kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cùng với sự đổi mới tƣ duy về phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền cũng chính thức đƣợc đặt ra. Hội nghị Trung Ƣơng lần thứ 2 (Khóa VII) lần đầu tiên đã đề ra chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Tiếp đó, Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (Khóa VII – tháng 1/1994) và các Đại hội tiếp theo đã tiếp tục chủ trƣơng xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, đáp ứng với yêu cầu chuyển đổi nền kinh tế nƣớc ta sang nền KTTT định hƣớng XHCN.
Trƣớc đổi mới, về cơ bản nƣớc ta vẫn là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu; nền kinh tế Việt Nam đƣợc xây dựng theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Mô hình đó có những đặc trƣng cơ bản sau: “1) Dựa trên chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu dƣới hai hình thức toàn dân và tập thể. 2) Việc sản xuất cái gì, nhƣ thế nào, phân phối cho ai, giá cả nhƣ thế nào đƣợc quyết định từ nhà nƣớc và mang tính pháp lệnh. 3) Phân phối mang tính chất bình quân và trực tiếp bằng hiện vật là chủ yếu, xem nhẹ các quan hệ hàng hóa tiền tệ. 4) Nhà nƣớc quản lý bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, xem nhẹ các biện pháp kinh tế” [6, tr.414]. Trong quá trình tồn tại, mô hình kế hoạch hóa tập trung đã có vai trò to lớn trong việc huy động sức ngƣời, sức của, làm nên những thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng đất nƣớc,
50
bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Từ những thắng lợi đó đã dẫn đến quan niệm cho rằng mô hình kế hoạch hóa tập trung là mô hình kinh tế của CNXH còn KTTT là mô hình kinh tế của CNTB.
Khi đất nƣớc bƣớc sang giai đoạn xây dựng CNXH trên phạm vi cả nƣớc, mô hình này dần bộc lộ những hạn chế của nó: không khai thác đƣợc các năng lực sản xuất trong nƣớc, không phát huy đƣợc nhiệt tình và tính chủ động sáng tạo của con ngƣời trong quá trình lao động sản xuất, không đẩy nhanh đƣợc việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, không mở rộng đƣợc quan hệ kinh tế quốc tế… Điều này dẫn đến năng suất lao động xã hội thấp, hàng hóa nghèo nàn về số lƣợng và chất lƣợng … Mô hình quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ cũng đã hạn chế yêu cầu xây dựng và thực hiện pháp luật trong đời sống và làm bộ máy nhà nƣớc ngày càng trở nên quan liêu, duy ý chí và tiêu cực, các quyền chính đáng của công dân không đƣợc bảo đảm. Điều đó chứng tỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của lực lƣợng sản xuất hiện đại, không tạo ra đƣợc động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội, ảnh hƣởng lớn đến đời sống của nhân dân và sự vững mạnh của đất nƣớc.
Quá trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, triệt để tƣ duy của Đảng ta về xây dựng CNXH cũng là quá trình xây dựng nhận thức đúng đắn hơn về KTTT và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Trong lĩnh vực kinh tế, bƣớc chuyển quan trọng đầu tiên là từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản theo định hƣớng XHCN. Về thực chất, chúng ta đã bắt đầu chuyển sang xây dựng và thực hiện KTTT định hƣớng XHCN. Đến đại hội IX (tháng
51
4 - 2001), Đảng đã khẳng định: KTTT định hƣớng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nƣớc ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Đến lúc này, vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam đƣợc đặt ra nhƣ một tất yếu trên cơ sở thực tiễn kinh tế - xã hội mới. Đó chính là nền KTTT định hƣớng XHCN. Chính việc xây dựng, phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN với cách thức tổ chức hoạt động mới của nó đã đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi nhà nƣớc phải có những cách thức điều hành, quản lý phù hợp, tạo điều kiện cho nền kinh tế mới phát triển. Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, việc lựa chọn hình thức nhà nƣớc thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế không phải do ý muốn chủ quan của giai cấp hay tầng lớp cầm quyền mà là do những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia quy định. Sự ra đời và phát triển của nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tính đa dạng, phức tạp của KTTT định hƣớng XHCN cũng nhƣ mục tiêu cao cả mà nó hƣớng tới đòi hỏi phải có một nhà nƣớc pháp quyền XHCN đủ mạnh để điều hành và quản lý. Tính phức tạp cũng nhƣ sự khác nhau về mục đích của KTTT định hƣớng XHCN so với KTTT TBCN đƣợc Đảng ta chỉ rõ: “Nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam là “một hình thái KTTT vừa tuân
theo những quy luật của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH” [27, tr.205].
Một mặt, KTTT là một nền kinh tế mở trong đó sản xuất và tái sản xuất xã hội gắn chặt với quan hệ hàng hoá - tiền tệ, với quan hệ cung- cầu .v.v. Trong nền KTTT, các yếu tố thị trƣờng (về vốn, sức lao động, khoa học công nghệ) đƣợc hình thành đồng bộ, các hình thức sở hữu ngày càng đa dạng hóa và sự phân công lao động ngày càng sâu sắc. Nó cũng tạo ra nhiều chủ thể kinh tế độc lập tƣơng đối và có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
52
doanh. Vì vậy, nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam không thể không tuân theo những nguyên tắc, quy luật vận hành chung của KTTT.
KTTT đã thúc đẩy ngƣời sản xuất không ngừng đổi mới kỹ thuật, nâng cao trình độ của ngƣời lao động, đầu tƣ vào phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ… nhằm tăng năng suất lao động, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển. Bên cạnh đó, KTTT cũng có những mặt trái tồn tại song hành với quá trình hình thành và phát triển của nó. Đó là những vấn đề không nhỏ về sự tha hóa đạo đức, văn hóa, sự đề cao quá mức yếu tố kinh tế trong sản xuất, kinh doanh và trong đời sống xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.v.v. Vì vậy, ở nƣớc ta, để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, cần đến vai trò quản lý, điều hành của nhà nƣớc pháp quyền XHCN.
Mặt khác, tính định hƣớng XHCN đã quy định nên sự khác nhau giữa nền KTTT tƣ bản chủ và nghĩa nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam. Nền KTTT định hƣớng XHCN không lấy lợi nhuận tối đa làm mục tiêu hoạt động mà coi phát triển kinh tế là phƣơng tiện để đạt tới “Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Phát triển KTTT định hƣớng XHCN vừa phải đảm bảo mục tiêu kinh tế, vừa phải đảm bảo mục tiêu tiên bộ xã hội. Do vậy, phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN đặt ra yêu cầu phải xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN với một cơ chế quản lý hiện đại, chuyên nghiệp và gọn nhẹ, đảm bảo cho sản xuất – kinh doanh phát triển lành mạnh, tạo cơ sở kinh tế cho việc giữ vững định hƣớng XHCN trong quá trình phát triển của đất nƣớc.
Nhƣ vậy, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta đã thực sự chuyển sang nền KTTT định hƣớng XHCN. Nền kinh tế đó đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách căn bản tổ chức và phƣơng thức hoạt động của nhà nƣớc.
53
Do vậy, việc ra đời và phát triển nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam là tất yếu khách quan trong nền KTTT định hƣớng XHCN.
Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ra đời có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền KTTT định hƣớng XHCN. Lúc này, nhà nƣớc không còn là ngƣời bảo trợ, bao cấp cho nền kinh tế mà là ngƣời tạo ra điều kiện, môi trƣờng định hƣớng cho nền kinh tế đó phát triển. Vai trò này đƣợc thể hiện ở chỗ:
Một là, nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo cho KTTT vận hành theo đúng quy luật của nó, phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực của nền KTTT. Nền KTTT chịu sự tác động của các quy luật kinh tế cơ
bản: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu. Để cho các luật kinh tế trở thành tác nhân kích thích phát triển kinh tế, chúng phải đƣợc đƣa vào vận hành. Nhà nƣớc chính là thiết chế chủ yếu đảm đƣơng nhiệm vụ này. Dựa trên việc nhận thức đúng đắn những yêu cầu của các quy luật khách quan trong nền KTTT, nhà nƣớc pháp quyền XHCN “quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trƣờng. Tăng cƣờng công tác giám sát, nhất là giám sát thị trƣờng tài chính, chủ động điều tiết, không phó mặc cho thị trƣờng hoặc can thiệp làm sai lệch thị trƣờng” [27, tr.141].
Từ đó phát huy mặt tích cực của KTTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của nó tới mọi mặt của đời sống xã hội. Những căn bệnh thƣờng niên của KTTT đó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, lối hành xử chạy đua theo lợi nhuận bất chấp những giá trị nhân bản, đạo đức, tình trạng tham nhũng quan liêu của bộ máy nhà nƣớc… KTTT định hƣớng XHCN trong quá trình hình thành và phát triển cũng không tránh khỏi những tật bệnh này. Nhà nƣớc pháp quyền XHCN có những ƣu thế về việc ban hành, thực thi pháp luật, về các cơ chế ngăn chặn sự
54
lạm quyền của các cơ quan nhà nƣớc và về cơ chế phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Do vậy, nó sẽ là một thực thể chính trị có đủ khả năng và điều kiện để ngăn chặn những hạn chế này, qua đó tạo điều kiện tốt nhất cho KTTT định hƣớng XHCN ở nƣớc ta không ngừng phát triển.
Hai là, nhà nước pháp quyền XHCN bảo vệ các quyền chính đáng của nhân dân trong nền KTTT. Nền KTTT định hƣớng XHCN là một nền kinh tế
đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh; đòi hỏi những khả năng tự quản, tính tổ chức và có ý thức tự chủ cao, tuân thủ chặt chẽ các quy luật và nguyên tắc của nền KTTT. Nhà nƣớc pháp quyền XHCN với đặc trƣng pháp lý của mình sẽ đảm bảo đƣợc việc xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lƣợng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, nắm bắt, thể chế hóa và bảo vệ các quyền chính đáng của ngƣời dân nói chung và các đối tƣợng dễ bị thƣơng tổn trong nền KTTT nói riêng. Hơn nữa, trên cơ sở các điều ƣớc quốc tế đã đƣợc ký kết và thừa nhận, nhà nƣớc pháp quyền XHCN sẽ tạo ra môi trƣờng quốc tế thuận lợi để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam cũng nhƣ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, góp phần mở rộng giao thƣơng quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ba là, nhà nước pháp quyền XHCN tạo ra mội trường chính trị, kinh tế - xã hội thuận lợi cho thị trường phát triển. Kinh nghiệm thực tiễn ở các quốc
gia nhƣ Mỹ, Anh, Thụy Điển… đã chứng minh: Nhà nƣớc pháp quyền đã tạo ra môi trƣờng xã hội, môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng an ninh – trật tự an toàn trong quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, giữa doanh nghiệp và các cơ quan công quyền… Do đó, vai trò của nhà nƣớc pháp quyền XHCN đối với sự phát triển KTTT định hƣớng XHCN thể hiện trƣớc hết ở việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế - xã hội. Cụ thể là: “định hƣớng cho các quá
55
trình phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống kinh doanh vào những lĩnh vực và địa bàn cần thiết”; “quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia, thực hiện tốt chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nƣớc nhà nƣớc, tổ chức cung ứng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu mà khu vực kinh tế tƣ nhân chƣa làm đƣợc hay không muốn làm”; “phát triển mạnh nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [27, tr.140-141], góp phần đắc lực vào việc tạo môi trƣờng chính trị, kinh tế - xã hội thuận lợi và tƣơng đối ổn định cho thị trƣờng phát triển. Thứ nữa, nhà nƣớc pháp quyền XHCN còn đảm bảo quốc phòng an ninh và thực hiện có hiệu quả đƣờng lối đối ngoại của Đảng, tạo lập môi trƣờng chính trị - xã hội ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Ngoài ra, là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan truyền thông của quốc gia, nhà nƣớc pháp quyền XHCN còn góp phần cung cấp môi trƣờng thông tin nhanh chóng, lành mạnh và bình đẳng cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động lựa chọn phƣơng án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất trong điều kiện cụ thể của mình.
Bốn là, nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo định hướng XHCN trong quá trình hình thành phát triển nền KTTT. Trong thế giới đƣơng đại, bất cứ
quốc gia nào khi xây dựng và thực hiện KTTT đều có sự quản lý của nhà nƣớc. Mức độ can thiệp của nhà nƣớc tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia cũng nhƣ ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Đối với Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của KTTT diễn ra một các chủ động, dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Mặc dù Đảng và nhà nƣớc ta đã tích cực chủ động trong quá trình xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN, song do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp khi chúng ta bắt tay vào xây dựng KTTT nên quá trình phát triển
56
KTTT ở nƣớc ta rất dễ tự phát sang con đƣờng TBCN. Hơn nữa, chúng ta thực hiện KTTT trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, giao thƣơng quốc tế diễn ra mạnh mẽ nên sự tác động, thẩm thấu của yếu tố TBCN đối với KTTT ở nƣớc ta là không nhỏ nên nguy cơ chệch hƣớng XHCN của nền KTTT định hƣớng XHCN là một thực tế không thể bác bỏ. Vì vậy, để đảm bảo phát triển đúng định hƣớng XHCN, cần sự có mặt của nhà nƣớc pháp quyền XHCN với tƣ cách là nhân tố có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới việc định hƣớng sự vận động của KTTT, bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trƣởng kinh tế, phục vụ cho lợi ích của các cá nhân và của cả cộng đồng. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, xét về bản chất, nhà nƣớc ta là nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân, mang bản chất giai cấp công nhân, lấy lợi ích của dân tộc và đông đảo nhân dân làm mục tiêu hoạt động của mình. Nhà nƣớc ta đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ