Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 86)

nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

Nhìn chung, chúng ta đã ra khỏi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội tập trung, bao cấp, xây dựng, phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền. Vai trò và vị trí của nhà nƣớc trong thời kỳ mới đƣợc khẳng định và thể hiện rõ nhất ở tính hiệu quả trong hoạt động điều hành kinh tế và quản lý xã hội. Thực tiễn cho thấy khả năng và trình độ phát triển kinh tế của đất nƣớc cũng nhƣ mức độ ổn định xã hội là sự phản ánh trung thực năng lực, trình độ của nhà nƣớc trong việc tổ chức quản lý xã hội, phát triển đất nƣớc. Trong những năm qua, chúng ta đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong công cuộc đổi mới cơ cấu và tổ chức bộ máy nhà nƣớc, đổi mới phƣơng thức hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN, chúng ta cần tiếp tục đổi mới một cách toàn diện về cơ cấu tổ chức

89

của các cơ quan này để hoạt động của điều hành, quản lý xã hội của nhà nƣớc ta ngày một hiệu quả hơn, thể hiện rõ hơn quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân dân.

Xét về thực chất, quyền lực trong nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta là thống nhất nhƣng về hình thức, nó đƣợc phân định thành ba bộ phận cơ bản là lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Những năm qua, chúng ta đã tập trung giải quyết mối quan hệ của cả ba bộ phận nhằm phát huy và nâng cao năng lực, hiệu quả trong các cơ quan quyền lực này và bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên, việc xác định phạm vi, ranh giới cũng nhƣ sự phối hợp hành động giữa các cơ quan này vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết mà điểm nổi trội nhất là tình trạng vừa lấn sân của nhau trong hoạt động, vừa không thực hiện đúng và đầy đủ vai trò, trách nhiệm mà Đảng và nhân dân giao phó cho từng bộ phận. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nƣớc pháp quyền XHCN nhất thiết phải xây dựng đƣợc cơ cấu tổ chức bộ máy quyền lực nhà nƣớc khoa học, hiện đại, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội nƣớc ta thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển KTTT định hƣớng XHCN. Để xây dựng một cơ cấu tổ chức nhà nƣớc hiện đại và phù hợp, cần giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau:

* Đối với cơ quan lập pháp

Khi chúng ta đã khẳng định trong Hiến pháp việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam thì cũng có nghĩa là Quốc hội của chúng ta cũng phải đƣợc đổi mới để đáp ứng các yêu cầu của việc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Sự đổi mới này cần đi theo hƣớng: Đổi mới Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo hướng xây dựng cơ quan lập hiến, lập pháp thực sự vững mạnh.

Để làm đƣợc điều này, trƣớc tiên, cần tăng cƣờng các đại biểu có năng lực, phẩm chất và trình độ cao về văn hóa, khoa học, lý luận chính trị và đạo

90

đức. Bởi, muốn có những đạo luật có tính khả thi cao thì bản thân những đại biểu Quốc hội phải có trình độ và kỹ năng lập pháp tốt. Đại biểu quốc hội vừa phải có khả năng đi sâu, nắm bắt ý nguyện cử tri ở địa phƣơng, cơ sở, vừa phải có khả năng khái quát, đề xuất những vấn đề lớn liên quan đến quốc kế, dân sinh, đồng thời có đủ năng lực thẩm định, đánh giá các dự luật mà các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội… đƣa ra. Số đại biểu chuyên trách cần đƣợc tăng cƣờng, hạn chế đại biểu kiêm chức để các đại biểu quốc hội có đủ thời gian, sức lực và trí tuệ cho hoạt động của quốc hội. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của đại biểu quốc hội trƣớc nhân dân cũng là vấn đề quan trọng hiện nay trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc tiền đề để Quốc hội hoạt động một cách chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN trong điều kiện mới.

Để thực sự trở thành cơ quan lập pháp mang tính chuyên nghiệp, quốc hội cần tiếp tục củng cố các cơ quan chuyên môn (các ủy ban, hội đồng của Quốc hội) theo hƣớng chuyên môn hoá, cần phải có đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan. Tăng cƣờng năng lực các ủy ban về ngân sách, pháp luật, tƣ pháp và dân nguyện. Tăng số lƣợng đại biểu chuyên trách trong các ủy ban này. Gắn hoạt động quốc hội với công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và lý luận.

Trong hoạt động giám sát, Quốc hội cần nghiêm túc áp dụng quy chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chính phủ và thông tin đầy đủ cho nhân dân về kết quả của mỗi lần bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội cần có nhận thức mới đối với vấn đề thay đổi nhân sự của chính phủ hay lập chính phủ mới, cần coi đó là vấn đề bình thƣờng trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Tổ chức thƣờng xuyên các cuộc chất vấn các tổ chức và cá nhân do Quốc hội bầu ra tại các phiên họp Quốc hội, cũng nhƣ trƣớc Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, tạo không khí tranh luận thực sự trong các phiên họp Quốc hội thay vì chỉ

91

thảo luận để thông qua. Có thể coi đây là các cuộc thẩm định năng lực cũng nhƣ ý thức trách nhiệm trƣớc cử tri của các tập thể, cá nhân đã đƣợc quốc hội giao nhiệm vụ. Kết quả của cuộc điều trần có thể dẫn đến bãi miễn một số chức vụ của một số thành viên của các cơ quan đƣợc đƣa ra điều trần. Miễn nhiệm, bãi nhiệm cần đƣợc coi là sinh hoạt dân chủ, lành mạnh cần thiết của Quốc hội, thể hiện đƣợc quyền lực mà nhân dân đã trao cho Quốc hội.

Tăng cƣờng thời gian và nâng cao chất lƣợng các kì họp Quốc hội cũng là một biện pháp cần thiết để Quốc hội làm tròn đƣợc vai trò của mình trƣớc cử tri. Việc thảo luận, tranh luận, biểu quyết thông qua các luật, các vấn đề liên quan đến quốc kế, dân sinh của đất nƣớc đòi hỏi phải có thời gian, việc chất vấn các bộ, các ngành, các cá nhân và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt của cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp tiêu tốn một thời gian khá nhiều. Sự thiếu thời gian sẽ dễ dẫn đến sự vội vàng trong việc đƣa ra các quyết sách. Điều này không những ảnh hƣởng đến chất lƣợng các văn bản luật mà còn làm giảm sút uy tín của Quốc hội ta trƣớc nhân dân và bạn bè quốc tế.

* Đối với cơ quan hành pháp

Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam cần tập trung hơn vào việc xây dựng một cơ quan hành pháp mạnh có khả năng tổ chức và điều hành có hiệu quả hoạt động mọi mặt của xã hội, xây dựng một đội ngũ công chức có năng lực và chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc của mình trƣớc pháp luật trƣớc nhân dân. Để làm đƣợc điều đó cần phải:

Thứ nhất, trong điều kiện đất nƣớc đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và xây dựng, phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN, hàng loạt vấn đề nóng bỏng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh đang đƣợc đặt ra đòi hỏi cần phải đƣợc xử lý nhanh chóng hiệu quả. Để thích ứng đƣợc với điều kiện mới này, Chính phủ

92

phải có một cơ cấu tinh gọn, có thể phản ứng một cách kịp thời, nhanh chóng, giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng đƣợc một cơ cấu, tổ chức quyền lực hành pháp mạnh đủ sức giải quyết những vấn đề thực tiễn phát triển đất nƣớc, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và thành phần kinh tế phát triển, tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nƣớc.

Thứ hai, để có một Chính phủ vững mạnh trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, hoạt động của Chính phủ cần tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các thể chế, hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; chỉ đạo và phối hợp các ngành, các cấp thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các thể chế và thực thi pháp luật. Sự điều hành của Chính phủ trƣớc hết phải tập trung vào làm tốt việc nghiên cứu, xây dựng chiến lƣợc, thể chế, chính sách vĩ mô và tăng cƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các công tác trọng tâm, then chốt cũng nhƣ việc thi hành pháp luật đối với các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thứ ba, phải tạo dựng một môi trƣờng đạo đức trong sạch trong bộ máy công quyền và phải có cơ chế kiểm soát lẫn nhau trong bản thân cấu trúc bộ máy hành pháp. Đây là vấn đề quan trọng đảm bảo cho sự minh bạch, trong sạch của các cơ quan công quyền, góp phần giảm thiểu tiêu cực của đội ngũ công chức nhà nƣớc. Việc xác định rõ sự phân cấp trách nhiệm giữa cơ quan hành chính trung ƣơng và địa phƣơng theo hƣớng vừa tăng cƣờng kỉ cƣơng, pháp luật, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phƣơng là rất cần thiết. Sự phân định thẩm quyền rạch ròi giữa các bộ, ngành với nhau, giữa cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng sẽ là một cơ chế để kiểm soát và hạn chế quyền lực từ bất cứ bộ phận nào trong bộ máy hành pháp. Chính phủ phải kiểm soát đƣợc hoạt động của các bộ, các ngành, nhƣng không làm thay công việc của bộ, ngành. Sự tự kiểm soát của bản thân bộ máy hành pháp sẽ có ý

93

nghĩa chống lại sự lạm quyền, làm cho các nhân viên thực thi công quyền trong sạch về đạo đức hơn.

Thứ tƣ, trong mối quan hệ với công dân, thông tin về những hoạt động hành pháp phải đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Công dân có quyền đƣợc cung cấp những thông tin cần thiết về hoạt động hành pháp thông qua nhiều hình thức thích hợp. Có thể nói, đây là khâu yếu ở nƣớc ta hiện nay. Vì vậy, công khai, minh bạch các hoạt động của các cơ quan hành pháp đang là đòi hỏi của xã hội đối với nhà nƣớc pháp quyền XHCN nƣớc ta hiện nay. Chủ trƣơng xây dựng nền hành chính chịu trách nhiệm đầy đủ và trực tiếp trƣớc nhân dân, đồng thời thể chế hóa các phƣơng thức kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hệ thống hành chính là nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện bộ máy hành pháp. Vì vậy, thời gian tới, không chỉ Thủ tƣớng, Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (đƣợc Thủ tƣớng ủy quyền) họp báo mà các Bộ trƣởng cần có những cuộc tiếp xúc với đông đảo tầng lớp trong xã hội, duy trì mối quan hệ thƣờng xuyên và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về các sự kiện xảy ra trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Hơn nữa, cần phải tạo cơ chế buộc các vị lãnh đạo các bộ, các ngành phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những tổn thất và tiêu cực xảy ra trong ngành mình phụ trách, tránh tình trạng chung chung, không quy đƣợc trách nhiệm cho các vị đứng đầu đơn vị nhƣ hiện nay khi đơn vị họ lãnh đạo, quản lý xảy ra tiêu cực.

Thứ năm, kinh nghiệm các nƣớc cho thấy, việc xây dựng một nhà nƣớc mạnh có đủ năng lực phụ thuộc vào việc tuyển chọn, bồi dƣỡng, sử dụng và kiểm soát đội ngũ cán bộ công chức. Không có đội ngũ công chức có đủ phẩm chất năng lực để vận hành bộ máy quyền lực thì Chính phủ không thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ của mình.

94

Ở Việt Nam cũng vậy, để vận hành có hiệu quả nền KTTT định hƣớng XHCN, để Chính phủ có đủ năng lực quản lý kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cần thiết phải xây dựng cho đƣợc đội ngũ công chức, có phẩm chất chính trị và nhân cách tốt, có năng lực cao về mọi mặt.

* Đối với cơ quan tƣ pháp:

Đổi mới tổ chức và hoạt động tƣ pháp cần tập trung vào việc nâng cao vai trò cũng nhƣ tính độc lập của tòa án và viện kiểm sát nhân dân. Vấn đề độc lập của các cơ quan tƣ pháp cũng nhƣ nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan này là một trọng tâm trong công tác xây dựng, hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở nƣớc ta hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này, cần phải giải quyết tố vấn đề chủ yếu sau:

Một là, cần xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng và quyền hạn của cơ quan tƣ pháp trong mối quan hệ với các cơ quan lập pháp và hành pháp. Giải quyết các chồng chéo, chồng lấn trong hoạt động của các cơ quan hành pháp và tƣ pháp. Thống nhất và tập trung các hoạt động tƣ pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành tƣ pháp cần phải chú trọng kiểm tra, giám sát việc ra các văn bản dƣới luật, đảm bảo các văn bản mà các cơ quan này ban hành không vi phạm Hiến pháp cũng nhƣ vi phạm các luật khác. Việc kiểm tra, thẩm định, kiến nghị các văn bản mang tính pháp luật của các bộ, ban ngành, địa phƣơng của các cơ quan tƣ pháp ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế, cần sớm khắc phục.

Hai là, tăng cƣờng các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tƣ pháp. Chuyên nghiệp hóa các đoàn luật sƣ, tăng cƣờng vai trò cá nhân luật sƣ, nâng cao chất lƣợng đào tạo luật gia, tiêu chuẩn hóa luật sƣ và công nhận luật sƣ. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các công ty luật.

95

Ba là, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ tƣ pháp, nâng cao chất lƣợng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ này. Tăng cƣờng cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn cao cho cơ quan tƣ pháp.

Bốn là, trong điều kiện nƣớc ta đang thực hiện KTTT định hƣớng XHCN hiện nay, đối với lĩnh vực kinh tế, hoạt động tƣ pháp chủ yếu là nhằm tập trung bảo vệ nền móng pháp luật, bảo vệ quyền sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế theo luật pháp. Hoạt động tƣ pháp của nhà nƣớc phải là ngƣời trọng tài giải quyết những tranh chấp về kinh tế và chống các hành vi độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các chủ thể. Vì thế, phải nhanh chóng xây dựng hệ thống thể chế xét xử phù hợp với các quan hệ thị trƣờng thì mới bảo đảm tăng trƣởng kinh tế bền vững, giữ vững định hƣớng XHCN trong quá trình phát triển của kinh tế và của đất nƣớc.

Có thể nói, hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc là một giải pháp quan trọng, góp phần đẩy mạnh tiến độ xây dựng, hoàn thiện nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam khi đất nƣớc chuyển sang xây dựng nền KTTT định hƣớng XHCN.

Một phần của tài liệu Nhà nước pháp quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 86)