cung cấp vật tư, thiết bị, cộng đồng tài chính và nguồn lao động
+ Đối thủ tiềm ẩn mới: cần phải chú ý các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới xâm nhập, phải bảo vệ vị trí cạnh tranh nhằm ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài
+ Sản phẩm thay thế : doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn
- Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ ngành : bao gồm các nguồn lực của doanh nghiệp :
Trang 99
1.1.2.2 Xác định các mục tiêu phát triển của ngành
Nghiên cứu mục tiêu của ngành làm cơ sở cho việc hình thành chiến lược Chiến lược cấp công ty thường chú trọng các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn một cách
rõ ràng, chi tiết Các mục tiêu dài hạn thường áp dụng trong chiến lược cấp ngành Các mục tiêu đặt ra phải phù hợp với thực tế nhưng có tính thách thức và có thể đo lường được Các mục tiêu phải xác định được thời điểm khởi đầu, kết thúc và có những căn
cứ để xác định những thứ tự ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực
1.1.2.3 Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược được thực hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, nhận biết những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, từ
đó xây dựng các phương án chiến lược (Hình 1)
- Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh của công ty (tối thiểu là 5 yếu tố chủ yếu)
- Phân loại tầm quan trọng : từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,0
Những điểm mạnh, yếu
của doanh nghiệp
Các giá trị cá nhân của
nhà quản trị
Những cơ hội, nguy cơ môi trường
Các mong đợi của xã hội
CHIẾN LƯỢC
Kết hợp
Kết hợp
Trang 1010
- Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của
công ty phản ứng với yếu tố này ; 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là
phản ứng trung bình và 1 là phản ứng ít
- Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan
trọng
- Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của các yếu tố Số điểm quan trọng trung bình
là 2,5 Tổng số điểm quan trọng bằng 1 cho thấy những chiến lược mà công ty đề ra
không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa bên ngoài ; tổng số
điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trường bên
ngoài ; tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tích
cực ; tổng số điểm quan trọng bằng 4 cho thấy công ty đang phản ứng rất tốt với các cơ
hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ
Bảng 1 Mẫu ma trận EFE Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
1……
……
5……
Tổng cộng
b) Ma trận hình ảnh cạnh tranh : nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu
cùng những ưu thế và nhược điểm đặc biệt của họ so với công ty của chúng ta Ma trận
hình ảnh cạnh tranh khác với ma trận EFE ở chỗ nó bao gồm các yếu tố bên trong có
tầm quan trọng quyết định cho sự thành công và các mức phân loại của công ty cạnh
tranh Trong ma trận này các mức phân loại đặc biệt của những công ty cạnh tranh
được so sánh với công ty mẫu (Bảng 2)
Bảng 2 Mẫu ma trận hình ảnh cạnh tranh
Các yếu tố
thành công
Mức quan Công ty mẫu
Công ty cạnh tranh 1
Công ty cạnh tranh 2 trọng Phân
loại quan trọng Số điểm Phân loại quan trọng Số điểm Phân loại quan trọng Số điểm 1……
2……
3……
Tổng cộng
Trang 1111
c) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các mặt mạnh, yếu quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp Cách phát triển ma trận IFE theo năm bước, giống như ma trận EFE d) Ma trận đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (SWOT ) : ma trận này nhằm mục đích kết hợp các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ đã được đánh giá từ
ma trận EFE và IFE trước đó, từ đó thiết lập ma trận SWOT qua 8 bước sau (Bảng 3):
- Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty (từ ma trận IFE) ;
- Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty (từ ma trận IFE) ;
- Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty (từ ma trận EFE) ;
- Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty (từ ma trận EFE) ;
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO;
- Kết hợp những điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược WO ;
- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược ST ;
- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược
WT
Bảng 3 Mẫu ma trận SWOT O- Những cơ hội
Các chiến lược WT :
Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa
Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó giúp cho doanh nghiệp hoạch định các nguồn lực một cách chủ động và phân bổ hợp lý cho các đối tượng cần được ưu tiên Từ những cơ hội, rủi ro của môi
Trang 1212
trường bên ngoài kết hợp với những mặt mạnh, yếu của nội tại doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà chiến lược phản ứng chủ động hơn, hệ thống và khách quan trong việc đưa ra quyết định của mình
Ứng dụng lý thuyết chiến lược kinh doanh vào điều kiện cụ thể của mình chắc chắn các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai nói riêng
và ở miền Đông Nam Bộ nói chung sẽ gặt hái được nhiều thành quả mỹ mãn
1.2.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI
1.2.1 Giới thiệu khái quát tỉnh Đồng Nai
- Vị trí địa lý : tỉnh Đồng Nai là tỉnh nằm ở khu vực Miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng Diện tích tự nhiên 5.864 km2 : bao gồm TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện : Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ
- Dân cư : tỉnh Đồng Nai có dân số khá đông : gần 2,2 triệu người, mật độ trung bình
375 người/km2, bao gồm nhiều dân tộc : Kinh, Hoa, Châu Ro, Ê- đê, Chăm…
- Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu tứ giác kinh tế là TP.Hồ Chí Minh – Bình Dương - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu Tỉnh Đồng Nai nằm cách TP Hồ Chí Minh khoảng 30
km, cách Bình Dương khoảng 15 km và cách Bà Rịa -Vũng Tàu khoảng 85 km Khu tứ giác kinh tế này có tốc độ phát triển kinh tế mạnh nhất cả nước, các ngành công nghiệp
và xây dựng cơ sở hạ tầng luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng đầu tư để làm đầu tàu phát triển kinh tế cho cả khu vực
- Kinh tế - xã hội : là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2001 đến 2004 tăng bình quân trên 15%/năm, riêng năm 2004 tăng 19,5% Trong đó, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng cơ bản của tỉnh tăng bình quân trên 27%/năm Tính đến hết năm
2004, tỉnh Đồng Nai có 16 khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở TP.Biên Hòa, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch Tổng diện tích các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
là 4.805 ha, có trên 600 dự án đầu tư của 26 nước trên thế giới với số vốn đăng ký lên đến 7.161 triệu USD
Trang 1313
- Về giao thông : tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh, các đường giao thông này đã và đang được sửa chữa, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong khu vực Về đường thủy, sông Đồng Nai là đường giao thông rất quan trọng nối liền tỉnh Đồng Nai với các sông thuộc TP Hồ Chí Minh và đặc biệt
là các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho các phương tiện vận tải thủy có trọng tải lớn khi lưu thông trên sông này, thuận lợi trong việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Đồng Nai và các vùng lân cận Khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây Nhà nước đẩy mạnh đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A…làm tăng nhu cầu đá xây dựng nhưng khu vực ĐBSCL lại không có mỏ đá xây dựng, vì vậy sông Đồng Nai là đường giao thông thủy quan trọng để vận chuyển đá xây dựng đến các tỉnh ĐBSCL với chi phí thấp
1.2.2 Ngành khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai
1.2.2.1 Quản lý Nhà nước của ngành sản xuất – kinh doanh đá xây dựng
- Trước khi có Luật Khoáng sản (trước ngày 01/09/1996) : đứng trước nhu cầu cấp thiết về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh, ngành công nghiệp khai thác đá xây dựng tỉnh Đồng Nai đã hình thành và phát triển từ những năm đầu của thập niên 1980 Trong giai đoạn từ năm 1983 đến năm 1996, Bộ Công nghiệp nặng (sau này là Bộ Công nghiệp) đã cấp phép thăm dò và khai thác 10 mỏ đá xây dựng với sản lượng hàng năm đạt khoảng hơn 2 triệu m 3 đá các loại
Ngày 02/12/1992, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2186/ QĐ.UBT thành lập Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản trực thuộc Sở Công nghiệp
để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Trong lúc Luật Khoáng sản chưa được ban hành, công tác quản lý tài nguyên – khoáng sản trên địa bàn tỉnh được chi phối bởi Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 28/07/1989
- Khi có Luật Khoáng sản (sau ngày 01/09/1996) : Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 9 năm 1996 quy định về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản Luật Khoáng sản cùng với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ và các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát
Trang 14Từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành đến hết năm 2004, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 30 mỏ đá xây dựng (của 19 doanh nghiệp) đã được cấp giấy phép
khai thác (Phụ lục 4)
1.2.2.2 Khái quát ngành khai thác đá ở Đồng Nai
Đến năm 2004, ngành khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai có 19 doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng trên địa bàn tỉnh (Phụ lục 4), trong đó :
- Loại hình DNNN : có 09 doanh nghiệp ;
- Loại hình Doanh nghiệp cổ phần : có 03 doanh nghiệp
- Loại hình Doanh nghiệp tư nhân (hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn) : có 07 doanh nghiệp
đá ở Biên Hòa có lợi thế so sánh hơn các mỏ đá khác trong tỉnh
- Đa số các mỏ ở tỉnh Đồng Nai thuộc mỏ đá lộ thiên nên rất thuận tiện khi khai thác,
Ưu điểm lớn nhất của việc khai thác đá lộ thiên là chi phí bốc đất thấp do lớp tầng phủ mỏng, độ an toàn cao hơn so với khai thác đá hầm lò
- Trữ lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai:
Trang 1515
Nhìn vào bảng 4, chúng ta thấy rằng trữ lượng đá xây dựng phân bố tương đối
đều trong tỉnh Đồng Nai : tại huyện Xuân Lộc là 151,966 triệu m3 (chiếm 34,77%),
huyện Thống Nhất là 131,711 triệu m3 (chiếm 30,13%), TP.Biên Hòa là 46,642 triệu
m3 (chiếm 10,67%) đứng thứ ba trong toàn tỉnh
Bảng 4 Trữ lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai Huyện,
Thành Phố Tên mỏ đá Trữ lượng (triệu m3) Tỷ lệ (%)
Trang 16- Chất lượng mỏ đá tại tỉnh Đồng Nai :
Bảng 5 Loại đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai Stt Loại đá Trữ lượng (triệu m3) Tỷ lệ (%)
Trang 1717
Nhìn vào bảng 5, chúng ta thấy đá xây dựng ở Đồng Nai không chỉ dồi dào về trữ lượng mà còn đa dạng về chủng loại, trong đó có Granit là loại đá xây dựng có trữ lượng cao nhất 147,066 triệu m3 (chiếm 33,7%), Tranchiandezit có trữ lượng là 132,511 triệu m3 (chiếm 30,3%), Geanodioxit-geanit có trữ lượng 54 triệu m3 (chiếm 12,4%) Riêng tại TP Biên Hòa có loại đá xây dựng phổ biến nhất đó là Tufdaxit chiếm 54% trữ lượng đá ở TP Biên Hòa (Phụ lục 1)
- Chất lượng mỏ đá phụ thuộc vào điều kiện địa chất, tính chất cơ lý hóa của mỏ Tính chất cơ lý của đá xây dựng đang được khai thác tại các mỏ lớn : Hóa An, Tân Bản, Tân Hạnh thuộc TP.Biên Hòa như sau :
* Đặc điểm thạch học của đá : theo bản đồ địa chất 1:50.000 cụm tờ Đông TP.Hồ Chí Minh (Ma Công Cọ - 1993), phần lớn khu vực có các mỏ đá thuộc hệ triat thống trung Anizi - Hệ tầng Châu Thới (T2act), cho thấy có một loại Tufdaxit Tufdaxit có đặc điểm thạch học khá đồng nhất Tuy nhiên dựa vào thành phần thạch học, kiến trúc cấu tạo và một số đặc điểm khác có thể phân ra 3 kiểu : Tufdaxit hạt đều, hạt không đều và hạt rất không đều Hàm lượng chủ yếu là SiO2 chiếm 62,58% - 65,22% và Na2O chiếm 6,85 % - 8,41%
- Dựa vào chỉ tiêu phân loại của Liên Xô cũ (TC GOST – 2867 – 64) so sánh với các chỉ tiêu cơ lý của đá được trình bày ở Bảng 6, chúng ta có một số nhận xét như sau: + Cường độ kháng nén trung bình toàn mỏ của đá Tufdaxit ở trạng thái bảo hòa nước
là 920 kg/cm2, ở trạng thái tự nhiên 1.019 kg/cm2 được xếp vào nhãn 800 : loại trung bình đến cao, đạt tiêu chuẩn cho bê tông và lót đường ô tô
+ Độ mài mòn được xếp vào nhãn dưới 20, đạt chất lượng tốt cho xây dựng đường ô tô
và đường sắt
+ Thể trọng trung bình 2,7 g/cm3, dùng tốt cho bê tông
+ Độ nén dập trong xi lanh được xếp vào nhãn dưới 10, đạt chất lượng tốt cho xây dựng đường ô tô và đường sắt
+ Độ rỗng trung bình 0,94% thuộc loại đá có độ rỗng thấp nhất, đạt yêu cầu làm VLXD nói chung
+ Độ hút nước 0,08%, thuộc loại đá có độ hút nước thấp nhất có chất lượng tốt
+ Đá có độ nứt nẻ thấp – trung bình
Trang 18Trung bình
- Đồng Nai là tỉnh có trữ lượng mỏ đá xây dựng lớn ở khu vực Nam Bộ, chất lượng đá tốt, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi, đặc biệt là giao thông đường sông trong việc vận chuyển đá xây dựng cung ứng cho TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh ĐBSCL
Trang 1919
- Ngành khai thác đá xây dựng ở Đồng Nai có từ rất sớm, có bề dày kinh nghiệm và uy tín với khách hàng trong và ngoài tỉnh
Chương 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH ĐÁ XÂY DỰNG Ở TỈNH ĐỒNG
Philip Kotler giới thiệu «mô hình giai đoạn» của quá trình mua hàng Theo mô hình này, khách hàng thường trải qua 5 giai đoạn, nhưng trong thực tế có thể bỏ qua hay đảo lại một số giai đoạn (Hình 2) :
Hình 2 Mô hình 5 giai đoạn của quá trình mua hàng
Quyết định mua hàng
Đánh giá các phương án
Hành vi hậu mãi
Trang 2020
họ sẽ quyết định mua đá ở những mỏ hoặc cửa hàng VLXD nào nằm gần công trình của họ Các doanh nghiệp lớn không quan tâm nhiều đến loại khách hàng này bởi vì họ mua với khối lượng ít, không thường xuyên và yêu cầu doanh nghiệp phải đảm nhận giao hàng tận nơi cho họ Phương thức thanh toán chủ yếu là trả tiền ngay khi nhận hàng Nhóm khách hàng này thường mua những loại sản phẩm rất thông dụng như : đá 1x2, đá 4x6, đá 5x7 hoặc đá mi
- Nhóm khách hàng 2 : Các công ty xây dựng, giao thông lớn, trạm bê tông tươi, bê tông nhựa nóng
Khách hàng này biết rất rõ chất lượng đá của từng doanh nghiệp dựa trên kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Nơi mua hàng thường do chủ đầu tư chỉ định Do đó, các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá lớn, có năng lực cung cấp và uy tín sẽ thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ nhóm khách hàng này Tồn tại song song hai phương thức giao hàng là giao tại kho nơi bán và tại công trình nơi mua Đối với loại khách hàng này, giá cả thường không ảnh hưởng lắm khi họ đã quyết định mua Các doanh nghiệp lớn dành nhiều ưu đãi cho nhóm khách hàng này về giá bán và thanh toán bởi vì họ mua với khối lượng lớn và thường xuyên Họ mua chủ yếu là đá 1x2, đá 4x6, đá 5x7 hoặc đá mi đặc biệt là đá 0x4 (chuyên dùng trong ngành giao thông)
- Nhóm khách hàng 3 : các cửa hàng bán VLXD (khách hàng bán sỉ)
Loại khách hàng này là các đại lý bán VLXD tập trung chủ yếu tại nơi sản xuất, nhiều nhất tại các bến bãi dọc bờ sông Đồng Nai và tại nơi tiêu thụ (tỉnh Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL) Quyết định mua hàng của doanh nghiệp sản xuất đá nào là tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng của họ Họ sẵn lòng chấp nhận giá bán ra thấp nhưng tăng được khối lượng lớn đá bán ra Như nhóm khách hàng 2, các doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến loại khách hàng này bởi vì họ mua với khối lượng lớn và thường xuyên Các doanh nghiệp dành nhiều ưu đãi cho nhóm khách hàng này chủ yếu là bán giá thấp và cho thanh toán trả sau
2.1.1.2 Phân khúc khách hàng theo nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư của Chính Phủ và nguồn vốn đầu tư của nước ngoài : loại khách hàng này ưu tiên sử dụng sản phẩm đá của các doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao, chất lượng sản phẩm đá tốt, ổn định và có uy tín Đối với khách hàng loại này, giá cả không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mua của họ
Trang 2121
- Nguồn vốn đầu tư các doanh nghiệp trong nước : ưu tiên sử dụng sản phẩm
đá có giá bán thấp hơn
2.1.1.3 Phân khúc khách hàng theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ
- Địa bàn tiêu thụ số lượng lớn và thường xuyên : bao gồm các tỉnh ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai … chủ yếu là các công trình hạ tầng có quy mô vừa và lớn, các nhà máy sản xuất bê tông tươi, bê tông nhựa
- Địa bàn tiêu thụ khối lượng ít, không thường xuyên : bao gồm các khu dân cư không tập trung, các hộ gia đình, các công trình nhỏ, lẻ …
Hình 3 Kênh phân phối đá xây dựng của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai Tóm lại, khách hàng của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai là rất đa dạng (Hình 3), có nhu cầu cao về khối lượng và đa dạng về chủng loại sản phẩm Để thỏa mãn nhu cầu của họ đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu những đặc điểm riêng của từng nhóm khách hàng để chủ động đáp ứng kịp thời
2.1.1.4 Nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư máy nghiền sàng đá hiện đại nên chất lượng sản phẩm đá được nâng cao Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp vẫn còn sử dụng một số máy nghiền sàng cũ, công nghệ lạc hậu, sản xuất sản phẩm đá có tỷ lệ hạt thoi, dẹt cao, công suất thấp chỉ phù hợp cho các công trình có quy mô nhỏ, không đòi
Sản phẩm đá xây dựng
Kênh bán lẻ Kênh bán sỉ Các công ty xây dựng, giao
thông lớn, trạm bê tông tươi, bê tông nhựa nóng
Các tỉnh ĐBSCL, TP.Hồ Chí Minh Khu vực Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh
Trang 2222
hỏi nhiều về khối lượng và chất lượng Tuy nhiên, trong thời gian tới nhu cầu về chất lượng cũng như khối lượng cho các công trình quy mô lớn như cầu Phú Mỹ, Đại lộ Đông – Tây, cầu Cát Lái… (TP.Hồ Chí Minh), sân bay quốc tế Long Thành, mở tuyến đường mới từ TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh ĐBSCL… chắc chắn sẽ phải đòi hỏi khắc khe về chất lượng và một khối lượng lớn sản phẩm đá Do đó, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư trang bị máy nghiền sàng đá hiện đại, công suất lớn
là rất quan trọng và cần thiết
2.1.1.5 Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ hỗ trợ
Sản phẩm đá xây dựng rất cần thiết trong ngành xây dựng Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên vì thế xem nhẹ dịch vụ hỗ trợ, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Doanh nghiệp nào mang lại càng nhiều giá trị tăng thêm cho khách hàng thì càng nhiều sản phẩm được bán ra Đối với sản phẩm đá, khách hàng thường có nhu cầu dịch vụ hỗ trợ như sau :
- Dịch vụ tư vấn : bên cạnh việc cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất đá xây dựng cần phải tìm hiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm đá của khách hàng và tư vấn cho họ chọn đúng loại sản phẩm
- Dịch vụ vận chuyển : luôn đáp ứng kịp thời và giao hàng đúng hạn, kể cả vận chuyển tận chân công trình khi khách hàng có yêu cầu
- Dịch vụ thanh toán : đặc biệt đối với những khách hàng lớn, uy tín trong thanh toán
và qua nhiều năm hợp tác mua bán, các doanh nghiệp bán giá thấp hơn hoặc ưu đãi trong thanh toán để giữ khách hàng
2.1.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường đá xây dựng
2.1.2.1 Các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Các doanh nghiệp khai thác đá tập trung chủ yếu ở các mỏ lớn trong tỉnh Bình Dương nằm ở huyện Thuận An và huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, bao gồm bảy doanh nghiệp, với trữ lượng các mỏ là 91 triệu m3 Sản lượng sản xuất năm 2004 của các doanh nghiệp này trên 4,6 triệu m3, chiếm 31% tổng sản lượng sản xuất khu vực Nam
Bộ Sản lượng đá của các doanh nghiệp này cung cấp cho tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL (Phụ lục 6)
- Có hai doanh nghiệp có sản lượng sản xuất đá lớn nhất tỉnh Bình Dương Một là, Công ty Khai thác và xuất khẩu khoáng sản, với sản lượng năm 2004 trên 2 triệu m3,
Trang 2323
chiếm tỷ lệ 46% sản lượng sản xuất đá tỉnh Bình Dương, thị trường tiêu thụ đá chủ yếu của doanh nghiệp này ở tỉnh Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh Hai là, M&C với sản lượng năm 2004 trên 1,5 triệu m3, chiếm tỷ lệ 33% sản lượng sản xuất đá toàn tỉnh, chiếm tỷ lệ gần 10% sản lượng sản xuất các doanh nghiệp ở Nam Bộ, thị trường của M&C là Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL do có lợi thế vận chuyển
về đường sông (Phụ lục 6, 8)
- Về chất lượng sản phẩm đá ở Bình Dương : giống như các mỏ ở TP.Biên Hòa - Đồng Nai, kết cấu đá là một loại Tufdaxit, do núi lửa phun trào tạo thành có chất lượng tốt (xem mục 1.2.3 - Chất lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai)
- Sản lượng sản xuất lớn và có thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL nên M&C của tỉnh Bình Dương được xem là đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai
Để đánh giá một cách đúng đắn, sau đây chúng tôi giới thiệu sơ lược Công ty Vật liệu và xây dựng Bình Dương (M&C) :
- Văn phòng đặt tại : đường ĐT743, xã Bình Thắng, huyện Dĩ An, Bình Dương
- M&C là DNNN, trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, được thành lập 31/12/1975 Ngành nghề kinh doanh : sản xuất đá, cát xây dựng, gạch ngói cao cấp, xây dựng các công trình và kinh doanh cầu đường Với phương châm «hướng tới sự thỏa mãn ngày càng cao của khách hàng», M&C không ngừng nỗ lực sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Thế mạnh và thuận lợi của M&C : có lợi thế chủ yếu về trữ lượng mỏ lớn, vị trí mỏ thuận lợi tiêu thụ bằng đường bộ và đường sông, chất lượng mỏ tốt, quy mô khai thác lớn và kinh nghiệm lâu năm trong ngành khai thác đá
- Thị trường tiêu thụ : về đường bộ, chủ yếu trong phạm vi bán kính từ 40 – 50 km, bao
gồm : tỉnh Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh ; về đường sông, đá xây dựng được tiêu thụ tại các tỉnh ĐBSCL thông qua bến bãi bốc dỡ đá Bình An trên sông Đồng Nai (cách
mỏ khoảng 4 km) chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ
- Phương thức thanh toán : M&C áp dụng phương thức thanh toán ngay khi nhận hàng
là chủ yếu, ngoài ra còn áp dụng các phương thức sau : thanh toán trước nhận hàng sau, đối với một số khách hàng quen có thể cho nợ gối đầu tối đa là 30 ngày
Trang 2424
- Chiến lược và kế hoạch kinh doanh : ngành sản xuất - kinh doanh chủ yếu của M&C
là khai thác và chế biến đá và khai thác cát xây dựng Bên cạnh đó, M&C còn nghiên
cứu phát triển các sản phẩm VLXD như gạch ngói cao cấp và kinh doanh cầu đường
- Năng lực khai thác : mỏ Bình An có diện tích 50 ha, trữ lượng còn lại
khoảng 20 triệu m3 đá
Bảng 7 Sản lượng - doanh thu - lợi nhuận của M&C từ năm 2001 đến năm 2004
Năm Sản lượng đá xây
dựng các loại (m3) (triệu đồng) Doanh thu Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)
(Nguồn : Báo cáo sản lượng – doanh thu - lợi nhuận của M&C từ năm 2001 – 2004)
Sản lượng sản xuất – kinh doanh của M&C tăng đều qua các năm, đặc biệt năm
2004 trên 1,5 triệu m3 (Bảng 7), tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu khá cao và ổn định từ 20% –
22%/năm Đây là doanh nghiệp có lợi thế về đường bộ và đường sông, đã và đang là
đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai
2.1.2.2 Doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
- Doanh nghiệp khai thác đá duy nhất nằm ở quận 9, TP.Hồ Chí Minh là Xí nghiệp
khai thác và sản xuất VLXD Thủ Đức, với trữ lượng của mỏ Long Bình đến 21 triệu
m3, sản lượng sản xuất năm 2004 của các doanh nghiệp này là 180.000 m3, chiếm 1%
tổng sản lượng sản xuất khu vực Nam Bộ (trừ tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu) Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp này chỉ cung ứng cho khách hàng khu vực
lân cận với khối lượng nhỏ, không đủ năng lực cung ứng đá cho các công trình lớn
(Phụ lục 2, 5)
- Sản lượng sản xuất thấp và có thị trường tiêu thụ trong phạm vi hạn hẹp nên Xí
nghiệp khai thác và sản xuất VLXD Thủ Đức không phải là đối thủ cạnh tranh với các
doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai
2.1.2.3 Doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa –
Vũng Tàu
Trang 2525
- Các doanh nghiệp khai thác đá của tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở
vị trí xa với thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai Sản lượng đá sản xuất chỉ cung cấp cho nhu cầu thị trường trong tỉnh nên các doanh nghiệp này không phải là đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp khai thác đá ở tỉnh Đồng Nai
Tóm lại, các doanh nghiệp khai thác đá nằm ngoài tỉnh Đồng Nai có năng lực sản xuất thấp (TP.Hồ Chí Minh), nguồn tài nguyên đá xây dựng ở các tỉnh này không lớn (Bình Dương), vị trí mỏ nằm xa thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai (Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh) Vì vậy, các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
có điều kiện thuận lợi để gia tăng năng lực sản xuất của mình
2.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT-KINH DOANH ĐÁ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI
2.2.1 Quy trình và đặc điểm sản xuất - kinh doanh đá xây dựng
2.2.1.1 Quy trình khai thác, chế biến đá xây dựng
Để thực hiện công việc khai thác, chế biến đá xây dựng cần tuân theo trình tự sau (Phụ lục 10):
- Bóc đất tầng phủ, xử lý đá mồ côi, dọn vệ sinh bề mặt tầng khai thác ;
- Khoan nổ mìn phá đá ;
- Xúc và vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền sàng ;
- Nghiền sàng đá ;
- Xuất đá cho khách hàng hoặc tồn kho dự trữ
Nhìn vào Phụ lục 10, chúng ta nhận thấy quy trình khai thác, chế biến đá phải qua các công đoạn khác nhau và sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị chuyên dùng trong ngành khai thác Vì vậy, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực sản xuất đá thì điều kiện cần là phải trang bị máy móc hiện đại, công suất lớn
2.2.1.2 Sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai
Bảng 8 Sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai từ 2001 đến 2005 (ước)
Trang 2626
Tỷ lệ (%) BiênHòa/
Nhìn vào bảng 8, sản lượng sản xuất đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai liên tục tăng,
từ 4.509.313 m3 (năm 2001) lên 9.923.659m3 (năm 2004) và 9.870.000 m3 (ước năm 2005) Trong đó, sản lượng của các mỏ đá ở thành phố Biên Hòa luôn chiếm tỷ lệ cao, đạt từ 74 đến 85% sản lượng sản xuất trong toàn tỉnh Đồng Nai
Sở dĩ sản lượng sản xuất đá xây dựng ở TP.Biên Hòa chiếm tỷ trọng cao là do các nguyên nhân sau đây :
- Vị trí mỏ thuận lợi : các mỏ nằm gần thị trường tiêu thụ như các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung… của TP.Biên Hòa, tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh Đặc biệt, đa số các mỏ nằm gần sông Đồng Nai, khoảng 2,5 - 6 km, nên rất thuận tiện vận chuyển đá tiêu thụ bằng đường sông Đồng Nai, xuôi về sông Sài Gòn và đi về các tỉnh ĐBSCL bằng hệ thống sông ngòi chằng chịt với cước phí vận chuyển thấp Đây là lợi thế so sánh của các mỏ đá ở Biên Hòa so với các mỏ đá ở các huyện khác trong tỉnh
- Chất lượng mỏ tốt : đá có chất lượng rất tốt, phù hợp với yêu cầu của ngành xây dựng
và giao thông, đặc biệt là các công trình lớn đòi hỏi khắc khe về chất lượng (xem mục 1.2.3 - Chất lượng mỏ đá xây dựng ở tỉnh Đồng Nai)
- Trữ lượng mỏ lớn : các mỏ đá ở TP.Biên Hòa có tổng diện tích trên 100 ha và đá có
độ khối lớn, đặc sít và đồng đều cao Trữ lượng mỏ khoảng 46,642 triệu m3 đá nguyên khai (tương đương khoảng 70 triệu m3 đá nguyên liệu) chiếm trên 10% tổng trữ lượng
mỏ đá xây dựng toàn tỉnh Đồng Nai
- Quy mô của các doanh nghiệp khai thác lớn : trên địa bàn TP.Biên Hòa tập trung nhiều doanh nghiệp khai thác có quy mô lớn so với trong tỉnh và khu vực Nam Bộ, đó
là các công ty : BBCC, DHA, Công ty Đồng Tân (Phụ lục 4)
2.2.1.3 Đặc điểm khai thác, chế biến đá xây dựng
a) Nhu cầu công nghệ sản xuất hiện đại, vốn đầu tư lớn
Chất lượng đá thành phẩm phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố chính là chất lượng
mỏ đá và công nghệ chế biến đá Nhìn chung, các mỏ đá ở tỉnh Đồng Nai có chất lượng tốt, vì thế các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư thiết bị khai thác và chế biến hiện đại là cần thiết Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong tỉnh mạnh dạng đầu tư máy
Trang 27b) Yêu cầu an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất
Vấn đề an toàn lao động trong hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng luôn được các doanh nghiệp xem hàng đầu do sử dụng khối lượng lớn và thường xuyên các chất dễ cháy nỗ như dầu gasoil và đặc biệt là thuốc nổ, việc khai thác mỏ phải tuân thủ đúng quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên (theo TCVN 5178-90) Để thực hiện và đảm bảo an toàn lao động, các doanh nghiệp thường xuyên
tổ chức các lớp huấn luyện an toàn lao động cho công nhân về phương pháp nổ mìn phá đá, vận hành máy chuyên dùng, phương án phòng chống cháy nổ
Hoạt động sản xuất đá xây dựng làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt dân cư gần mỏ như : bụi đá, khói thải, tiếng ồn do hoạt động của máy nghiền sàng đá, xe tải ; chấn động do nổ mìn Vì vậy để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên, các doanh nghiệp có các giải pháp sau :
- Gắn hệ thống phun sương tại các máy nghiền sàng đá, sử dụng xe tưới nước đường, trồng cây xanh xung quanh mỏ nhằm hạn chế khuếch tán bụi ra môi trường và tiếp xúc của công nhân với các bụi nhỏ
- Áp dụng phương pháp nổ visai làm giảm chấn động
c) Sản xuất đá xây dựng mang tính thời vụ
Các công trường xây dựng trong khu vực Miền Đông Nam Bộ, TP.Hồ Chí Minh
và ĐBSCL hoạt động tối đa vào mùa khô và cầm chừng vào mùa mưa Việc khai thác, chế biến và tiêu thụ đá xây dựng cũng phụ thuộc nhiều vào thời tiết : vào mùa khô các doanh nghiệp phải tập trung sản xuất tăng ca và mùa mưa phải tổ chức giãn ca (công suất máy móc thiết bị chỉ đạt từ 40 - 60%)
d) Sử dụng máy móc thiết bị của chủ gia công
Do hoạt động khai thác, chế biến đá qua nhiều công đoạn, phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị (xem Phụ lục 10) và việc sản xuất mang tính thời vụ cho nên hầu hết doanh nghiệp phải sử dụng thiết bị từ bên ngoài để phục vụ sản xuất Chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho chủ gia công hàng tháng phụ thuộc vào khối lượng công
Trang 2828
việc và đơn giá giao khoán được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và chủ gia công Việc
sử dụng thiết bị của chủ gia công, doanh nghiệp có các ưu điểm và nhược điểm sau :
Ưu điểm :
- Doanh nghiệp không phải bỏ vốn đầu tư thêm máy móc mới ;
- Hạn chế sự lãng phí công suất khi nhu cầu thị trường giảm và có thể nhanh chóng gia tăng công suất khi nhu cầu tăng ;
- Đơn giản hóa công tác quản lý ; chuyển trách nhiệm bảo quản, duy tu cho chủ gia công
2.2.1.4 Đặc điểm kinh doanh đá xây dựng
a) Đá xây dựng là hàng hóa tiêu dùng trong nước : đá xây dựng chỉ được cung cấp cho thị trường trong nước Cho đến nay, chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu đá xây dựng của mình ra nước ngoài hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam ; vì vậy
đá xây dựng trong nước chưa bị cạnh tranh từ nước ngoài
b) Đá xây dựng là loại hàng hóa không được bảo hành : khác với các sản phẩm thông thường khác là đá xây dựng không được các doanh nghiệp sản xuất đá bảo hành Khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm cao hay thấp chủ yếu bằng kết quả kiểm nghiệm của tổ chức độc lập, bằng ngoại quan và kinh nghiệm
c) Đá xây dựng là loại vật liệu xây dựng thông thường nhưng không thể thay thế được trong ngành xây dựng cơ bản hiện nay Nguồn mỏ nguyên liệu để sản xuất đá trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn rất lớn, do đó hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu đá xây dựng trong tương lai
d) Cước phí vận chuyển đá xây dựng đến nơi tiêu thụ : theo các công trình thăm
dò địa chất khoáng sản khu vực Nam Bộ, các mỏ đá xây dựng phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương và ven TP.Hồ Chí Minh Các tỉnh ĐBSCL thì hầu như không có mỏ đá xây dựng Do đó, đá xây dựng được sản xuất ở Miền Đông Nam Bộ
Trang 29e) Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh
đá xây dựng : trong 6 năm gần đây, từ năm 1998 đến 2004, các doanh nghiệp tăng quy
mô đầu tư thiết bị (BBCC, DHA, Công ty Đồng Tân), mở rộng mỏ (Công ty Xuất nhập khẩu Biên Hòa, BBCC, Công ty Đồng Tân) đẩy mạnh sản xuất đá xây dựng làm cung vượt so với cầu, mặc dù nhu cầu tiêu thụ của thị trường tăng đáng kể Chính đều này
đã làm giá bán sản phẩm đá giảm trong thời gian qua và đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất đá như sau :
- Một số doanh nghiệp xuất bán đá bằng cách khoán trên đầu xe vận chuyển, không qua cân định lượng và xuất bán vượt khối lượng quy định (ví dụ : xuất bán 1,2 m3nhưng chỉ thu tiền 1 m3)
- Xuất bán không đúng chủng loại hàng thực tế đã xuất Ví dụ : xuất bán đá 0x4 nhưng ghi trên hóa đơn và thu tiền bán đất tầng phủ với giá bán thấp hơn Sự cạnh tranh không lành mạnh này đã làm thất thoát tiền thuế của Nhà nước như thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp khắc phục dứt điểm Vì vậy, để môi trường cạnh tranh lành mạnh và giảm thất thoát tiền thuế của Nhà nước cần sự quản lý chặt chẽ, kiên quyết hơn từ phía cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới
2.2.1.5 Chất lượng sản phẩm đá xây dựng ở Đồng Nai
a) Chất lượng của đá xây dựng thành phẩm
Chất lượng sản phẩm đá xây dựng là loại đá cứng chắc, đúng quy cách, lẫn rất ít tạp chất và có cường độ bền nén cao từ 1.000 – 1.400 kg/cm3, có tỷ lệ hạt thoi, dẹt thấp
là những đặc tính chủ yếu rất được khách hàng ưa chuộng Chất lượng sản phẩm đá xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và công nghệ chế biến đá xây dựng (tức là công nghệ sản xuất của máy xay đá)
Trang 3030
Theo kết quả phân tích chất lượng đá thì các mỏ đá Hóa An, Bình Hóa, Tân Bản, Tân Hạnh có chất lượng cao nhất, rất phù hợp sử dụng cho các công trình đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng
Sản phẩm đá xây dựng do các công ty : BBCC, DHA, Đồng Tân khai thác trên địa bàn thành phố Biên Hòa chủ yếu là đá Tufdaxit (Bình Hóa, Tân Hạnh, Tân Bản) và Andezit (Hóa An) và chế biến theo công nghệ hiện đại nên đạt chất lượng cao
Căn cứ theo kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, đá xây dựng thành phẩm của các doanh nghiệp tại TP.Biên Hòa đều đạt chất lượng theo TCVN 1771 :1987 (Bảng 9) :
Bảng 9 : Chất lượng đá xây dựng thành phẩm (quy cách đá 1x2 và 0x4)
Tên chỉ tiêu
Mức chất lượng theo TCVN
1771 :1987
Kết quả thử nghiệm của
đá 1x2
Kết quả thử nghiệm của
đá 0x4
Nhậ
n xét
Khối lượng thể tích xốp không lèn chặt
Độ mài mòn trong tang quay (%) Max 25% 13,8 14,2 Đạt Hàm lượng bụi, bùn, sét, bẩn (%) Max 1,0 0,2 0,2 Đạt
Hàm lượng hạt mềm yếu và phong hóa Max 10 0 0 Đạt
Độ bám dính bê tông với nhựa đường
(cấp)
Không quy định
b) Chủng loại và công dụng đá xây dựng thành phẩm
Sau khi khai thác từ mỏ, đá nguyên liệu được chế biến theo các quy cách phù hợp với yêu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (xem Bảng 10) :
Bảng 10 Chủng loại và công dụng đá xây dựng thành phẩm
Đá hộc - Làm bờ kè các công trình kiên cố
Đá 1x1, 1x2
(10-16, 10-22, 10-28)
- Dùng để đổ bê tông xây nhà
- Là nguyên liệu để sản xuất bê tông nhựa nóng làm đường giao thông
Đá 2x4, 4x6, 5x7 - Đổ cột bê tông, đúc móng nền, làm nền đường
Đá 0x4 - Làm nền đường các công trình giao thông
Đá mi, đá bụi
(sản phẩm phụ khi xay đá 1x1, - Nguyên liệu để sản xuất bê tông nhựa nóng làm đường giao thông
Trang 31- Đá mi được chế biến theo quy cách thông dụng như : 5-10 ; 5-13 và đá bụi 0-5 Đây
là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình chế biến đá Trong thực tế, tỷ lệ sản phẩm phụ thu được khoảng 20 – 30% theo khối lượng khi chế biến đá 1x2
Trên thị trường hiện nay sử dụng phổ biến nhất là sản phẩm đá 1x2 dùng làm nguyên liệu sản xuất bê tông tươi và bê tông nhựa nóng, đá 0x4 được sử dụng nhiều trong ngành giao thông
2.2.2 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai
2.2.2.1 Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh đá xây dựng lớn ở Đồng Nai
Toàn tỉnh Đồng Nai có tất cả 19 doanh nghiệp khai thác đá, với sản lượng sản xuất năm 2004 trên 9,9 triệu m3 đá xây dựng (Phụ lục 4), chiếm 67% sản lượng sản xuất khu vực Nam Bộ Trong đó, có hai doanh nghiệp có sản lượng sản xuất đá lớn nhất là :
a) Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (BBCC)
- Trụ sở chính : K4/79C, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa,TP.Biên Hòa, Đồng Nai
- Lịch sử hình thành : Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp khai thác đất Biên Hòa được thành lập theo quyết định số 18/QĐ-UB, ngày 03/12/1983 của UBND TP.Biên Hòa Ngày 20/03/1988, Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được thành lập trên
cơ sở sát nhập 03 Xí nghiệp: khai thác đất Biên Hòa, khai thác cát Biên Hòa và khai thác đá Tân Thành theo quyết định số 397/QĐ-UB của UBND TP.Biên Hòa Ngày 13/03/1991, UBND TP.Biên Hòa tiếp tục ra quyết định số 282/QĐ-UB sát nhập Xí nghiệp quốc doanh gạch ngói Biên Hòa vào Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa Ngày 12/11/1996, Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa được đổi tên thành Công ty Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa theo quyết định số 5425/QĐ.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai
Trang 3232
BBCC là DNNN trực thuộc UBND TP.Biên Hòa, là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập Ngày 26/09/2003, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 3480/QĐ.UBT về việc sáp nhập Xí nghiệp chế biến đá Tân Bản (trực thuộc Công ty Xuất nhập khấu Biên Hòa – BIHIMEX) vào BBCC Ngày 27/07/2004, UBND tỉnh Đồng Nai ra Quyết định
số 3386/QĐ.UBT về việc sáp nhập Xí nghiệp khai thác đá Thiện Tân trực thuộc Công
ty Công trình Giao thông vận tải Đồng Nai vào BBCC
- Ngành nghề kinh doanh: khai thác đất, cát, đá xây dựng các loại, kinh doanh VLXD, đại lý tiêu thụ các loại VLXD do các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và bao che công nghiệp, sản xuất bê tông nhựa nóng, kinh doanh vật tư, phụ tùng máy móc thiết bị chuyên dùng và các loại cơ
giới thi công
- Thế mạnh của BBCC là cung cấp sản phẩm đá với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, thỏa
mãn yêu cầu khách hàng Sở dĩ BBCC có được thế mạnh nêu trên là nhờ có các điều kiện thuận lợi cơ bản sau đây :
+ Một là, mỏ đá nguyên liệu có trữ lượng lớn và chất lượng tốt ;
+ Hai là, đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khai thác đá ;
+ Ba là, có bến bãi bốc dỡ đá dọc sông Đồng Nai nên việc giao hàng cho khách hàng chủ động, thuận lợi và nhanh chóng với chi phí vận chuyển xuống sà lan thấp ;
+ Bốn là, máy móc thiết bị sản xuất hiện đại, có năng lực sản xuất cao ;
+ Năm là, có khả năng về vốn lớn, thuận lợi cho đầu tư mở rộng sản xuất
- Thị trường tiêu thụ : BBCC có thị trường tiêu thụ rộng lớn, chiếm đến 30% thị phần
khu vực Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và hầu hết các tỉnh ĐBSCL : Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu Sản lượng đá tiêu thụ
ở khu vực này hiện nay chiếm từ 70 đến 80% sản lượng tiêu thụ của BBCC
- Các công trình lớn sử dụng đá xây dựng của BBCC trong thời gian qua như : khách sạn New World, Quốc Lộ 1A, Đường Xuyên Á (TP.HCM), Cầu Mỹ Thuận (Tiền
Giang), Quốc lộ 51, Đường 25B (Nhơn Trạch), Quốc lộ 1K (Đồng Nai) …
- Phương thức thanh toán : Trong quá trình hoạt động kinh doanh, BBCC đã xây dựng được hệ thống đại lý bán đá xây dựng có vị trí rất thuận lợi cho giao hàng bằng đường
Trang 3333
sông Phương thức thanh toán chủ yếu là thanh toán ngay khi nhận hàng hoặc cho nợ
gối đầu tối đa là 30 ngày đối với khách hàng thường xuyên Ngoài ra, BBCC còn linh
hoạt áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác như : thanh toán trước khi nhận hàng
với giá bán ưu đãi, hợp đồng có bảo lãnh nợ của ngân hàng, thanh toán bù trừ tiền gia
công đối với khách hàng là chủ gia công, thanh toán bù trừ khách hàng cung cấp vật
tư…
- Chiến lược và kế hoạch kinh doanh : ngành sản xuất kinh doanh chủ yếu là khai thác,
chế biến và kinh doanh đá, tìm kiếm và thăm dò mỏ đá xây dựng mới và từng bước
hoàn thiện việc khép kín quy trình sản xuất – tiêu thụ
- Máy móc thiết bị chủ yếu : trong thời gian qua BBCC đã đầu tư 4 máy nghiền sàng
đá có công suất 200 tấn/giờ, hàng chục máy nghiền sàng đá nhỏ công suất từ 50 tấn/giờ
đến 70 tấn/giờ, 5 máy khoan thủy lực hiện đại hiệu TAMROCK CHA 660, PANTERA
800, RANGER 8002 (Phần Lan), AtlasCopco ROC D7 (Thụy Điển) có đường kính lỗ
khoan θ105mm, 5 máy xúc Volvo L120D(Thụy Điển), CAT 966F (Mỹ) thể tích
3m3/gàu, 1 máy đập đục Caterpillar 375 (Mỹ)
- Năng lực sản xuất đá : năng lực sản xuất đá xây dựng của BBCC tăng dần qua các
năm, đặc biệt là năm 2004 tăng hơn 64% so năm 2003 (Bảng 11)
- Trữ lượng : mỏ Bình Hóa có diện tích khoảng 30 ha, trữ lượng còn lại khoảng 10
triệu m3, mỏ Tân Bản diện tích khoảng 12 ha, trữ lượng còn lại 5,5 triệu m3, mỏ Thiện
Tân diện tích 65 ha, trữ lượng 6,5 triệu m3 Ngoài ra, dự kiến cuối năm 2005, BBCC sẽ
đưa vào khai thác mỏ đá Phước Tân (huyện Long Thành, Đồng Nai) có diện tích mỏ
30 ha, trữ lượng trên 11 triệu m3
Bảng 11 Sản lượng - doanh thu - lợi nhuận của BBCC từ năm 2001 đến năm 2004
Năm Sản lượng đá xây dựng
các loại (m3) (triệu đồng) Doanh thu Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)