Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 27)

CNXH và chủ nghĩa cộng sản, xét về lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội sẽ là hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao hơn sau hình thái kinh tế - xã hội TBCN. Tƣơng ứng với điều đó, nhà nƣớc pháp quyền XHCN sẽ là bƣớc phát triển cao hơn về mặt nhà nƣớc so với nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản. Đó là tất yếu khách quan của sự vận động và phát triển lịch sử. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này trong học thuyết của mình. Tuy nhiên, do thực tiễn lúc bấy giờ, các ông chƣa có điều kiện đi sâu nghiên cứu để khái quát thành một lý luận hoàn chỉnh về nhà nƣớc pháp quyền, nhƣng trong những phân tích của các ông về nhà nƣớc vô sản, nhà nƣớc XHCN, về vai trò, nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, về vai trò của luật pháp, dấu ấn tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền đƣợc thể hiện khá rõ nét. Marx và Engel đã thể hiện rõ quan điểm về một nhà nƣớc mới hợp hiến, hợp pháp; một hệ thống pháp luật dân chủ triệt để, pháp chế nghiêm minh theo hƣớng giải phóng con ngƣời khi bàn về nhà nƣớc XHCN, nhà nƣớc vô sản. Những tƣ tƣởng đó về sau đƣợc V.I. Lênin tiếp thu và phát triển trong quá trình xây dựng nhà nƣớc Xô Viết sau Cách mạng tháng Mƣời đặc biệt là khi đất nƣớc Xô viết chuyển sang thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới

30

(NEP - 1921). Từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, có thể thấy rằng, nhà nƣớc pháp quyền và XHCN không mâu thuẫn với nhau mà ngƣợc lại, đến CNXH mới thực sự có đủ điều kiện để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền với đúng ý nghĩa của nó.

Nghiên cứu lịch sử nhà nƣớc XHCN, chúng ta thấy sự ra đời và phát triển của nhà nƣớc XHCN trên thế giới về cơ bản là kết quả của các cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân tổ chức và lãnh đạo, đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân hƣởng ứng và tham gia. Các cuộc cách mạng này diễn ra là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc, giai cấp diễn ra trong điều kiện cụ thể của từng nƣớc với sự tác động của cả nhân tố chủ quan và khách quan. Song điểm chung của các nƣớc khi bắt tay vào xây dựng nhà nƣớc kiểu mới của giai cấp công nhân là đều có điểm xuất phát thấp về cơ sở vật chất – kỹ thuật, về sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Điều này đã ảnh hƣởng lớn đến việc thiết kế và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, đến hệ thống luật pháp, đến bảo đảm thực hiện các quyền của công dân trong thực tế.

Từ khi ra đời cho đến nay, về cơ bản nhà nƣớc ở các nƣớc XHCN thực hiện nhiệm vụ chủ yếu đối nội và đối ngoại, tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển chế độ mới. Nhìn chung, trong CNXH hiện thực mấy chục năm qua chƣa có nƣớc XHCN nào quan tâm nhiều đến xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhƣ: chiến tranh, xây dựng CNXH trong điều kiện sự bao vây, phá hoại của chủ nghĩa đế quốc, trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hóa - tập trung quan liêu và bao cấp.v.v., nhƣng nổi lên vẫn là nguyên nhân từ sự nhận thức ấu trĩ về vấn đề nhà nƣớc pháp quyền. Một thời gian dài ở các nƣớc XHCN đã tồn tại những nhận thức không đúng, không đầy đủ về vấn đề nhà nƣớc pháp quyền. Ở Liên Xô (cũ), cho đến khi tiến hành cải tổ “sự hiểu biết có tính lý luận về quan hệ giữa

31

CNXH và quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền còn là một vấn đề mới đối với nền khoa học Xô viết” [46, tr.10].

Do nhận thức không đầy đủ về nhà nƣớc pháp quyền nên không thấy rằng xây dựng và củng cố nhà nƣớc không thể chỉ bằng việc đề cao tính chất và bản chất giai cấp của nhà nƣớc, mà còn phải bằng việc xây dựng hệ thống cơ chế, thiết chế, tổ chức và phƣơng thức đúng đắn để bộ máy nhà nƣớc vận hành có hiệu quả. Vì vậy, chúng ta đã quay lƣng lại với vấn đề nhà nƣớc pháp quyền, không thấy đƣợc mặt tích cực của nhà nƣớc pháp quyền trong tổ chức, quản lý xã hội, trong phát triển kinh tế, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân nên chƣa quan tâm xây dựng đƣợc nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Hơn nữa các tiền đề kinh tế - xã hội cho sự ra đời của của nhà nƣớc pháp quyền XHCN vẫn còn ở mức độ manh nha.

Khi các nƣớc XHCN tiến hành cải cách, cải tổ, đổi mới, vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN bắt đầu đƣợc đặt ra song việc triển khai thực hiện lại rất lúng túng do thiếu cơ sở lý luận, cơ sở chính trị - xã hội, cơ sở kinh tế. Một số nƣớc XHCN áp dụng vội vàng, mù quáng các thiết chế và luật pháp của CNTB nên đã dẫn đến những sai lầm to lớn trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Đó là “từ bỏ đột ngột cơ chế quản lý xã hội đang có, trong lúc nhà nƣớc chƣa có đủ khả năng, hệ thống pháp luật còn yếu kém… đã đƣa xã hội Xô viết đi vào khoảng trống quyền lực và sự rối loạn không thể vãn hồi” [65, tr.94]. Hậu quả là chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Thực tiễn này đã khẳng định các Đảng cộng sản trong tiến trình xây dựng xã hội mới, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN cần biết tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm và giá trị của nhà nƣớc pháp quyền mà nhân loại đã đạt đƣợc, vận dụng sáng tạo những giá trị này vào công cuộc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, song cần phải có những bƣớc đi thích hợp, phải tạo đƣợc

32

những cơ sở vững chắc về kinh tế, chính trị, xã hội, không thể chủ quan, duy ý chí, nóng vội, phi thực tế.

Đối với Việt Nam, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN là một quá trình lâu dài xuất phát từ yêu cầu khách quan của sự phát triển của đất nƣớc hƣớng đến mục tiêu tạo lập một xã hội mới: “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [27, tr.62]. Trong quá trình này, song song việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu về lý luận và thực tiễn của quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn khẳng định chúng ta xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc XHCN, mặc dù không dùng khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, nhƣng thực chất tƣ tƣởng của Ngƣời về nhà nƣớc pháp quyền XHCN lại rất phong phú. Điều này thể hiện:

Thứ nhất, tƣ tƣởng về nhà nƣớc của Hồ Chí Minh có hạt nhân là quan

điểm nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nƣớc. Theo Ngƣời, nhân dân lao động chính là ngƣời làm ra của cải vật chất cho xã hội, do đó, tất cả quyền lực nhà nƣớc phải thuộc về nhân dân. Từ nhận thức đúng đắn này nên khi đã xác định chính thể của nƣớc ta là “Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Ngƣời khẳng định nguồn gốc xâu xa của quyền lực nhà nƣớc ta là ở nhân dân: “Nƣớc ta là nƣớc dân chủ; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân…”, “Chính quyền tự xã đến Chính phủ trung ƣơng đều do dân cử ra”. Nói tóm lại, quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân” [54, tr.698]. Đây chính là sự kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Mác và Ăngghen: “Trong chế độ dân chủ thì chế độ nhà nƣớc, luật pháp, bản thân nhà nƣớc – trong chừng mực nhà nƣớc là một chế độ nhất định - chỉ là sự tự quy định của nhân dân và là nội dung xác định của nhân dân” [8, tr.335]. Tất nhiên, trong quá trình lãnh đạo xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng nói đến chuyên chính,

33

nhƣng chuyên chính với Ngƣời chỉ là phƣơng tiện, dân chủ mới là mục tiêu, động lực, có chuyên chính cũng chỉ là nhằm phát triển dân chủ, “chuyên chính là cái khóa, cái cửa đề phòng kẻ phá hoại, dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ dân chủ” [56, tr.230].

Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, nhà nƣớc XHCN phải đƣợc tổ chức và

hoạt động theo pháp luật, đảm bảo tính tối cao của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội và tất cả công dân đều bình đẳng và tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Nhƣ vậy đối với Hồ Chí Minh, nhà nƣớc pháp quyền là nhà nƣớc bị ràng buộc và chi phối bởi pháp luật. Nhà nƣớc tự đặt mình dƣới pháp luật, chỉ hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tuân thủ các đạo luật đã đƣợc thông qua.

Nội dung của pháp luật theo Hồ Chí Minh phải nhân văn, phải vì con ngƣời, phục vụ và bảo vệ con ngƣời. Ngƣời viết: “nghĩ cho cùng, vấn đề tƣ pháp cũng nhƣ mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm ngƣời” [52, tr.89]. Ở đời và làm ngƣời là phải thƣơng nƣớc, thƣơng dân, thƣơng nhân loại bị áp bức đau khổ. “Pháp luật của ta là pháp luật thực sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Ngƣời nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến tự do của ngƣời khác là phạm pháp” [52, tr.186]. “Chúng ta tranh đƣợc tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập ấy cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà đƣợc ăn no, mặc đủ” [53, tr.152].

Thứ ba, về vấn đề tổ chức bộ máy nhà nƣớc, quan điểm của Hồ Chí

Minh về cơ chế tổ chức quyền lực nhà nƣớc đã đƣợc thể hiện rõ nét trong Hiến pháp năm 1946 mà Ngƣời là chủ tịch ủy ban dự thảo Hiến pháp này. Trong bản Hiến pháp đầu tiên này, quan điểm về ba bộ phận cấu thành quan trọng của nhà nƣớc là nghị viện nhân dân (cơ quan lập pháp), chính phủ (cơ

34

quan hành pháp) và tòa án (cơ quan tƣ pháp) đã đƣợc khẳng định và ghi nhận. Ngƣời đặc biệt quan tâm đến vai trò, vị trí của Chính phủ trong bộ máy nhà nƣớc. Theo Ngƣời: “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân đã giao phó” [55, tr.368]. Ngƣời cũng nêu lên tƣ tƣởng về một Chính phủ của toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái, coi trọng tính hiệu quả và thiết thực và luôn phải chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân: “nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [55, tr.572- 574].

Thứ tư, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ nhà nƣớc, nhất là ngƣời lãnh đạo

quản lý phải có trình độ về tri thức, nắm vững pháp luật và phải có phẩm chất tốt “có đức, có tài”, “Trí, tín, nhân, dũng, liêm”, “Việc gì cũng phải công bình chính trực, không nên vị tƣ tâm, tƣ huệ, hoặc tƣ thù, tƣ oán” [54, tr.104-105].

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, quan niệm về Nhà nƣớc pháp quyền và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam là kết quả của quá trình vận động tƣ duy của Đảng. Quá trình này đƣợc bắt đầu từ sự nghiên cứu, đánh giá đúng đắn những ƣu thế cũng nhƣ những hạn chế của mô hình nhà nƣớc pháp quyền đã và đang tồn tại trên thế giới trong quản lý kinh tế - xã hội, thực hiện dân chủ, phát triển đất nƣớc cũng nhƣ từ sự phân tích yêu cầu của đất nƣớc khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới, thực hiện KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam.

Trƣớc đổi mới, Đảng ta chƣa dùng khái niệm nhà nƣớc pháp quyền, mà dùng khái niệm nhà nƣớc dân chủ nhân dân, nhà nƣớc chuyên chính vô sản,

35

nhà nƣớc XHCN. Đến đổi mới, cùng với sự thay đổi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền của Đảng đã hình thành và không ngừng phát triển, hoàn thiện một cách có hệ thống qua mỗi kỳ đại hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đại hội VI (12/1986) của Đảng đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong quá

trình xây dựng CNXH ở nƣớc ta khi Đảng ta đề ra và thực hiện đƣờng lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN. Điều này đặt ra những yêu cầu mới trong quản lý xã hội. Một mặt đòi hỏi mở rộng dân chủ, trƣớc hết trong lĩnh vực kinh tế; mặt khác cần phải mở rộng sự giao lƣu, thông thƣơng hàng hóa trong nƣớc và quốc tế, từng bƣớc hội nhập quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới cách tổ chức và phƣơng thức hoạt động của bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng dân chủ và pháp quyền nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội không ngừng phát triển.

Báo cáo chính trị của Đại hội VI khẳng định: “Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng của nhà nƣớc là thể chế hóa bằng pháp luật quyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lý kinh tế, xã hội theo pháp luật” [28, tr.124]. Đại hội VI cũng đã nêu lên tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc” và cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhằm phát huy vai trò của nhân dân lao động trong quản lý kinh tế - xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Tại đại hội VII (6/1991), văn kiện Đại hội và Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng đã thể hiện tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền trong việc xây dựng nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân. Đó là: Đi đôi với phát triển KTTT không thể tách rời việc cải cách bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng “nhà nƣớc thực sự là của dân, do dân và vì dân” “tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân”,

36

trong đó nhà nƣớc cần phải có năng lực định ra một hệ thống pháp luật đồng bộ, “tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thống nhất quyền lực nhƣng phân công, phân cấp rành mạch, “tinh giản, gọn nhẹ và hoạt động có chất lƣợng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, quản lý” [23, tr.91]. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế và quản lý xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994) đã đánh

dấu bƣớc tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng về nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Trong 8 nhiệm vụ chủ yếu, lần đầu tiên Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm nhà nƣớc pháp quyền: “Tiếp tục từng bƣớc hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, đƣa đất nƣớc phát triển theo định hƣớng XHCN” [28, tr.432 ]. Đây là cơ sở, là tiền đề cơ bản để các Đại hội và Hội nghị Trung ƣơng tiếp theo đi sâu làm rõ nội hàm của khái niệm nhà nƣớc pháp quyền XHCN cũng nhƣ sự cần thiết phải xây dựng, hoàn

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 27)