CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO BÁO CÁO HỘI THẢO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐNA BÀN TP.HCM VÀ MỘT SỐ ĐNA PHƯƠNG LÂN CẬN Hội thảo Khung phân tích DỰ Á
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỸ THUẬT HẬU GIA NHẬP WTO
BÁO CÁO HỘI THẢO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DỆT MAY TRÊN
ĐNA BÀN TP.HCM VÀ MỘT SỐ ĐNA PHƯƠNG LÂN CẬN
Hội thảo Khung phân tích
DỰ ÁN: “THÚC ĐẨY TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HỖ TRỢ CÁC TỈNH TRONG VÙNG”
CƠ QUAN THỰC HIỆN: TRUNG TÂM HỖ TRỢ HỘI NHẬP WTO THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
Trang 2I KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1 Giới thiệu
Ngày 03 tháng 10 năm 2011, Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (BWTO) đã có công văn số 143/BCĐ-VP phê duyệt tài trợ cho dự án “Thúc
đNy triển khai hiệu quả Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của TP.HCM và hỗ
trợ các tỉnh trong Vùng” của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh với kinh phí thực hiện tối đa là 250.000 USD Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO cũng đã ký kết với Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh thoả thuận tài trợ số 019/VPBCĐWTO-TTTT ngày 05 tháng 01 năm 2012
Ngày 10 tháng 11 năm 2011, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có quyết định số 5418/QĐ-UBND về phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Thúc đNy triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh trong Vùng” nhằm hỗ trợ triển khai có trọng tâm và hiệu quả chương trình hành động của Thành phố về hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn sau năm 2010 và mở rộng hỗ trợ cho các tỉnh lân cận Đồng thời, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ra quyết định số 5419/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý Dự án
“Thúc đNy triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh trong Vùng”, trong đó cơ quan thực hiện là Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM
Dự án “Thúc đNy triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM
và hỗ trợ các tỉnh trong Vùng” hướng đến 02 mục tiêu: (i) Mở rộng hoạt động hỗ trợ về hội nhập kinh tế quốc tế cho các tỉnh xung quanh và (ii) Nâng cao năng lực
cố vấn, tham mưu chính sách phát triển cho Chính quyền Thành phố Tương ứng với mục tiêu đã đề ra, kết quả đầu ra của dự án gồm: (i) mạng lưới báo cáo viên/chuyên gia về vấn đề WTO và hội nhập kinh tế quốc tế được thiết lập và phát triển và (ii) năng lực tham mưu chính sách được nâng cao thông qua xây dựng và
áp dụng các báo cáo chuyên sâu Thời gian thực hiện dự án là từ tháng 11 năm
2011 đến tháng 03 năm 2013 Tổng kinh phí thực hiện dự án là 265.000 USD, trong đó kinh phí tài trợ là 250.000 USD và vốn đối ứng của thành phố là 15.000 USD
2 Mục đích
Hoạt động “Khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận” nhằm đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương
là nơi tập trung các doanh nghiệp trong cụm ngành, từ đó đề xuất chính sách thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả trong nội ngành Dự kiến thành công của
Trang 3nghiên cứu trong cụm ngành này sẽ được nhân rộng ra các cụm ngành khác trên
địa bàn như logistics; điện-điện tử; tài chính-ngân hàng; du lịch,… nhằm thúc đNy
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo chiều sâu, góp phần nâng cao vị thế của các ngành công nghiệp, thúc đNy tham gia hiệu quả sản xuất của Việt Nam nói chung
và địa phương nói riêng vào chuỗi giá trị toàn cầu
Trong khuôn khổ hoạt động sẽ có 3 hội thảo, đây là hội thảo ban đầu nhằm góp ý khung phân tích của chuyên đề và dự kiến khảo sát Hội thảo “Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận – Khung phân tích” nhằm lấy ý kiến các chuyên gia về khung phân tích, cách tiếp cận và hướng khảo sát thực hiện báo cáo Đồng thời, thông qua hội thảo cũng đặt quan hệ với các đối tác (cơ quan, doanh nghiệp) có liên quan để tiếp tục triển khai các hoạt động kế tiếp trong chuỗi thực hiện báo cáo
3 Thành phần tham gia
- Đơn vị tổ chức: Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM/BQLDA “Thúc đNy triển khai hiệu quả Chương trình HNKTQT của TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh
trong Vùng”
- Thành phần tham gia: Cơ quan quản lý ngành ở các địa phương thuộc Vùng khảo sát; doanh nghiệp dệt may; Hiệp hội và Hội ngành nghề liên quan và nhà nghiên cứu
4 Thời gian Ngày 21 tháng 11 năm 2012
5 Địa điểm Khách sạn Viễn Đông - 275A Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
6 Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo
- Tên hội thảo: “Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”
- Nội dung hội thảo: lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát
đánh giá năng lực cạnh tranh cuat cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và
một số địa phương lân cận
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1 Nội dung tập huấn, trình bày tại hội nghị, hội thảo
- Nội dung hội thảo: lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát
đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một
số địa phương lân cận
- Báo cáo trình bày tại hội thảo:
+ Báo cáo đề dẫn – Trung tâm WTO TP.HCM;
Trang 4+ Báo cáo Khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận;
+ Báo cáo về thông tin và dữ liệu phục vụ triển khai khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may và mẫu phiếu khảo sát
- Tên báo cáo viên, người trình bày:
+ TS Vũ Thành Tự Anh
+ Th.S Nguyễn Xuân Thành
2 Thành phần tham gia
- Số lượng đại biểu: 30 người
- Thành phần tham gia: Cơ quan quản lý ngành ở các địa phương thuộc Vùng khảo sát; doanh nghiệp dệt may; Hiệp hội và Hội ngành nghề liên quan và nhà nghiên cứu
3 Các hoạt động sau hội thảo
Hội thảo lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát là cơ hội để nhóm thực hiện có thể tiếp cận được với các đối tượng thụ hưởng, đồng thời, giúp các nhóm đối tượng có thông tin về việc triển khai các hoạt động nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may, tạo thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động tiếp theo Sau hội thảo, theo kế hoạch, nhóm tư vấn cùng với BQLDA tiếp tục triển khai các hoạt động tiếp theo nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm thực hiện báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận
- Hoạt động kế tiếp trong khuôn khổ dự án:
+ Tham vấn ý kiến chuyên gia từ các cơ quan chức năng, Hiệp hội và hội ngành nghề;
+ Thực hiện khảo sát 300 doanh nghiệp trên địa bàn 3 địa phương (TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai);
+ Viết báo cáo phân tích;
+ 01 hội thảo nhỏ lấy ý kiến các bên có liên quan về báo cáo;
+ 01 hội thảo lớn lấy ý kiến rộng rãi;
+ Nghiệm thu báo cáo;
+ In ấn phNm báo cáo năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may
- Hoạt động ngoài khuôn khổ dự án: phối hợp thực hiện các hoạt động như thông tin, tổ chức 1 số khoá tập huấn chuyên sâu, hội thảo…
Trang 54 Kinh phí thực hiện
- Dự toán kinh phí: 2.920 USD = 60.955.000 đồng (quy đổi theo tỉ giá ngân hàng VCB ngày 21/11/2012: 1 USD = 20.875 đồng)
- Tổng kinh phí thực hiện: ……… đồng
Trang 6Phụ lục 1.10.b1 Kế hoạch tập huấn, hội nghị, hội thảo
KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TẬP HUẤN,
HỘI NGHN, HỘI THẢO
Hoạt động 2.2: Khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt
may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận
Hội thảo nhỏ lấy ý kiến về khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát
1 Mục đích
- Lấy ý kiến các chuyên gia về khung phân tích, cách tiếp cận và hướng khảo sát của chuyên đề;
- Đặt quan hệ với các đối tác (cơ quan, doanh nghiệp) có liên quan đến hoạt động chuyên đề
2 Thành phần tham gia
2.1 Tiêu chí lựa chọn báo cáo viên
Báo cáo viên là các chuyên gia tư vấn của Liên danh Viện Chính sách Công/Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (IPP/CIEM) đang thực hiện các nội dung tương ứng:
- Tư vấn xây dựng khung phân tích, cách tiếp cận của chuyên đề;
- Tư vấn xây dựng mẫu phiếu khảo sát
2.2 Tiêu chí lựa chọn đại biểu
- Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh trong Vùng khảo sát: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai (#8 người);
- Các bên có liên quan: Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, Hội Dệt may – Thêu đan, Hội ngành liên quan tại các tỉnh trong vùng (#10);
- Đối tượng khảo sát: đại diện một số doanh nghiệp lớn trong vùng khảo sát
(#10);
- Các chuyên gia, nhà nghiên cứu (#7)
Tổng cộng khoảng 30 – 35 người
3 Thời gian thực hiện: 21/11/2012
4 Địa điểm thực hiện: Thành phố Hồ Chí Minh
5 Nội dung tập huấn, hội nghị, hội thảo
Trang 75.1 Tên hội thảo: “Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”
5.2 Nội dung hội thảo:
- Nội dung: lấy ý kiến về Khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh cuat cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận
- Tên các báo cáo tại hội thảo:
+ Báo cáo đề dẫn;
+ Báo cáo về khung phân tích, cách tiếp cận vấn đề cụm ngành dệt may trên
địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận;
+ Báo cáo thiết kế nghiên cứu, khảo sát năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận
6 Dự toán kinh phí
số lượng
Số lượng
Định mức Số tiền Hội thảo nhỏ lấy ý kiến về khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát 2.920
Chi phí đi lại cho tư vấn 2 người 2 300 600 Chi phí ở cho tư vấn 2 người x 2 đêm 4 35 140 Phụ cấp ăn và tiêu vặt cho tư vấn 2 người x 3 ngày 6 20 120 Chi phí đi lại cho đại biểu tham dự 8 người 8 20 160 Chi phí ở cho đại biểu tham dự 8 người x 1 đêm 8 35 280 Phụ cấp ăn và tiêu vặt cho đại biểu
tham dự 8 người x 2 ngày 16 20 320 Chi phí thuê hội trường 30 người 30 20 600 Phí thuê thiết bị phục vụ (projector ) 1 ngày 1 100 100 Văn phòng phNm 30 người 30 3 90 Photo tài liệu 30 người 30 3 90 Chi phí tiệc trà giữa giờ 30 người 30 4 120 Chi phí ăn trưa 30 người 30 10 300
Trang 8Phụ lục 1.10.b5: Danh sách đại biểu tham dự tọa đàm
TT Họ và tên Giới tính Chức danh và cơ quan công tác
Nam Nữ
1 Nguyễn Bình An x Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)
2 Phạm Minh Hương x Trưởng ban Thị trường - Tập đoàn
Dệt may Việt Nam
3 Nguyễn Quang Hưng x Tập đoàn Dệt may Việt Nam
4 Nguyễn Minh Thảo x Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương
5 Phùng Thị Hoài Thu x Phó Tổng Giám đốc - Công ty CP
May Sài Gòn 3
6 Nguyễn Phước Hưng x Hiệp hội Doanh nghiệp TP
7 Nguyễn Xuân Thành x Chương trình Fulbright
8 Đinh Công Khải x Viện Chính sách Công
9 Đặng Ngọc Anh x Viện Chính sách Công
10 Lâm Thanh Vân x Hiệp hội doanh nghiệp TP
11 Trương Công Nhật
Minh
x Sở Công Thương TP.HCM
12 Nguyễn Tấn Quang x Công ty Đại Quang Đạt
13 Nguyễn Trúc Vân x Viện Nghiên cứu phát triển TP
14 Hoàng Thanh Bình x Chương trình BWTO
15 Trần Thị Thục Duyên x Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM
16 Vũ Ngọc Anh x Viện Nghiên cứu phát triển
17 Lê Thị Ngọc Dung x Viện Nghiên cứu phát triển
Trang 918 Lê Thị Thanh Tâm x Viện Nghiên cứu phát triển
19 Nguyễn Bảo Vĩnh x Công ty Dệt may Gia Định
20 Nguyễn Văn Long x IET TP.HCM
21 Đinh Tiến Na x Công ty CP May Việt Tiến
22 Đinh Văn Tháp x Công ty CP May Nhà Bè
23 Nguyễn Duy Tín x Công ty TNHH May và in Nhật Tân
24 Phạm Thanh Tâm x Công ty TNHH May Nhật Tân
25 Lê Đông Hổ x Công ty CP Dệt may Thắng Lợi
26 Nguyễn Hoàng Đức x Công ty thời trang Nguyên Tâm
27 Bùi Thị Diễm Châu x Công ty Đông Phương
28 Nguyễn Diệu Thương x Công ty CP May Sài Gòn 2
29 Hồ Thị Huệ x Công ty Tân Châu
30 Huỳnh Minh Vũ x Trung tâm WTO TP.HCM
31 Nguyễn Vũ Y Lan x Trung tâm WTO TP.HCM
Trang 10Phụ lục 1.10.b6: Biên bản hội thảo
BIÊN BẢN HỘI THẢO
“Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và
một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”
1 Tên hội thảo: “Năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn
TP.HCM và một số địa phương lân cận – Hội thảo Khung phân tích”
2 Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Ngày 21 tháng 11 năm 2012
- Địa điểm: Khách sạn Viễn Đông -275A Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM
3 Cơ quan tổ chức: Trung tâm hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM
4 Thành phần tham dự: đại diện cơ quan quản lý ngành ở các địa phương thuộc
Vùng khảo sát; doanh nghiệp dệt may; Hiệp hội và Hội ngành nghề liên quan và nhà nghiên cứu
5 Nội dung chương trình:
Chương trình hội thảo gồm 02 phần:
- Phần báo cáo khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát của nhóm tư vấn: + Báo cáo Khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận;
+ Báo cáo về thông tin và dữ liệu phục vụ triển khai khung phân tích
đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may và mẫu phiếu khảo sát
- Phần trao đổi, thảo luận, góp ý của đại biểu tham dự
5.1 Phần báo cáo khung phân tích và mẫu phiếu khảo sát của nhóm tư vấn thực hiện:
TS Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc Nghiên cứu, Chương trình Giảng
dạy Kinh tế Fulbright – trình bày báo cáo Khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận, với các nội dung chính sau:
- Bối cảnh ngành dệt may cả nước và của Vùng nghiên cứu (TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai): Trên cơ sở đánh giá các hoạt động cũng như quy mô, tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng của ngành dệt may, báo cáo sơ bộ đã cho thấy cái nhìn toàn cảnh về ngành dệt may, phát hiện được những hạn chế, điểm yếu trong phát triển ngành
Trang 11- Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
+ Mục tiêu nghiên cứu: nhằm
Xây dựng khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may từ cả góc độ chuỗi giá trị và cụm ngành;
Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may TP.HCM –
Bình Dương – Đồng Nai (Vùng) trong mối quan hệ đối sánh với các cụm ngành cạnh tranh trong khu vực;
Vẽ sơ đồ cụm ngành dệt may Vùng;
Định vị chuỗi giá trị dệt may Vùng trong chuỗi giá trị dệt may
toàn cầu;
Đề xuất tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển cụm ngành dệt
may của chính quyền Vùng;
Đề xuất khuyến nghị chính sách và kế hoạch hành động cụ thể để
nâng cấp và nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may Vùng
+ Phạm vi nghiên cứu: TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai (Vùng)
+ Đối tượng nghiên cứu:
Cụm ngành dệt may Vùng;
Các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu được cụm ngành dệt may Vùng thực hiện;
Ngành dệt may theo phân loại thống kê ở Việt Nam hiện nay bao gồm sản xuất sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim - đan móc; hoàn thiện sản phNm dệt; sản xuất hàng may sẵn, trang phục
- Khái lược các lý thuyết sử dụng – lý thuyết cụm ngành và lý thuyết chuỗi giá trị:
+ Lý thuyết cụm ngành: bao gồm: khái niệm, các bộ phận cấu thành, vai trò của cụm ngành đối với năng lực cạnh tranh, quá trình hình thành và phát triển cụm ngành Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình kim cương của M.Porter để đánh giá
và dựa trên đó đo lường các nhân tố trong mô hình kim cương
+ Lý thuyết chuỗi giá trị: bao gồm: khái niệm, chuỗi theo cách tiếp cận của M.Porter, năng lực cạnh tranh và nâng cấp công nghệ, sự dịch chuyển trong chuỗi, quản trị chuỗi giá trị toàn cầu
- Khung phân tích kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị: trên cơ sở 2 lý thuyết
ở trên, báo cáo đã sử dụng phương pháp mới là kết hợp cụm ngành và chuỗi giá trị
Việc kết hợp này giúp phát huy những ưu điểm của từng lý thuyết, đồng thời cũng giải quyết được các nhược điểm tồn tại trong các lý thuyết Dựa trên khung phân tích này, nhóm nghiên cứu đã vẽ sơ đồ cụm ngành kết hợp với chuỗi giá trị đối với