Thực trạng việc xây dựng và thực thi pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 68)

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ máy nhà nƣớc ở nƣớc ta thời kỳ trƣớc đổi mới về thực chất vẫn là một hệ thống quan liêu, quản lý chủ yếu bằng đạo lý, mệnh lệnh hành chính, nghị quyết. Cách tƣ duy cũ với sự điều hành của nhà nƣớc chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính đã dẫn tới thái độ coi nhẹ giá trị xã hội của pháp luật. Vì vậy, công tác xây dựng pháp luật chƣa đƣợc chú trọng, ý thức pháp luật của đội ngũ công chức và đa số nhân dân nhìn chung còn kém và bất cập.

Từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới đến nay, đặc biệt sau khi Đảng chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, hệ thống luật pháp của nƣớc ta đã có nhiều thay đổi về cả số lƣợng và chất lƣợng. Hệ thống hành chính nhà nƣớc các cấp đƣợc đổi mới từng bƣớc cả trong thể chế, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức…, chuyển dần sang phƣơng thức quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật. Hiến pháp và pháp luật ngày càng thể hiện vai trò chi phối toàn diện bộ máy nhà nƣớc và các mặt của đời sống xã hội. Thành quả này đƣợc thể hiện:

Về mặt hình thức, hệ thống pháp luật của nƣớc ta ngày càng đồng bộ, thống nhất trên cơ sở Hiến pháp. Với mục tiêu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu để quản lý, điều hành đất nƣớc, các

71

đạo luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc đã ngày càng hoàn thiện. Bƣớc đầu đã hình thành đƣợc một hệ thống pháp luật tƣơng đối đầy đủ đa dạng về văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho điều chỉnh các vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thúc đẩy ngoại giao đa phƣơng và phục vụ hội nhập quốc tế; đặc biệt là đã tạo ra đƣợc một môi trƣờng pháp lý khá thông thoáng cho đầu tƣ phát triển kinh tế. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tƣ pháp, tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1987 đến 30 tháng 11 năm 2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan trung ƣơng ban hành thì hệ thống pháp luật nƣớc ta đã có tới 19126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật 192 pháp lệnh, 2097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tƣ, 1213 thông tƣ liên tịch. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã cần đến trên 40 văn bản pháp luật khác nhau để hƣớng dẫn thi hành. Luật Đất đai năm 2003 muốn đƣợc thực hiện phải dựa trên 126 văn bản dƣới luật. Trong lĩnh vực môi trƣờng thì có đến 300 văn bản pháp luật khác nhau đang còn hiệu lực [Xem 14]. Nếu kể cả các văn bản pháp luật do các cấp chính quyền địa phƣơng ban hành thì con số này là rất đồ sộ.

Công tác xây dựng pháp luật đƣợc chú trọng hơn. Tốc độ xây dựng pháp luật của nhà nƣớc ta ngày một nhanh hơn, có chất lƣợng cao hơn. Pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành và công bố văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, đảm bảo tính dân chủ trong sáng kiến pháp luật, quy trình làm luật, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, các chuyên gia vào quá trình xây dựng, thẩm định và phản biện các văn bản.

Về nội dung, sự hoàn thiện pháp luật đƣợc xem là hoạt động thƣờng xuyên của Nhà nƣớc để bảo đảm cho mỗi bƣớc phát triển của đất nƣớc thì quyền con ngƣời, các quyền dân chủ của nhân dân đều đƣợc ghi nhận, củng cố và tăng cƣờng trong các quy định luật pháp mà các cấp chính quyền ban hành và thực thi.

72

Thực tế cho thấy các quyền dân sự ở nƣớc ta đã đƣợc thể hiện một cách cụ thể ở việc bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc pháp luật của công dân, bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, hội họp, quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo… Để bảo đảm thực hiện các quyền dân sự của công dân, bên cạnh Hiến pháp năm 1992 (hiện nay chúng ta đang sửa đổi), chỉ tính trong giai đoạn 1996 -2001, Quốc hội đã thông qua 40 đạo luật, ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã thông qua 40 Pháp lệnh có liên quan đến vấn đề này, tiêu biểu là Bộ Luật Hình sự; Bộ Luật Tố tụng hình sự; Bộ Luật Dân sự; Luật Tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Pháp lệnh Xuất nhập cảnh, cƣ trú, đi lại của ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, ngày 18/6/2009, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trách nhiệm bồi thƣờng Nhà nƣớc, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010 gồm 8 chƣơng với 67 điều. Lần đầu tiên trong bộ luật của nhà nƣớc Việt Nam đã có luật quy định trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do ngƣời thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.

Bên cạnh đó, việc bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của công dân cũng đƣợc nhà nƣớc ta quan tâm. Hiến pháp năm 1992 đã dành hẳn một Điều (Điều 57) để quy định về quyền tự do kinh doanh của ngƣời dân với nhiều ƣu đãi về mọi mặt. Cùng với việc thiết lập một hành lang pháp lý ngày càng hoàn chỉnh, từ khi đổi mới đến nay, Nhà nƣớc đã xây dựng và thực hiện nhiều chính sách, chƣơng trình kinh tế – xã hội nhằm thúc đẩy việc bảo đảm quyền làm việc, tập trung mở mang, phát triển các ngành nghề tại các địa phƣơng, hỗ trợ các doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nghề và xuất khẩu lao động… Thêm vào đó, nhà nƣớc ta đã hết sức quan tâm đến

73

quyền đƣợc tiếp cận với giáo dục, nâng cao dân trí của nhân dân. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH do Đảng đề ra năm 1991 xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này đƣợc thể chế hóa trong Điều 35 Hiến pháp năm 1992: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Trên cơ sở đó, một loạt các văn bản pháp luật khác đƣợc ban hành nhằm cụ thể hóa việc bảo đảm quyền học tập của nhân dân, trong đó quan trọng nhất là Luật Giáo dục (năm 1998), và mới đây là luật Giáo dục đại học vừa đƣợc thông qua vào kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XIII năm 2012.

Ngoài ra, nhà nƣớc ta còn chú trọng đến quyền đƣợc bảo đảm về mặt xã hội cho ngƣời dân. Nhà nƣớc đã đổi mới hƣớng tiếp cận trong chính sách, pháp luật bảo đảm xã hội, từ bao cấp hoàn toàn sang hƣớng xã hội hóa y tế, xã hội hóa công tác bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội để ngƣời dân đƣợc chủ động trong việc tham gia và thụ hƣởng chính sách này.

Hội thảo Nội dung và cơ chế bảo vệ quyền con người - kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp

với Viện KAS (Cộng hòa liên bang Đức) tổ chức ngày 22/9/ 2011 đã khẳng định: Việt Nam có cả cơ chế nhà nƣớc và cơ chế xã hội về nhân quyền. Nhờ có cơ chế này mà Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong lĩnh vực nhân quyền [Xem 19].

Trong bối cảnh đất nƣớc ngày càng hội nhập sâu hơn vào đời sống quốc tế, Việt Nam đang tiến hành từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình phù hợp với giá trị pháp lý chung của quốc tế và khu vực. Tiêu biểu nhƣ sự điều chỉnh luật pháp trong cam kết khi gia nhập WTO về sở hữu trí tuệ, hệ thống thuế, pháp luật đầu tƣ, pháp luật doanh nghiệp…, cải cách hệ thống thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng tƣ pháp, hệ thống trọng tài, luật sƣ…, pháp luật cạnh tranh chống độc quyền, pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng, luật phá sản v.v… Chúng ta cũng khá thành công trong việc tiếp nhận

74

những giá trị pháp lý quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nƣớc ta đảm bảo sự hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, gìn giữ và phát huy bản sắc của dân tộc, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bảo đảm giữ vững định hƣớng XHCN trong quá trình phát triển đất nƣớc.

Nhìn chung, sau hơn 25 năm đổi mới, nhà nƣớc Việt Nam đã xây dựng, ban hành và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự phát triển của đất nƣớc trong khuôn khổ của nền pháp chế XHCN, bảo đảm cho các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn đƣợc phát triển đúng đắn, tạo nên một trật tự pháp luật ổn định, góp phần làm nên diện mạo của nhà nƣớc pháp quyền ngày hôm nay.

Bên cạnh những thành quả đã đạt đƣợc, vẫn còn một số hạn chế trong xây dựng và thực thi pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN.

Thứ nhất, nhận thức về pháp luật của ngƣời dân còn hạn chế dẫn đến việc thực thi pháp luật trong thực tiễn còn nhiều bất cập.

Sau Cách mạng tháng Tám, nƣớc ta mới có Hiến pháp và pháp luật, nhƣng do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nƣớc, nhà nƣớc quản lý và điều hành đất nƣớc chủ yếu bằng mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết. Sau khi đất nƣớc thống nhất, mặc dù tình hình nhiệm vụ cách mạng đã thay đổi, nhƣng cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp không những không bị xóa bỏ mà còn đƣợc thực hiện một cách quyết liệt hơn. Những hạn chế trong tổ chức, điều hành quản lý kinh tế - xã hội trong cơ chế cũ đã dân đến công tác xây dựng pháp luật không đƣợc quan tâm, pháp luật bị coi nhẹ, ngƣời dân và thậm chí cán bộ nhà nƣớc ít hiểu biết về pháp luật. Tình trạng ít hiểu biết về chính trị, pháp luật, đặc biệt ở nông thôn vẫn còn rất lớn. Bên cạnh đó, nƣớc ta xây dựng chế độ dân chủ XHCN trong điều kiện chƣa trải qua chế độ dân chủ tƣ sản, nên phần lớn quần chúng nhân dân chƣa có ý thức

75

đầy đủ về lợi ích của dân chủ. Hơn nữa, những thành quả to lớn của cách mạng mang lại cho nhân dân ta trong mấy chục năm qua đã tạo cho ngƣời dân một lòng tin tuyệt đối vào Đảng và nhà nƣớc, từ đó họ dễ dàng giao phó việc xây đựng chế độ dân chủ cho Đảng và nhà nƣớc, thụ động trong xây dựng chế độ dân chủ, chờ đợi sự ban phát dân chủ từ trên xuống. Ngƣời dân thiếu am hiểu pháp luật là môi trƣờng cho những hành vi đặc quyền đặc lợi, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân nảy sinh trong bộ máy công quyền.

Ngoài ra, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân còn mang nặng tính hình thức và nhiều khi chƣa phù hợp, vì vậy, hiệu quả chƣa cao, nhất là đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Chính điều này dẫn đến việc đa số nhân dân vẫn còn thiếu những hiểu biết cần thiết về kiến thức pháp luật để có thể thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng pháp luật cũng nhƣ để đấu tranh chống những hiện tƣợng tiêu cực, bảo vệ công lý và lợi ích chung, lợi ích cá nhân chính đáng của mình. “Theo số liệu điều tra của Bộ tƣ pháp Việt Nam và chƣơng trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam về khả năng tiếp cận pháp luật của ngƣời Việt Nam cho thấy, qua phỏng vấn 1000 ngƣời dân sống ở sáu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng ở các vùng miền khác nhau trên cả nƣớc thì 38% không biết nhiều về ủy ban nhân dân, 7% không hề biết gì về ủy ban nhân dân, 29% không biết đến tòa án, 19% biết về cải cách pháp luật, nhƣng lại có thới 29% không biết gì về các cải cách này [72, tr.225-226]. Thực tế đó ảnh hƣởng rất lớn đến xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta.

Vấn đề đặt ra là để xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền XHCN một mặt cần phải tạo lập đƣợc thói quen chấp hành pháp luật trong cuộc sống, mặt khác, phải xây dựng đƣợc ý thức dân chủ, sự hiểu biết về các quyền lợi

76

và nghĩa vụ của công dân trong xã hội mới để ngƣời dân có thể thực hiện đƣợc vai trò làm chủ của mình với quyền lực nhà nƣớc.

Thứ hai, hệ thống luật pháp còn thiếu đồng bộ, vai trò tối thƣợng của pháp luật còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ.

Mặc dù hệ thống pháp luật ở nƣớc ta ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của việc xây dựng và phát triển KTTT định hƣớng XHCN, pháp luật ngày càng đi sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhƣng do hiện tại có quá nhiều loại văn bản, đƣợc nhiều cấp ban hành, thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện nên mâu thuẫn và chồng chéo giữa các loại văn bản này là khá lớn, ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật trong thực tế và tạo ra sự thiếu thống nhất trong quá trình vận dụng các loại văn bản này. Các bất cập và mâu thuẫn này làm giảm tính minh bạch của pháp luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng, vì thế, kém hiệu lực. Với hệ thống pháp luật nhƣ vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chƣa nói đến các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Phía cơ quan công quyền thì còn có tình trạng tùy tiện sử dụng công cụ pháp luật để quản lý xã hội, coi pháp luật nhƣ công cụ bỏ túi, tiện thì dùng, không tiện thì thôi. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tiêu cực trong việc thực thi pháp luật ở nƣớc ta thời gian qua.

Tình trạng các văn bản pháp luật thiếu sự ổn định, thƣờng xuyên có những thay đổi đã ảnh hƣởng lớn đến mọi hoạt động trong đời sống xã hội, ảnh hƣởng đến tính hiệu quả, hiệu lực của chính các văn bản pháp luật. Trong quy trình xây dựng pháp luật, các ý kiến của chuyên gia, của các nhà khoa học nói riêng và của công chúng nói chung chƣa thực sự đƣợc cân nhắc và tiếp thu một cách tích cực. Chính những bất cập này cũng là một nguyên nhân nữa dẫn đến việc vai trò tối thƣợng của pháp luật chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các quan

77

hệ kinh tế. Thực tế này có nguyên nhân ở sự thiếu những tầm nhìn và quan điểm phù hợp với sự phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội của hệ thống pháp luật nƣớc ta thời gian qua..

Vì vậy, Nghị quyết số 48/2005/NQ-TW của Ban Bí thƣ trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế KTTT định hƣớng XHCN, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)