Đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ công chức nhà nước

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 93)

công chức nhà nước

Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua đã khẳng định vị trí, vai trò vô cùng to lớn của đội ngũ cán bộ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà nƣớc.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã và đang đặt ra cho đội ngũ cán bộ nhà nƣớc những yêu cầu mới về phẩm chất chính trị, văn hóa, tri thức và đạo đức cách mạng cũng nhƣ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, “nhìn chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét

96

về chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu có nhiều mặt chƣa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [29, tr.15]. Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ƣơng khóa IX đã chỉ rõ yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ nhà nƣớc hiện nay là: có năng lực tổ chức thực tiễn và khả năng đoàn kết, quy tụ cán bộ nhân viên; lối sống trong sạch, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh trống tham nhũng; đề cao sự gƣơng mẫu của bản thân cán bộ, không lạm dụng chức quyền để mƣu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình ngƣời thân.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên cần đổi mới và hoàn thiện công tác tuyển chọn, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam:

Về tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc: Muốn có đội ngũ cán bộ, công chức tốt trƣớc hết phải xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công chức nhà nƣớc. Đây là vấn đề rất quan trọng để có thể tuyển chọn đƣợc các công chức tốt. Vì vậy, nhà nƣớc cũng nhƣ mỗi ngành phải đề ra đƣợc hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp làm cơ sở để lựa chọn trong quá trình thi tuyển công chức, tránh sự tùy tiện và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đã đề ra, nhà nƣớc và mỗi ngành xây dựng kế hoạch tuyển dụng và công bố công khai rộng rãi kế hoạch này. Quá trình tuyển chọn phải minh bạch, công tâm. Có nhƣ vậy mới có thể tuyển chọn đƣợc những cán bộ, công chức có đủ phẩm chất vào bộ máy công quyền, phục vụ tốt cho việc điều hành và quản lý kinh tế - xã hội của các bộ, ban, ngành. Ngoài ra cần có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, trọng dụng những ngƣời có đức có tài. Công khai tuyển dụng những nhân tài chất lƣợng cao mà xã hội đang thiếu. Đổi mới hơn nữa công tác quy hoạch cán bộ theo tinh thần: “Quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ

97

hiện tại; dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ để chủ động, có phƣơng hƣớng đào tạo, bồi dƣỡng. Đặc biệt chú trọng tạo đƣợc nguồn cán bộ dồi dào, đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu, tập trung vào cán bộ lãnh đạo Đảng, nhà nƣớc, đoàn thể nhân dân các cấp, cán bộ lãnh đạo lực lƣợng vũ trang, cán bộ khoa học và chuyên gia, cán bộ quản lý kinh doanh” [29, tr.82-83].

Về đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc: công tác đào tạo, bồi dƣỡng theo yêu cầu nâng cao chất lƣợng cả về phẩm chất, cả về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, đồng thời phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hệ thống hành chính nhà nƣớc đã đƣợc đổi mới theo hƣớng tinh gọn và chuyên sâu. Trong đó, phải tăng cƣờng công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

Gắn đào tạo với sử dụng, bố trí cán bộ, công chức sau đào tạo. “ Công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cần bám sát mục tiêu, yêu cầu, định hƣớng của chiến lƣợc cán bộ, gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch cán bộ. Coi trọng chất lƣợng đào tạo. Phân định rõ giữa đào tạo cơ bản và bồi dƣỡng chức danh. Rút ngắn thời gian đào tạo. Chú trọng đào tạo tập trung” (Nghị quyết số 52- NQ/TW, ngày 30 tháng 7 năm 2005 của Bộ chính trị) [76, tr.369].

Về sử dụng, quản lý cán bộ, công chức nhà nƣớc cần theo hƣớng: Một là, xây dựng và áp dụng chức danh, tiêu chuẩn của các loại cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính, các tổ chức sự nghiệp. Từ đó “phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ, công chức; tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ” [27, tr.54]. Tiến hành phân cấp, quản lý biên chế hành chính. Hai là, cần có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm

98

vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những ngƣời không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Ba là, phải xây dựng chế độ trách nhiệm và sàng lọc cán bộ nhà nƣớc thƣờng xuyên, rõ ràng và minh bạch, trong đó phải tạo lập đƣợc cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cán bộ nhà nƣớc một cách có hiệu quả.

Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ, công chức: Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ cần tập trung vào mấy vấn đề chủ yếu sau đây: Giải quyết cơ bản vấn đề tiền lƣơng của cán bộ, công chức nhà nƣớc để cán bộ, công chức toàn tâm với công việc thì tiền lƣơng phải là nguồn thu nhập chính, đảm bảo cho cán bộ đủ sống, có điều kiện học tập, nghiên cứu, cống hiến, đủ để tái sản xuất sức lao động. Cùng với cải cách tiền lƣơng, cần hoàn thiện, mở rộng hệ thống chính sách kích thích, khuyến khích nhƣ: Chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng; chính sách khuyến khích thu hút cán bộ đến những nơi làm việc khó khăn, vùng sâu, vùng xa; chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng… Bổ nhiệm giữ chức vụ phù hợp với năng lực đối với những ngƣời hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đồng thời phải công bằng và công khai trong đánh giá cán bộ, tạo điều kiện mọi mặt để họ cống hiến.

Nhƣ vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc vừa “hồng” vừa “chuyên” là yêu cầu khách quan và cấp bách của nƣớc ta trong điều kiện mới và đây cũng là mấu chốt để xây dựng, hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 93)