Nâng cao trình độ hiểu biết về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho người dân nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc tổ

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 96)

nghĩa cho người dân nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong việc tổ chức, kiểm soát các hoạt động của nhà nước

Trong nhà nƣớc pháp quyền, sự hiểu biết về pháp luật và dân chủ của ngƣời dân là điều kiện cực kỳ quan trọng, bởi có hiểu biết về pháp luật, về

99

dân chủ mới nâng cao đƣợc ý thức tuân thủ pháp luật, mới hiểu đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. “Một xã hội có kỷ cƣơng, kỷ luật phải đƣợc xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi ngƣời, giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân thủ hiến pháp, pháp luật. Đó là một nội dung không thể thiếu của nhà nƣớc pháp quyền” [64, 124]. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt vai trò làm chủ của mình đối với nhà nƣớc, ngƣời dân cần phải có trình độ học vấn nhất định, có sự hiểu biết về văn hóa chính trị và văn hóa pháp lý, khoa học kỹ thuật ngày càng cao hơn, phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội nƣớc ta. Có nhƣ vậy, ngƣời dân mới có thể đảm nhiệm tốt vai trò công dân trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN mà chúng ta đang xây dựng.

Bởi vậy, trƣớc hết, phải tích cực tích cực tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong nhân dân; cần kết hợp chặt chẽ giới thiệu, phổ biến pháp luật với giáo dục, vận động nhân dân thực hiện pháp luật thông qua những hình thức tuyên truyền, cổ động và lồng ghép các chƣơng trình khác nhau để tạo nên mục đích chung là phổ biến pháp luật. Đồng thời giáo dục, trang bị những tri thức văn khóa, khoa học cho ngƣời dân để góp phần nâng cao năng lực thực tiễn của ngƣời dân. Từ việc giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật, tri thức văn hóa, khoa học sẽ dần hình thành thói quen xử sự tích cực, hợp pháp, lấy pháp luật làm cơ sở cho hoạt động hàng ngày của mình, xây dựng công luận, dƣ luận, xã hội lành mạnh.

Thứ hai, cần tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc phổ biến pháp luật và giáo dục đào tạo nâng cao dân trí, sự hiểu biết về nhà nƣớc pháp quyền đồng thời có quy chế khen thƣởng ở từng cấp ngành đối với những “gƣơng sáng pháp luật”.v.v. Đặc biệt đối với những những ngƣời trực tiếp làm công tác tuyên truyền, giáo dục phải chú ý đến việc cải thiện những

100

điều kiện, trang bị các phƣơng tiện làm việc sao cho hoạt động của họ có thuận lợi và phát huy hiệu quả nhất.

Thứ ba, xây dựng cơ chế để nhân dân có thể tham gia phản biện, tổ chức và kiểm soát có hiệu quả đối với hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp bằng nhiều hình thức và phƣơng tiện khác nhau.

Làm đƣợc điều này sẽ góp phần rất lớn vào việc tạo ra cơ sở và nền tảng để xây dựng những con ngƣời có ý thức pháp luật cao, sống và làm việc tuân thủ luật pháp – nhân tố quan trọng cho việc hình thành nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 96)