Thực trạng việc đổi mới, kiện toàn hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 75)

nhà nước trong việc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trƣớc đổi mới, “Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp hành pháp và tƣ pháp và giám sát, trở thành một “tập thể hành động”. Các cơ quan nhà nƣớc khác do Quốc hội lập là để phân công, phân nhiệm thực hiện chức năng của Quốc hội” [87, tr.327].

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, trong bộ máy nhà nƣớc, từ chỗ Quốc hội nhƣ là một cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, đứng trên cơ quan hành pháp và tƣ pháp, cho đến nay các cơ quan quyền lực nhà nƣớc đã hoạt động một cách tƣơng đối độc lập, có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau một cách có hiệu quả. Để đảm bảo nguyên tắc “quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và giám sát giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp” [27, tr. 141-142], các cơ quan

78

quyền lực nhà nƣớc đã không ngừng cải tổ bộ máy và bƣớc đầu đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tổng kết sau hơn 20 năm Đổi mới, Văn kiện đại hội X của Đảng đã khẳng định “Việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp” [26, tr. 60]. Chất lƣợng hoạt động của bộ máy nhà nƣớc cũng đƣợc nâng cao rõ rệt, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý và điều hành đất nƣớc trong thời kỳ thực hiện nền KTTT định hƣớng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đối với Quốc hội, những thành tựu chủ yếu là: Quốc hội hoạt động thƣờng xuyên hơn, có hiệu quả hơn. Việc xem xét quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc, nhất là quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, tổ chức và nhân sự cấp cao của nhà nƣớc giảm dần tính hình thức, tăng dần tính hiện thực. Vị trí và vai trò của Quốc hội đƣợc đề cao, phát huy mạnh mẽ hơn. Dân chủ trong sinh hoạt Quốc hội tăng lên. Hoạt động giám sát của Quốc hội đƣợc đẩy mạnh dƣới nhiều hình thức phong phú và có hiệu quả hơn.

Quốc hội có những đổi mới quan trọng trong công tác lập pháp, tiếp tục sửa đổi bổ sung Hiến pháp và hệ thống pháp luật; cải tiến quy trình xây dựng luật. “Tính từ khi Hiến pháp năm 1992 đƣợc thông qua, Quốc hội khóa IX (1992 - 1997) đã ban hành đƣợc 41 luật, bộ luật và 43 pháp lệnh. Quốc hội khóa X (1997 - 2002) đã sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992, ban hành 34 luật, bộ luật và 40 pháp lệnh. Quốc hội khóa XI (2002 - 2007) đã thông qua 84 luật, số bộ luật gấp đôi khóa trƣớc” [72, tr.135].

Chất lƣợng đại biểu Quốc hội đƣợc nâng cao đáng kể. Cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội cũng đã có những bƣớc thay đổi quan trọng, cho phép tầng lớp doanh nhân – những ngƣời đại diện cho các thành phần kinh tế trong nền KTTT – tham gia vào Quốc hội.

79

Nhìn chung, những thành quả đó đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nƣớc có hiệu quả, vận hành tốt hơn nền KTTT định hƣớng XHCN, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nƣớc.

Đối với cơ quan hành pháp, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ đã đƣợc phân định cụ thể hơn. Thực hiện nghị quyết đại hội IX của Đảng, nhiệm vụ cải cách hành chính đƣợc đẩy mạnh, chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính 10 năm (2001 - 2010) đƣợc triển khai, thực hiện và đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Nội dung cải cách hành chính đƣợc đẩy mạnh trên các mặt: Cải cách thể chế hành chính nhà nƣớc, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lƣợng công chức, cải cách hành chính công.

Trên cơ sở Hiếp pháp và hệ thống pháp luật, pháp lệnh do Quốc hội ban hành, Chính phủ đã và đang cụ thể hóa để xây dựng, xác lập những hành lang pháp lý cho quyền tự do sản xuất, kinh doanh của công dân và khuôn khổ pháp lý cho nền KTTT có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Cụ thể nhƣ: từng bƣớc xây dựng đƣợc hệ thống thể chế kinh tế mới với việc ban hành hệ thống các văn bản pháp quy quy định các loại hình doanh nghiệp, đầu tƣ nƣớc ngoài, thuế, đất đai, lao động…; bổ sung nhiều văn bản quy định mới nhằm thực hiện các Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc, Luật hợp tác xã, Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, Luật ngân sách; đơn giản hóa một bƣớc các thủ tục hành chính (nhất là những thủ tục liên quan trực tiếp tới dân và doanh nghiệp).

Đối với cơ quan tƣ pháp, từ khi công cuộc đổi mới bắt đầu thì vấn đề cải cách tƣ pháp cũng đƣợc đặt ra. Trong đƣờng lối đổi mới, Đảng đã hết sức quan tâm đến việc đổi mới cải cách hệ thống tƣ pháp. Đặc biệt Bộ Chính trị đã có Nghị quyết về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005). Các hoạt động tƣ pháp và công tác cải cách tƣ

80

pháp có những chuyển biến tích cực. Vấn đề trọng tâm về đổi mới cải cách tƣ pháp trong xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta hiện nay là phải đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án. Để đảm bảo nguyên tắc đó, hệ thống tòa án phải đƣợc thiết lập độc lập với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Hiến pháp 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 là những văn bản quan trọng nhất làm cơ sở pháp lý cho việc thiết lập một hệ thống tòa án nhân dân độc lập. Đó là điều kiện cho Tòa án nhân dân xét xử độc lập và tuân theo pháp luật, tránh sự chi phối của Quốc hội và Chính phủ, đồng thời ngăn chặn tình trạng lạm quyền của bản thân tòa án.

Ngoài ra, chất lƣợng xét xử, tố tụng của các cơ quan tƣ pháp đúng pháp luật hơn, dân chủ hơn. Nhiều loại hình tòa án mới đƣợc xây dựng nhƣ các Tòa hành chính, Tòa lao động, Tòa kinh tế… Đổi mới chế độ tuyển dụng và bổ nhiệm thẩm phán. Hình thành nhiều loại hình tƣ vấn, bổ trợ, dịch vụ tƣ pháp…

Chế độ Chủ tịch nƣớc đƣợc thiết lập lại (Nguyên thủ quốc gia tập thể theo Hiến Pháp năm 1980 đã đƣợc thay thế trở lại bằng nguyên thủ là một cá nhân), Chủ tịch nƣớc là ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, thay mặt nhà nƣớc để đối nội, đối ngoại.

Bên cạnh đó, các cơ quan thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp đã có sự phối hợp và kiểm soát lẫn nhau có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Do nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta không phân chia quyền lực theo thuyết phân lập các quyền, vì vậy, chức năng giám sát tối cao của Quốc hội có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hoạt động hành pháp và tƣ pháp. Cùng với việc chất lƣợng hoạt động của Quốc hội đƣợc nâng cao thì chức năng này cũng đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc vẫn còn tồn tại một số bất cập.

81

Trƣớc hết, tình trạng một số cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện chức trách đối với xã hội ở một số nơi còn chƣa thực sự nghiêm minh dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, gây nên nhiều bức xúc trong dân chúng. Điển hình là các vụ: sập cầu Cần Thơ, phá rừng ở nhiều địa phƣơng, tranh chấp đất đai ở Văn Giang (Hƣng Yên), Tiên Lãng (Hải Phòng)… Trong khi đó, chế độ quy trách nhiệm vẫn chƣa rõ ràng. Hình thức kỷ luật cán bộ nhà nƣớc còn chƣa xác đáng, chủ yếu là khiển trách, kiểm điểm… làm mất lòng tin của một bộ phận nhân dân về nhà nƣớc và pháp luật.

Hơn nữa, trong quá trình xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN ở nƣớc ta, cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi thì tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc chậm đƣợc đổi mới, vẫn cồng kềnh, nặng nề. Bộ máy hành chính ở cấp Trung ƣơng còn quá lớn, số lƣợng tổ chức bên trong các bộ, ngành còn nhiều và có xu hƣớng phình ra. Tổ chức và bộ máy chính quyền tỉnh, thành phố dập khuôn gần nhƣ Trung ƣơng; cấp huyện chƣa đƣợc xác định rõ về vị trí, trách nhiệm và thẩm quyền trong hệ thống hành chính. Tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã, phƣờng và thị trấn ở nhiều nơi hoạt động kém hiệu quả; chƣa thật gắn bó với cộng đồng dân cƣ.

Đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan và chính quyền nhà nƣớc tuy có nhiều tiến bộ, nhƣng chƣa ngang tầm nhiệm vụ, quy chế công chức còn nhiều điểm lạc hậu, chế độ tiền lƣơng chƣa phù hợp, chƣa bảo đảm mức sống và không khuyến khích đƣợc tài năng của mọi ngƣời.

Một mặt, việc lập pháp mới chỉ dừng lại ở việc thảo luận và thông qua, các dự luật chủ yếu do Chính phủ đệ trình. Đây là điểm yếu trong quá trình xây dựng pháp luật ở nƣớc ta hiện nay bởi một khi ngƣời soạn thảo ra các luật là các cơ quan chịu sự quản lý và điều chỉnh của pháp luật thì nội dung của sự thảo luật đó sẽ có xu hƣớng tạo ra ƣu thế cho họ trong việc thi hành pháp luật khi đƣợc thông qua. Hiện nay chúng ta đã có điều kiện để làm tốt hơn việc

82

soạn thảo ra các văn bản luật. Ví dụ chúng ta đã có hàng trăm công ty luật, hàng vạn luật sƣ đủ sức đấu thầu soạn thảo các dự án luật… Mặt khác, vấn đề giám sát tối cao chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả, nội dung giám sát thực tiễn nhìn chung vẫn nặng nề hình thức.

Không chỉ lĩnh vực xây dựng pháp luật mà cả lĩnh vực thực hiện pháp luật cũng tồn tại nhiều yếu kém. Cơ quan hành pháp ở một số địa phƣơng còn ít chủ động, sáng tạo trong tổ chức và hoạt động, tính chuyên nghiệp còn thấp, do đó hiệu quả quản lý xã hội với tƣ cách là cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan hành chính nhà nƣớc, địa phƣơng chƣa đƣợc thể hiện rõ.

Ở lĩnh vực tƣ pháp, hệ thống tƣ pháp với tƣ cách một bộ phận của quyền lực nhà nƣớc vẫn còn tỏ ra non yếu trong việc giải quyết các vi phạm pháp luật, các loại tội phạm và các tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội. Hệ thống toà án chƣa đƣợc tổ chức một cách hợp lý, có những vụ xét xử qua quá nhiều tầng nấc và kéo dài mà không giải quyết dứt điểm đƣợc, số lƣợng các vụ án bị tồn đọng còn nhiều. Tính độc lập của cơ quan tƣ pháp còn thấp so với cơ quan lập pháp và hành pháp. Nhiều vụ việc phải xin ý kiến chỉ đạo cấp trên, trao đổi liên ngành. Đặc biệt, tình trạng xét xử “trên nhẹ” “dƣới nặng” còn phổ biến, ảnh hƣởng tới tính nghiêm túc của pháp luật.

Thêm vào đó, năng lực xét xử của thẩm phán, đặc biệt là thẩm phán tòa án địa phƣơng vẫn còn hạn chế, thủ tục tố tụng phức tạp… tạo tâm lý bất tín và bất an cho ngƣời dân cũng nhƣ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trƣớc các phán quyết của tòa án. Ngoài ra, khâu thực hiện thi hành án vẫn còn chậm chạp, không triệt để, mặc dù bản án đã có hiệu lực pháp lý.

Những tồn tại, hạn chế yếu kém trên đang là trở lực của tiến trình đổi mới xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta hiện nay cần phải sớm khắc phục.

83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, qua nghiên cứu, phân tích những hạn chế trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy có những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, nền KTTT ở nƣớc ta đang trong quá trình hình thành và phát triển, vì vậy, trong quá trình này, nhiều quan hệ kinh tế chƣa rõ, chƣa bộc lộ hết, khiến cho việc hình thành pháp luật và điều chỉnh cơ chế quản lý nhà nƣớc chƣa phù hợp chƣa kịp thời. Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền KTTT cũng đã và đang là một trở lực không nhỏ đối với quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Hai là, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của nhà nƣớc nhiều khi còn chồng chéo do ảnh hƣởng của cơ chế cũ, cũng nhƣ việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nói chung và nhà nƣớc nói riêng chƣa kịp thời, chƣa triệt để và chƣa đồng bộ. Việc phân biệt những quyền hạn của Đảng với tƣ cách là Đảng cầm quyền với những quyền hạn của bộ máy nhà nƣớc trong công việc quản lý đời sống kinh tế, xã hội theo pháp luật chƣa đƣợc cụ thể hóa.

Ba là, hiệu ứng nghịch của lối sống nặng nghĩa vụ, hòa tan cá nhân trong cộng đồng; trọng địa vị, ngại giao tiếp với công quyền; trọng tình dẫn đến vô tụng; trọng lệ dẫn đến cách hành xử không theo luật… trong việc thực thi luật pháp của nhân dân và cán bộ công chức ở các cơ quan của nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam.

Thực trạng trên đang đặt ra những vấn đề cấp thiết trong lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, đòi hỏi phải có những chủ trƣơng, giải pháp đúng đắn, khoa học, phù hợp.

Thứ nhất, phải đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật nhà nƣớc và phải tạo ra cơ chế phù hợp để việc thực thi hệ thống đó một cách nghiêm minh, tự giác.

84

Thứ hai, để giải quyết vấn đề chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, vấn đề quan liêu tham nhũng trong cơ quan công quyền và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc đòi hỏi phải có cơ chế phân định rõ ràng hơn hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp; tăng cƣờng hơn nữa tính độc lập trong xét xử của cơ quan tƣ pháp, phát huy và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nƣớc.

Thứ ba, để đảm bảo và thực thi dân chủ, khắc phục tình trạng mất dân chủ đang diễn ra ở một số địa phƣơng đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế tăng cƣờng vai trò giám sát của nhân dân đối với nhà nƣớc, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ cho công dân.

Những vấn đề này sẽ là những mục tiêu cho chúng ta tập trung vào nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 75)