1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Du lịch nội địa - Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên - Huế

100 3,8K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 830,5 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, con người có nhiều thời gian nghỉ ngơi.Thu nhập của họ ngày một tăng. Nhu cầu về du lịch cũng phát triển với tốc độ cao.Hoạt động du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới .Nó là cầu nối với thế giới bên ngoài và trong nước. Ở Việt Nam mặc dù ngành du lịch ra đời cách đây 40 năm nhưng nó chỉ có bước khởi sắc từ năm 1990 trở đi. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống của người dân Việt Nam được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân trong nước không ngừng tăng lên. Thừa Thiên - Huế là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng .Nơi đây còn lưu lại một di sản vô cùng phong phú với hàng trăm công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại. Bên cạnh đó , miền đất này được thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều thắng cảnh nổi tiếng hoà quyện với quần thể di tích văn hoá làm cho Huế thêm quyến rũ .Với thế mạnh đó, Thừa Thiên - Huế được chính phủ xác định là một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam .Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, du lịch được xác định là một ngành mũi nhọn trong tương lai, hoà cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam. Du lịch Thừa Thiên - Huế trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể .Từ năm 1990, số lượng khách du lịch trong cả nước và quốc tế đến Thừa Thiên - Huế tăng lên một cách rõ nét, trong đó khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của tổng khách du lịch. Trong những năm gần đây, nhu cầu du lịch nội địa càng tăng, Thừa Thiên - Huế đã khẳng định là một điểm đến du lịch, một thương hiệu du lịch nổi tiếng trên thị trường du lịch nội địa. Tiềm năng du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế là rất lớn và càng ngày càng phát triển. Vậy tiềm năng, thế mạnh của du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế là gì? Khách du lịch nội địa có những đặc điểm gì? Họ cần những nhu cầu gì khi đi đến Huế du lịch? Những nhà làm kinh doanh du lịch, chúng ta cần phải có những biện pháp và chính sánh gì để có thể phát triển tiềm năng và thế mạnh du lịch nội địa Huế? Xuất phát từ thực tế đó trong thời gian thực tập cuối khoá, tôi đã chọn đề tài : “Du lịch nội địa - Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên - Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình . Mục đích của đề tài là: - Xác định tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên - Huế đối với sự phát triển du lịch nội địa. - Xác định những đặc điểm và nhu cầu của khách du lịch nội địa khi chọn Huế là điểm đến của mình. -Trên cơ sở phân tích số liệu có sẵn và kết quả từ những bảng điều tra thăm dò để đưa ra những biện pháp thu hút khách du lịch nội địa, tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của khách . Để đạt được mục đích nêu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử . - Phương pháp tổng hợp thống kê phân tích. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn. - Phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống . Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên đề tài vẫn tồn tại những hạn chế và sai sót, kính mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Chân thành cảm ơn!

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, con người có nhiều thờigian nghỉ ngơi.Thu nhập của họ ngày một tăng Nhu cầu về du lịch cũng phát triểnvới tốc độ cao.Hoạt động du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng ởnhiều nước trên thế giới Nó là cầu nối với thế giới bên ngoài và trong nước

Ở Việt Nam mặc dù ngành du lịch ra đời cách đây 40 năm nhưng nó chỉ cóbước khởi sắc từ năm 1990 trở đi Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đờisống của người dân Việt Nam được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân trongnước không ngừng tăng lên

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng Nơiđây còn lưu lại một di sản vô cùng phong phú với hàng trăm công trình kiến trúcnghệ thuật đặc sắc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại Bên cạnh đó , miềnđất này được thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều thắng cảnh nổi tiếng hoà quyện vớiquần thể di tích văn hoá làm cho Huế thêm quyến rũ Với thế mạnh đó, ThừaThiên - Huế được chính phủ xác định là một trong những trung tâm du lịch củaViệt Nam Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, du lịch đượcxác định là một ngành mũi nhọn trong tương lai, hoà cùng với sự phát triển của dulịch Việt Nam Du lịch Thừa Thiên - Huế trong những năm qua đã đạt được nhiềuthành tựu đáng kể Từ năm 1990, số lượng khách du lịch trong cả nước và quốc tếđến Thừa Thiên - Huế tăng lên một cách rõ nét, trong đó khách du lịch nội địaluôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu của tổng khách du lịch Trong những nămgần đây, nhu cầu du lịch nội địa càng tăng, Thừa Thiên - Huế đã khẳng định là mộtđiểm đến du lịch, một thương hiệu du lịch nổi tiếng trên thị trường du lịch nội địa.Tiềm năng du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế là rất lớn và càng ngày càng phát

Trang 2

triển Vậy tiềm năng, thế mạnh của du lịch nội địa của Thừa Thiên - Huế là gì?Khách du lịch nội địa có những đặc điểm gì? Họ cần những nhu cầu gì khi đi đếnHuế du lịch? Những nhà làm kinh doanh du lịch, chúng ta cần phải có những biệnpháp và chính sánh gì để có thể phát triển tiềm năng và thế mạnh du lịch nội địaHuế? Xuất phát từ thực tế đó trong thời gian thực tập cuối khoá, tôi đã chọn đề

tài : “Du lịch nội địa - Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên - Huế”

để làm khóa luận tốt nghiệp của mình

-Trên cơ sở phân tích số liệu có sẵn và kết quả từ những bảng điều tra thăm

dò để đưa ra những biện pháp thu hút khách du lịch nội địa, tăng mức chi tiêu vàthời gian lưu trú của khách

Để đạt được mục đích nêu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp tổng hợp thống kê phân tích

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống

Do giới hạn về thời gian và kiến thức nên đề tài vẫn tồn tại những hạn chế

và sai sót, kính mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn Chân thành cảmơn!

Trang 3

Phần II NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

+ Theo tự điển bách khoa toàn thư của Việt Nam (1966)

Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch

sử, công trình văn hóa nghệ thuật…

Hay:

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.

+ Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã nhìn nhận du lịch dưới góc độ tổng

quát hơn: “Du lịch là toàn bộ hoạt động của con người đến và ở lại tại những nơi

ngoài môi trường hằng ngày của họ trong một thờ gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay mục đích khác”

+ Theo khoản 1, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa : “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”

Trang 4

2 Khái niệm về khách du lịch

+ Theo khoản 1, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi

du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”

+ Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO) , thì:

Một số đặc trưng của du khách:

- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

- Không đi du lịch mục đích kinh tế

- Rời khỏi nơi cư trú trêm 24 giờ

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến địa điểm đến ( 30, 40 hoặc

50 dặm) tùy vào khái niệm của từng nước

Du khách quốc tế

Năm 1963 tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma, Ủy banthống nhất:

“ Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nơi

cư trú của mình với bất cứ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập

từ nước được viếng thăm”

Năm 1989, “ Tuyên bố của Lahaye về du lịch” của Hội nghị liên minhQuốc hội về du lịch:

- Sau khi kết thúc đợt tham quan ( hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến

để về nước nơi cư trú của mình hoặc đến một nước khác

Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới (WTO): “ Khách du lịch quốc

tế là những người viếng thăm một nước ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian 24 giờ nhưng không vượt quá một năm và không nhằm mục đích kiếm tiền”

Trang 5

Khoản 3, điều 34, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Khách du

lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”

Du khách nội địa

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội địa

như sau: “Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc

tịch thăm viếng một nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó ngoài việc hành nghề để kiếm tiền tại nơi được viếng thăm”.

Theo khoản 2, điều 43, Luật Du lịch Việt Nam: “ Khách du lịch nội địa là

công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”

II Các loại hình du lịch

Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn , cho phép chúng taxác định được thế mạnh của cơ sở du lịch, từ đó có thể xác định được cơ cấukhách hàng mục tiêu của điểm du lịch Nó được phân theo các tiêu thức sau:

1 Căn cứ vào động cơ của khách du lịch :

Loại này nhằm thỏa mãn những nhu cầu cần mở rộng sự hiểu biết về nghệthuật, phong tục tập quán của người dân nơi họ đến, tình hình kinh tế xã hội củanứớc họ đến thăm…

- Du lịch lịch sử :

Nhằm tìm hiểu về lịch sử một quốc gia, một dân tộc… qua việc đưa kháchđến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, các viện bảo tàng lịch sử, các di tích cáchmạng…

- Du lịch sinh thái

Nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của khách du lịch, thường làvùng mà thiên nhiên được bảo vệ tốt, chưa bị ô nhiễm, có sự tham gia của ngườidân địa phương, có ý thức và mang tính giáo dục cao

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí :

Trang 6

Nhằm hưởng thụ sự vui chơi, giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, đểphục hồi thể lực, tinh thần cho con người.

- Các loại hình du lịch thuần túy về nhu cầu thể chất và tinh thần của khách du lịch như du lịch thể thao, du lịch chữa bệnh, du lịch hành hương tôn giáo,

2 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi.

- Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch

và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới vàtiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch

- Du lịch nội địa : là hình thức đi du lịch và cư trú của công dân trong một

nước đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

3 Căn cứ vào phương tiện đi lại

Trang 7

6 Căn cứ vào độ tuối của khách du lịch

- Du lịch thanh thiếu niên

- Du lịch gia đình

- Du lịch dành cho những người cao tuổi

- Du lịch dành cho những người bị khuyết tật

- Du lịch tình thương dành cho các trại trẻ mồ côi

7 Căn cứ vào cách thức tổ chức

- Du lịch theo các đoàn thể, công đoàn…

- Du lịch cá nhân

III Thị trường du lịch

1 Bản chất và nội dung của khái niệm thị trường du lịch.

Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì các dịch

vụ phải được tạo ra các hàng hóa dưới nhiều dạng sẽ được mua và bán, và phảiđược tiêu dùng Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể diễn ra trên thị trường Vìvậy du lịch cũng tồn tại trong thị trường chung đó

Có thể biểu diễn thị trường du lịch trong mối quan hệ với thị trường bằng

sơ đồ sau (xem sơ đồ 1) Tuy nhiên việc phân định ranh giới giữa các thị trườngthành phần này là rất khó Ranh giới giữa chúng không cố định mà linh hoạt, cónhững vùng đan xen lẫn nhau giữa các thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởnglẫn nhau

Trang 8

Sơ đồ1: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường chung

Dưới góc độ của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch là cácnhóm khách hàng đang có mong muốn và sức mua sản phẩm du lịch nhưng chưađược đáp ứng

Tuy nhiên, nói về thị trường du lịch không chỉ nói riêng về cung hoặc cầu

mà cùng lúc phải có cả hai thành phần thị trường nói trên cũng như các mối quan

hệ giữa chúng

Như vậy về bản chất, thị trường du lịch được coi là bộ phận cấu thànhtương đối đặc biệt của thị trường hàng hóa nói chung Chúng ta có thể hiểu thịtrường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản phẩm và lưuthông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ giữa người mua vàngười bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹthuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch

2 Đặc điểm của thị trường du lịch.

Thị trường du lịch có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác.Ngoài ra nó còn có những đặc trưng riêng làm cho thị trường du lịch có tính độclập tương đối so với thị trường hàng hóa Đó là:

- Xuất hiện muộn hơn so với thị trường hàng hóa nói chung

- Việc mua , bán sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện tại điểm du lịch, nơi

“sản xuất” hàng hóa du lịch

- Trên thị trường du lịch, cung-cầu chủ yếu là dịch vụ

- Quan hệ mua bán trên thị trường du lịch là quan hệ mua bán gián tiếp

- Đối tượng mua, bán trên thị trường du lịch rất đa dạng và đặc biệt

- Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán kéo dài kể từ khi khách

du lịch quyết định mua hàng đến khi khách hàng trở về nơi cư trú của mình

Trang 9

- Sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không cógiá trị và không thể lưu kho.

- Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt

IV Một số vấn đề về kinh doanh du lịch.

Kinh doanh du lịch là kinh doanh các dịch vụ, cung cấp các sản phẩm dulịch cho du khách và đồng thời như mọi ngành khác mục tiêu hàng đầu của kinhdoanh du lịch vẫn là lợi nhuận

Điều 38 của Luật Du lịch Việt quy định về ngành, nghề kinh doanh du lịch:

“ Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau:

1 Kinh doanh lữ hành;

2 Kinh doanh lưu trú du lịch;

3 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

4.Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;

5 Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.”

1 Các loại hình kinh doanh du lịch

1.1 Kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế

Theo quyết định 60 QĐ/DL ngày 29/04/1995 của Tổng cục du lịch ViệtNam :

- “ Doanh nghiệp lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng , bán cácchương trình trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hútkhách nước ngoài đến Việt Nam, và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cưtrú ở Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài Thực hiện các chương trình đã bán hoặc

ký hợp đồng ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa”

- “ Doanh nghiệp lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán, tổ chức vàthực hiện các chương trình du lịch nội địa; nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ vàchương trình du lịch”

1.2 Kinh doanh dịch vụ lưu trú

Trang 10

Lưu trú là nhu cầu cơ bản, thiết yếu của khách du lịch trong mỗi chuyến đi.Lưu trú ( ăn, nghỉ ngơi ) dù không phải là mục đích chuyến đi nhưng khi đến mộtđiểm du lịch, khách du lịch tìm đều tìm đến các cơ sở lưu trú trước tiên Do đó,kinh doanh dịch vụ lưu trú là một bộ phận không thể thiếu trong kinh doanh dịch

vụ du lịch Doanh thu từ bộ phận này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh doanh dulịch ( từ 20%-40% hoặc có thể cao hơn nữa tùy vào từng nước, từng đơn vị) Thamgia hoạt động kinh doanh lưu trú là khách sạn, motel, villa, bungalow, làng du lịch,khu cắm trại…

1.3 Kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch

Ở một khía cạnh nào đó thì nhu cầu du lịch là nhu cầu đi lại, do đó phươngtiện vận chuyển là không thể thiếu Dịch vụ vận chuyển nhằm đưa khách từ nơi cưtrú đến điểm du lịch, hoặc từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác Các phươngtiện vận chuyển này là: máy bay, ôtô, tàu hỏa, xe máy, xe đạp., thuyền du lịch,…

1.4 Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Theo khoản 1, điều 67, Luật Du lịch Việt Nam quy định:

“Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn,

nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch.”

1.5 Kinh doanh các dịch vụ khác

Ngoài các dịch vụ đã nêu trên thì các doanh nghiệp du lịch còn kinh doanhthêm một số dịch vụ khác có liên quan: kinh doanh các dịch vụ giải trí, bán hànglưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ

Kinh doanh lưu trú

Kinh doanh lữ hành

Kinh doanh du lịch

Kinh doanh vận chuyển

Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịchKinh doanh khác…

Trang 11

Sơ đồ 2 : Các loại hình kinh dịch vụ du lịch

2 Một số cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành

2.1 Các loại công ty lữ hành

Có nhiều cách phân loại công ty lữ hành Mỗi quốc gia có một cách phânloại phù hợp với hoạt động du lịch Các tiêu thức thường dùng để phân loại baogồm :

- Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ: dịch vụ trung gian, dịch vụ trọn gói…

- Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành

- Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành

- Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch

Tại Việt Nam các công ty lữ hành được chia làm hai loại cơ bản là doanhnghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa của Tổng cục du lịch ViệtNam trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Các quy định này nhằm đảmbảo cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có đủ các điều kiện cần thiết như kinhnghiệm (ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong kinh doanh lữ hành nội địa ), uy tín, cóvốn kinh doanh theo quy định của nhà nước đội ngũ hướng dẫn viên… Từ đó hạnchế những hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp nói riêng và du lịch Việt Nam nóichung

Hiện nay cách phân loại chủ yếu của các công ty lữ hành được áp dụng hầuhết các nước trên thế giới được thể hiện ở sơ đồ sau :

Trang 12

Sơ đồ 3: Phân loại các công ty lữ hành

Các đại lý du lịch là những công ty lữ hành mà hoạt động chủ yếu củachúng là làm trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hóadịch vụ Các đại lý du lịch bán vé máy bay (chiếm phần lớn doanh số ) , bán cácchương trình du lịch, đăng ký chỗ trong khách sạn, bán vé xe lửa, tàu thủy, môigiới thuê xe ôtô Đây là hệ thống phân phối các sản phẩm du lịch, mà các đại lý dulịch có vai trò gần giống như các văn phòng du lịch Tại các nước phát triển bìnhquân cứ 15000-20000 dân số có một đại lý du lịch, đảm bảo thuận tiện tới mức tối

đa cho khách du lịch

Các đại lý du lịch bán buôn sản phẩm của nhà cung cấp với số lượng lớn cómức giá rẻ, sau đó tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ với mức giá công bố, phổ biến trênthị trường Các đại lý bán lẻ có thể là những nhà đại lý độc lập, đại lý độc quyềnhoặc tham gia vào các chuỗi của các đại lý bán buôn Các điểm bán độc lậpthường do các công ty hàng không , tập đoàn khách sạn đứng ra tổ chức và bảolãnh cho hoạt động

Các công ty lữ hành ( tại Việt Nam còn gọi là các công ty du lịch ) là nhữngcông ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực du lịch trọn gói và khách sạn du lịchtổng hợp Các công ty lữ hành gửi khách thường được tổ chức (thành lập) tại các

CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH

Các điểm bán độc lập

Các công

ty lữ hành tổnghợp

Các công ty

lữ hành nhận khách

Các công ty

lữ hành gửi khách

Các công ty lữ hành quốc tế

Các công ty lữ hành nội địa

Trang 13

nơi có nguồn khách lớn, nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch, đưa họ đến các khu

du lịch nổi tiếng Các công ty lữ hành nhận khách được thành lập gần các vùnggần tài nguyên du lịch, chủ yếu nhằm đón nhận và tiến hành phục vụ khách du lịch

do các công ty du lịch gửi khách gửi tới

Sự phối hợp của các công ty du lịch gửi khách và nhận khách là xu thế phổbiến trong kinh doanh du lịch Tuy nhiên, những tập đoàn công ty du lịch lớnthường đảm nhận cả hai khâu gửi khách và nhận khách Điều đó có nghĩa là cáccông ty này trực tiếp khai thác nguồn khách và đảm nhận cả việc tổ chức chươngtrình du lịch Đây là mô hình kinh doanh của các công ty du lịch tổng hợp có quy

mô lớn

Ngoài ra căn cứ vào phạm vi hoạt động, người ta còn phân chia thành cáccông ty lữ hành nội địa và các công ty lữ hành quốc tế

Cần khẳng định một điều là sự phân loại này mang tính chất tương đối, bởi

vì các công ty lữ hành lớn có thể bao gồm một hệ thống các đại lý du lịch hoặcngược lại các đại lý du lịch lớn cũng tự tổ chức thực hiện những chương trình củachính bản thân họ

2.2 Vai trò của các công ty lữ hành

Các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây nhằm thực hiện quan

hệ cung cầu du lịch :

- Tổ chức các hoạt động trung gian , bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhàcung cấp dịch vụ du lịch Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thànhmạng lưới phân phối sản phẩm của nhà cung cấp du lịch Trên cơ sở đó, rút ngắn

và xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với cơ sở kinh doanh du lịch

- Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói Các chương trình này liên kếtcác sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí v.v…thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách Cácchương trình du lịch trọn gói sẽ xóa bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách dulịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến đi

- Các công ty lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phong phú

từ các công ty hàng không tới chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng v.v…đảm bảophục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu se góp phần quyết địnhtới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và trong tương lai

Trang 14

Chúng ta có thể phát họa vai trò của các công ty lữ hành trong sơ đồ:

Sơ đồ 4: Vài trò các công ty hữ hành du lịch trong mối quan hệ cung cầu du

lịch.

2.3 Hệ thống các sản phẩm trong các công ty du lịch

Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

sự phong phú, đa dạng các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành Căn cứ vàotính chất và nội dung có thể chia các sản phẩm của các công ty lữ hành thành banhóm cơ bản:

2.3.1 Các dịch vụ trung gian

Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý cung cấp Trong hoạtđộng này, các đại lý thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuấttới khách du lịch Các đại lý không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại

lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoạt một điểm bán sản phẩm của các nhàsản xuất du lịch Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:

- Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay

- Đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện khác như; tàu thủy, đường sắt,ôtô v.v…

- Môi giới cho thuê xe ôtô

- Môi giới và bán bảo hiểm

- Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch

- Đăng ký và đặt chỗ trong khách sạn

- Các dịch vụ môi giới trung gian khác ( ví dụ như làm visa, hộ chiếu…)

Kinh doanh vận chuyển

Khách

du lịchKinh doanh lưu trú ăn uông

( Khách sạn, cửa hàng…)

Trang 15

2.3.2 Các chương trình du lịch trọn gói

Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặt trưng cho hoạt động lữ hành

du lịch Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻthành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp

Có nhiêu tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch Ví dụ như các chươngtrình du lịch nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày,các chương du lịch tham quan văn hóa và các chương trình giải trí Khi tổ chứccác chương trình du lịch trọn gói, các công ty du lữ hành có trách nhiệm đối vớikhách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạtđộng trung gian

2.3.3 Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp

Trong quá trình phát triển, các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạtđộng của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch

Vì lẽ đó các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực

có liên quan đến du lịch

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng

- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí

- Kinh doanh vân chuyển du lịch: hàng không, đường thủy v.v…

- Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch

Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.Trong tương lai, hoạt động lữ hành càng phát triển , hệ thống sản phẩm của công

ty sẽ trở nên phong phú hơn và đa dạng hơn

2.4 Khái niệm và phân loại các chương trình du lịch

2.4.1 Khái niệm về chương trình du lịch

Có nhiều cách nhìn nhận về các chương trình du lịch trọn gói Điểm thốngnhất của các định nghĩa là nội dung giữa các chương trình Còn điểm khác biệtxuất phát tè giới hạn, những đặt điểm và phương thức tổ chức các chương trình dulịch

Theo cuốn “ Từ điển quản lý du lịch, khách sạn và nhà hàng” thì có hai

định nghĩa:

- Chương trình du lịch trọn gói: là các chuyến du lịch trọn gói, giá củachương trình bao gồm vận chuyên, khách sạn, ăn uống v.v… và mức giá này rẻhơn so với mua riêng từng dịch vụ

Trang 16

- Chương trình du lịch trọn gói là các chương trình du lịch mà mức giá baogồm vận chuyển, khách sạn, ăn uống v.v… và phải trả tiền trước khi đi du lịch.

Theo quy định của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong “ Quy chế quản lý lữhành “ có hai định nghĩa như sau:

Chuyến du lịch là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan mộthay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành Chuyến du lịch thông thường

có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác

Tất cả các chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức đều phải cóchương trình du lịch cụ thể

- Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch bao gồm lịch trìnhtừng buổi, từng ngày, hạng khách sạn khach lưu trú, loại phương tiện vận chuyển,giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí v.v…

Từ các định nghĩa đã nêu trên đây có thể rút ra một số kết luận sau:

- Có sự khác biệt giữa một chuyến du lịch với chương trình du lịch, mộtchuyến du lịch phải có chương trình, nhưng một chương trình không chỉ tổ chứcmột lần, một chuyến

- Nội dung cơ bản của chương trình phải bao gồm lịch trình hoạt động củamột ngày, các buổi trong chương trình du lịch

- Mức giá là mức giá trọn gói của hầu hết các dịch vụ chủ yếu trong chươngtrình

- Thông thường khách du lịch phải trả tiền trước khi đi du lịch

- Mức giá rẻ

2.4.2 Phân loại các chương trình du lịch

Người ta có thể phân loại các chương trình du lịch theo một số tiêu thức sau:

- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: có ba loại

+ Các chương trình du lịch chủ động: Công ty lữ hành chủ động nghiên cứuthị trường , xây dựng các chương trình du lịch, ấn định các ngày thực hiện, sau đómới tổ chức bán và thực hiện các chưong trình, chỉ có các công ty lữ hành lớn cóthị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động do tính mạohiểm của chúng

Trang 17

+ Các chương trình du lịch bị động: Khách tự tìm đến các công ty lữ hành ,

đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ Trên cơ sở đó công ty lữ hành xây dựngchương trình Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện sau khi đạt được nhất trí.Các chương trình loại này thường ít tính mạo hiểm song số lượng khách rất nhỏ,công ty bị động trong tổ chức

+ Các chương trình du lịch kết hợp: Là sự kết hợp giữa hai loại trên Cáccông ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường , xây dựng các chương trình dulịch nhưng không ấn các ngày thực hiện Thông qua các hoạt động tuyên truyềnquảng cáo, khách du lịch ( hoạt các công ty gởi khách) sẽ tìm đến với công ty.Trên cơ sở các chương trình sẵn có, hai bên tiến hành thỏa thuận và sau đó thựchiện chương trình Thể loại này phù hợp với điều kiện thị trường không ổn định và

có dung lượng không lớn

- Căn cứ vào mức giá: có ba loại

+ Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói bao gồm hầu hết các dịch vụ,hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch và giá củachương trình du lịch là trọn gói Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình dulịch do công ty lữ hành tổ chức

+ Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản chỉ bao gồm một số dịch vụchủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản Hình thức này thường docác hãng hàng không bán cho khách du lịch công vụ Giá chỉ bao gồm vé máy bay,một vài đêm ngủ tại khách sạn và từ sân bay tới khách sạn

+ Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn Với hình thức này khách dulịch có thể lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với mức giá khácnhau Cấp độ chất lượng xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn

ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển Khách có thể lựa chọn từng thành phầnriêng rẻ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ để lựa chon các mức khác nhautrong một chương trình tổng thể

2.4 Nội dung và đặc điểm của chương trình du lịch

2.4.1 Nội dung của chương trình du lịch

Nội dung của chương trình du lịch rất phong phú và đa dạng, nó xuất phát

từ nhiều yếu tố trong đó nhu cầu của khách du lịch có tính quyết định, nó baogồm:

- Tên chương trình- số liệu

- Thời điểm tổ chức chương trình du lịch ( nếu có )

Trang 18

- Tổng quy thời gian của chương trình, đây là nội dung không thể thiếucủa chương trình

- Các hoạt động chi tiết từng ngày

- Mức giá của chương trình

- Các điều khoản của chương trình: bao gồm các điều khoản trong giá vàngoài giá, đây là điều khoản cho hoạt động thương mại

2.4.2 Đặc điểm của chương trình du lịch

- Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch đặc biệt, tính chất đặc biệt nàyđược thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

+ Bản thân chương trình du lịch là sản phẩm du lịch, nó mang những nétđặc trưng nhất định

+ Chương trình du lịch là sản phẩm du lịch tổng hợp từ các dịch vụ do cácdoanh nghiệp du lịch cung cấp

+ Chương trình du lịch là sự kết hợp hoàn thiện và thống nhất giữa các giátrị sử dụng tạo ra chuyến du lịch trọn gói

+ Đáp ứng nhu cầu đi du lịch của du khách và đảm bảo tính kinh doanh củacông ty

+ Thỏa mã nhu cầu mong dợi của khách du lịch trong suốt chuyến đi củahọ

VI Phương pháp thống kê nguồn khách du lịch

1 Các tiêu chuẩn đo lường nhu cầu

Để phản ánh xu hướng phát triển của nguồn khách, chúng ta không thể đưa

ra một con số phản ánh tổng hợp những đại lượng của các đơn vị đo lường khácnhau, do đó có các chỉ tiêu sau:

- Số lượt khách du lịch :

Số lượt khách du lịch la tổng số lượng người đến và tiêu dùng các sản phẩm

du lịch trong kỳ nghiên cứu Ký hiệu là K

Chúng ta có thể đếm một cách đơn giản số khách du lịch đến một nơi nào

đó cũng là một trong những phương pháp đo lường nhu cầu Nhất là là đối vớikhách du lịch quốc tế, chúng ta dễ dàng thu thập số liệu ở phi trường, bến cảng,…Những vấn đề đo lường sẽ khó khăn hơn nhiều khi xác định lượt khách du lịch nội

Trang 19

địa Nếu khách nội địa sử dụng ôtô riêng để đi du lịch thì trong thực tế chúng tachỉ có thể dụng các phương pháp điều tra chọn mẫu Trên góc độ toàn ngành, đểtính số lượt khách nội địa người ta thường cộng số khách nội địa ở các đơn vị kinhdoanh nên số lượng khách tính lặp lại là khá lớn Vì vậy để phản ánh nhu cầuchính xác hơn người ta thường dùng số ngày khách.

1 0 1 1

1 1 0 0

1 1 0

K T

K T K T

K T K T

K T N

N N

N N

Trang 20

+ Chỉ số IK cho biết sự thay đổi của lượt khách đã làm số ngày khách tăng (giảm ) một lượng bao nhiêu.

- Chỉ tiêu doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu được của khách du lịch trong thời

kỳ nghiên cứu, ký kiệu là D

Doanh thu = Doanh thu bình * Thời gian lưu * Số lượt

0

D D

D D

D D

2 Tính thời vụ trong du lịch

2.1 Khái niệm về tính thời vụ trong du lịch

Thời vụ du lịch là những hoạt động được lập đi lập lại theo thời gian củacung và cầu các dịch vụ, hàng hóa xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xácđịnh Trong du lịch, cung thường ổn định và ít biến đổi trong khi cầu du lịch lại

0 0 0

1 0 0 1 0 0

1 1 0 1 1 0

1 1 1 0 0 0

1 1 1 0

K T d

K T d K T d

K T d K T d

K T d K T d

K T d D

D

Trang 21

thay đổi liên tục và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu thời tiết,các vấn đề chính trị, kinh tế-xã hội…

- Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch được dùng làm căn cứ để chia thànhcác mùa du lịch

- Mùa chính vụ: Khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khác du lịch đông

2.2 Đặc điểm của thời vụ du lịch

Trước mùa

du lịch

Mùa chính

Sau mùa du lịch

Mùa chếtLượng

khách

Trang 22

- Tính thời vụ du lịch là một hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các nước,các vùng hoạt động du lịch.

- Thời gian và cường độ của mùa du lịch có sự khác biệt phụ thuộc vàokhách du lịch

- Thời gian và cường độ của mùa có sự khác biệt phụ thuộc vào mức độkhai thác tài nguyên du lịch và điều kiện đón tiếp, phục vụ khách du lịch

- Thời gian và cường độ của các mùa khác tùy thuộc vào điều kiện pháttriển của từng quốc gia, từng khu vực

2.3 Các hạn chế của thời vụ du lịch

*Đối với các nhà kinh doanh du lịch

- Khi cầu du lịch vượt qua cung

+ Chất lượng phục vụ du lịch bị giảm sút

+ Quá trình tổ chức và sử dụng nhân lực không thể đáp ứng một cách đầyđủ

- Khi cầu du lịch giảm xuống

+ Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch giảm đi do chi phí biến đổichiếm tỷ trong không đáng kể

+ Tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực không hiệu quả

+ Lãng phí công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật

*Đối với khách du lịch

- Làm hạn chế khả năng tìm chỗ nghỉ thích hợp với thời gian tự chọn theo ýmuốn

- Vào mùa du lịch chính, thường xảy ra tình trạng tập trung các nhu cầu của

khách, làm giảm tiện nghi sử dụng các tài nguyên du lịch dẫn đến giảm chất lượngphục vụ khách du lịch

- Tính thời vụ trong du lịch dẫn đến phá vỡ tính đều đặn trong sản xuất vàthực hiện các sản phẩm của các ngành kinh tế khác

Trang 23

2.4 Phân tích tính thời vụ trong du lịch

Trình tự các bước phân tích quy luật thời vụ:

+ Bước 1: Lập các dãy số biến động số lượng khác theo thời gian cho tổng

số khách và cơ cấu từng loại khách Số năm đưa vào quan sát càng nhiều, càng dễphát hiện tính quy luật thời vụ và cho kết quả chính xác hơn

+ Bước 2: Loại bỏ các ảnh hưởng đột biến, ngẫu nhiên đến thời vụ để phản

ánh chính xác hơn quy luật thời vụ Sử dụng phương pháp tính số bình quân lượtkhác của từng tháng trong của dãy số, đưa dãy số thời gian nói trên về dãy số trungbình của các tháng trong một năm

n

j j

Y là số khách du lịch bình quân của tháng j trong dãy n năm

+ Bước 3: Xác định biến động thời vụ, so sánh các dãy số bình quân Yj với

số bình quân của một tháng

Y

ij Y

Ij 

12

12 1

j

Yj Y

Trong đó: Ij là hệ số thời vụ từng tháng

Y là số bình quân chung của một tháng

Các hệ số Ij phản ánh quy luật biến động thời vụ của lượng khách du lịch

Từ đó chúng tadự báo lượng khách đến từng tháng trên cơ sở dự đoán số lượngkhách đến cả năm theo công thức:

12

* Q Ij

Trong đó: Qj là lượng khách du lịch dự báo cho tháng j

Q là tổng số lượt khách du lịch sẽ đến cả năm

Trang 24

3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh du lịch

3.1 Chỉ tiêu hiệu suất chi phí

Đây là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế căn bản nhất được đo bằng tỷ số giữa tổngthu nhập du lịch thuần túy với tổng chi phí thuần túy cho du lịch

Công thức :

C

D

H 

Trong đó: H: Hệ số hiệu suất kinh tế

D: Doanh thu du lịch thuân túy C: Chi phí du lịch thuần túy

Ý nghĩa : chỉ tiêu hiệu suất chi phí phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ

ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu Do đó hiệu suất chi phí càng lớn thìhiệu quả kinh doanh càng cao

H > 1 : kinh doanh hiệu quả cao

H = 1 : hòa vốn

H < 1 : lỗ vốn hay kinh doanh không hiệu quảChỉ tiêu này mới dừng lại ở mức phản ánh hoạt động kinh doanh là có lãihay lỗ, có lãi hay tỷ lệ lãi là bao nhiêu thì chưa phản ánh được Muốn biết điều nàycần nghiên cứu chỉ tiêu doanh lợi

3.2 Chỉ tiêu doanh lợi

Chỉ tiêu doanh lợi được xác định bằng tỷ số giữa lợi nhuận thu được với chiphí bỏ ra trong kinh doanh Đơn vị tính la %

Trang 25

Công thức Hb = * 100

tk

sd

H H

Trong đó : Hb : công suất sử dụng buồng

Hsd : số ngày buồng thực tế

Htk : số ngày buồng thiết kế

3.4 Năng suất lao động

Công thức W= N DTrong đó : W : Năng suất lao động bình quân

Trong đó d: là doanh thu bình quân một khác

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết một khách du lịch đem lại bao nhiêu đồngdoanh thu

Qua chương I, chúng ta đã hiểu được những lý thuyết cơ bản về du lịch làm

cơ sở lý luận để xuyên suốt toàn bộ đề tài được nghiên cứu một cách lô gíc vàkhoa học Vậy để hiểu rõ tình hình cơ bản về hoạt động du lịch Thừa Thiên -Huế ,chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sự phát triển của nó ởcác chương tiếp theo

Chương II : TÌNH HÌNH CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ( giai đoạn 2003 – 2005 )

I Tài nguyên du lịch của Thừa Thiên - Huế.

Trang 26

1 Tài nguyên tự nhiên.

1.1 Vị trí địa lý.

Thừa Thiên - Huế nằm ở vùng duyên hải miền Trung, diện tích tự nhiên:5.053,99 km2 ; có ranh giới chung với các tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc, tỉnh QuảngNam và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam, nước Cộng hòa nhân dân Là ở phía Tây

và biển Đông ở phía Đông tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các điểm du lịch nổibật khác trong khu vực như Hội An, Mỹ Sơn (Quảng Nam), danh lam Non Nước(Đà Nẵng)… hay các điểm du lịch ở Lào, Thái lan… theo tuyến hành lang Đông -Tây đang hình thành trong khu vực

1.2 Địa hình.

Lãnh thổ Thừa Thiên - Huế được cấu tạo bởi các dạng địa hình chủ yếu sau:

- Địa hình khu vực núi trung bình: Chủ yếu phân bố ở phía Tây, Tây Nam

và nam lãnh thổ, chiếm tỷ lệ khoảng 25% diện tich lãnh thổ tỉnh

- Địa hình khu vực núi thấp và gò đồi: Chiếm 50% diện tích lãnh thổ ThừaThiên - Huế trải dài từ phía tây bắc đến hầu hết các phần phía nam tỉnh

- Địa hình khu vực đồng bằng duyên hải: Chiếm tỷ lệ khoảng 16% diện tíchtỉnh Thừa Thiên - Huế Đồng bằng duyên hải trải dài theo hướng Tây Bắc-ĐôngNam trên 100 km

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Chiếm 9% diện tích tỉnh nằm

dọc theo bờ biển phía Đông tỉnh

Như vậy, Thừa Thiên - Huế có đầy đủ các dạng địa hình núi, gò, đồi, đồngbằng, đầm phá, duyên hải, biển… Sự đa dạng về địa hình tạo ra tiền đề cho việc tổchức nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch leo núi, du lịch nghỉ biển, du lịchthể thao trên mặt nước, du lịch tham quan, du lịch sinh thái biển, sinh thái đầmphá, sinh thái sông nước… Tuy nhiên, cũng gây không ít khó khăn trong việc xâydựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch

Trang 27

- Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.800 mm – 3.000 mm thuộc vào loạilớn củaViệt Nam Trong năm chỉ phân chia thành mùa mưa từ tháng 9 – 12 vàmùa ít mưa từ tháng 1 – 8 Trong mùa mưa, thường có những đợt mưa kéo dài ( 6– 18 ngày ) trên diện rộng gây lụt lội, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của conngười và du khách.

- Khí hậu tương đối khắc nghiệt với nhiều hiện tượng bất thường như bão,lụt, triều cường… và tần xuất xảy ra lớn, cường độ có xu hướng tăng lên cũng gâyảnh hưởng đến các hoạt động dịch vụ du lịch

Nhìn chung các điều kiện khí hậu ở Thừa Thiên - Huế thích hợp với cáchoạt động du lịch, một số hiện tượng thời tiết không thuận lợi như mưa bão, lũlụt… cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn

1.4 Thủy văn.

1.4.1 Hệ thống sông

Hệ thống sông của Thừa Thiên - Huế khá dày đặc, phân bố tương đối đồngđều nhưng phần lớn ngắn và có lưu vực hẹp Các sông chính ở Thừa Thiên - Huếbao gồm: Sông Ô Lâu dài 66km, diện tích lưu vực 900 km2; Hệ thống sôngHương: dài 104 km, diện tích lưu vực 2.830 km2 với 3 nhánh chính là sông Bồ,sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch; Sông Nong: dài 20km, diện tích lưu vực 99

km2; Sông Truồi: dài 24 km, diện tích lưu vực 149 km2; Sông Cầu Hai: dài 10 km,diện tích lưu vực 118 km2 Ngoài ra còn nhiều sông đào từ thời Nguyễn nhằm giảiquyết yêus cầu thủy lợi, giao thông thủy và môi trường như: sông An Cựu (sôngLợi Nông) dài 27 km; sông Đông Ba dài 3km; sông Kẻ Vạn dài 5,5km…

Hệ thống sông ngòi của Thừa Thiên - Huế tao ra điều kiện phát triển cácloại hình du lịch liên quan đến sông nước như du lịch sinh thái, du lịch thuyền trênsông nước

1.4.2 Hệ thống trằm bàu, hồ và hồ chứa nước nhân tạo

Thừa Thiên - Huế có số lượng lớn các trằm bàu và hồ nước, theo thống kêhiện nay tỉnh có đến 78 trằm, 4 bàu lớn nhỏ, hàng trăm hồ nước (riêng trong nộithành phố Huế chỉ rộng 520 ha đã có đến 43 hồ lớn nhỏ) Các trằm hồ này khôngchỉ là nơi chứa nước tưới tiêu cho hoạt động sản xuất sinh hoạt, điều hòa khôngkhí… một số hồ như hồ Truồi, hồ Hòa Mỹ, hồ Thọ Sơn, hồ Phú Bài, hồ Tịnh Tâm,

hồ Học Hải, hồ Thủy Tiên… là những thắng cảnh nổi tiếng đồng thời có khả năngphát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng

1.4.3 Hệ thống đầm phá

Trang 28

Hệ thống đầm phá Thừa Thiên - Huế bao gồm:

- Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông vớibiển Đông qua cửa Thuân An, chiều dài 25km, chiều rộng từ 0,5- 4 km, chiều sâuphá vào mùa cạn phổ biến từ 1 – 1,5 m và gần cửa Thuận An lên 4 – 6 m

- Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung vàThủy tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km,chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 – 5,5 km, chiều sâu đầm phỏ biến từ 1,5 – 2 m,diện tích mặt nước khoảng 60 km2

- Đầm Cầu Hai: kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9 km

và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng1,4 km, diện tích mặt nước khoảng 104 km2 Đầm Cầu Hai thông với biển Đôngqua cửa Tư Hiền

- Đầm An Cư: là thủy vực biệt lập, kéo dài theo hướng Bắc – Nam, chiềudài từ 5 – 6 km, chiều rộng từ 2 – 4 km, diện tích mặt nước 15 km2, chiều sâu phổbiến từ 1 – 3 m Đầm An Cư thông với biển Đông qua cửa Lăng Cô

Đây là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị có khả năng phát triển nhiều loạihình du lịch sinh thái cũng như văn hóa

-1.5 Hệ sinh thái.

Nằm trong vành khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của biển Đông,

có kiểu khí hậu chuyển tiếp Bắc – Nam Việt Nam, do đó hệ sinh thái của ThừaThiên - Huế rất đa dạng phản ánh sự giao thoa nhiều luồng sinh vật thuộc khu hêphương Bắc và khu hệ phương Nam Việt Nam

Trang 29

Bên cạnh đó, với chiều dài bờ biển trên 120 km, Thừa Thiên - Huế cónguồn hải sản phong phú đảm bảo cung cấp đặc sản cho khách và tạo điều kiện tổchức các loại hình du lịch như câu cá, tôm, mực, lặn biển…

Sự đa dạng của hệ sinh thái Thừa Thiên - Huế tạo điều kiện thuận lợi đểphát triển các loại hình du lịch gắn liền với môi trường thiên nhiên như du lịchsinh thái, du lịch giáo dục môi trường…

1.6 Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật.

Các tài nguyên du lịch tự nhiên của Thừa Thiên - Huế bao gồm:

- Tài nguyên du lịch biển với các bãi biển Cảnh Dương; Thuận An; LăngCô; bãi Cả; bãi Chuối (Lăng Cô), Đông Dương, Hàm Rồng (huyện Phú LộcQuảng Ngạn (huyện Quảng Điền), Điền Hải – Điền Lộc (Phong Điền)…

- Các điểm thắng cảnh với đèo Hải Vân; núi Ngự Bình; Đồi Vọng Cảnh;đồi Thiên An và Hồ Thủy Tiên; núi Ngọc Trản; núi Thiên Thai…

- Các nguồn nước khoáng như nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình;nguồn A Roàn; nguồn Pahy; Mỹ An; nguồn Thanh Phước và nguồn Tân Mỹ

- Các điểm du lịch sinh thái như Vườn Quốc gia Bạch Mã; thác Phướn; thácMơ; thác Trượt; thác Kazan…

- Các điểm du lịch sông nước, đầm phá, sinh thái hồ như Sông Hương; PháTam Giang; Hồ Truồi; đầm Lập An; Cồn Dã Viên; cồn Hến…

2 Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1 Hệ thống di tích lịch sử quan trong có giá trị phục vụ du lịch.

Nổi bật nhất trong hệ thống di tích lịch sử của Thừa Thiên - Huế là quầnthể di tích cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôngiáo, kiến trúc dân dụng… thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuậtChampa, Việt, Trung Hoa và phương Tây tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách Cố

đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Ngoài quần thể di tích Huế, còn có 34 di tích đã được nhà nước xếphạng.Trong số đó nhiều di tích được coi là có giá trị đặc biệt quan trọng cần tậptrung đầu tư tôn tạo, bảo vệ và tổ chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch.Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ ChíMinh, khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ ChíMinh…

Trang 30

2.2 Các lễ hội.

Như bao miền quê khác trên dải đất Việt Nam, các lễ hội dân gian ở Huếthường găn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống.Bên cạnh những nét chung của lễ hội Việt, các lễ hội ở Huế còn mang những nétriêng của vùng ven biển Các lễ hội dân gian nổi bật ở Thừa Thiên - Huế là lễ hộiCầu Ngư, giồng như lễ hội cầu mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp; lễ hộiĐiện Hòn Chén, tế lễ thánh mẫu Ponaga diễn ra vào dịp thanh minh trong các ngày

2 tháng 3 và từ ngày 1 đến 15 tháng 7 ( âm lịch ); các lễ hội Phật giáo có lễ PhậtĐản (15/4), Vu Lan (15/7)… thu hút đông đảo nhất người dân xứ Huế và cácthành phố lân cận

Bên cạnh lễ hội dân gian một nét đặc trưng của lễ hội Thừa Thiên - Huế làcác lễ hội cung đình như lễ tế giáo, lễ đại triều, lễ đăng quang v.v… Các lễ hội này

có thể khôi phục, khai thác như một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo

2.3 Nghệ thuật truyền thống.

Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại Chúng ta có thể tìmthấy ở đây vẻ trang trọng kiêu sa của nhạc cung đình như giao nhạc, yến nhạc, tếnhạc…, ve bình dị sâu lắng của dân gian như các làn điệu dân ca

Các làn điệu dân ca Huế có nét đặc trưng riêng biệt Nó mang chất trữ tình,ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn nhưng không

bi lụy Tiêu biểu các điệu hò mái đẩy, mái nhì, hò nện, hò giã gạo, giã vôi, giãđiệp…, các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý Hoài Nam, lý Tình Tang…

mà mỗi khi thoáng nghe chúng tađã lên tưởng tới Huế

Với giá trị đắc sắc về văn hóa, ca múa nhạc cung đình Huế đã đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tạo điệu kiện thuậnlựoi cho phát triển du lịch

2.4 Nghệ thuật ẩm thực.

Món ăn Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo địa phương Nó vừa cómón ăn sang trọng ( Các món ăn trong cung đình ) vừa có món anư giản dị nhưngmàu sắc, mùi vị rất hấp dẫn Món ăn Huế được xem là một sản phẩm du lịch

2.5 Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống.

Trang 31

Làng nghề và thủ công truyền thống của Huế vốn có từ lâu đời, hình thành

từ nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện và nhu cầu trao đổibuôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nayvẫn còn tồn tại như Phường Đúc ( hiện nay là 5 dãy thợ đúc nằm dọc theo đườngBùi Thị Xuân, cách trung tâm thành phố Huế 3 km về phía Tây Nam ), nghề sơnson Tiên Nộn… Các làng nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khảnăng phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hóa như du lịch làng nghề,các loại hàng hóa lưu niệm…

2.6 Du lịch văn hóa A Lưới.

Đây là điểm du lịch nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thừa Thiên - Huế, cáchthành phố Huế khoảng 70 km theo đường tỉnh lộ 589 A Lưới là huyện miền núibiên giới nơi đồng bào dân tộc Pacô – Tà Ôi cư trú với những phong tục tập quántruyền thống được bảo tồn qua năm tháng

Sự hấp dẫn của điểm du lịch A Lưới còn tăng lên gấp bội với di tích đườngmòn Hồ Chí Minh vĩ đại, con đường đã đi vào huyền thoại trong cuộc kháng chiếnchống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam Mặt khác nghề dệt thủ công vải Dèngcủa người Tà Ôi – A Lưới đủ làm cho nhiều khách nước ngoài và những nhànghiên cứu nghệ thuật kinh ngạc do kỹ xảo dệt đặc biệt mà không tồn tại ở bất cứnơi nào trên thế giới là cách lồng các hạt cườm vào vải đồng thời lúc dệt vải

3 Đánh giá tổng hợp về tài nguyên du lịch.

Với mức độ phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch nhân văn và tựnhiên , tiềm năng phát triển du lịch của Thừa Thiên - Huế là rất to lớn có khả năngcạnh tranh với các vùng trong cả nước

Ngoài những tài nguyên đã kể trên có thể bổ sung vào quỹ tài nguyên dulịch tỉnh một số tài nguyên du lịch như :

- Về tài nguyên du lịch tự nhiên, có các bãi biển: Bãi Cả, Bãi Chuối, BãiĐông Dương, Bãi Hàm Rồng, Bãi Quãng Ngạn, Bãi Điền Hải được đưa vào danhmục các bãi biển có khả năng phát triển du lịch; Đồi Thiên An và Hồ Thủy Tiên,núi Ngọc trản, núi Thiên Thai thêm vào danh mục các điểm thắng cảnh; Đầm Lập

An, Đầm Cầu Hai, Hồ Truồi, Cồn Dã Viên, Cồn Hến là những tài nguyên du lịchsông nước, đầm phá, sinh thái hồ; Khu bảo tồn tự nhiên Phong Điền thuộc tàinguyên du lịch sinh thái rừng

- Về tài nguyên du lịch nhân văn: Cầu trường Tiền ( di tích lịch sử cáchmạng ), Đan Viện Biển Đức Thiên An, một số từ đường nhà Nguyễn, di tích lịch

sử, tôn giáo

Trang 32

Căn cứ một số tiêu chí chủ yếu như mối quan hệ không gian lãnh thổ vớicác khu vực phát triển khác trong tỉnh, giá trị khoa học, nghệ thuật, cảnh quan, lịch

sử văn hóa xã hội… tài nguyên du lịch Thừa Thiên - Huế được phân chia thành 2nhóm gồm:

- Nhóm tài nguyên đặc biệt quan trọng là các tài nguyên có giá trị cao đóngvai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế bao gồm : BãiLăng Cô, Bãi Thuận An, Bãi Cảnh Dương, Sông Hương, Phá Tam Giang, ĐầmLập An, Đầm Cầu hai, Khu bảo tồn Bạch Mã, A Lưới – dãy Trường Sơn, NúiNgự, Đồi Vọng Cảnh, Cố Đô Huế, Các khu Lăng tẩm, Cầu Trường Tiền ( di tíchlịch sử cách mạng ), Chùa Thiên Mụ

- Nhóm tài nguyên quan trọng là các tài nguyên có giá trị đóng vai trò quantrọng trong quá trình phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế bao gồm: Khu suối nướckhoáng nóng Tân Mỹ, Các khu suối nóng khoáng khac, Đèo Hải Vân, TrườngQuốc Học Huế, Lăng mộ các danh nhân, Chùa Giác Lương, Các khu bảo tàng, ditích lịch sử cách mạng, Các lễ hội truyền thống, ẩm thực, nghệ thuật, Các làngnghề truyền thống

Ngoài ra một số tài nguyên khác có khả năng khai thác phát triển du lịchbao gồm: Đan Viện Biển Đức Thiên An, một số từ đường khác

II Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch.

1 Cơ sở hạ tầng.

1.1 Hệ thống giao thông.

Hệ thống giao thông được phát triển với các dự án quốc gia như hầm đèoHải Vân, đường Hồ Chí Minh, sân bay Phú Bài… các dự án quan trọng của tỉnhnhư tuyến vành đai thành phố Huế, các tuyến giao thông nội thị, nhựa hóa đườngtỉnh lộ, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn… Việc đầu tư phát triển hệthống giao thông đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển khách

du lịch, kết nối tuyếndu lịch và thu hút đầu tư phát triển du lịch

1.2 Hệ thống phân phối điện.

Được đầu tư mới 315 km đường dây trung thế, 670 km hạ thế, 296 trạmbiến áp phân phối, tổng dung lượng 31.000 KVA 100% số xã có điện lưới quốcgia với 95% số hộ sử dụng điện; mô hình quản lý điện nông thôn được chuyển đổinâng cao hiệu quả sử dụng điện Các khu du lịch trên địa bàn tỉnh được cấp điệnbước đầu đảm bảo nhu cầu phục vụ khách du lịch

Trang 33

1.3 Hệ thống cấp nước.

Hệ thống cấp nước được đầu tư nâng cấp, mở rộng, chất lượng nước đượcnâng cao, cơ bản đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt Các dự án cấp nước ởkhu vực thành phố Huế, thị trấn A Lưới, khu tam giác Bạch Mã – Lăng Cô – CảnhDương… đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời tạo điềukiện thuận lợi cho du lịch phát triển ở các vùng này

1.4 Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Công tác khám, chữa bệnh; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tếđược triển khai có kết quả, công tác phòng chống HIV/AIDS và ngăn chặn bệnhdịch nguy hiểm được quan tâm Hệ thống bệnh viện, trạm y tế được xây mới, nângcấp, trang thiết bị y tế được tăng cường… Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật y tếđược phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường cơ sở dịch vụ du lịchtỉnh

1.5 Giáo dục đào tạo.

Giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến tích cực Đội ngũ giáo viên cơbản đầy đủ, đồng bộ và chuẩn hóa, có 30% được đào tạo trên chuẩn Chất lượnggiao dục ở các cấp học ngày càng tăng; cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục đàotạo được đàu tư nâng cấp… đã góp phần nâng cao dân trí, tác động tích cực đếnquá trình phát triển du lịch của tỉnh Tuy nhiên, cần tăng cường đầu tư cho hoạtđộng giáo dục để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về nhân lực của quá trình phát triển kinh

tế - xã hội và du lịch

1.6 Khoa học và công nghệ.

Khoa học và công nghệ đã đáp ứng một phần đòi hỏi của thực tiễn sản xuất

và cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tê – xã hội và du lịch đặc biệt làhoạt khoa học xã hội và nhân văn có nhiều đóng góp quan trọng , hoàn thành cáccông trình về giá trị của văn hóa phi vật thể Huê, như nhã nhạc cung đình, kiếntrúc truyền thống,… làm cơ sở để UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Tổ chức điều tra bổ sung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một số địabàn, điều tra cơ bản theo chuyên nganh; khỏa sát các sự cố môi trường, hình thành

cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, lập các dự án nghiên cứu khả thi, khaithác tài nguyên, hạn chế thiên tai… Các hoạt động này đã góp phần không nhỏ tạođiều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển

1.7 Phát triển các ngành kinh tế khác.

Trang 34

Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp duy trì với tốc độ tăng trưởng 15,9%,

qui mô sản xuất tăng gấp 2,1 lần so với năm 2000 góp phần đa dạng hoá hàng lưuniệm phục vụ du lịch

Các ngành dịch vụ tăng bình quân 8,21%/năm Loại hình dịch vụ ngày càng

phát triển đa dạng, cơ sở vật chất một số ngành dịch vụ được đầu tư hiện đại vềcông nghệ, mở rộng quy mô nhất là các dịch vụ về tin học,bưu chính viễn thông,ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông vận tải,… bước đầu đảmbảo yêu cầu phục vụ khách du lịch và phát triển du lịch

Nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 8,4%/năm; cơ cấu nội bộ ngành

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản từ 18,9% (năm 2000) lên 34,5%(năm 2005), giảm tỷ trọng nông nghiệp tương ứng từ 70,65 xuống 58,5%, lâmnghiệp từ 19% xuống 7%

1.8 Phát triển đô thị.

Trong thời gian qua, hệ thống đô thị gồm thành phố Huế, đô thị Chân Mây

và 5 thị xã, thị trấn được ưu tiên đầu tư nâng cấp, đặc biệt là thành phố Huế vớicác dự án hạ tầng đô thị như mở rộng các tuyến đường nội thị, hệ thống lề đường,vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh… Nhờ những nỗ lực trong xây dựng

và phát triển, đô thị Huế được chính phủ công nhận là đô thị loại I tạo điều kiênthuận lợi cho du lịch phát triển Các đô thị này không chỉ đóng vai trò là các đo thịthuần túy mà còn là hku vực tập trung các dịch vụ Trong đó, nổi bật là thành phốHuế là trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh đồng thời là đô thị du lịch, trungtâm đồng vị của Bắc Trung bộ ( cùng với Đà Nẵng) Bên cạnh đó, khu đô thị ChânMây với cảng Chân Mây là khu vực tập trung phục vụ khách du lịch đường biểnvới các thị trường trong nước và quốc tế

1.9 Hoạt động văn hóa thông tin.

Hoạt động văn hóa thông tin đã chú trọng tuyên truyền , quảng bá văn hóadân tộc, văn hóa Huế, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là cácdịp lễ hội, kỷ niệm ngày truyền thống, festival, Các thiết chế văn hóa từng bướcđược nâng cấp, xây mới; công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóađược quan tâm đúng mức; di tích văn hóa lịch sử, cách mạng, di tích lưu niệm ChủTịch Hồ Chí Minh được tu bổ, bảo vệ và phát huy giá trị Các di sản văn hóa như:nhã nhạc, ca Huế, múa cung đình được duy trì, phát triển, góp phần nâng cao đờisống văn hóa tinh thần của nhân dân, hỗ trợ ngành du lịch phát triển; Âm nhạcCung đình Việt Nam (Nhã nhạc Triều Nguyễn) được UNESCO công nhận là disản văn hóa thế giới; Hoạt động văn hóa nghệ thuật tạo nên thành công 3 kỳfestival, mở ra hướng hội nhập văn hóa quốc tế và phát triển thành phố Huế -thành phố festival đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển

Trang 35

2 Cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch

2.1 Hệ thống cơ sở lưu trú.

Ước tính đến cuối năm 2005 tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh ThừaThiên - Huế là 135 cơ sở (với 4000 phòng và 7800 giường), tăng 13 cơ sở (466phòng – tăng 13,1,%) so với năm 2004 Tính đến thời điểm này đã có 33 cơ sởđược công nhận từ 1 đến 4 sao chiếm tỷ lệ 24,4% so với tổng số cơ sở lưu trú và44,9% số phòng hiện có; 45 cơ sở được công nhận đạt tiêu chuẩn tối thiểu, chiếm33,3% số cơ sở, như vậ đã có 78,2 % số cơ sở đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế.Bảng 1 : Hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh Thừa Thiên - Huế ( năm 2005)

Nguồn : Sở du lịch Thừa Thiên - Huế

2.2 Hệ thống nhà hàng

Hệ thống nhà hàng ở Thừa Thiên - Huế đã có sự tăng nhanh về số lượng,gồm nhiều loại hình khác nhau từ bình dân đến cao câp; trong đó bao gồm nhữngnhà hàng bên trong các khách sạn và những nhà hàng bên ngoài khách sạn Một số

2/ Số lượng phòng khách sạn (phòng) 4000

-Phòng KS từ 2 sao trở xuống 32313/ Số ngày lưu trú bình quân 1 khách 1,98

Biểu đồ 1 : Cơ cấu phong khách sạn của

Thừa Thiên - Huế

19%

26%

55%

Phòng KS từ 3-5 sao

Phòng KS từ 1-2 sao

Phòng KS chưa sếp hạng

Trang 36

nhà hàng đã bước đầu có đầu tư lớn đủ tiện nghi và điều kiên phục vụ, đáp ứngyêu cầu của đối tượng khách có thu nhập và chi tiêu cao.

2.3 Các cửa hàng mua sắm, hàng lưu niệm.

2.4 Các loại phương tiện vận chuyển.

Đã có thêm nhiều loại phương tiện vận chuyển mới, hiện đại, chất lượngcao hơn, phục vụ thuận tiện cho việc đi lại của khác: có thêm nhiều đàu xe taxi, xeôtô du lịch co máy lạnh, độ an toàn cao

III Tình hình tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

1 Về lữ hành và phát triển sản phẩm du lịch.

+ Về lữ hành

Tổng số đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn hiện nay là 23đơn vị, trong đó có 12 đơn vị Lữ hành quốc tế ( có 5 đơn vị của địa phương);không tăng so với năm 2004 Tuy nhiên hoạt động lữ hành còn nhiều bất cập cầnđược chấn chỉnh, tình trạng khách, giành tour, hạ giá và sử dụng các biện phápkhông lành mạnh làm giảm đi chất lượng sản phẩm du lịch còn tương đối phổbiến, nhất là các tour DMZ, các dịch vụ phục vụ du khách… các văn phòng du lịchmọc lên khắp nơi dưới danh nghĩa cá đại lý du lịch, nhưng thực chất là hoạt động

lữ hành “không chính thức”, việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, nhất là giấyphép lữ hành nội địa chưa theo đúng qui định của ngành

Về số lượng khách do các đơn vị lữ hành khai thác được trong 2005 có tăng

so với năm 2004, nhưng chưa tương xứng với mức tăng trưởng về lượt khách củatoàn ngành; ước đạt khoảng 26.500 khách ( tăng 20% so với cùng kỳ), trong khi

đó khách quốc tế trực tiếp khai thác từ nước ngoài vào có tăng hơn song vẫn chưađạt yêu cầu đề ra, ước đạt khoảng 19.500 khách ( tăng 22% so với cùng kỳ)

Theo thống kê trong năm 2005, một số thị trường chính của du lịch ThừaThiên - Huế là Pháp ( chiến 19,56%, tăng 0,50% so với cùng kỳ), Úc (chiếm9,75% tăng 0,245 so với cùng kỳ, Đức (chiếm 8,26% tăng 0,77% so với cùng kỳ),

Mỹ (chiếm 6,83%, giảm 0,17% so với cùng kỳ), Nhật Bản (chiếm 5,6% giảm1,4% so với cùng kỳ) Trong lúc đó các thị trường được Chính Phủ đơn phương

bỏ thị thực, số lượng khách đến vẫn chưa nhiều, điều đó chứng tỏ đội ngũ cán bộcông tác thị trường chưa nhạy bén, năng động; việc xây dựng chương trình ú lịchcòn rập khuôn, chưa chú trọng đến việc thay đổi , nâng cấp tua, tuyến đáp ứng nhucầu của nhiều đối tượng khách, do đó khả năng khai thác thu hút khách du lịch đến

Trang 37

Huế còn thấp, đây là điểm yếu mà ngành còn phải cố gắng khắc phục trong thờigian tới.

Nhìn chung, hoạt động lữ hành vẫn chưa thự sự mạnh, phần lớn các chinhánh, đại diện của các địa phương còn trông chờ ỷ vào nguồn khách của các công

ty mẹ, hoạt động cầm chừng, chủ yếu khai thác các dịch vụ phục vụ cho các đốitượng khách lẻ, và tập trung vao dịch vụ vận chuyển là chính

+ Về phát triển sản phẩm.

Công tác phát triển các sản phẩm du lịch cũng được quan tâm : các doanhnghiệp đã chủ động trong xây dựng và phát triển sản phẩm mới bên cạnh nhữngsản phẩm truyền thống đang được củng cố và nâng cao chất lượng như tua du lịch

xe Ngựa của công ty du lịch Hương Giang, tua du lịch thăm làng cổ Phước Tích,đặc biệt là sau những tháo gỡ vướng mắc của tỉnh về phát triển du lịch A Luới cácdoanh nghiệp dang tích cực khảo sát xây dựng và chào bán các tua du lịch A Lưới,đén nay nhiều đơn vị đã tổ chức thành công một số đoàn khác đến các điểm di tíchlịch sử và sinh thái thuộc huyện A Lưới

Các sản phẩm du lịch Cộng đồng tại Nam Đông Phong Điền đã đem lạinhững hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương và đa dạng các loại hình dulịch, để lại ấn tượng tốt cho khách du lịch tạo cơ sở cho việc nhân rộng mô hình tạicác địa phương khác như Lăng Cô (Phú Lộc), A Lưới…

Các sản phẩm du lịch mang tính liên vùng đã đi vào hoạt động sau nhữngchuyến tổ chức thành công của các doanh nghiệp như tua du lịch đường bộ Việt –Lào – Thái với xe ôtô tay lái nghịch Hiện các doanh nghiệp đang hoàn chỉnh vàđưa vào hoạt động trên tuyến hành lang Đông Tây, ngành cũng đã hợp tác với dulịch Quảng Trị để chấn chỉnh, nâng cao chất lượng của tua du lịch DMZ…

Bên cạnh đó ngành cũng phối hợp với các doanh nghiệp, chính quyền cácđại phương tổ chức các đaòn khảo sát đánh giá các điểm du lịch để đề ra các giảipháp phục hồi , nâng cao chất lượng các tua du lịch nhà vườn Kim Long PhúMộng, tua Huế xanh, thăm nhà cổ đồng thời nghiên cứu xây dựung các tua mớinhư tua du lịch Thượng Thành – sông Ngự Hà, tua du lịch Phong Điền (du lịchCộng Đồng – Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thăm làng nghề), tua du lịch NamĐông ( Du lịch Cộng Đồng – Du lịch sinh thái – Du lịch nhà vườn), tua du lịchchợ quê… hiện các đơn vị đang xây dựng tua để xây dựng phương án phân chialợi ích giữa các doanh nghiệp , địa phương và người dân tham gia

Để chuẩn bị phục vụ cho Festival Huế 2006, các đơn vị đàn chủ động tíchcực hơn trong việc khảo sát và xây dựng các tua du lịch mới, thường xuyên tham

Trang 38

bám sát chương trình hoạt động của Festival để xay dựng nhiều tua lồng ghépmang tính hợp lý và hấp dẫn hơn

2 Về lưu trú.

Các DNNN kinh doanh lưu trú (công ty liên doanh trong nước, liên doanhnước ngoài, công ty cổ phần, nhà khách của các cơ quan) mặc du có số lượngkhông nhiều nhưng có quy mô lớn, vị trí thuận tiện, mối quan hệ khách hàng rộngrãi cả trong và ngoài nước, sở hữu hơn 50% lượng phòng của ngành Ngoài ra, cáccông ty này có chế độ chính sách về tài chính, về lao động… có thông thoáng hơnnên hoạt động kinh doanh nói chung hiệu quả hơn Trong đó, có một số doanhnghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật tiên tiến, chất lượng dịch vụ tốt, nguồn khách

ổn định, công suất phòng bình quân năm tương đối cao (>70%) hiệu quả kinhdoanh tốt, thu nhập của nguời lao động cao so với các laoin hình doanh nghiệpkhác (KS Morin, KS Hương Giang,…) Đáp ứng được phục vụ các đối tượng khácquan trọng của Chính Phủ, các Bộ ngành trung ương, tổ chức các hội nghị, hộithảo lớn trong nước và quốc tế; các đối tượng khách có thu nhập cao Bên cạnh đó,vẫn còn một số doanh nghiệp khác do co cơ sở vật chất – kỹ thuật, chất lượng cácdịch vụ còn hạn chất nên hoạt dộng kinh doanh kém hiệu quả, một số doanhnghiệp lỗ tich lũy hàng chục tỷ đồng dẫn đến trả lương cho nhân viên thấp, đờisống người lao động gặp nhiều khó khăn Có nhiều doanh nghiệp sau kgi cổ phầnhóa có tổ chức, săp xếp lại bộ máy hoạt động và tiến hành xây dựng lại cơ sở vớichất lượng cao

Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh lưu trú trong thời gian qua đã phát triểnnhanh, năm 2004 có 75 cơ sở đến nay đã có 85 cơ sở chiếm một lượng phongtương đối lớn 1817 ( chiếm 45,4%) trên toàn tỉnh, giải quyết nhu cầu lưu trú củađối tượng khác bình dân Quy mô của các đơn vị này nhỏ ( chủ yếu từ 10 đến 30phòng), công suất sử dụng phòng không cao ( >50%), giá phòng thấp nên tỷ trọngđóng góp về lượng khách, về doanh thu của ngành của khối DNTN này còn thấp.Tuy nhiên, qua thời gian hoạt động hiệu quả kinh doanh lưu trú của đa số cácDNTN đạt kết quả khá và ngày càng phát triển thêm ( như nâng cấp cơ sở vật chất– kỹ thuật, đầu tư thêm dịch vụ: xe vận chuyển, massage, nhà hàng…)

IV Kết quả và hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế

1 Kết quả kinh doanh du lịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế

Bảng 2: Kết quả kinh doanh du lịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế (2003 -2005)

Trang 39

1180000 1,93

1490000 1,96

2080000 1,98

1.Tổng lượt khách 150000 124,59 290000 138,16 440000 172,13 31,202.Tổng ngày khách

3 Số ngày lưu trú bq 310000

0,03

126,27 101,35

590000 0,02

139,60 101,04

900000 0,05

176,27 102,41

32,77 101,20

150000 lượt khách, năm 2005 so với năm 2004 tăng 38,16% hay 290000 lượtkhách và năm 2005 so với năm 2003 tăng 72,13% hay 440000 lượt khách Có thểthấy mức tăng lượng khách du lịch năm 2005 so với năm 2004 cao hơn mức tănglượng khách du lịch năm 2004 so với 2003 Lý do là do năm 2005 là năm của lễhội du lịch Thừa Thiên -Huế với nhiều chương trình lễ hội đặc sắc như Lễ hội từ

Trang 40

làng Sen đến Dương Nỗ nhân kỷ niệm 115 năm sinh nhật Bác Hồ, kỷ niệm ngày

Du lịch Việt Nam, Festival Nghề truyền thống Huế, Lăng Cô - Huyền thoại biển,

đã thu hút được lượng khách đến tham dự đưa tổng lượng khách của toàn ngành

du lịch Thừa Thiên -Huế tăng cao Như vậy trong 3 năm mức tăng bình quân tổngkhách du lịch đến Huế là 32,2%/năm

Cùng với sự gia tăng của tổng khách thì số ngày khách cũng có sự tăngtrưởng mạnh mẽ, năm 2004 so với năm 2003 tăng 26,27% hay 310000 ngàykhách, năm 2005 so với năm 2004 tăng 39,6% hay 590000 ngày khách và năm

2005 so với năm 2003 tăng 76,27% hay 900000 ngày khách, như vậy mức tăngbình quân ngày khách du lịch qua 3 năm là 32,77%/năm Do tốc độ tăng ngàykhách bình quân cao hơn so với tốc độ tăng số lượt khách bình quân nên số tốc độtăng số ngày lưu bình quân qua 3 năm là 1,2%/năm ( năm 2003 là 1,93 ngày,

2004 là 1,96 ngày và 2005 là 1,98 ngày)

Nhờ sự phát triển thêm nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch màdoanh thu tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của số lượt khách, mức tăng bìnhquân của doanh thu là 39,31% năm Do tốc độ tăng chi phí du lịch chậm hơn tốc

độ tăng doanh thu nên các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao, lợi nhuậntăng bình quân 112, 89% năm Để phân tích một cách chi tiết hơn về doanh thu dulịch, chúng ta tiếp tục phân tích cơ cấu doanh thu ở các lĩnh vực kinh doanh củangành du lịch Thừa Thiên -Huế

Bảng 3: Cơ cấu và biến động doanh thu du lịch thời kỳ 2003 – 2005

ĐVT: Triệu đồng

Ngày đăng: 15/03/2015, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w