Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Du lịch nội địa - Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên - Huế (Trang 29)

- Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ: Chiếm 9% diện tích tỉnh nằm dọc theo bờ biển phía Đông tỉnh.

2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1. Hệ thống di tích lịch sử quan trong có giá trị phục vụ du lịch.

Nổi bật nhất trong hệ thống di tích lịch sử của Thừa Thiên - Huế là quần thể di tích cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôn giáo, kiến trúc dân dụng… thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Champa, Việt, Trung Hoa và phương Tây tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách. Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Ngoài quần thể di tích Huế, còn có 34 di tích đã được nhà nước xếp hạng.Trong số đó nhiều di tích được coi là có giá trị đặc biệt quan trọng cần tập trung đầu tư tôn tạo, bảo vệ và tổ chức khai thác tốt phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ Chí Minh…

2.2. Các lễ hội.

Như bao miền quê khác trên dải đất Việt Nam, các lễ hội dân gian ở Huế thường găn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống. Bên cạnh những nét chung của lễ hội Việt, các lễ hội ở Huế còn mang những nét riêng của vùng ven biển. Các lễ hội dân gian nổi bật ở Thừa Thiên - Huế là lễ hội Cầu Ngư, giồng như lễ hội cầu mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp; lễ hội Điện Hòn Chén, tế lễ thánh mẫu Ponaga diễn ra vào dịp thanh minh trong các ngày 2 tháng 3 và từ ngày 1 đến 15 tháng 7 ( âm lịch ); các lễ hội Phật giáo có lễ Phật Đản (15/4), Vu Lan (15/7)… thu hút đông đảo nhất người dân xứ Huế và các thành phố lân cận.

Bên cạnh lễ hội dân gian một nét đặc trưng của lễ hội Thừa Thiên - Huế là các lễ hội cung đình như lễ tế giáo, lễ đại triều, lễ đăng quang v.v… Các lễ hội này có thể khôi phục, khai thác như một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.

2.3. Nghệ thuật truyền thống.

Ca nhạc Huế là sự thể hiện phong phú nhiều thể loại. Chúng ta có thể tìm thấy ở đây vẻ trang trọng kiêu sa của nhạc cung đình như giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc…, ve bình dị sâu lắng của dân gian như các làn điệu dân ca.

Các làn điệu dân ca Huế có nét đặc trưng riêng biệt. Nó mang chất trữ tình, ngọt ngào, hiền dịu và sâu lắng, tươi vui mà không náo loạn, u buồn nhưng không bi lụy. Tiêu biểu các điệu hò mái đẩy, mái nhì, hò nện, hò giã gạo, giã vôi, giã điệp…, các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý Hoài Nam, lý Tình Tang… mà mỗi khi thoáng nghe chúng tađã lên tưởng tới Huế.

Với giá trị đắc sắc về văn hóa, ca múa nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới tạo điệu kiện thuận lựoi cho phát triển du lịch.

2.4. Nghệ thuật ẩm thực.

Món ăn Huế rất phong phú, mang bản sắc độc đáo địa phương. Nó vừa có món ăn sang trọng ( Các món ăn trong cung đình ) vừa có món anư giản dị nhưng màu sắc, mùi vị rất hấp dẫn. Món ăn Huế được xem là một sản phẩm du lịch.

2.5. Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống.

Làng nghề và thủ công truyền thống của Huế vốn có từ lâu đời, hình thành từ nhu cầu phục vụ công việc xây dựng và sửa sang cung điện và nhu cầu trao đổi buôn bán cũng như sản xuất, sinh hoạt. Nhiều làng nghề nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn còn tồn tại như Phường Đúc ( hiện nay là 5 dãy thợ đúc nằm dọc theo đường Bùi Thị Xuân, cách trung tâm thành phố Huế 3 km về phía Tây Nam ), nghề sơn son Tiên Nộn… Các làng nghề này là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với văn hóa như du lịch làng nghề, các loại hàng hóa lưu niệm…

2.6. Du lịch văn hóa A Lưới.

Đây là điểm du lịch nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 70 km theo đường tỉnh lộ 589. A Lưới là huyện miền núi biên giới nơi đồng bào dân tộc Pacô – Tà Ôi cư trú với những phong tục tập quán truyền thống được bảo tồn qua năm tháng.

Sự hấp dẫn của điểm du lịch A Lưới còn tăng lên gấp bội với di tích đường mòn Hồ Chí Minh vĩ đại, con đường đã đi vào huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Mặt khác nghề dệt thủ công vải Dèng của người Tà Ôi – A Lưới đủ làm cho nhiều khách nước ngoài và những nhà nghiên cứu nghệ thuật kinh ngạc do kỹ xảo dệt đặc biệt mà không tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới là cách lồng các hạt cườm vào vải đồng thời lúc dệt vải.

Một phần của tài liệu Du lịch nội địa - Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên - Huế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w