Thực trạng việc đổi mới phương thức và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 62)

đạo của Đảng cộng sản đối với bộ máy nhà nước

Ở nƣớc ta, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều kiện hệ trọng bậc nhất, cơ bản nhất cho việc xây dựng nhà nƣớc XHCN nói chung và nhà nƣớc pháp quyền XHCN nói riêng. Trong quá trình kháng chiến, kiến quốc, “để giành đƣợc thắng lợi trong chiến tranh, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng ta chủ yếu là lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện. Đảng quyết định từ vấn đề chiến lƣợc, đƣờng lối đến vấn đề cụ thể, đảm bảo cho chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đƣợc thực hiện thống nhất, khẩn trƣơng và nghiêm ngặt” [63, tr.4]. Sự lãnh đạo một cách trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện của Đảng đối với nhà nƣớc trong thời kỳ này là hợp lý và phù hợp yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nƣớc ta trong giai đoạn này. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc giành đƣợc thắng lợi, đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc cùng đi lên xây dựng CNXH, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền trên quy mô cả nƣớc. Cách mạng Việt Nam chuyển biến sang một giai đoạn mới với những nhiệm vụ mới. Điều này đã đặt ra hàng loạt vấn đề mới, yêu cầu mới đối với Đảng xét cả về quy mô, tầm vóc, chiều sâu và cả tính phức tạp của các vấn đề. Tuy nhiên, trên thực tế, Đảng ta vẫn duy trì phƣơng thức lãnh đạo với nhà nƣớc nhƣ ở giai đoạn trƣớc, tức là lãnh đạo nhà nƣớc một cách trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện. Thậm chí phƣơng thức đó còn đƣợc thể hiện một cách đậm nét hơn trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao

65

cấp, mệnh lệnh hành chính. Hậu quả là nhà nƣớc trở nên thụ động, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, bản thân vai trò lãnh đạo của Đảng cũng bị giảm sút.

Ý thức đƣợc những hạn chế đó, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với xã hội và hệ thống chính trị, trong đó trọng tâm là đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nƣớc theo hƣớng vừa tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của cơ quan nhà nƣớc.

Việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng trƣớc hết thể hiện ở chỗ: Đảng đã ý thức đƣợc nhà nƣớc là sự thể hiện tập trung quyền làm chủ của nhân dân bằng pháp luật. Vì thế, Đảng đã tập trung lãnh đạo các cơ quan nhà nƣớc thể chế hóa đƣờng lối thành hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. “Thực hiện đƣờng lối đổi mới, trƣớc hết là đổi mới về kinh tế, trong hơn 25 năm qua, Đảng ta đã đề ra rất nhiều chủ trƣơng chính sách liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống đất nƣớc mà trọng tâm là về kinh tế, về xây dựng nền dân chủ… để làm cơ sở chính trị cho việc ban hành các văn bản pháp luật phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nƣớc. Tính từ năm 1986 đến tháng 5 năm 2005, trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, chúng ta đã ban hành đƣợc hơn 100 đạo luật và hơn 100 pháp lệnh, trong đó có Hiến pháp (đạo luật cơ bản) và 5 bộ luật lớn…” [89, tr.451].

Đảng cũng đã lãnh đạo có hiệu quả việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Trong đó, hoạt động lập pháp đã tập trung vào ban hành các luật, pháp lệnh về các lĩnh vực trọng điểm, nổi cộm của đất nƣớc, đáp ứng và phục vụ cho việc xây dựng và phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN, tạo ra môi trƣờng pháp lý lành mạnh cho quản lý đất nƣớc, quản lý xã hội, phát triển sản xuất. Hoạt động lãnh đạo công tác lập pháp của Đảng đối với nhà nƣớc đƣợc thể hiện bằng việc ra các nghị quyết, chỉ thị, thông báo của các cơ quan cấp cao của Đảng (Ban chấp hành Trung

66

ƣơng, Ban Bí thƣ, Bộ chính trị) và chỉ đạo, kiểm tra việc thể chế hóa chúng thành pháp luật của nhà nƣớc.

Đối với hoạt động hành pháp thì nguyên tắc quan trọng là Đảng lãnh đạo bằng chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách và bố trí cán bộ chứ không bao biện, làm thay Chính phủ. Căn cứ nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc và các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng, Bộ chính trị xem xét, quyết định phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, chính sách lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại đảm bảo đúng định hƣớng chính trị của Đảng.

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với các cơ quan tƣ pháp thể hiện ở: Bộ Chính trị quyết định chủ trƣơng, chính sách của ngành tƣ pháp; chỉ đạo và cho ý kiến xử lý các vụ án lớn ảnh hƣởng đến chính trị, quốc phòng, an ninh đối ngoại; chỉ đạo và cho ý kiến xử lý các loại tội phạm an ninh quốc gia, tội gây thiệt hai nghiêm trọng tài sản nhà nƣớc, tính mạng, tài sản của nhân dân; về chủ trƣơng đấu tranh chống tham nhũng buôn lậu và các hiện tƣợng tiêu cực khác trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.

Việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nƣớc còn thể hiện qua chủ trƣơng của Đảng về tiến hành cải cách nền hành chính nhà nƣớc, bao gồm cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức trên tinh thần phục vụ nhân dân. Nhờ đó mà các cấp chính quyền đã bƣớc đầu cải cách có hiệu quả các thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu bất hợp lý và phiền hà. Chấn chỉnh đƣợc cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp gọn nhẹ hơn.

Đối với công tác cán bộ, bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý thức tự chủ, tự lực tự cƣờng, năng động và sáng tạo; có kiến thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, trƣởng thành trong quản

67

lý kinh tế, quản lý xã hội, thích nghi dần với cơ chế mới. Hàng vạn cán bộ đã đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng về quan điểm, đƣờng lối của Đảng, về lý luận chính trị, quân sự, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, khoa học, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật… Các đề án 322, 911 của Đảng và nhà nƣớc đã thể hiện rõ quyết tâm xây dựng một đội ngũ trí thức – nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ mới. Thực tế mấy chục năm qua, nhiều cán bộ, đảng viên là trí thức, doanh nghiệp trẻ có trình độ văn hóa và khoa học – kỹ thuật hiện đại, có lý tƣởng cách mạng vững vàng, có ý thức công dân cao, có ý chí vƣơn lên mạnh mẽ trong hội nhập quốc tế, đã và đang phát huy vai trò tiên phong của mình trong công cuộc dựng xây đất nƣớc đƣợc Đảng, nhà nƣớc, nhân dân khen ngợi và tôn vinh.

Việc thực hiện tự phê bình và phê bình của các cán bộ Đảng viên trong bộ máy nhà nƣớc theo tinh thần Nghị quyết TƢ4 khóa XI cũng nhƣ thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo các cấp để đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc thực tế đã đƣợc tiến hành một cách nghiêm túc. Điều này thể hiện bƣớc tiến mới trong việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng với nhà nƣớc, làm cho việc đánh giá, sử dụng, quản lý, giám sát đội ngũ cán bộ công chức một cách chính xác và dân chủ hơn.

Ngoài ra, vai trò lãnh đạo của Đảng còn thể hiện ở sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Trong những năm qua, sự lãnh đạo của Đảng đã làm cho nội dung, phƣơng thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ngày càng phong phú hơn, khắc phục đƣợc một bƣớc sự hành chính hóa trong hoạt động của các tổ chức này.

Song song với việc đổi mới và phát huy vai trò của Đảng trong lãnh đạo nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam, để tiếp tục sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã hết sức coi trọng và đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, triển

68

khai các hoạt động nghiên cứu lý luận nhằm làm rõ hơn mô hình và con đƣờng đi lên XHCN ở nƣớc ta trong đó có vai trò của nhà nƣớc pháp quyền XHCN trong điều kiện KTTT định hƣớng XHCN.

Có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam trong thời gian qua đã đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của công cuộc xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc.

Tuy nhiên, thực tiễn quá trình hoạt động, thực hiện vai trò của Đảng đối với nhà nƣớc vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Đó là:

Một số cấp ủy đảng đã chƣa thực sự làm tròn vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị. Nhiều cấp ủy vẫn còn trình trạng bao biện, làm thay hoặc có mặt buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng với các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Các tổ chức đảng hiện nay, đặc biệt là ở cơ sở đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng nhân dân.

Một mặt, việc phân biệt những quyền hạn của Đảng với tƣ cách là Đảng cầm quyền với những quyền hạn của bộ máy nhà nƣớc trong công việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội theo pháp luật chƣa đƣợc cụ thể hóa. Nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức đảng chƣa đƣợc xác định cụ thể, phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng cấp, từng ngành và từng loại đơn vị cơ sở. Thế nhƣng, trong nền KTTT với nhiều quan hệ phức tạp, cũng nhƣ trong điều kiện kẻ thù đang thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam, có những vấn đề tƣởng nhƣ bình thƣờng nhƣng bỗng chốc lại đột biến thành những điểm nóng về chính trị. Trong khi đó, trong điều kiện của Đảng cầm quyền, không thể luôn phân định rõ ràng đƣợc mọi vấn đề theo ranh giới của lãnh đạo và quản lý. Điều này đòi hỏi không

69

chỉ có sự quản lý của nhà nƣớc, mà còn cả sự lãnh đạo kịp thời và sự quản lý trực tiếp của Đảng thì mới giải quyết đƣợc.

Việc lẫn lộn giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý nhà nƣớc ở nhiều địa phƣơng thời gian qua là một nguyên nhân làm cho hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý nhà nƣớc bị hạn chế và chồng chéo, ảnh hƣởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Ví dụ nhƣ, trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp, ở các khối cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng, nội dung lãnh đạo, quan hệ công tác của các tổ chức đảng vẫn còn chƣa đƣợc làm rõ nên chƣa giải quyết tốt mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Chính vì thế đã dẫn đến việc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, hình thành và trên thực tế có nguy cơ trở thành “nhà nƣớc” bên trên và bên ngoài nhà nƣớc. Do đó trên thực tế làm suy yếu chất lƣợng, hiệu quả lãnh đạo của Đảng cũng nhƣ sự quản lý, điều hành của nhà nƣớc.

Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra trong nội bộ Đảng còn yếu và bất cập, nhiều cấp ủy đảng chỉ tổ chức kiểm tra lấy lệ, cho nên không phát hiện đƣợc những vụ việc tiêu cực lớn xảy ra trong các cấp chính quyền và trong tổ chức đảng cơ sở đó. Thậm chí một số tổ chức cơ sở đảng đã có những quyết định sai khi thi hành kỷ luật đảng với các đảng viên dám đấu tranh chống tiêu cực ở địa phƣơng. Chẳng hạn, ở Đảng bộ huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận ra quyết định khai trừ đảng viên Thắng vì đã kiên trì bảo vệ rừng đầu nguồn, chống lại bọn lâm tặc, lại đƣợc một số ngƣời xấu trong cấp lãnh đạo bao che…, sau sáu năm mới đƣợc xét xử và xóa án oan.

Hơn nữa, dƣới tác động của mặt trái KTTT, một bộ phận cán bộ, đảng viên chạy theo lối sống thực dụng vì đồng tiền, dẫn đến giảm sút ý chí chiến đấu và phẩm chất cách mạng, phai nhạt lý tƣởng chính trị. Sự thoái hóa về tƣ

70

tƣởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, đặc biệt là nạn tham nhũng, tệ quan liêu của một số đảng viên trong cơ quan lãnh đạo đã làm ảnh hƣởng đến tâm tƣ nhiều cán bộ, đảng viên và gây bức xúc đối với xã hội. Hơn nữa, đối mặt với diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, cá biệt có một số Đảng viên đã bị lung lạc, lôi kéo, mua chuộc và quay trở lại xuyên tạc, chống phá Đảng và nhà nƣớc ta. Những điều này đã khiến cho một bộ phận quần chúng nhân dân hoang mang và giảm sút lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)