1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

558 Phân tích tình hình thực hiện gia công và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may thêu Hà Giang

69 518 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 3,84 MB

Nội dung

558 Phân tích tình hình thực hiện gia công và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may thêu Hà Giang

Trang 1

bea Agee ~ ¬ #4 Ane TL

Sam cute Kank pA l6 ~ fu, Ov by

- ˆ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÂN LẬP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHOA QUẦN TRỊ KINH DOANH

~-==oOO

PHAN TIGH TINH HINH LTHWG HIỆN GIA CONG VA MOT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG 040 HIỆU QUÁ SẢN XUẤT KINH

Trang 2

CONG HOA XA Hột CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ¬ o0 -~~¬*” — ĐẠTHỌC DÂN LẬP KỸ 7 THUAT CÔNG NGHỆ | VP: 110 CAO THANG Q.3 TPHCM | DT : 8 332.875- 8 324.277

- Khoa eum 7PỊ cinith DON rill WE AQ YU LUAN Chú ý : Sinh viên phải dân tờ giấy này

| Bộ môn : GD ddrv6 ý: của bản thuyết mình

¬

WĂh RỐT N©HIỆP vào trang thứ nhất

Họ và tên : ⁄fM DTG “78 oUONG LINN b nem

Trang 3

Voi long bit on chain thank, em xin gut Lot ed on dén tat ed Théy C5 dé va dang day

tat Truong Bat Hoe Kj Thuat Cong Nghe Sust bon ndm qua, em da nhan duge su tan

Link day 25, “rujyÔ) dat hiéh bhite cia guy “2 C5 tat Luong, mét bat ging  môi tink hoa

aa nghé z2//8/ ca hiéh thie xa Agi 24 em mo tng canh cba /12222 Lat, me z2/22

Lim nhin vé

was ht, hink te, thiong mai ata mide tava ede mide trp Lhe Givi

Em xin chan thank cdin on 16 quan tal, gp ds ca PGS — TS Hoang The Chink, nguot da Luce Ligh 2/22 22⁄2 cho em nhiing hiéh thite va cdah hoan thién cudn Ludn van 1

z2/z/ nay

Nin edm on Fan Gidm Poe va toan Lbé nan vtER Cong ty va gia 4# da dong VtER

244A dé em trong qua trinh nghién eibu

Mot Lin nita, xin bay Lo long List on sau 4a dén tat ed nhiing nguot đã dầu dat em, HA dd em Leong suk thot gan hoe lap cting phut trong “bởi 2/22 29/82 chu

OP Hs Che Mink, thang 9/2007

Sink vién thue Kien

Trang 4

NHAN XET CUA GIAO VIEN HUONG DAN

Be di.6b Lo z ?¿zz “6e MeL — J oS / T— Ị | 2⁄26 AE l mi Utht LLELL 1z ⁄2z2 1: C c2 “2 hig “7Á a Ne Chol é ack ald H L0e cad tls bee Ate dier, dea a7 J Cob ve! Obie thd C42222 258 Le £ th “Oo t/

whit CE! gatig hgh: 7“ beans Á⁄⁄.(2z‹⁄

i0, = syle oo c( Lá ca Tie Meer cache,

G thts te hetwtz thank dbuig.dta beet,

"Aan, Ain, 205, Pepcid -

Trang 5

NHAN XET CUA CONG TY TNHH HA GIANG “Gang must thả, sau, fade tần, Cich view

Đáng _ bị Hang, loo de? tawe Aiéo tet nev

qu, Cea toàu tự 2 eh whidu 08! _ tin tee Sang tan

bud, vele bada teh tinh Aéah thace

hươu 4a cong, va oa bt gs 4.2 pap

nag, m Abs qua Car xu Ed Iesinb, tong."

da nộ, đước m héob.thue “lê sua chào

ty Nhelng, [cece nức ma Shh ed new

ra tong ty SE wens xt ae? thle Lesa đan “te eo Gạa xufa4, kuak,.dloealo tu 812, lJ ~— ~ - 2 }LÀ2a4- CQO “ưu qua

Tp Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 10 năm 2001

Trang 6

169 WO DA:

Việt Nam đang trong quá trình mở của thu hái đầu tư từ nước ngoài Nhưng đầu tư vào lĩnh vực nào có hiệu quả nhất, đó không chỉ là câu hỏi đặt ra cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam, mà nó còn là vấn đề quan tâm hàng đầu của chính phả Việt Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội trong nước

Việt Nam có một vị trí thuận lợi để phát triển hàng hải giao thông quốc tế, có một lượng lao động dồi dào, có kỹ thuật và tay nghề cao, giá nhân công lại rẻ hơn rất nhiều so với nhân công cùng chủng loại trong khu vục Đó là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn của chúng ta Trong điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ còn lạc hậu, vốn trong nước quá thấp thì hợp tác đầu tư và gia công quốc tế thực sự là một hướng đi rất tốt cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hợp tác đầu tư và gia công quốc tế vừa phát huy được lợi thế cạnh tranh trong nước, vừa thâm nhập dễ dàng vào thị trường nước ngoài, vượt qua hàng rào bảo hộ mậu dịch và hàng rào hạn ngạch chặt chế

của các nước phát triển

Trong bối cảnh như vậy, Công ty TNHH May Thêu HÀ GIANG cũng ra đời và đang phát triển cho tới ngày hôm nay Nhưng trong kinh doanh, dường như người ta không bao giờ bằng lòng với thực tại, lúc nào cũng phải tìm cách vươn lên, tìm ra những giải pháp để Công ty ngày càng phát triển Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty TNHH May Thêu HA GIANG” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

Đây không phải là vấn đề mới mẻ, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này Tuy nhiên vẫn còn cần một công trình như thế này vì nó hết sức thiết thực và cụ thể, đem lại lợi ích thực tiễn cho Công ty, giúp Công ty tôn tại và phát triển, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà

Do bị hạn chế về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tiễn cộng với thời gian nghiên cứu hạn chế nên cuốn luận văn này chỉ giới hạn trong 3 chương và chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót và sơ xuất Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến phê bình của giáo viên hướng dẫn, cùng quý thây cô và các bạn

Trang 7

MUc LUC

LỜI MỞ ĐẦU

CHUONG I: MOT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIA CÔNG

I KHAINIEM GIA CÔNG

1 Định nghĩa gia công hàng xuất khẩu

2 Ưu và nhược điểm của gia công 3 Bản chất của hoạt động

II QUI DINH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

về HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG

1 Đối với bên đặt gia công 2 Đối với bên nhận gia công

II PHAN LOAI

1 Xét về quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình

sản xuất sản phẩm

2 Xét về mặt giá cả gia công

3 Xét về mức độ cung cấp nguyên liệu, phụ liệu

4 Xét về hình thức tổ chức qui trình công nghệ

IV HOP DONG GIA CONG

1 Khái niệm

2 Nội dung của hợp đồng gia công

2.1 Hình thức và nội dung một hợp đồng gia công

2.2 Qui định của Nhà nước về hợp đồng gia công 2.3 Hợp đồng gia công hàng may mặc, với nước ngoài V QUITRÌNH THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU

VI NHUNG VAN ĐỀ CAN CHU ¥ VE/GIA CONG QUOC TE

CHUONG I: PHAN TICH TINH HÌNH THVC HIEN GIA CÔNG CUA CONG TY TNHH MAY THEU HA GIANG

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CUA CONG TY

1 Sơ lược lịch sử hình thành

Chức năng —- nhiệm vụ của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty

3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

3.2 Chức nang — nhiệm vụ của từng bộ phận 3.3 Số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên Il TINH HINH THUC HIEN GIA CÔNG CUA CONG TY

1 Hệ thống tổ chức sản xuất của Công ty

2 Qui trình sản xuất của công ty

Trang 8

CHUONG III: MOT Số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẲN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY I NHUNG THUAN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CHUNG

CỦA NGÀNH MAY GIA CÔNG XUẤT KHẨU

II NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ SAN XUAT

KINH DOANH G CONG TY HA GIANG

1 Mục tiêu của giải pháp

2 Các giải pháp cụ thể

2.1 Mục tiêu ngắn hạn: Nâng cao hiệu quả

hoạt động gia công hiện nay

2.1.1 Tập trung phát triển theo chiều sâu

2.1.2 Hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động

2.1.3 Giảm chi phí

2.2 Mục tiêu dài hạn: Chuyển dân sang phương thức tự doanh

2.2.1 Chiến lược tiếp thị

2.2.2 Nguồn nguyên vật liệu 2.2.3 Chiến lược vốn 2.2.4 Đội ngũ khoa học kỹ thuật 2.3 Giải pháp về thị trường 2.3.1 Tầm quan trọng của thị trường 2.3.2 Khai thác thị trường hạn ngạch 2.3.3 Khai thác thị trường phi hạn ngạch

II MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ

ĐỐI VỚI CÔNG TY VÀ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

1 Đối với Công ty

1.1 Mục tiêu của kiến nghị

| 1.2 Kién nghi cu thé

2 Đối với Nhà nước

| 2.1 Mục tiêu của giải pháp

2.2 Các giải pháp cụ thể

2.2.1 Về chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu

2.2.2 Về thị trường

2.2.3 Về việc cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may

| 2.2.4 Về việc phân bổ hạn ngạch may

Trang 10

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

I KHAINIEM GIA CONG:

1.Định nghĩa gia công hàng xuất khẩu:

Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức hàng sản xuất hàng hóa xuất khẩu Trong đó người đặt gia công ở một nước cung cấp đơn hàng, hàng mẫu, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo định mức cho trước cho người nhận gia công, ở nước khác Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt

gia công để nhận tiền công

Tiền cơng gia cơng

f ¬

Bên đặt gia công | MMTB,NPL, | Bên nhận gia công F con —.> F——> Tổ chức quá 2 KÝ,

(ở một nước) BTP, mau hang (ở nước khác) trình sản xuất ị Trả sản phẩm hoàn chỉnh 2 Ưu và nhược điểm của gia công: e Uu điểm:

+ Đối với bên đặt hàng gia công: phương thức này giúp cho họ lợi dụng được giá rẻ về nhân công và nguyên phụ liệu (nếu có) của nước nhận gia công

+ Đối với bên gia công: phương thức này giúp họ giải quyết được công ăn việc làm cho người đân trong nước và nhập được thiết bị hay công nghệ mới (nếu có) về cho nước mình nhằm xây dựng nền cơng nghiệp dân tộc

© Nhược điểm:

+ Đối với bên đặt hàng gia công: không chủ động kiểm tra, giám sát được tiến trình hay chất lượng gia công một cách chính xác

+ Đối với bên nhận gia công: chỉ là làm thuê theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng công lao động nên hạn chế về lợi nhuận cũng như không làm chủ được quá trình kinh doanh của mình, vì vậy công ty khó có khả năng phát triển

3 Bản chất của hoạt động gia công:

- Bén đặt hàng gia công là chủ sở hữu đối với toàn bộ sản phẩm

- _ Bên nhận gia công chỉ làm thuê theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng công lao động mà không chịu trách nhiệm về tài chính đối với quá trình kinh doanh sản phẩm gia công hay có thể nói rủi ro về phía bên nhận gia công là rất ít Chính điều này, làm cho bên nhận gia công không thể có lợi nhuận cao vì rủi ro càng cao thì lợi nhuận mới càng nhiều (hay rủi ro tỷ lệ thuận với lợi nhuận)

Trang 11

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

H QUI ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG:

Ớ Việt Nam, sau nhiều lân thay đối, bổ sung cho đến nay, khái niệm gia công

được qui định trong Nghị định 57/1998/NĐ-CP, ngày 31/07/1998, như sau:

“Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tứ nước ngoài tại Việt Nam nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công hàng

hóa ở nước ngoài ”

Từ qui định trên cho thấy, gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài bao gồm: Thương nhân Việt Nam nhận gia công cho thương nhân nước ngoài và thương

nhân Việt Nam đặt gia công ở nước ngoài

Trong đó, Thương nhân Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài cần tuân thủ các nguyên tắc:

e Thương nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép nhận gia

công cho thương nhân nước ngồi, khơng hạn chế số lượng, chủng loại hàng gia công Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và

tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp

thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.(Điều 11-NĐ 57)

e_ Quyển, nghĩa vụ của các bên đặt và nhận gia công: (Điều 15-NÐ 57) 1 Đối với bên đặt gia công :

a Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu vật tư gia công theo đúng thỏa

thuận tại hợp đồng gia công

b Nhận và đưa ra khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết

bị cho thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp

đồng gia công, trừ trường hợp được phép tiêu thụ, tiêu hủy, tặng theo qui định của Nghị định này

c Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm

tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công

d Chịu trách nhiệm về quyển sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ

hàng hóa Trường hợp nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa đã được đăng ký tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của Cục sở hữu công nghiệp Việt Nam

e Tuân thủ các qui định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng đã được ký kết

2 Đối với bên nhận gia công:

a Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công

b._ Được thuê thương nhân khác gia công

c Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia

công theo thỏa thuận của hợp đồng gia công và phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư

mua frong nước

d Được nhận tiễn thanh toán từ bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu Đối với sản phẩm

Trang 12

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận

của cơ quan có thẩm quyền

e Phải tuân thủ các qui định của Pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công,

xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các diéu khoản của hợp đồng

gia công đã được ký kết

Còn thương nhân Việt nam đặt hàng hóa ở nước ngoài cần tuân thủ các

nguyên tắc sau:

e_ Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phân kinh tế đều được đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hóa đã được phép lưu thông trên thị trường Việt nam để kinh doanh theo qui định của pháp luật

Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công phải tuân thủ các qui định của pháp luật về xuất nhập

khẩu

Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài và thủ tục hải quan đối với xuất

nhập khẩu hàng hóa đặt gia công theo qui định tại Điều 19-NĐ 57 như sau:

1 Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đặt gia cơng Ở nước ngồi các loại hàng hóa đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam để kinh doanh theo qui định của pháp luật

2 Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công phải tuân thủ các qui định của pháp luật về xuất nhập

khẩu

3 Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài và thủ tục hải quan đối với xuất nhập khẩu hàng hóa đặt gia công theo qui định tại Điều 12 và Điều 16 Nghị định này

e Quyển và nghĩa vụ của doanh nghiệp đặt gia công hang hóa ở nước ngoài: (Điều 20- ND 57)

a Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công

b Được tái nhập khẩu đã gia công Khi kết thúc hợp đồng gia công, được tái

nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa

c Được bán sản phẩm gia công và máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công hoặc thị trường khác và nộp thuế theo qui định hiện hành

d Được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu và sản phẩm gia công nhập khẩu; nếu không tái nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Đối với nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua tại nước ngoài để gia công mà sản phẩm gia công được nhập khẩu thì phải chịu thuế nhập khẩu theo qui định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

e Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra nghiệm thu sản phẩm gia công

Trang 13

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

Ill PHÂN LOẠI:

Người ta thường phân loại gia công hàng xuất khẩu dựa trên các tiêu thức sau:

1 Xét về quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm:

+ Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyên sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công

+ Hình thức mua đứt bán đoạn: dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với nước ngoài Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm Trong trường hợp này, quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công

+ Hình thức kết hợp: trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên vật liệu phụ

2 Xét về mặt giá cả gia công:

+ Hợp đồng thực chỉ thực thanh: trong đó bên nhận gia cơng thanh tốn với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia cơng

+ Hợp đồng khốn: trong đó người ta xác định định mức cho mỗi sản phẩm gồm: Chi phi định mức và thù lao định mức Hai bên sẽ thanh toán với nhau theo giá định mức đó cho dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu

3 Xét về mức độ cung cấp nguyên liệu phụ liệu:

+ Bên nhận gia cơng nhận tồn bộ ngun phụ liệu bán thành phẩm Trong trường này, bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu Trong mỗi lô hàng đều có bảng định mức nguyên phụ liệu cho từng loại sản phẩm mà hai bên đã thỏa thuận và được các cấp quản lý xét duyệt Người nhận gia công chỉ việc tổ chức sản xuất theo đúng mẫu của khách và giao lại sản phẩm cho khách đặt gia công hoặc giao lại cho

người thứ ba theo sự chỉ định của khách

+ Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên liệu chính theo định mức, còn nguyên liệu phụ, phụ liệu thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách

+ Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên phụ liệu nào của khách mà

Trang 14

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

IV HỢP ĐỒNG GIA CÔNG:

1 Khái niệm:

Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công, ở các nước khác nhau, trong đó qui định rõ quyển lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình gia công hàng hóa Thông thường có những qui định sau:

- Loai hang gia cong

- Nguyén phụ liệu, định mức của chúng

- _ Thời gian, phương thức cung cấp, giao nhận nguyên phụ liệu, máy móc, thiết

bi

- - Đào tạo nhân công

- _ Thời gian, phương thức giao nhận sản phẩm

- _ Tiển gia công và phương thức thanh toán - _ Các quyền lợi và nghĩa vụ khác của các bên

2 Nội dung của hợp đồng gia công :

2.1 Hình thức và nội dung của một hợp đồng gia công thường có như sau: HỢP ĐỒNG Số: Ngày: Bén A: Tén: Dia chi:

Dién thoai Fax Telex Email Người đại diện:

Bên B: Tên:

Địa chỉ:

Điện thoại Fax Telex Email

Bên A và Bên B đã thỏa thuận ký kết hợp đồng gia công theo những điều khoản và

điều kiện dưới đây: 1 Hàng gia công: se Tên: e Số lượng: Qui cách phẩm chất: Hàng mẫu, bao bì:

2 Tiền gia công:

e_ Tiền gia công, điều kiện cơ sở giao hàng, đồng tiền thanh toán

e Tổng giá trị hợp đồng

Trang 15

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh 6 7 8 9 e Phương thức thanh toán Nguyên phụ liệu: e_ Loại nguyên phụ liệu, thiết bị máy móc e Định mức gia công

e _ Dung sai của nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị

e_ Số lượng, thời gian, địa điểm giao nhận nguyên phụ liệu

Chất lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng

Đào tạo nhân công:

e Số lượng nhân công e_ Chất lượng đào tạo

e Hình thức, thời gian địa điểm đào tạo

e Chi phí đào tạo Phương thức xuất trả sản phẩm: e Số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng e Bao bì, ký mã hiệu e_ Điều kiện cơ sở giao hàng, địa điểm giao nhận sản phẩm e Kiểm tra Bảo hiểm Thưởng phạt Bất khả kháng Khiếu nại 10 Trọng tài

11 Điều khoản chung

ĐẠI DIỆN BÊN A DAI DIEN BEN B

2.2 Qui định của Nhà nước về Hop đồng gia công:

Theo tỉnh thân của NÐ 57/1998/CP ngày 31 tháng 7 năm 1998, nội dung của hợp đồng gia công được qui định như sau: (Điều 12- NÐ 57)

sau:

Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản và bao gồm các điều khoản

Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng Tên, số lượng sản phẩm gia công

Giá gia công

Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán

Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và

`

nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công, mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công

f Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, hoặc cho mượn hoặc tặng

cho để phục vụ gia công (nếu có)

Trang 16

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

g Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị

thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đông gia công

h Địa điểm và thời gian giao hàng

¡i Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa

j Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

2.3 Hợp đông gia công hàng may mặc với nước ngoài:

Trong hợp đồng gia công quốc tế của Việt Nam hiện nay, hàng dệt may chiếm

vị trí hàng đầu Vì vậy phần này xin giới thiệu cụ thể một dạng hợp đồng gia công hàng may mặc thường gặp: PROCESSING CONTRACT No Date: Between: Name: Address: Fax: Telex: Email: Represent by Hereinafter called as “THE CONSIGNOR” And : Name: Address: Fax: Telex: Email: Represent by

Hereinafter called as “THE CONSIGNEE”

Both parties have agreed to sign this contract under the following terms and condition:

1 Object of the contract:

Trang 17

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh Inspection: Claim: Arbitration: General condition: co SNS

FOR THE CONSIGNER FOR THE CONSIGNEE

V QUI TRÌNH THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP GIA CƠNG:

Sơ đơ 1.1 36 DO TONG QUAT QUI TRINH

LẬD THỦ TỤC XUẤT NHẬD KHẨU HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP GIA CÔNG ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG - PHỤ KIỆN NHẬP KHẨU 1 XUAT KHAU MO SO THEO DOI HANG GIA CONG Ỷ Ỷ THU NHẬN ĐỊNH MỨC CHỨNG TỪ NK NPL v Ỷ

KHAI BÁO KHAI BÁO

HAI QUAN HAI QUAN Ỷ v KIEM HOA KIEM HOA v Ỷ HOÀN TẤT HOÀN TẤT TỜ KHAI TỜ KHAI | _ | v

THANH LY LAP CHUNG TU

HOP DONG XUAT

Trang 18

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

NỘI DUNG QUI TRÌNH LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP GIA CÔNG:

1 Đăng ký hợp đồng - phụ kiện gia công:

- Sau khi ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài, Doanh nghiệp đến Bộ Thương Mại để xin phê duyệt hợp đồng, phụ kiện Các hợp đồng, phụ kiện đã được

duyệt được xem như làGiấy phép Xuất - Nhập khẩu - - Hồ sơ xin phê duyệt gồm:

+ Công văn xin duyệt

+ Hợp đồng — Phụ kiện

+ Danh mục nguyên phụ liệu và định mức tiêu hao NPL

+ Bảng chiết tính giá gia công

+ Báo cáo thẩm định Hợp đồng gia công (theo mẫu của Bộ Thương mại)

+ các giấy tờ liên quan khác

- Theo thong tư Liên bộ số 77TM/TCHQ ngày 29/07/96, được áp dụng thực hiện từ ngày 15/08/96 thì:

+ Tất cả các hợp đồng gia công đều do Bộ Thương Mại phê duyỆt

+ Đối với phụ kiện bổ sung của các hợp đồng đã được duyệt không có nội

dung về máy móc thiết bị và không sửa đổi nội dung của các điều khoản thương mại, Doanh nghiệp trực tiếp đến Hải Quan làm thủ tục Đói với các phụ kiện khác phải được

Bộ Thương Mại duyệt

2 Mở sổ theo dõi hàng gia công tại Hải Quan:

- _ Sổ theo dõi hàng gia công là cơ sở để Hải Quan theo dõi, quản lý hoạt động

xuất nhập khẩu hàng gia công của các Doanh nghiệp, gồm 3 phần:

Phần đầu: Định mức NPL tiêu hao (Được sử dụng khi định mức tiêu hao NPL trước khi xuất một lô hàng — 3B)

Phân giữa: Thể hiện tổng nhu cầu của từng loại NPL nhập khẩu để thực hiện tổng số lượng sản phẩm trong hợp đồng, phụ kiện (Được sử dụng khi khai báo hàng nhập khẩu - 4A)

Phần cuối: Thể hiện từng mã hàng xuất khẩu Số lượng của từng mã hàng ứng

với số lượng đã được định mức ở phần đầu (Được sử dụng khi khai báo hàng xuất —

4B)

- - Hồ sơ xin mở sổ:

+ HD — PK, bang định mức tiêu hao NPL đã được Bộ Thương Mại phê duyệt

+ Hai sổ theo dõi hàng gia công : 1 sổ được đóng dấu Bản chính (Hải Quan lưu), còn 1 sổ được đóng dấu Chủ Hàng (Doanh nghiệp giữ)

+ Phiếu nhập khẩu, phiếu xuất khẩu, mỗi loại 2 bản: một bản Hải quan, một

bản Chủ hàng

Trang 19

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

PHẦN NHẬP KHẨU:

3A Thu Nhận Chứng Từ Nhập Khẩu:

- _ Khi có chứng từ (Invoice, packing list, Bill, ) từ nước ngoài gởi sang, kiểm tra chứng từ, liên hệ với đại lý vận tải để biết được hàng sẽ đến VN khi nào, của khẩu nào

- Sau khi phương tiện vận tải đã đến VN, chúng ta đến Đại lý vận tải để nhận

lệnh giao hàng (D/O) và các chứng từ liên quan, nộp phí dịch vụ bốc dỡ hàng

Đại lý vận tải chỉ phát D/O khi có B/L gốc, nếu giao hàng bằng B/L gốc hoặc khi đã có điện báo từ hãng tàu Nước ngoài đến Đại lý tại VN nếu giao hàng bằng điện giao hàng

4A Khai báo Hải quan: - - Hồ sơ gồm:

+ 1 tờ khai Hải quan (03 chính, 01 photo)

+ Invoice, Packing list

+ Phiếu theo dõi nguyên phụ liệu nhập khẩu

+ D/O, B/L

+ Sổ theo dõi hàng gia công

+ Đơn xin đưa Container về kho riêng (nếu hàng nguyên Cont và xin kiểm

hóa tại kho riêng)

- - Qui trình khai báo :

Đối chiếu nợ thuế, Khai báo Luân chuyển Đôi kiểm hé

kiểm tra sơ bộ , —Ì tykhaiHQ | ” PCỐI Kiểm hỏa

(4A1) (4A2) (4A3)

(4A1) Nhân viên Hải quan kiểm tra nợ thuế, nếu doanh nghiệp không nợ thuế mới được làm thủ tục Hải quan Bộ phận này sẽ truy lục sổ theo dõi gia công (bản chính) và kiểm tra sơ bộ hồ sơ, sau đó chuyển qua bộ phận 4A2 để doanh nghiệp khai báo

(4A2) Nhân viên Hải quan của bộ phận này sẽ kiểm tra chỉ tiết hỗ sơ, nếu đúng

đủ hổ sơ nhập hàng thì sẽ cho số tờ khai Hải quan và sẽ ghi vào sổ theo dõi hàng gia công theo 1 hàng ở phần giữa của số (phần nhập khẩu) Số lượng của loại NPL nào sé được ghi vào cột của loại NPL đó (động tác này gọi là trừ lùi)

(4A3) Hồ sơ đã khai báo xong và đã được duyệt sẽ được chuyển đến bộ phận luân chuyển tờ khai Nhân viên Hải quan sẽ phân chia tờ khai Hải quan căn cứ vào địa điểm kiểm tra (kho riêng hay cửa khẩu) trình lãnh đạo duyệt, sau đó chuyển tờ khai HQ đến đội kiểm tra (Kiểm hóa)

5A Kiểm hóa:

- _ Sau khi chúng ta đã hoàn tất thủ tục khai báo HQ và các thủ tục ở Đại lý vận

tải và ở thương cảng, hàng đã sẵn sàng chờ kiểm tra, chúng ta tiến hành xin đăng ký

kiểm tra

Trang 20

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh Qui trình: Đăng ký Chờ phân Kiểm hóa Kiểm hàng vờ ` F———> ta te ` F———*> kiếm hàng viên kiểm hàng - Địa điểm kiểm hàng: tùy theo từng lô hàng nà chúng ta xin kiểm hóa ở nơi thích hợp

+ Hàng sẽ được kiểm tại kho cảng nếu hàng rời (hàng chung chủ) Trường hợp này, trước khi kiểm hàng chúng ta phải báo cho thủ kho, HQ kho và chịu sự kiểm tra của họ trong thời gian kiểm hàng và khi xuất hàng ra khỏi kho

+ Hàng sẽ được kiểm tra tại bãi nếu hàng Cont riêng nhưng khi muốn lấy hàng (rút ruột) ở cảng cũng phải báo và chịu sự kiểm tra của HQ bãi

+ Hàng kiểm tại kho riêng: khi đăng ký kiểm hàng phải xin lấy Tờ khai HQ có đóng dấu Chủ hàng và đơn xin đưa về kho riêng để đến cảng làm thủ tục với HQ

bãi, cổng kéo Cont về kho trước khi rước Kiểm hóa đến kiểm hàng

6A Hoàn tất Tờ khai HQ cho một lô hàng nhập khẩu:

Sau khi kiểm tra xong nếu không có gì sai phạm so với khai báo, Kiểm hóa viên sẽ ghi vào Tờ khai và trình Lãnh đạo duyỆt Nếu hàng ở kho riêng coi như Tờ khai đã hoàn tất, nếu hàng ở cửa khẩu thì sau được duyệt phải mang đến cửa khẩu trình HQ kho hoặc bãi, cổng cảng kiểm tra, xác nhận mới được mang hàng về

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên TKHQ có đóng dấu Chủ hàng thì Doanh

nghiệp được giữ và chờ thanh lý hợp đồng

Lưu ý:

Nếu hàng nhập được gửi qua đường bưu điện thì HQ bưu điện sẽ kiểm tra hàng trước và đưa cho chủ hàng 1 tờ khai Phi Mậu Dịch để Doanh nghiệp đến lập tờ khai Gia công tại HQ quản lý hàng gia công sau đó hé sơ sẽ được chuyển trở lại Bưu điện để

hoàn tất thủ tục

PHẦN XUẤT KHẨU:

3B Dinh miic HQ:

Trước khi khai báo xuất một lô hàng, chúng ta phải tiến hành xin HQ duyệt định

mức tiêu hao NPL cho lô hàng đó - Hồ sơ gồm: + Sổ theo dõi hàng gia công + Bảng định mức: 2 bảng (1 HQ lưu, 1 chủ hàng giữ) + Mẫu sản phẩm + Sơ đồ các chỉ tiết sản phẩm

- _ Nhân viên HQ sẽ kiểm tra giữa thực tế và bảng định mức để cơ sở xác nhận mức hao phí Số lượng hàng đã được định mức sẽ được ghi vào phần đầu và phần cuối của sổ theo dõi hàng gia công

Trang 21

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh 4B Khai bao HQ: - - Hồ sơ gồm: + 4 TKHQ (2 chính, 1 photo)

+ HĐ, PK, phiếu theo dõi hàng xuất + Invoice, Packing list

+ Sổ theo dõi hàng gia công

- - Qui trình: tương tự 4A, nhưng khi trừ lùi vào sổ theo dõi thì HQ sẽ ghi vào

phần cuối của sổ theo dõi ứng với số lượng và mã hàng được xuất đi

5B Kiểm hóa:

- _ Nếu kiểm hàng tại kho riêng thì phải làm thủ tục với Đại lý vận tải và cảng

để kéo Cont về kho trước khi rước HQ đến kiểm hàng

- _ Nếu kiểm hàng tại cửa khẩu thì phải đem hàng đến đó cho HQ kiểm

- Qui trình thực hiện giống như 5A

6B Hoan tat TKHQ:

Sau khi kiểm hàng và nhận được TKHQ thi chủ hàng phải đưa hàng đến cửa khẩu nếu kiểm hàng tại kho riêng; đưa hàng vào Cont, kho nếu kiểm hàng tại cửa khẩu và phải được sự xác nhận trên TKHQ và vào sổ theo dõi của HQ cửa khẩu Tờ khai hoàn tất và các chứng từ liên quan chủ hàng lưu giữ chờ thanh lý hợp đồng 7B Lập chứng từ xuất hàng: - - Bộ chứng từ gồm: + Invoice, Packing list + B/L + C/O + Export license

Sau khi xuất hàng, báo chỉ tiết cho Đại lý vận tải làm B/L

Trang 22

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

7 Thanh lý Hợp đồng:

Khi đã hoàn tất hợp đồng gia công hoặc không thực hiện nữa, chúng ta phải tiến

hành thanh lý hợp đồng tại HQ Việc thanh lý hợp đồng do đội kiểm tra định mức thực hiện dựa trên nguyên tắc là lấy tổng số NPL đã nhập theo từng loại trừ đi tổng số NPL từng loại gắn vào sản phẩm xuất đi Nếu kết quả âm (-) tức là số nhập ít hơn số xuất nên chủ hàng phải giải trình từ đâu mà có (mua tại Việt Nam hay tận dụng % hao hụt

được cho phép) Kết quả thừa nếu: - - Kết thúc việc gia công :

+ Xuất trả cho nước ngồi thì khơng nộp thuế

+ Tiêu thụ trong nước thì phải nộp thuế (nếu có)

- - Vẫn duy trì gia công thì xin chuyển phần thừa sang hợp đồng mới để tiếp tục thực hiện

Hồ sơ gồm:

+ 4 bảng thanh lý theo mẫu HQ

+ Toàn bộ TKHQ Xuất - Nhập khẩu + Sổ theo đõi gia công

+ Các chứng từ liên quan khác

VI NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ:

Theo kinh nghiệm của những quốc gia đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động gia công quốc tế cho thấy: Gia công quốc tế không chỉ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước, mà còn giúp nước nhận gia công có thêm máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, học tập được công nghệ quản lý tiên tiến, làm quen với thị trường thế giới Để khai thác triệt để những lợi ích của gia công quốc tế, khi chọn đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng gia công cần chú ý:

e Định mức sử dụng nguyên vật liệu và tiền gia công cho một đơn vị sản phẩm: Đây là nội dung chủ yếu của hợp đồng gia công, nên cần nghiên cứu kỹ, đàm phán giỏi để khách hàng ký hợp đồng với giá thích hợp (ta không bị thua thiệt)

e _ Cần chọn ngành có triển vọng lâu dài ổn định cho nền kinh tế

e Chon nuéc để nhận gia công để thu hút được kỹ thuật mới, vốn đầu tư, đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề

Trang 23

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh CHƯƠNG II -000 -

DHAN TICH TINH HINH

THUC HIEN GIA CONG CUA

Trang 24

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh I- MOT SO VAN DE CHUNG VE CÔNG TY: 1 Sơ lược lịch sử hình thành:

Sau một thời gian mở cửa, hàng may thêu xuất khẩu của Việt Nam với kỹ thuật cao, giá thành hạ đã thu hút nhiều nước trên thế giới hướng vào để đặt hàng, đầu tư máy móc trang thiết bị Ngành may thêu xuất khẩu đã và đang phát triển mạnh, được đánh giá là một trong những ngành kinh doanh sản xuất mang lại hiệu quả cao

Ngày 17/07/1997 theo quyết định số 1614 GP/TLDN của UBND TP Hồ Chí Minh, Công ty được thành lập với tên là: CÔNG TY TNHH MAY THÊU - CBLTTP HÀ GIANG Tên gọi tắt là: HAGICO Điện thoại: 8944924 Fax: 8941380 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 043068 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày 06/08/1997

Nơi sản xuất: tại số 2 Nguyễn Oanh, Phường 07, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh, với diện tích là 1500m2 (Công ty thuê đất của Nhà máy Z.751 thuộc Bộ Quốc Phòng)

Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã và đang thực hiện hợp đồng gia công may 40 Kimono véi Céng ty SENSO — TOKYO Nhat Ban

2 Chức năng - nhiệm vụ của Công ty :

- _ Nhiệm vụ sản xuất của Công ty là may gia công xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài

- _ Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước

- _ Đảm bảo việc làm, đời sống cho công nhân

- - Quần lý và sử dụng có hiệu quả tài sẵn, vật tư, tiền vốn, lao động, đồng thời bảo tồn và khơng ngừng phát triển đồng vốn của Công ty

3 Bộ máy quản lý của Công ty:

Trong Công ty, Giám đốc có quyền quyết định cao nhất, chỉ đạo trực tiếp đến các phân xưởng sản xuất Trong quá trình sản xuất, nếu có vấn dé nảy sinh thì tổ trưởng các bộ phận sản xuất báo cáo cho quản đốc xử lý Sau đó quản đốc báo cáo cho Giám đốc

Bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng và tham mưu cho Giám đốc Theo cơ cấu này quản đốc và phó quản đốc chỉ tham mưu tư vấn giúp Giám đốc việc chuẩn bị ra quyết định, giải quyết những vấn để phức tạp

Trang 25

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty:

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC - Ỷ PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG TỔ CHỨC KẾ TỐN HÀNH CHÍNH QUẢN ĐỐC L PHÓ QUẢN ĐỐC f BO PHAN KY THUAT

3.2 Chúc năng - nhiệm vụ của từng bộ phận: © Quan đốc và phó quản đốc: (chuyên gia kỹ thuật) Phụ trách tình hình sản xuất của Công ty về:

- - Đảm bảo kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu kịp thời để hoạt động sản

xuất được liên tục

- _ Điểu hành trực tiếp sản xuất, bảo đảm hàng may đạt chất lượng cao và kịp tiến độ giao hàng

'e Bộ phận kỹ thuật:

- _ Quản lý, giám sát, kiểm tra, chất lượng sẳn phẩm từ khâu bán thành phẩm - _ Xử lý các trường hợp sai kỹ thuật, sai hỏng sản phẩm

- _ Kiểm tra vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động e_ Bộ phận kế toán - tài vụ: - - Chức năng chủ yếu của phòng này là giám sát và quản lý tất cả tài sản của Công ty

- _ Phân tích những nguyên nhân tiêu cực, tích cực ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty

- _ Chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, các quyết toán kinh doanh và tính toán toàn bộ các yếu tố có liên quan đến Công ty, làm báo cáo quyết toán định kỳ theo chế | độ Kế toán do Nhà nước qui định

Trang 26

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

- _ Quần lý tiền tệ đúng chế độ mục đích, định kỳ kiểm tra tài khoản tiền gửi và

tiền mặt tổn quỹ trên sổ sách và trên thực tế

Ngoài ra còn mở sổ theo dõi công nợ kinh doanh, thuế các loại và hạch toán lời lỗ chính xác cho Công ty Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty nhằm phục vụ kinh doanh có hiệu quả và sử dụng vốn tốt nhất

Cùng với tình hình hoạt động sản xuất của Công ty và với yêu cầu biên chế ít nhưng vẫn đảm bảo mọi hoạt động của Công ty

e Tổ chức hành chính:

- _ Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, lưu giữ hồ sơ công nhân

- - Giám sát và kiểm tra việc thực hiện các nội qui, qui định chính sách, chế độ trong Công ty

- _ Thực hiện nhiệm vụ thông tin, phối hợp các thông tin và các hình thức báo cao trong nội bộ và bên ngồi Cơng ty

se_ Bộ phận bảo vệ - điện:

- _ Nhân viên bảo vệ có trách nhiệm bảo vệ tài sản của Công ty - _ Giám sát, đôn đốc việc thực hiện nội qui của Công ty

- Thợ điện có trách nhiệm về hệ thống điện và an toàn điện, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc trong Công ty theo đúng yêu cầu sữa chữa

3.3 Số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên: se Số lượng: Tính đến tháng 08/2001 thì tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 400 người, trong đó: + Nam: 17 người + Nữ :383 người e Trinh dé:

-_ Đội ngũ quản lý và nhân viên các phòng ban: hầu hết đã và đang theo học

khoa Quản trị kinh doanh của các trường Đại học trong Thành phố

- Đội ngũ kỹ thuật: có trình độ cao, có thâm niên trong công việc, một số đã được đào tạo về kỹ thuậ may Kimono tại Nhật

- Đội ngũ công nhân: có tay nghề cao, có tính cần cù, tỉ mỉ của người công

nhân lao động thủ công, bậc thợ trung bình là 4/7

Do đặc điểm của ngành sản xuất nên lao động nữ chiếm đa số, khoảng 96% trên

tổng số lao động

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIA CƠNG CỦA CƠNG TY:

Cơng ty may HÀ GIANG là một doanh nghiệp TNHH hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành may gia công được phép | xuất nhập khẩu trực tiếp

- - Về mặt hàng nhập khẩu: Công ng ty chỉ nhập nị nguyên phụ liệu, mấy móc trang thiết bị phục vụ cho quá trình gia công

- _ Về mặt hàng xuất khẩu: Công ty xuất những mặt hàng mà Công ty nhận gia công: áo Kimono

Trang 27

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

Trong điều kiện các doanh nghiệp kinh doanh ở Thành phố hầu hết là vừa và

nhỏ, vốn thiếu, nền công nghiệp dệt cung cấp nguyên liệu cho ngành may còn ít, kinh nghiệm thâm nhập thị trường còn yếu, chưa có nhãn hiệu may riêng của mình thì phương thức gia công xuất khẩu vẫn tiếp tục khẳng định Mặc dù hiệu quả kinh doanh chưa cao, song hình thức gia công xuất khẩu tận dụng được đồng vốn nhàn rỗi, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân lao động Vì vậy, phương thức này còn có

ý nghĩa về mặt kinh tế — xã hội

1 Hệ thống tổ chức sản xuất của Công ty:

Hệ thống tổ chức sản xuất của công ty là một hệ thống khép kín với phân xưởng chuyên may gia công áo Kimono, làm việc theo giờ hành chính tại số 02 Nguyễn Oanh, Phường 07, Quận Gò Vấp

Hệ thống tổ chức sản xuất của Công ty được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đô 2.2 Hệ thống tổ chức sản xuất của Công ty BGD CONG TY Vv PHÂN XƯỞNG Ỳ Ỷ Ỷ Ỷ }- Ỷ Ỷ ‡ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ

xếp cắt may may may in Tổng

ủi thân tay juban thêu hợp

Phân xưởng có 382 công nhân trực tiếp sản xuất, được chia thành 07 tổ và mỗi tổ tùy thuộc vào số lượng công nhân sẽ có số lượng tổ trưởng thích hợp Tổ trưởng còn là người kỹ thuật của tổ mình Tổ trưởng có nhiệm vụ nhận áo từ khâu trước chuyển xuống và phân phát cho công nhân theo trình độ tay nghề của từng người, xử lý những sai sót về kỹ thuật tại tổ mình quản lý, kiểm tra toàn bộ hàng, đóng dấu tên của mình trước khi chuyển xuống cho khâu kế tiếp Ngoài ra tổ trưởng còn có nhiệm vụ đôn đốc, chấm công cho công nhân trong tổ của mình

Số lượng công nhân và tổ trưởng trong từng tổ của Công ty như sau: e Tổ xếp ủi : 12 công nhân và 01 tổ trưởng

e Tổ cắt : 19 công nhân và 01 tổ trưởng e Tổ may thân : 100 công nhân và 05 tổ trưởng

e Tổ may tay : 56 công nhân và 03 tổ trưởng e Tổ may juban : 43 công nhân và 03 tổ trưởng

e Tổinthêu : 11 công nhân và 01 tổ trưởng e Tổ may tổng hợp : 120 công nhân và 06 tổ trưởng

Ngoài ra còn có 02 phiên dịch tiếng Nhật, có nhiệm vụ dịch số đo trên áo và những yêu cầu của khách hàng bên Nhật cho công nhân cắt và may áo

Trang 28

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

2 Qui trình sản xuất của công ty:

Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sắn phẩm của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3 Qui trình sản xuất của Công ty Nguyên vật liệu nhập kho k Định dạng vải Ly! = Sap khu6n in théu f k May thân May tay | | Tổng hợp 4——— L Ủi ! Xép L Đóng gói, vô thùng, nhập kho, thành phẩm f Xuất hang

Qui trình sản xuất trên gồm 02 công đoạn chính là cắt và may

Nguyên vật liệu nhập về qua khâu xếp ủi kiểm tra từng áo xem hàng có đúng

và đủ như trong số đo kèm theo không, sau đó hàng qua máy ủi để định vị vải Công

Trang 29

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

việc này có ý nghĩa hàng sẽ không bị co, giãn do thời tiết thay đổi khi xuất hàng về Nhật Vải được định vị xong, phiên dịch sẽ dịch để phân loại gồm những áo nào cắt được ngay sẽ giao ngay cho tổ trưởng của tổ cắt, những áo có yêu cầu in hoặc thêu sẽ được chuyển xuống cho tổ trưởng của tổ in, thêu

Tổ trưởng của khâu cắt sẽ tùy thuộc vào tay nghề của từng công nhân mà phát áo cho họ Công nhân cắt được áo nào sẽ giao lại cho tổ trưởng kiểm tra lại Nếu đúng kỹ thuật, tổ trưởng sẽ đóng dấu tên của mình vào bảng số do 6 phần cắt và chuyển khâu tay phần tay áo, khâu thân phần thân áo

Tổ trưởng của khâu thân và khâu tay nhận áo và phát cho cong nhân may, may xong nộp lại cho tổ trưởng phụ trách mình Tổ trưởng sẽ kiểm tra và nếu đúng kỹ thuật sẽ đóng dấu tên mình vào rồi chuyển xuống khâu tổng hợp

Ở khâu tổng hợp, cũng giống như những công đoạn khác, tổ trưởng sẽ phát áo cho công nhân tùy theo tay nghề của từng công nhân Khi may xong, tổ trưởng sẽ kiểmtra lại lần nữa Và áo may đúng sẽ được tổ trưởng đóng dấu tên của mình ở khâu tổng hợp và chuyển áo lên khâu xếp Ủi

Trong qui trình sản xuất, nhiệm vụ của kỹ thuật viên kiêm tổ trưởng rất nặng vì mỗi áo gửi về Nhật trên số đo đều có 04 tên của 04 tổ trưởng đã kiểm áo đó Do đó đòi hỏi họ phải có trình độ kỹ thuật và tinh thần trách nhiệm cao Để quản lý công nhân của tổ mình, khi phát áo người kỹ thuật đánh dấu mã số của công nhân đó lên góc phải của bảng số đo và sổ phát hàng Ngoài việc phát và kiểm áo, bộ phận kỹ thuật còn chịu trách nhiệm xử lý những sai lỗi kỹ thuật trong quá trình cắt may

Sản phẩm hoàn thiện qua khâu ủi một lần nữa, rỗi qua máy dò kim và xếp áo, áo xếp xong sẽ vô hộp bìa cứng, lót mút, vào bao PE, đóng hộp, ghi tên áo, tên người đóng hộp và bỏ vào thùng carton, nhập kho thành phẩm -

Đối với những áo có yêu cầu in hoặc thêu, tổ trưởng của tổ in, thêu sẽ chọn khuôn in hoặc thêu theo đúng yêu cầu và phát cho người công nhân, khi xong sẽ trả về cho tổ trưởng tổ cắt và qui trình sản xuất lại tiếp tục

Mỗi công đoạn sản xuất được sản xuất theo lối dây chuyền do đó phải có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối giữa các công đoạn, đặc biệt ở công đoạn may, dây chuyển sản xuất được tổ chức chặt chẽ Mỗi một sản phẩm hoàn thành phụ thuộc rất nhiễ¡ vào trình độ kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của mỗi tổ trưởng và công nhân trong tổ Trên dây chuyển may, mỗi áo theo một số đo khác nhau nên việc điều khiển dây chuyền tương đối phức tạp

e_ Khâu tiêu thụ hàng hóa:

Hàng hoá sau khi đóng thùng nhập kho thành phẩm thì bộ phận xuất hàng lo thủ tục xuất hàng và chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng ra tới sân bay (xem như đem đi tiêu thụ vì mang tính chất gia công may mặc hàng xuất khẩu)

se Máy móc trang thiết bị:

Kimono là loại áo truyền thống của Nhật, đặc biệt loại áo này chỉ may bằng tay nên vì thế dụng cụ, trang thiết bị hầu hết do phía Nhật cung cấp gồm 18 danh mục như: máy ủi vải, máy dò kim, thước, kim, kẹp ““—————

TRƯƠNG ĐHDL-~KTCN

THƯ VIEN

SVTH: Dang Thi Huong Lan Iso ioicd Q 14 Sl - | 21

Trang 30

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

3 Kết quả hoạt động gia công của Công ty:

Trong những năm qua, với những thành tựu đạt được trong cuộc cải cách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, cho thấy tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều chuyển biến tích cực Đó là tiền để thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy những ưu thế, khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ Từ đó Công ty HÀ GIANG có những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động như :

e Thuận lợi:

Thứ nhất, về mặt khách quan, Việt Nam có được những lợi thế phát triển của

ngành may mặc xuất khẩu vì nước ta nằm trên tuyến đường giao lưu hàng hải quốc tế

từ các nước Đông Bắc Á sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu Phi Với vị trí thuận lợi như vậy cho phép nước ta mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển san xuất trong nước và xuất khẩu

Ngành may mặc cân vốn đầu tư tương đối thấp, thời gian thu hổi vốn nhanh (khoảng từ 05 — 07 năm), đây là tính hơn hẳn so với một số ngành đầu tư khác Điều này giải thích tại sao trong thời gian ngắn đã xuất hiện nhiều liên doanh trong ngành

may ở nước ta

Do mức lương tương đối thấp dẫn đến giá gia công của Việt Nam so với các nước trên thế giới còn thấp, nếu so với các nước Đông Nam Á thì mức lương của công nhân may Việt Nam thấp hơn từ 1,3 — 28 lần Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đây là một lợi thế của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng để tăng giá trị sản lượng gia công may mặc xuất khẩu

Bảng 2.1 So sánh tiền lương bình quân của công nhân may ở các nước châu Á USD/ gid Quốc gia Mức lương Việt Nam 0.18 Indonesia 0.23 Trung Quốc 0.34 Thái Lan 0.87 Malaysia 0.95 Đài Loan 5

Nguôn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư — 2000

Thứ hai, về mặt chủ quan, tuy được thành lập chưa lâu nhưng Công ty đã tim được đối tác lâu dài và tin tưởng, từ đó đảm bảo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty và tạo nguồn thu nhập ổn định cho họ

Mặc dù ra đời sau nhưng Công ty đã thu hút được đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật cao (đa số công nhân đã có nhiều năm trong nghề may áo Kimono, hiện nay bậc trung bình của công nhân là 4/7), do đó sản xuất ra được những sản phẩm có chất luợng cao, tạo được uy tín trên thị trường Nhật Bản

Ngồi ra, Cơng ty còn có sự đoàn kết, thống nhất từ lãnh đạo Công ty đến tập thể cán bộ công nhân viên Điều này làm cho hoạt động của Công ty có hiệu quả hơn và

Trang 31

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

mạch lạc hơn Và một vấn để nữa mà không thể không nói đến, đó là phần lớn các cán bộ, nhân viên trong Công ty đều là người nhà hoặc bà con thân thuộc của Giám đốc nên mọi người đều đồng tâm mong muốn Công ty ngày càng kinh doanh phát triển và có độ tin tưởng lẫn nhau rất cao

e Khó khăn:

- Như chúng ta đã biết, Nhật là đối tác chính và cũng là duy nhất của Công ty nên sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, nên kinh tế Nhật đãbj suy thoái trầm trọng và ngày càng lún sâu đã làm cho đơn giá gia công bị giảm mạnh, lượng hàng hóa ngày một Ít dẫn đến doanh thu của Công ty thấp (xem Bảng báo cáo kết quả kinh doanh)

- Một trong những khó khăn chính của Công ty là tỷ giá giữa JPY = VND ngày một giảm mà tỷ giá là một yếu tố rất quan trọng trong việc xuất nhập khẩu: tỷ giá thấp thì sẽ có lợi cho nhập khẩu và bất lợi cho xuất khẩu và ngược lại

- Việc nhận gia công qua nhiều trung gian làm cho giá gia công rất thấp Nếu bán hàng trực tiếp trên thị trường thì giá gia công sẽ đạt 45 — 50% gid bán sản phẩm nhưng vì hợp đồng gia công lại được ký qua nhiều tầng trung gian nên giá gia công chỉ được hưởng khoảng 15 - 20% Hơn nữa, một khung giá thống nhất cho ngành may gia công vẫn chưa ra đời Chẳng hạn như, một áo sơ mi ở thành phố Hồ Chí Minh giá gia công tối thiểu là 1 USD thì mới đủ chi phí nhưng ở tỉnh có nơi chỉ nhận làm ở mức 80 cent, thậm chí có khi chỉ còn 50 cent Điều này có lợi cho sự sống cồn trước mắt của một vài đơn vị nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến ngành may gia công sau này Bởi vì giá gia công giảm luôn kéo theo các doanh nghiệp may gia công lâm vào tình trạng “ thoi thóp”, tình trạng này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến Công ty

Cũng như đã nói ở trên, Công ty HÀ GIANG dường như là một Công ty theo kiéu gia đình Mà hình thức này đã được phân tích khá nhiễu trong các tài liệu về Quản trị nhân sự, các nhà phân tích cho rằng, nó có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng còn tổn tại một số khó khăn nhất định Vì là quan hệ gia đình, thân thuộc nên hoàn cảnh, môi trường làm việc sẽ rất thoải mái, tự nhiên, áp lực giữa Giám đốc và nhân viên, giữa cấp trên và cấp dưới sẽ không nặng nề và nghiêm túc như những công ty khác Chính điều này có thể sẽ làm cho mọi người không có tính thần trách nhiệm cao, có cảm giác ý lại, dẫn đến hiệu quả công việc của các nhân viên sẽ bị giảm Do đó, Công ty HÀ GIANG nên tránh để tình trạng này xảy ra

Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty HÀ GIANG trong những năm vừa qua:

Trang 32

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

Do mới thành lập nên chi phí ban đầu lớn và để thu hút đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty đã áp dụng nhiều chính sách đãi ngộ cho công nhân viên trong đó có chính sách tăng đơn giá lương cao hơn so với các công ty may khác, vì vậy việc chi phí lương chiếm gần 70% tỷ trọng doanh thu, trong khi đó doanh thu vào thời điểm mới thành lập còn thấp do hoạt động sản xuất chưa ổn định Mặt khác do chưa có kinh nghiệm nên nhân viên kế toán đã trích khấu với mức tương đối nhanh, dẫn đến chi phi về khấu hao cao Tất cả những điều trên đã làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm đầu (1998) bị lỗ 264.197.920 đồng

Qua 2 năm sau, tình hình sản xuất của Công ty đã đi vào ổn định, lượng hàng tăng dẫn đến doanh thu gia công tăng, những bất hợp lý về mặt quản lý và tổ chức đã được sắp xếp lại và rút kinh nghiệm, bộ phận kế toán đã điều chỉnh lại mức khấu hao Từ đó, chi phí giá thành giảm dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 1999 lời 245.853.936 đồng và năm 2000 đã lên đến 318.010.922 đồng

Tuy nhiên với những khó khăn như đã phân tích ở trên (chủ yếu là tỷ giá), doanh thu của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2001 vừa qua đã giảm xuống một cách đáng kể, trong vòng 6 tháng mà Công ty chỉ lời hơn 72 triệu đồng và xu hướng sẽ tiếp tục giảm Đây là một vấn để mà Công ty hết sức quan tâm trong thời gian gần đây

Ngoài ra, ngày 11/09/2001 vừa qua, đã xảy ra một vụ khủng bố lớn tại Mỹ, được cơi là 135 phút kinh hoàng trong lịch sử nước Mỹ Sự kiện này có thể sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, không chỉ trong khu vực mà là cả thế giới vì cuộc khủng bố này đã phá hủy hoàn toàn Trung tâm Thương mại Thế giới, làm đình trệ mọi hoạt động của nước Mỹ Và đĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các nước trên thế giới, trong đó có cả Nhật và Việt Nam vì

Mỹ là một thị trường lớn, có ảnh hưởng mạnh mế đến hầu hết các nước

Trước những khó khăn như vậy, nhưng sau 4 năm hoạt động Công ty đã đạt

được những kết quả tương đối khả quan:

Bảng so sánh tình hình hoạt động của Công ty

sau 4 năm hoạt động (1997-2001)

Chỉ tiêu Ban đầu Hiện nay

Trang 33

ân văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh CHUONG III -00o - MOT &O GIẢI DHÁD

NHAM NANG CAOE *U QUÁ

SAN XUATKINH DOANH CUA

CONG TY HA GIANG

Trang 34

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

I NHUNG THUAN LOI VA KHO KHAN CHUNG CUA NGANH MAY GIA CONG XUAT KHAU:

Ngành may mặc là một trong những ngành quan trong được khuyến khích phát

triển ở nước ta hiện nay do lợi thế cạnh tranh riêng của ngành Ngành may mặc xuất

khẩu được khuyến khích phát triển bằng những chính sách với nhiễu hình thức ưu đãi

đã cho phép các thành phân kinh tế được quyền tham gia để phục vụ nước nhà Vì

ngành may mặc xuất khẩu không những góp phần giải quyết công ăn việc làm mà còn là chiếc cầu nối giữa lực lượng lao động cân cù, khéo léo ở nước ta với vốn kỹ thuật

của nước ngoài

Ngoài ra, phương thức gia công thích hợp với diéu kiện ít vốn nhưng mang lai hiệu quả nhanh chóng và có thể vừa làm vừa học hỏi từ khách hàng Từ đó chúng ta có

thể nhận được những ý kiến đóng góp nhằm cải tiến qui trình sản xuất, trình độ cho

người công nhân được nâng cao và chất lượng sản phẩm được cải thiện

Ngành may mặc xuất khẩu được coi là một trong những ngành quan trọng Ở giai

đoạn đầu công nghiệp hóa đất nước Giá trị sản lượng ngành may cũng góp phần tăng

tỷ trọng tồn ngành cơng nghiệp Ngồi ra, thu nhập quốc dân từ ngành may mặc còn thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa như tích lũy nhanh, tăng nguồn thu ngân

sách để Nhà nước có thể đầu tư vào các công trình lớn hơn và thực hiện các mục tiêu

quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa đất nước, tạo điều kiện nâng cao trình độ

kỹ thuật sản xuất trong ngành nói riêng và trong toàn nền kinh tế nói chung

Từ những năm 1980, chúng ta mở ra hướng gia công: kiểu mốt, nguyên phụ liệu

khách hàng mang vào, ngành may xuất khẩu trưởng thành và phát triển nhanh chóng,

đặc biệt là trong vài năm qua chúng ta tiếp cận với các nước kinh tế thị trường, gia

công những mặt hàng kiểu mốt mới nhất, nguyên phụ liệu cao cấp, hàng may Việt

Nam đã có mặt trên thị trường có yêu cầu chất lượng cao như: Nhật Bản, EC, Canada

Tóm lại, phương thức gia công góp phần tạo điều kiện cần thiết để phát triển và tiến nhanh lên phương thức tự doanh mà đây chính là mục tiêu cuối cùng của chúng

ta

Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cũng còn rất nhiều khó khăn trong việc may

gia công xuất khẩu:

e Theo Ông Lê Quốc An, Chủ tịch Hiệp hội Dệt - May Việt Nam, những khó khăn về thị trường xuất khẩu càng trở nên rõ nét trong các tháng đầu năm 2001 Cạnh tranh về giá cả và thời gian giao hàng ngày càng gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã phải

hạ giá gia công xuống 10 đến 20% song kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng không đáng kể

Theo nhận xét của các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại, các doanh nghiệp dệt may

Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh gay gắt hơn trên các thị trường xuất khẩu lớn của

hàng đệt may Việt Nam là EU, Nhật và thị trường tiềm năng là Mỹ cũng đồng thời là

thị trường chính của các nước lân cận như Trung Quốc, Băngladesh, Thái Lan, Hàn

Quếc

e_ Một quan chức cao cấp của Công ty liên doanh Vinatex - Hồng Kông, sau 6 tháng làm việc tại Việt Nam đã cho rằng, các doanh nghiệp dệt may cần phải nâng cao

hiệu quả hoạt động hơn nữa nếu không muốn mất đi những cơ hội của mình Theo đó,

Trang 35

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

năng suất lao động thấp là một vấn để lớn ở Việt Nam Trong khi năng suất trung

bình của Trung Quốc là 21 sản phẩm áo sơ mi/máy/ngày thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là 18 sản phẩm Ngoài ra, trong khi đa phần các doanh nghiệp Trung Quốc có

thể tiếp nhận các đơn hàng khi đạt điểm hòa vốn thì các doanh nghiệp Việt Nam lại đưa chỉ tiêu lợi nhuận lên hàng đầu Vì vậy, trong khi các nhà máy Trung Quốc thường

sẵn sàng chấp nhận đơn hàng tại điểm hòa vốn hay lỗ ít để thu hút khách hàng và sẽ

tăng lên sau một vài đơn đặt hàng mà khách thỏa mãn hoặc bằng tiết kiệm chi phí và

nâng cao hiệu suất lao động thì các nhà máy ở Việt nam thường không muốn làm theo

cách này mà muốn nhìn thấy chỉ tiêu lợi nhuận ngay

Ông Lê Quốc An cũng cho rằng, ngành đệt may Việt Nam sẽ còn phải đối phó

với xu hướng giảm giá gia công hàng loạt trên thế giới, có thể tới 30% Do vậy, các

doanh nghiệp phải tổ chức lại hợp tác hóa, chuyên môn hóa để có điều kiện nâng cao

chất lượng, chống cạnh tranh nội bộ thì mới có khả năng trụ vững

e Hoạt động tiếp thị của chúng ta còn yếu Các đơn đặt hàng vừa qua phần lớn do khách hàng vào Việt Nam tiếp cận và ký hợp đồng, các hoạt động trên thị

trường quốc tế thu hút khách hàng còn quá ít ỏi, phân lớn phải dựa vào nước thứ ba:

Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan gia công cho họ đưa vào các thị trường khác

e Vốn kinh doanh của ngành may còn nhỏ bé, phải chấp nhận gia công nên

có những khách hàng đòi phải mua nguyên vật liệu, chúng ta phải chịu chấp nhận hạ

một phần giá để họ ứng tiền mua nguyên liệu mua vào Do đó hiệu quả kinh tế thấp, mà nếu muốn chuyển dần sang phương thức bán sản phẩm thì đòi hỏi vốn mua nguyên phụ liệu rất lớn

e Từ ngày Nhà nước ta có chủ trương chính sách đổi mới, đưa quyển chủ

động sản xuất kinh doanh về cơ sở, có tác động tốt với các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả Song bên cạnh những kết quả tốt đẹp đó còn bộc lộ

những sai sót nhất là khu vực kinh tế quốc doanh: thiếu sự quản lý chặt chẽ về tài

chính, các cơ sở thiếu sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau nhất là về giá cả gia công với nước

ngồi, cạnh tranh vơ tổ chức dẫn đến thiệt thòi chung cho ngành: nhận giá gia công quá

rẻ, có nơi còn bị lỗ Chất lượng sản phẩm xuất khẩu không được quản lý chặt chẽ, hiện

tượng làm dối, làm ẩu của một số cơ sở đã gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành

may Việt Nam Công tác đầu tư xây dựng tràn lan, đầu tư thiếu sự hướng dẫn, chỉ tập

trung vào một hai mặt hàng, nhiều mặt hàng bỏ không ai làm

e Phương thức gia công chiếm tỷ trọng cao (trên 80%), do sự cạnh tranh lớn

dẫn đến giá gia công hàng may mặc đang giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của người

công nhân, làm thu nhập này không ổn định, di chuyển thường xuyên giữa các đơn VỊ may, gây khó khăn cho việc nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động, hợp lý hóa

sản xuất

se Hệ thống đào tạo công nhân có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật, cán bộ

quản lý ngành may còn quá non kém, chưa mạnh, thiếu sự hổ trợ của Nhà nước Bản

thân các doanh nghiệp vẫn còn thiếu tài liệu, thông tin, chưa có điểu kiện tiếp thu

những ý kiến về quản lý ngành may công nghiệp

Trang 36

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

e Cuộc khủng hoảng tiễn tệ của các nước trong khu vực làm cho đồng tiền

của các nước này bị phá giá mạnh, giá nhân công may của các nước giảm, kéo theo sự

giảm giá gia công may xuất khẩu ở Việt Nam

e Ngoài ra, trong thời gian qua các chỉ phí điện , nước, vận chuyển, mặt bằng và giá cả sinh hoạt tăng liên tục, cộng thêm các khoản Bảo hiểm xã hội, hỏa hoạn làm

tăng chi phí sản xuất sản phẩm làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và mức sống

công nhân lao động trong ngành may công nghiệp nói chung và ngành may gia công nói riêng

e Việc phân bổ quota cham và không hợp lý đã gây không ít khó khăn cho

các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gia công bỏ lỡ cơ hội ký kết những hợp

đồng gia công lớn Sở đĩ có hiện tượng này là do Bộ Thương Mại chưa nắm được thực lực của các doanh nghiệp ngành may, điều này dẫn tới tình trạng có những đơn vị có

năng lực và khả năng ký nhưng hợp đồng lớn lại không đủ hạn ngạch xuất khẩu như các đơn vị: Việt Tiến, Việt Thắng, Legamex Trong khi đó có những đơn vị chưa có khách hàng, sản xuất không đảm bảo chất lượng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp

vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện khó khăn lại được phân hạn ngạch với số lượng không nhỏ Từ đây nảy sinh ra những nghịch lý Theo qui định của Chính phủ,

các doanh nghiệp dù là quốc doanh hay ngoài quốc doanh đều không được mua bán

hạn ngạch, nên chẳng doanh nghiệp nào chống lại qui định đó Tuy nhiên theo Hiệp hội may, có doanh nghiệp đã phải “vay” quota của doanh nghiệp khác với giá bằng 1⁄4

đến 1/5 giá gia công, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và ảnh

hưởng đến thu nhập của người lao động trong ngành may, đây là một nghịch lý không thể chấp nhận được vì những đơn vị có năng lực lại phải đi làm thuê cho những đơn VỊ

không có năng lực vì lý do đơn giản là họ có quota Chủ trương của các cơ quan chức năng là không cho mua bán quota nhưng lại cho chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu Qui định này trong thực tế diễn ra khá phức tạp, đã có nhiều đơn vị mua bán quota lòng vòng Từ những vấn để nêu trên nên quota được xem như thứ hàng hóa đặc biệt có thể

trao đổi tạo nên lợi nhuận không phù hợp với qui định của Nhà nước

e Qui trình lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng may công nghiệp Việt Nam còn

rườm rà, phức tạp, chưa thật hợp lý, thời gian chờ đợi làm thủ tục còn kéo dài, dẫn đến tình trạng lót tay cho cán bộ Hải quan còn nhiều và diễn ra khá phổ biến và công khai

Tóm lại, Cục Hải quan Thành phố cần nghiên cứu và cải tiến từng khâu một để tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, giúp họ làm thủ tục Hải quan một cách dễ

dàng, nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ công việc, đồng thời công tác quản lý được

chính xác và chặt chẽ hơn

Chẳng hạn như việc: Trước đây hàng hoá thường đổ đống, các chủ hàng khi làm thủ tục đều nộp tờ khai ở cùng một cửa, cùng chờ đợi như nhau Nhiều trường hợp chủ hàng phải chờ đợi 3,4 ngày mới làm xong thủ tục xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Từ ngày 16/3/1998, qui chế làm thủ tục Hải quan được phân luồng, rất thuận lợi

cho nhân viên hải quan lẫn chủ hàng

Luéng xanh: dành cho hàng thuế bằng 0, hàng cần bảo quản, nhập khẩu

nguyên liệu may gia công, hàng của các cơ quan ngoại giao Hàng hoá ở cửa này được

Trang 37

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

ưu tiên làm thủ tục, kiểm tra hai quan đơn giản, tỷ lệ kiểm tra thấp và hàng hoá được

giải phóng ngay khi kiểm hố, khơng phải chờ tính thuế Sau 3 tháng triển khai, bình quân mỗi hồ sơ ở luồng này không quá 3 giờ

Luồng vàng: tiếp nhận hàng XNK có thuế suất thấp hơn 30%, hàng xuất khẩu,

nhập khẩu có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành, thông báo thuế xong mới

được giải phóng hàng Thời gian kiểm tra bình quân ở luồng này từ 5 - 6 giờ cho một

bộ hồ sơ

Luông đỏ: Luồng này tiếp nhận hàng hoá xuất nhập khẩu có mức thuế suất cao

hơn 30%, hàng có vướng mắc về chính sách, hàng của các doanh nghiệp có hiện tượng

gian lận bị phát hiện từ 3 lần trở lên, thời gian kéo đài tuỳ độ phức tạp của từng trường hợp

Qua việc cải tiến hành chính đó, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm được thời gian, công sức cho

khách hàng Việc phân ra các luồng để kiểm tra hàng hoá Hải quan như vậy, theo các doanh nghiệp may đã giảm thời gian làm hàng bình quân 1⁄2, và do thủ tục rõ ràng,

ngắn gọn nên số lần khách hàng tiếp xúc với nhân viên Hải quan giảm, dẫn đến chỉ phí

lót tay cho Hải quan cũng giảm xuống đáng kể Đây có thể coi là một thắng lợi của

ngành Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như Hải quan Việt Nam nói

chung

Nhưng đó mới chỉ là một khâu trong qui trình lập thủ tục Hải quan mà thôi, Cục Hải quan cần phải nghiên cứu và thay đổi nhiều ở các khâu khác nữa Ví dụ như: khâu

duyệt hợp đồng gia công, khâu mở sổ theo dõi hàng gia công và các vấn đề về thanh lý

hợp đồng gia công may mặc, quản lý định mức nguyên phụ liệu may gia công, về dụng

cụ, vật tư tiêu hao phục vụ gia công, về xử lý phế liệu và nguyên liệu thừa sau khi

thanh lý ) Có như thế, ngành Hải quan mới có thể thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tham gia tích cực vào việc xúc tiến thương mại giữa Việt Nam với các nước khác vì từ trước tới nay, vấn đề thủ tục hành chính của Việt Nam là một trong những vấn để bị phàn nàn không ít và gây trở ngại lớn cho mọi người, đặc biệt là các

nhà sản xuất kinh doanh

Tóm lại, sau khi đã thấy được những điểm mạnh về điểm yếu của ngành may

gia công xuất khẩu nói chung của Việt Nam, chúng ta phải rút ra được một điều là: lao động phong phú và tiền lương rẻ chưa thể trở thành yếu tố cạnh tranh quốc tế được mà điều kiện đủ là phải có những yếu tố khác như: thị trường xuất khẩu rộng lớn, hoạt động tiếp thị mạnh mẽ, năng suất lao động cao, chủ trương chính sách hợp lý và kịp

thời v.V

Năm trong bối cảnh chung như vậy, Công ty HÀ GIANG nhất thiết phải nghiên cứu, tìm ra những giải pháp riêng cho mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

trong thời gian tới Vì vậy, Ở phần II này xin được đưa ra một số giải pháp để Công ty

có thể tham khảo

Trang 38

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

IL NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIEU QUA SAN XUẤT

KINH DOANH Ở CÔNG TY HÀ GIANG:

1 Mục tiêu của giải pháp:

- - Để ra các biện pháp để giúp Công ty giảm được chi phí sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu và cuối cùng là đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh

- Giúp Công yy xác định đúng định hướng phát triển phương thức sản xuất kinh doanh để từ đó cố gắng phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu đã dé ra

- Gitip Công ty hiểu rõ hơn về các thị trường xuất khẩu tiềm năng, đồng thời xây dựng chiến lược xâm nhập các thị trường đó

2 Các giải pháp cu thể:

2.1 Muc tiêu ngắn hạn: Nâng cao hiệu quả hoạt động gia công hiện nay Nếu như chấp nhận phương thức gia công như là một thực tế khách quan đang tồn tại thì Công ty cần phải tập trung giải quyết các vấn đề sau đây hay nói cách khác là đưa ra những giải pháp để hình thức gia công mang lại hiệu quả cao hơn:

2.1.1 Tập trung phát triển theo chiều sâu - hạn chế phát triển theo chiều

rong:

Trong tinh hinh chung hiện nay, hầu hết sự phát triển của các doanh nghiệp may cơng nghiệp ngồi quốc doanh đều mang sắc thái tự phát, chủ yếu nhằm đáp ứng nhu câu giải quyết việc làm của từng đơn vị Đồng thời, do hoạt động may công nghiệp không đồi hỏi đầu tư nhiều mà lại có thể thu hồi vốn nhanh và tỷ lệ lợi nhuận ở mức chấp nhận được nên các đơn vị sản xuất kinh doanh đã thành lập những xưởng may một cách tràn lan, tự xoay sở để tổn tại Song hầu hết các cơ sở thuộc dạng này dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng về thị trường, tài chính và quản lý, dẫn đến những thiệt hại về vốn và lãng phí do nhà xưởng, máy móc bị bỏ không

Mặt khác, tâm lý chung của các doanh nghiệp là luôn luôn muốn mở rộng qui

mô sản xuất, làm sao để bành trướng ra càng lớn càng tốt, danh tiếng của doanh nghiệp

vang càng xa càng tốt để chứng tỏ cho mọi người rằng mình thật lớn mạnh và dé sé Tuy nhiên, xu hướng phát triển theo chiều rộng như vậy chẳng những không mang lại hiệu quả kinh tế mà ngược lại còn gây không ít tổn hại cho doanh nghiệp

Qua những bài học như vậy, thiết nghĩ nếu Công ty HÀ GIANG muốn sản xuất

kinh doanh đạt hiệu quả hơn thì cần phải hạn chế tối đa tình trạng đầu tư tràn lan,

không tập trung, khơng tồn diện mà ngược lại phải tập trung phát triển theo chiều sâu, tức là phải nghiên cứu làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và tận đụng được tối đa công suất máy móc thiết bị Tóm lại, Công ty nên đầu tư phát triển về “chất” chứ không nên tập trung mở rộng về “lượng” Có như thế Công ty mới có thể ngày càng phát triển và phát triển một cách vững chắc trên thị trường thế -

gidi

2.1.2 Hợp lý hóa sẵn xuất, tăng năng suất lao động:

Có thể coi đây là chỉ tiêu hàng đâu để tiết kiệm chỉ phí sản xuất cũng như tăng

lợi nhuận kinh doanh, trong ngành may công nghiệp năng suất lao động phụ thuộc vào

Trang 39

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh

toàn bộ qui trình sản xuất, nó đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả công việc

của từng khâu một Để thực hiện công việc hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động đòi hỏi Công ty phải xem xét và cải tiến từng khâu, từng nhân tố của qui trình sản

xuất

Qui trình sản xuất của Công ty có thể được mô tả tóm tắt lại như sau:

Sơ đô 3.1 Qui trình sản xuất dưới dạng tổng quát của Công ty Chuẩn bị _ — — yw Quá trình sản xuất „ Khôu hoàn thành

sẵn xuất sản phẩm

- Máy móc - Khâu cắt, may, in, thêu - Khâu xếp, ủi, đò kim - Nguyên vật liệu - Thiết kế dây chuyển may - Khâu đóng gói

- Thao tác của người lao động - Sắp xếp hợp lý

- Kiểm tra chất lượng ở từng khâu - Đường vận chuyển hàng hóa

TT TT TETTTZTTTTT~TT~~~~~>~~>~>~——~~—>~~~~—~~~—~>——>—~~—~~—~>—~—~—~—~~~~~—~~~—~~—~~~~—~~~—~ >

Kiểm tra qui trình

e_ Khâu chuẩn bị sản xuất: đây là một khâu quan trọng của toàn bộ qui trình sản xuất, nó ảnh hưởng gián tiếp đối với năng suất lao động

- Ở khâu này Công ty cần phải chú ý đến việc bảo đảm sự liên tục cho sản xuất, kịp thời cung cấp cho sản xuất khi bị thiếu hụt, phải tính toán và cân đối tỷ lệ tiêu hao nguyên phụ liệu đúng và đủ, không để lãng phí

- Trước khi sản xuất Công ty cần kiểm tra máy móc thiết bị xem có đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng hay không Nếu máy móc trang thiết bị có trục trặc hay hư hồng thì khó có thể tăng năng suất, do đó Công ty cần bảo

trì và bảo đưỡng máy móc thường xuyên để tránh tình trạng phải ngừng sản xuất để sữa chữa máy móc Đặc biệt mặt hàng sản xuất của Công ty là áo Kimono, một loại áo có

giá trị lớn, không giống như những loại áo bình thường vì vậy vấn đề bảo đảm máy

móc trước khi sản xuất lại càng quan trọng hơn Việc xử lý và điều chỉnh máy móc là

vấn để nhất thiết phải làm vì trạng thái tốt nhất cùng với mũi may tốt sẽ tăng năng suất

lao động, tạo ra sản phẩm tốt cùng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

© Khâu sản xuất: là khâu quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất lao

động Để tăng năng suất lao động Công ty cần chú ý những mặt sau:

- Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật ở khâu số đo, cắt Đây là khâu đầu của qui trình

sản xuất ảnh hưởng đến toàn bộ năng suất lao động ở những khâu kế tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Nếu như người phiên dịch dịch số đo không chính xác, thì

dẫn đến cắt không chính xác hoặc cắt không cẩn thận, không chuẩn theo dấu đã xác định sẽ gây khó khăn, mất thời gian và làm chậm nẵng suất lao động, thậm chí có thể

sẽ không thể chỉnh sửa được và phải để bù cho Công ty SENSO, gây mất uy tín cho

Công ty Do đó bộ phận kiểm tra chất lượng cần theo dõi từng giai đoạn một để kịp thời

sữa chữa những sai sót, không làm ảnh hưởng những khâu sau

-_ Thiết kế dây chuyền may: việc sắp xếp công đoạn theo một trình tự hợp lý là quan trọng nhất vì nó mang lại hiệu quả tối ưu, vừa sử dụng lao động, máy móc thiết bị

Trang 40

Luận văn Tốt nghiệp GVHD: PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh ít nhất vừa tiết kiệm được nhiều thời gian nhất Ở khâu này, hiện nay Công ty đã sắp xếp khá hợp lý

- _ Nghiên cứu cải tiến thao tác công việc người lao động: muốn tiết kiệm thời gian và công suất người lao động đòi hỏi phải có sự thường xuyên và liên tục Để làm được việc này, đòi hỏi Công ty phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người, mà đặc biệt là của những người công nhân lao động trực tiếp làm công việc đó vì chính họ mới là người hiểu rõ công việc nhất Đồng thời Công ty phải có một chế độ khen thưởng thích đáng cho những người có công đóng góp vào việc nghiên cứu cải tiến thao tác công nghiệp vì làm như vậy mới khuyến khích được sự nhiệt tình tham gia của mọi người Ngoài ra, Công ty cũng có thể thành lập những nhóm hoặc bộ phận là những cán bộ quần lý, nhân viên kỹ thuật nghiên cứu cải tiến thao tác công việc người lao động

Mặt khác, để làm được điều đó thì việc đào tạo huấn luyện là quan trọng, Công ty có thể nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân thông qua việc rèn luyện từ kỹ thuật may, kỹ thuật cắt cho tới cả những khâu đơn giản như kỹ thuật định vị vải, kỹ thuật ủi, xếp , đóng gói.v.v , đồng thời Công ty có thể tổ chức luyện nghề tại chỗ thông qua công việc bằng cách tổ chức các nhóm tổ học tập, huấn luyện nghề nghiệp

e Kiểm tra chất lượng ở từng khâu: bản chất qui trình sản xuất của Công ty là rất phức tạp, nhiều khâu do đó muốn đạt được chất lượng tốt, hiệu quả tối ưu thì điều cần thiết là Công ty phải kiểm tra chất lượng từng khâu một Hiện nay, ở Công ty đã có những kỹ thuật viên chịu trách nhiệm về kỹ thuật Tuy nhiên, Công ty cần lưu ý rằng những kỹ thuật viên này không chỉ đợi lúc nào công nhân làm xong, đem sản phẩm tới thì mới kiểm tra mà phải thường xuyên giám sát để kịp thời phát hiện những sai sót, tránh lãng phí thời gian và công sức của người lao động

e Sắp xếp đường vận chuyển hàng hóa: Về vấn để này, Công ty phải làm sao để từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm sao cho ngắn nhất và tiết kiệm thời gian nhiều nhất Trong qui trình sản xuất của Công ty, lượng hàng bao gồm vải, nút, kim, chỉ phải được xem xét trước tiên trong kế hoạch bố trí hay nói cách khác sắp xếp các bộ phận đường vận chuyển hàng hóa phải theo các thứ tự của công đoạn, điều quan trọng nhất là không được chồng chéo lên nhau

Thứ tự sắp xếp đường vận chuyển hàng hóa của các công đoạn trong Công ty hiện nay có thể được mô tả như sau:

Ngày đăng: 05/04/2013, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w