1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.docx

48 891 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 170,55 KB

Nội dung

Chủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3

I Khái niệm về toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 3

1 Khái niệm về toàn cầu hoá 3

2 Khái niệm về khu vực hóa 5

3 Khái niệm về hội nhập 6

3.1 Định nghĩa về hội nhập 6

3.2 Các hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 8

II Các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế 10

1 Sự phát triển của khoa học - công nghệ 10

2 Chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế 11

3 Sự quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh và vai trò của các công ty xuyên quốc gia 12

Chương II THỰC TRẠNG KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM 14

I.Tính tất yếu hội nhập kinh tế Việt Nam 14

1 Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan 14

2 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá 15

II Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 22

1 Giai đoạn trước năm 1985 22

2 Quá trình đổi mới , mở cửa, hội nhập từ 1986 đến năm 2000 24

21 Chính sách đổi mới, mở cửa đơn phương từ 1986 đến 1990 24

2.2 Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ từ 1991 đến 1995 25

Trang 2

2.3 Đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ năm

1996 đến nay 28

III Những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và bài học kinh nghiệm của quá trình hội nhập 30

1 Những thành tựu đã đạt được sau 15 năm mở của đổi mới 30

2 Những hạn chế cần khắc phục 32

3 Những bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới 35

IV Chủ trương , nguyên tắc chỉ đạo hội nhập kinh tế cần thực hiện trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam 37

1 Mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 37

2 Chủ trương, nguyên tắc của đảng và nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 38

V Những nhiệm vụ và các biện pháp cần thực hiện trong quá trình hội nhập 39

KẾT LUẬN 43

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Vào những thập niên của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập

kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ Sự gia tăng mạnh mẽ đó đòihỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thếgiới và khu vực Trong bối cảnh này, không thể phát triển nếu như không

mở cửa hội nhập Tuy vậy, hội nhập một mặt sẽ đón nhận được những cơhội cho phát triển, Song mặt khác, cũng phải đối với hàng loạt những tháchthức do chính xu thế toàn cầu hoá đặt ra Vì vậy, trong Đại hội đảng IX củaĐảng ta đã nêu rõ: “Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước,bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, sức ép cạnh tranh vàtính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế” và Đảng ta đã khẳng định:

"chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đanội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và địnhhướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìnbản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” (văn kiện Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ IX, tr 157,120 – NXB chính trị quốc gia)

Đã có rất nhiều đề án, tài liệu nghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên,đây là vấn đề mang tính thời đại và còn trong quá trình diễn biến nên đề áncủa em không tránh khỏi những thiếu sót sai lầm Em rất mong có sự đónggóp của cô giáo và các bạn để đề án của em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thăng Long đã tận tình giúp đỡ

em hoàn thành đề án này

Trang 4

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TOÀN CẦU HOÁ

VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ

I Khái niệm về toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

1 Khái niệm về toàn cầu hoá

Thuật ngữ toàn cầu hoá ( tiếng anh viết là globalization) xuất hiện đầutiên trong từ điển của Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từkhoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một nhận thức mới củaloài người về một hiện tượng, một quá trình trong quan hệ quốc tế hiện đại,Tuy đến nay, hiên tượng này không còn mới mẻ gì, nhưng để hiểu đúng vàđầy đủ về nó thì cần phải xem xét nó trên nhiều phương diện Điều cần thấy

là do thực tế vận động của toàn cầu hoá cùng với những hệ quả của nó đãđưa lại những cách lý giải và thái độ không giống nhau về xu thế này Nóxuất phát từ lý do chủ yếu là sự khác biệt về lợi ích và nhận thức Nhưngchung quy lại thì toàn cầu hoá có thể được hiểu theo hai nghĩa như sau: Theo quan niệm rộng: Các định nghĩa loại này xác định toàn cầu hoánhư là một hiện tượng hay một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sựtuỳ thuộc lẫn nhau của đời sống xã hội( từ kinh tế, chính trị, an ninh, vănhoá đến môi trường ) giữa các quốc gia Tiến sỹ janart scholte đưa ra mộtđịnh nghĩa rất tổng quát và rộng lớn về khái niệm toàn cầu hoá khi chorằng:” toàn cầu hoá là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả lĩnhvực kinh tế, xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối” Cũng theotinh thần đó, các học giả GS.TS Dương phú hiệp và học giả Lê Hữu nghĩađưa ra một định nghĩa cụ thể hơn:” toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình

Trang 5

tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau củatất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia, cácdân tộc trên toàn thế giới”.

Vậy những quan niệm như quốc tế hoá là xu thế trước đó của toàn cầuhoá Và nó là một quá trình nên nó khác với các vấn đề toàn cầu Như vậythì các quốc gia dù ở mức độ này thay mức độ khác trên thế giới đều tuỳthuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau Nếu không các quốc gia này sẽrơi vào lạc hậu

Theo quan niệm hẹp, Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm nhiềuphương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Trong các mặt đó thì toàncầu hoá kinh tế vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩycác lĩnh vực khác của xu thế toàn cầu hoá nói chung và thực tế toàn cầu hoákinh tế đang là xu thế nổi bật nhất Nhìn chung các định nghĩa thuộc loạinày xem toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ hiện tượng hay quá trìnhhình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế quốc gia

Về cơ bản, toàn cầu hoá bao hàm sự tăng lên của thị trường chứcnăng thế giới không ngừng xâm nhập và lấn át các nền kinh tế quốc gia đangtrong quá trình mất đi đặc tính quốc gia Charles p oman định nghĩa toàn cầuhoá là:” sự tăng lên, hoặc một cách chính xác hơn là sự tăng ngày càngnhanh của các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi biên giới giữa các quốc gia vàcác khu vực” Như vậy, thực chất của toàn cầu hoá về kinh tế là tự do kinh

tế và hội nhập quốc tế, trước hết là về thương mại, đầu tư , dịch vụ tự dohoá kinh tế cũng có những mức độ khác nhau, từ giảm thuế quan đến xoá bỏthuế quan, từ tự do thương mại đến tự do hoá đầu tư, dịch vụ, từ tự do hoákinh tế trong quan hệ hai bên đến nhiều bên, trong quan hệ khu vực đến toàncầu

Trang 6

Theo GT.TS Dương Phú Hiệp thì” toàn cầu hoá kinh tế chính là sự giatăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia,khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vậnđộng phát triển hướng tới một nền kinh tế thống nhất, sự gia tăng của xu thếnày được thể hiện sự mở rộng mức độ và quy mô mậu dịch thế giới, sự lưuchuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu”.

2 Khái niệm khu vực hoá

Khái niệm về khu vực hoá đã có từ lâu cùng với xu thế toàn cầu hoáphát triển rộng rãi trên toàn thế giới, xu thế khu vực hoá nổi lên là xu thế cácnước tập hợp thành những nhóm khu vực ở lĩnh vực khác nhau Nó cũngđựơc định nghĩa theo hai quan niệm rộng và hẹp

Theo quan niệm rộng: khái niệm khu vực hoá thường được sử dụng

để chỉ một hiện tượng hay khuynh hướng hợp tác hay liên kết giữa các nước

và hình thành những nhóm hoặc tổ chức khu vực hoạt động trên một hoặcnhiều lĩnh vực khác nhau Giá sư C.P.oman định nghĩa khu vực hoá là:” sựdịch chuyển hai hoặc nhiều xã hội theo hướng liên kết chặt chẽ giữa chúngvới nhau” Nhìn chung, các nhà lí luận và nghiên cứu gắn khái niệm khuvực hoá với khái niệm liên kết khu vực và các định chế, tổ chức khu vực Theo quan niệm hẹp: khái niệm khu vực hoá nhìn chung được đề cậpnhư một hiện tượng trong quan hệ quốc tế bao gồm các hoạt động hợp táckinh tế giữa một số nước tập hợp thành những nhóm khu vực có mức độ liênkết kinh tế khác nhau

Ta có thể thấy về cơ bản nội dung của khu vực hoá và toàn cầu hoá làgiống nhau nó chỉ khác nhau về quy mô và phạm vi địa lý của quá trình.Khi quá trình này diễn ra giữa hai hoặc nhiều nước trong một khu vực địa lýnhất định, nó được gắn với khái niệm khu vực hoá khi quá trình này có sựtham gia của rất nhiều quốc gia ở những khu vực địa lý khác nhau, nó được

Trang 7

gắn với khái niệm toàn cầu hoá Nhìn một cách tổng quát, nó là quá trìnhhình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sựtương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các luồng thôngqua sự gia tăng các luông giao lưu hành hoá và nguồn lực vượt qua biên giớigiữa các quốc gia cùng với sự hình thành của các định chế, tổ chức quốc tếnhằm quản lý các hoạt động các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.

Tuy toàn cầu hoá và khu vực hoá là hai hiện tượng có những khácbiệt nhất định nhưng cơ bản thống nhất với nhau, có thể xem khu vực hoá là

bộ phận của qúa trình toàn cầu hoá

3 Khái niệm về hội nhập.

3.1 Định nghĩa về hội nhập

Như vậy, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá là một Xu thế tất yếucủa các nước, khi trình độ lực lượng sản xuất đã phát triển cao , khi đó cầnphải có sự hợp tác quốc tế và quốc tế hoá sản xuất Các quốc gia dù muốnhay không đều chịu tác động của quá trình toàn cầu hoá và đương nhiên đểtồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay không thể không tham gia quátrình toàn cầu hoá tức là phải hội nhập quốc tế

Thực ra, khái niệm hội nhập cũng được xuất hiện cùng với các kháiniệm về toàn cầu hoá, khu vực hoá và việc nghiên cứu nó cũng đã được tiếnhành từ lâu tuy nhiên chưa có một định nghiã nào đầy đủ về nó được thừanhận Về thực chất, hội nhập chính là sự chủ động tham gia vào quá trìnhtoàn cầu hóa, khu vực hóa Có thể định nghĩa như sau:” hội nhập kinh tếquốc tế là quá trình chủ động gắn nền kinh tế và thị trường của từng nướcvới kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửatrên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương”

Mỗi nước có thực sự hội nhập, có thực sự tham gia vào quá trình toàncầu hóa là do chính sách bên trong của mỗi nước có làm cho nước đó tham

Trang 8

gia vào các định chế, tổ chức kinh tế toàn cầu và khu vực Vì vậy, nội dungchủ yếu của quá trình này là:

Thứ nhất là ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế, cùngcác thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quyđịnh, cam kết đối với thành viên của các định chế, tổ chức đó

Thứ hai tiến hành các công việc cần thiết ở trong nước để đảm bảo đạtđược mục tiêu của quá trình hội nhập cũng như thực hiện các quy định, camkết quốc tế và hội nhập Những công việc chủ yếu đó là: Điều chỉnh chínhsách theo hướng tự do hoá và mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuếquan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sựluân chuyển vốn, lao động, kỹ thuật giữa các nước thành viên ngày càngthông thoáng hơn Việc điều chỉnh này trước hết có ý nghĩa là làm cho hệthống luật định của mỗi quốc gia về chế độ thương mại( bao gồm cả ngoạithương, sản xuất kinh doanh, thuế, vấn đề xuất nhập cảng, lưu trú các doanhnhân, ) ngày càng hoàn chỉnh và phù hợp với các quy định của các địnhchế, tổ chức quốc tế mà các nước tham gia

Nhưng mỗi nước muốn quá trình hội nhập của nước đó trở thành chủđộng, tức là có sự chuẩn bị khi hội nhập thì về cơ bản phải làm những côngviệc sau:

Thứ nhất điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế phù hợp với quá trình tự dohoá mở cửa nhằm làm cho nền kinh tế thích ứng và vận hành có hiệu quảtrong điều kiện cạnh tranh quốc tế Mục tiêu cao nhất của sự điều chỉnh này

là tạo ra được nền kinh tế tối ưu, có khả năng cạnh tranh cao, phát huy tốtnhất những ưu thế của đất nước trong quá trình hội nhập

Thứ hai tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội đặc biệt làcải cách hệ thống các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 9

Thứ ba đào tạo và chuẩn bị tốt nguồn nhân lực nhất là những người cótrình độ cao để có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tếquốc tế.

3.2 Các hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Do các nước đều có một điều kiện nhất định nên hình thức và mức độhội nhập của các quốc gia cũng rất khác nhau Tuỳ theo chính sách mở cửa

tự do hoá để hội nhập mà có những cấp độ khác nhau ở cấp độ đơnphương, song phương hoặc đa phương

Ở cấp độ đơn phương,ở mức độ này các quốc gia chỉ chủ động thứchiện những biện pháp tự do hoá mở cửa đối với những lĩnh vực mà họ thấycần thiết vì mục đích phát triển kinh tế của mình, chứ không nhất thiết doquy định của các định chế, tổ chức kinh tế quốc tế họ đã tham gia

Ở cấp độ song phương, các nước đàm phán để ký với nhau các hiệpđịnh song phương trên cơ sở nguyên tắc của một khu vực mậu dich tự do

Ở cấp độ đa phương, nhiều nước cùng nhau thành lập hoặc tham giavào những định chế, tổ chức kinh tế và khu vực toàn cầu Nó có thể lànhững định chế tổ chức kinh tế khu vực bao gồm các nước thành viên cùngtrong một khu vực địa lý giới hạn( Ví dụ: liên minh châu âu-EU, diễn đànhợp tác kinh tế châu á- thái bình dương- APEC) Những định chế, tổ chứctoàn cầu bao gồm các thành viên từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới

Và tuỳ theo mức độ hội nhập có thể chia ra làm 5 mức độ với 5 môhình từ thấp đến cao như sau:

Khu vực mậu dịch tự do: la giai đoạn thấp nhất của tiến trình hội nhậpkinh tế ở giai đoạn này, các nước thành viên tiến hành giảm và loại bỏ dầncác hàng rào thuế quan, các hạn chế định lượng và các biện pháp phi thuế

Trang 10

quan Tuy nhiên, họ vẫn độc lập thực hiện các chính sách thuế quan đối vớicác nước ngoài khối (ví dụ: ASEAN, NAFIA)

Liên minh thuế quan: đây là giai đoạn tiếp theo của quá trình hội nhập.Ngoài những công việc ở giai đoạn trên, thì các thành viên phải cùng nhauthực hiện chính sách thuế quan chung với các nước ngoài khối ( ví dụ:ANDEAN và liên minh thuế quan giữa cộng đồng kinh tế châu âu)

Thị trường chung: là mô hình thức liên minh thuế quan cộng thêm vớiviệc bãi bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển các yếu tố sản xuất khác.Như vậy, trong mô hình này, không những hàng hoá và dịch vụ mà hầu hếtcác nguồn lực khác đều được tự do lưu chuyển giữa các thành viên(ví dụ:cộng đồng kinh tế châu âu-EC)

Liên minh kinh tế:là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên cơ sở

mô hình thị trường chung cộng thêm với việc phối hợp các chính sách kinh

tế giữa các thành viên

Liên minh toàn diện là giai đoạn cuối của quá trình hội nhập Cácthành viên thống nhất về chính trị và các lĩnh vực kinh tế khác Như vậy, ởgiai đoạn này quyền lực quốc gia ở các lĩnh vực được chuyển giao cho một

cơ cấu cộng đồng (ví dụ:quá trình thành lập Hoa Kỳ từ các thuộc địa củaAnh trước đây)

Tuy sự phân biệt ở trên chỉ mang tính chất lý thuyết và trên thực tế cáchình thức hội nhập kinh tế rất phong phú Và có rất nhiều trở ngại trong quátrình hội nhập giữa các nước Đó là các nước thành viên phải có nền kinh tếvận hành tương đối giống nhau Các nền kinh tế có trình độ phát triểnkhông quá cách xa nhau Rồi là sự khác biệt về hệ thống chính trị – xã hộigiữa các thành viên là những cản trở đối với quá trình hội nhập Tuy nhiênnhững cản trở này đang dần không còn trở nên quan trọng nữa

Trang 11

Các nước trên thế giới để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển thìđều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại

và phát triển của mình mà vẫn đảm bảo được an ninh chính trị, độc lập Kinh tế và bản sắc dân tộc của các nước trong một thế giới do sự tuỳthuộc lẫn nhau, đan xen ở nhiều chiều, ở nhiều tầng lớp giữa các quốc giakhác nhau

II Các nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

1 Sự phát triển của khoa học- công nghệ.

Đây là nhân tố quan trọng nhất và xuyên suốt các thời kỳ phát triểncủa quá trình toàn cầu hoá Vì bản chất của toàn cầu hoá là kết quả của sựphát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất Như vậy thì suy cho cùngthì toàn cầu hoá là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất mà nóluôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ nhưng sự phát triểncủa lực lượng sản xuất phải đạt đến một trình độ nhất định Khi mà bắt buộcphải có sự hợp tác quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất, khi mà sự tiến bộcủa phương tiện giao thông làm cho thế giới bị thu nhỏ lại về không gian vàthời gian Sự phát triển đó phá vỡ kinh tế tự cấp tự túc mở rộng thị trườnggiao lưu, trao đổi hàng hoá không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn diễn

ra trên thị trường khu vực và thế giới Lúc này , nhu cầu tiêu dùng của dân

cư không chỉ đáp ứng bằng năng lực sản xuất của từng quốc gia riêng lẻ màcòn được cung cấp từ các nước khác trên thế giới và khu vực

Những tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và công nghệ bao gồm nhữngphát minh sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, cácphương pháp công nghiệp hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lýmới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào trong thực tiễn, kinh doanh làntăng năng suất lao động tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xãhội với giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự

Trang 12

phân công, chuyên môn hoá lao động sản xuất và kinh doanh theo ngànhnghề, cùng lãnh thổ giữa các quốc gia nhờ đó, sự trao đổi quốc tế về hànghoá, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng

Hiện nay, dưới tác động của cuộc cách mạng về công nghệ thông tin,một mô hình kinh tế đã hình thành Đó là mô hình kinh tế tri thức trong đótri thức trỏ thành một lực lượng sản xuất ngày càng quan trọng Nó mở rathời kỳ mới tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh xu thế toàn cầu hoá Các côngviệc giao dịch được thực hiện ngày càng nhanh mặc dù cách xa về địa lýnhưng các hàng hoá có hàm lượng tri thức cao ngày càng được trao đổinhiều trên thị trường thế giới Ngoài ra , mạng internet hình thành cho phépcon người có thể biết được hầu hết mọi diễn biến của đời sống kinh tế- xãhội trên thế giới trong giây lát và chính điều này, sẽ góp phần nâng caotrình độ dân trí, tạo điều kiện cho dân chủ phát triển, thúc đẩy nhu cầu mởcửa, giao lưu, hội nhập

2 Chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế.

Đây là yếu tố mang tính chủ quan tạo điều kiện và thúc đẩy sự pháttriển theo hướng phục vụ cho lợi ích của các quốc gia Nhân tố này đóngvai trò then chốt đến mức độ hội nhập của quốc gia đó Tuỳ theo tình hìnhtrong nước mà quốc gia đó hội nhập vao xu thế toàn cầu hoá ở mức độ nào.Nội dung của chính sách mở cửa , tự do hoá là loại bỏ dần dần các hàng ràonhân tạo cản trở sự giao lưu quốc tế như hạn chế dần sự độc quyền nhànước trong sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, cho phép nước ngoàiđầu tư kinh doanh một cách ít hạn chế nhất, thực hiện cạnh tranh tự do, binhđẳng giữa các thành phần kinh tế, hạ thấp và bãi bỏ hàng rào thuế quan đốivới hàng xuất nhập khẩu Tuy nhiên điều cần phải thấy là nếu thực hiên ồ ạtcác chính sách trên thì đối với những quốc gia mà nền kinh tế còn yếu kémlại là”con dao hai lưỡi” bóp chết các ngành sản xuất trong nước còn non trẻ

Trang 13

Ngay cả những nước có nền sản xuất lớn thì có những ngành họ cũng phảibảo hộ nhất là nông nghiệp Điều này cho thấy quá trình toàn cầu hoá làmột quá trình rất phức tạp đầy mâu thuẫn và sự khôn khéo của các quốc giatrong các chính sách kinh tế của mình.

Hiện nay, ngày càng có nhiều chính phủ chuyển sang chính sách tự dohoá mở cửa thị trường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở các hoạtđộng sản xuất kinh doanh Chính sách này đã tạo ra môi trường thôngthoáng hơn bao giờ hết cho sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế giữacác quốc gia Chính sách tự do hoá dã tạo điều kiện cho việc khai thác cáccông nghệ mới ở thị trường có quy mô toàn cầu ở mọi nơi trên thế giới Nhiều nước đã mạnh dạn dựa nhiều hơn vào các thị trường quốc tế nhằmtạo các điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của mình

Tác động của chính sách mở cửa, tự do hoá có thể đánh giá qua cácmặt như sau:

Sự gia tăng của thương mại quốc tế qua những chỉ số cơ bản như tăngtổng giá trị tuyệt đối của thương mại thế giới, tỷ lệ giữa tổng giá trị thươngmại và GDP của thế giới, khoảng cách giữa mức tăng thương mại thế giới

và tăng trưởng hàng năm

Đầu tư trực tiêp nước ngoài và di chuyển tư bản giữa các nước tăngnhanh

Sự gia tăng của các luồng lưu chuyên công nghệ và phân công giữa cácnước thể hiên qua số lượng người làm việc được lưu chuyển giữa các nước

và mức tăng hàng năm của dòng lưu chuyển này Sự trao đổi công nghệ thểhiện qua các hợp đồng mua bán và dự án chuyển giao công nghệ cũng nhưtổng giá trị của các hợp đồng , dự án đó

3 Sự quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh và vai trò của các công ty xuyên quốc gia.

Trang 14

Sự quốc tế hoá hoạt động sản xuất kinh doanh không những lànguyên nhân quan trọng trực tiếp gây ra quá trình toàn cầu hoá mà con lànhân tố thúc đẩy các giai đoạn của quá trình Chính sách mở cửa tự do hoáthương mại của các nước đã làm cho các công ty có thể phân bố cơ cấu sảnxuất trên toàn cầu thông qua việc đầu tư nước ngoài Nhờ các tiến bộ vềkhoa học công nghệ thông tin, các công ty có thể bố trí những bộ phận khácnhau của dây chuyên sản xuất ở các nước mà vẫn quản lý được Về thựcchất, sự quốc tế hoá các hoạt động sản xuất chẳng qua là sự mở rộng quy

mô sản xuất trên phạm vi toàn cầu nhưng tại sao lại phải mở rộng phạm visản xuất ở các nước bởi vì có thể tận dụng nguồn nguyên nhiên vật liệu cácnước và giúp các nước chuyên môn hoá sâu hơn qua đó giảm giá thành vàtăng sức cạnh tranh của các sản phẩm Đồng thời có thể mở rộng thị trường

ở các nước này Khi các công ty này mở chi nhánh ở các nước thì việc làm ,vốn công nghệ và kỹ năng cũng đã được luân chuyển khắp thế giới

Do tác động của hai nhân tố đầu , làm cho các quá trình sản xuất kinhdoanh ngày càng được quốc tế hoá rộng rãi và ở mức độ cao hơn nhưngquá trình này tác động trở lại hai nhân tố kia thúc đẩy nó phát triển và chủyếu thông qua:

Thứ nhất là do hàm lượng công nghệ cao ngày càng lớn trong các hànghoá và dịch vụ sản xuất ra đòi hỏi cac yếu tố đầu vào của sản xuất kinhdoanh các nước (như vốn, máy móc, thiết bị,nguyên nhiên vật liệu, kỹthuật, công nghệ, thông tin, nhân công ) nhiều hơn, phân công lao độngsâu sắc hơn

Ngày nay, hầu hết các sản phẩm trên thế giới dù là dưới dạng hànghoá và dịch vụ đều được thông qua một quá trình mang tính quốc tế hoácao Mỗi một quốc gia đều có thể tham gia vào dây chuyền sản xuất quốc

Trang 15

tế theo một nhiên cứu của ngân hàng thế giới, năm 1995 sản phẩm chế tạocủa các chi nhánh chiếm tới 20% tổng sản lượng thế giới trong ngành này Thứ hai vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia Vai tròquan trọng của các công ty xuyên quốc gia đối với xu thế toàn cầu hoá thểhiện ở chỗ chúng không những đóng góp tích cực vào việc phát triển lựclượng sản xuất thế giới mà còn trực tiếp liên kết các nền kinh tế quốc gia lạivới nhau và làm cho quá trình phân công lao động quốc tế trở nên sâu sắchơn thông qua các hoạt động chủ yếu là:

- Đầu tư và tiến hành sản xuất kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới

- Tham gia vào việc lưu chuyển tư bản, các giao dịch tài chính vàchuyển giao công nghệ giữa các nước trên thế giới

- Thúc đẩy thương mại toàn cầu hoá và khu vực thông qua lưu chuyểnhàng hoá, dịch vụ “ nội bộ của các công ty xuyên quốc gia Trao đổi nội bộgiữa các chi nhánh chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới

- Gây ảnh hưởng đến chính sách của các nước Do các công ty xuyênquốc gia có thế lực kinh tế rất to lớn, họ có ảnh hưởng không nhỏ quá trìnhquyết sách ở các nước, đặc biệt là đối với những chính sách kinh tế- xã hội

có ảnh hưởng tới lợi ích của các công ty xuyên quốc gia, tác động này cóthể tích cực và cũng có thể tiêu cực đối với các nước trong quá trình tự dohoá mở cửa

Trang 16

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM.

I Tính tất yếu hội nhập kinh tế Việt Nam.

1 Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan

Khi mà xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển ngày càngnhanh thì các nước trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều phụthuộc vào nhau, quan hệ qua lại với nhau Vì thế, nước nào đóng cửa lại vớithế giới là đi ngược với xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạchậu Trái lại, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tuy có thể phải trả giá nhấtđịnh, song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển và nó cũng vì mụctiêu phát triển kinh tế nhanh đuổi kịp các nước khác trên thế giới, xu thế trêntrở thành xu thế khách quan, lôi kéo tất cả các quốc gia không ngoại trừ mộtnước nào Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam muốn bắtkịp các nước khác trên thế giới thì phải gia nhập vào “ dòng chảy” pháttriển của thế giới, nhanh chóng học hỏi và nắm bắt những công nghệ tiêntiến áp dụng vào sản xuất tạo ra những bước đột phá phát triển đất nước Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế là tất yếu khách quan Việc nhậnthức được xu thế chung của thời đại và đề ra việc hội nhập là một trongnhững tư tưởng sáng suốt của đảng ta đã khẳng định:” Đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp phảigắn liền với việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động, hộinhập kinh tế quốc tế”

Nước ta có điểm xuất phát thấp lại thiếu kinh nghiệm hoạt động trênthương trường thế giới nên khi hội nhập quốc tế phải chủ động và có lộ trìnhchu đáo khai thác có hiệu quả nguồn lực của nước ngoài, tại điều kiện khaithác triệt để nguồn lực trong nước , nhất là nguồn lực lao động Những vấn

Trang 17

đề khó khăn, thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển khi thamgia vào quá trình toàn cầu hoá là mở rộng hợp tác cùng có lợi, bảo vệ đượclợi ích kinh tế, độc lập tự chủ của quốc gia Nhận thức được các thách thức

đó đảng ta chủ trương:” toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế làmột qúa trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt

là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì mộttrật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của cáccường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia”Những tư tưởng quan điểmcủa đảng ta thể hiện tính tích cực tham gia vào toàn cầu hoá nhằm khai thác

có hiệu quả nguồn lực nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tếnước ta trong những năm tới, song phải đảm bảo tính độc lập tự chủ về kinh

tế, chính trị

Như vậy, Việt Nam muốn hội nhập kinh tế quốc tế thì phải có nhữngđiều kiện kinh tế nhất định thì mới hội nhập được nhưng đó cũng là conđường duy nhất mà chúng ta phải đi Chỉ khi chúng ta hội nhập mà vẫnđứng vững vẫn phát triển được thì chúng ta mới có cơ hội cạnh tranh với cácnước khác

2 Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá.

Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan bởi

vì khi hội nhập thì nó đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho đất nước, mở

ra những cơ hội phát triển rất lớn Những lợi ích và cơ hội đó là:

Một là, thông qua các hiệp ước song phương và đa phương, cho đến nay,nước ta đã có quan hệ với 154 nước ở khắp các châu lục kim ngạch xuấtkhẩu của nước ta đã tăng từ 677,8 rúp/USD năm 1998 lên 14,3 tỷ rúp/USDlên tới 15,2 tỷ USD Từ chỗ nhập siêu tương đối lớn vào cuối những năm

80, đến nay cán cân xuất- nhập khẩu đã gần đạt đến độ cân bằng Từ chỗ córất ít hàng hoá đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD Đến cuối những

Trang 18

năm 90, nước ta đã có những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như dầuthô, gạo, hàng dệt may, giầy dép, chế biến thuỷ sản

Nhìn về tương lai, nếu chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết củaAFTA, tức là giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của các nước thànhviên xuống từ 0 đến 5% vào năm 2006, thì lúc đó các hàng hoá của ViệtNam có thể tiêu thụ khắp thị trường ASEAN với dân số trên 500 triệu người

và GDP trên 700 tỷ USD Nếu sau một số năm nữa, Việt Nam gia nhậpWTO,thì đương nhiên được hưởng quyền ưu đãi tối huệ quốc trong quan hệthương mại với khoảng 150 nước thành viên của WTO( hiện nay đã có 134nước thành viên) Nhờ vậy, hàng hoá nước ta xuất khẩu vào các nước đó dễdàng hơn Từ năm 2010, hàng rào thuế quan của các nước phát triển thuộcAPEC( hiện co 21 nước thành viên chiếm 60% GDP, và 45% thương mạithế giới) sẽ bãi bỏ, nước ta cũng có thể mở rộng thị trường, tiêu thụ hànghoá sang các nước này Đối với các nước EU cũng vậy, tiềm năng mở rộngthị trường tiêu thụ hàng hoá Việt Nam tại các nước đó rất lớn Dĩ nhiên,nước ta có bán được nhiều hàng hoá ra bên ngoài hay không còn phụ thuộcvào chất lượng, giá cả, mẫu mã Tóm lại là sức cạnh tranh của hàng hoáViệt Nam ra sao?

Hai là, đi đôi với mở rộng thị trường ra thế giới, Việt Nam đã tăng khảnăng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam được chính thức ban hành đầu năm 1988 đến cuối năm 2000 đã

có trên 700 công ty thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vàonước ta với hơn 3000 dự án, có tổng số vốn đăng ký 36 tỷ USD, trong đóvốn đã thực hiện khoảng 17 tỷ USD

Mặc dù trong mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của cuổc khủng hoảngtài chính- tiền tệ trong khu vực vũng do chúng ta chậm tiếp tực đổi mới cơchế chính sách, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta giảm mạnh

Trang 19

so với những năm 90, song sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài vào sự phát triển kinh tế đất nước vẫn có xu hướng gia tăng: tỷtrọng của khu vực này trong GDP đã lần lượt tăng lên 6,3% năm 1995; 7,4%năm 1996; 9,1% năm 1997;9,8% năm 1998; khoảng 10% năm 2000 Ngoàiviệc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm kim ngạch xuất khẩu,các dự án đầu tư còn tạo ra khoảng 35 vạn việc làm trực tiếp và hàng chụcvạn việc làm gián tiếp.

Ba là cùng với các dòng vốn đầu tư trực tiếp, nhiều tiến bộ kỹ thuật

và công nghẹ mới cũng được đưa vào nước ta Trong những dự án liêndoanh hoặc 100% vốn nước ngoài thuộc các ngành bưu chính viễn thông,dầu khí, điện, điện tử, dệt may, da giầy, các công nghệ được chuyển giao

là tương đối hiện đại Cũng có những công nghệ thuộc loại trung bình khôngcòn hiệu quả ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Tây Âu nhưng lại là thíchhợp và còn hiệu quả ở nước ta trong một số ngành sản xuất khác do yêu cầu

sử dụng lao động của các công nghệ đó cao, có khả năng tạo thêm nhiềuviệc làm mới

Dĩ nhiên, ngoài việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo cơhội tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về phục vụ các nhu cầu sảnxuất, kinh doanh Song vì nước ta còn nghèo, dự trữ ngoại tệ rất hạn chế,kinh nghiệm tiếp cận thị trường chưa nhiều, trình độ thẩm định công nghệlại kém và khả năng quản lý sản xuất kinh doanh với công nghệ cao cònyếu, cho nên con đường thích hợp đối với nước ta hiện nay là tiếp tục đổimới cơ chế chính sách, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để lấy lại nhịp độgia tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp như nhưng năm trước, qua đó mà tiếpnhận chuyên giao và sử dụng công nghệ tiên tiến có hiệu quả hơn

Bốn là, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện khaithông việc giao lưu các nguồn lực giữa nước ta và thế giới Trong các nguồn

Trang 20

lực của sự phát triển hiện nay, nguồn lực con người với trí tuệ là tay nghềcao ngày càng có tầm quan trọng đặc biệt Hiện nay, với dân số trên 79 triệungười, Việt Nam có nguồn nhân lực khá dồi dào, tỷ lệ lao động được đàotạo kỹ thuật chuyên môn còn thấp( năm 2000 mới đạt trên 20%), ít hiểu biết

về thị trường và nghiệp vụ kinh doanh, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếuviệc làm ở nông thôn khá cao Vì thế , nước ta đang thừa nhiều lao độnggiản đơn được đào tạo trong khi lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật vàbiết kinh doanh Trong tình hình ấy, chúng ta đã thông qua con đường hộinhập kinh tế quốc tế để vừa xuất khẩu mỗi năm khoảng 24-25 ngàn lao động

ra bên ngoài vừa thực hiện các hợp đồng gia công chế biến xuất khẩu, đượcxem là xuất khẩu lao động tại chỗ, nhờ vậy mà giảm bớt sức ép về việc làm

ở trong nước Đồng thời chúng ta đã nhập khẩu một số lại lao động kĩ thuậtcao để giúp cho việc quản lý ,điều hành các cơ sở sản xuất kinh doanh cócông nghệ tiên tiến ,qua đó chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm cầnthiết

Dù nhìn ở từng điểm riêng rẽ hay nhìn một cách tổng thể thì việc mởrộng thị trường ra bên ngoài, gia tăng khả năng thu hút vốn trực tiếp, tạo cơhội tiếp nhận chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh giao lưu nguồn nhân lựcgiữa nước ta với thế giới Tất cả đều đã góp phần đưa lại những nhân tố mớicho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm vừa đặt ra yêucầu và vừa tạo ra điều kiện cho một bộ phận đáng kể công nhân, viên chức,cán bộ khoa học kỹ thuật của viên chức của ta tiếp cận được những côngnghệ mới, học hỏi được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến, qua đó nângcao được chất lượng nguồn nhân lực của chính chúng ta

Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đem lại những lợi ích

mà còn đặt nước ta trước nhiều thách thức nếu chúng ta không có biện phápứng phó tốt để vượt qua thì sự thua thiệt cả về kinh tế và xã hội có thể rất

Trang 21

lớn; ngược lại ,nếu chúng ta có chiến lược thông minh, chính sách khônkhéo thì sẽ hạn chế được thua thiệt dành được lợi ích nhiều

hơn cho đất nước

Thách thức đầu tiên mà nhiều người lo ngại nhất hiện nay là do thamgia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, nước ta phải giảm dần thuếquan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan thì hàng hoá nước ngoài sẽ ồ ạt đổvào nước ta chèn ép nhiều đơn vị kinh doanh trong nước kéo theo hệ quảxấu về việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động Với lo ngại đó,nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiêp trung bình và yếu kém, thường đỏihỏi nhà nước thi hành chính sách bảo hộ càng lâu càng tốt Tuy nhiên, nếuđứng từ góc độ lợi ích về lâu dài của quốc gia mà xem xét thì nhà nướckhông thể và không nên đáp ứng đòi hỏi nêu trên của các doanh đó được bởilẽ:

- Một là Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện các cam kết về tự do hoáthương mại vào các mốc 2006 and 2020 khi đã tham gia AFTA và APEC,cũng như các cam kết khác khi được kết nạp vào WTO

- Hai là việc thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch luôn là “con dao hailưỡi”.Một chính sách bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn thì sẽkích thích các nhà sản xuất trong nước khẩn trương đổi mới, tích cực vươnlên để có sức cạnh tranh mạnh hơn Trái lại một chính sách bảo hộ quá mứcthì rất có thể trở thành “ gập ông đập lưng ông” Một tài liệu nghiên cứu gầnđây cho biết: “việc hạn chế định lượng nhập khẩu xi măng là cho giá ximăng thông dụng cao hơn giá xi măng nhập khâủ chưa có thuế là 50%( khoảng 20-22 USD/ tấn) Toàn bộ xã hội phải trả thêm 220 triệu USD(11triệu tấn x 20 triệu USD) năm 1999 để bảo hộ cho ngành xi măng, trong đó

có gần 1/2 số tiền vào túi các nhà đầu tư nước ngoài Số tiền đó tương

Trang 22

đương với khoảng 40% ngân sách giáo dục của cả nước, gấp gần 4 lần ngânsách khoa học- kỹ thuật”

Thách thức thứ hai, một thách thức rất nhạy cảm và hệ trọng được đặt

là phải làm giữ vững được độc lập tự chủ trong tiến trình mở cửa và hộinhập kinh tế quốc tế.Không ít ý kiến cho rằng, nước ta hiện nay với xuấtphát điểm kinh tế rất thấp nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi thịtrường phát triển chưa đồng bộ, một bộ phận đáng kể của nền kinh tế chưathoát khỏi lối sản xuất nhỏ lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranhkém, trong khi các nước đi trước, nhất là các cường quốc tư bản phát triển

có lợi thế hơn hẳn về nhiều mặt Do đó, nếu chúng ta mở rộng quan hệ vớicác nước đó thì chúng ta khó tránh khỏi bị lệ thuộc về kinh tế và từ chỗ lệthuộc về kinh tế và từ chỗ lệ thuộc về kinh tế mà có thể đi đến chỗ khônggiữ vững được độc lập tự chủ nữa Để hoá giải vấn đề này cần có cách nhìnnhận theo quan điểm mới Trước hết, cần nhận rõ độc lập, tự chủ về thựcchất là mỗi nước tự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của mình Tựquyết định các chủ trương, chính sách kinh tế- xã hội, tự đề ra mục tiêuchiến lược và kế hoạch trong từng thời kỳ và các biện pháp thực hiện cácmục tiêu đo nhưng độc lập, tự do không có nghĩa là đóng cửa với thế giớiquan niệm độc lập, tự chủ theo kiểu tự cấp, tự túc xây dựng cơ cấu kinh tếhoàn chỉnh, hướng nội đã được kinh nghiệm của bản thân nước ta chứngminh là không còn phù hợp với xu thế chung của thời đại và không có hiệuquả, đẩy đất nước vào tình trạng chậm phát triển về kinh tế không được nếukhông được khắc phục thì sẽ làm xói mòi lòng tin của nhân dân, làm nảysinh nhiều vấn đề xã hội nan giải, tạo ra nguy cơ từ bên trong đối với trật tự,

an toàn xã hội và điều đó rốt cuộc khiến cho chúng ta khó giữ vững đựoccon đưòng phát triển đã lựa chọn là kết hợp độc lập dân tộc với CNXH vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trái

Trang 23

lại, việc mở rộng hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi giữa nước ta với cácnước, các tổ chức quốc tế thì sẽ tạo nên một hình thái tương tuỳ, đan xen lợiích với nhau, do đó mà chúng ta có thân thế và lực để giữ vững độc lập tựchủ của đát nước đặc biệt trong khi thực hiện phương châm “ đa phươnghoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại” chúng ta sẽ thúc đẩy việchình thành nên một hệ thống chằng chịt các mối quan hệ quốc tế để hạn chế

và đẩy lùi âm mưu và hành động của một số thế lực nào đó buộc chúng taphải lệ thuộc thái quá vào họ

Cách đây trên một thế kỷ, josé marti- người thầy của nền độc lập cuba

đã nói một câu có ý nghĩa sâu xa :” quốc gia nào muốn độc lập và giàumạnh thì phải buôn bán với nhiều nước, còn quốc gia nào chỉ buôn bán vớimột nước thôi thì khó tránh khỏi bị phụ thuộc vào nước duy nhất ấy” Câunói đó càng làm sáng tỏ thêm các luận điểm mà đảng ta, trung thành với tưtưởng hồ chí minh đã nêu lên để chỉ đạo tiến trình mở cửa và hội nhập kinh

tế của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay

Một thách thức nữa không kém phần quan trọng được đặt ra đối vớichúng ta trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế là làm sao giữ vữngđược bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo cho sự phát triển hài hoà và lànhmạnh của đất nước Đây không chỉ là nổi lo riêng của chúng ta mà còn lànỗi lo chung của nhiều nước khác trên thế giới Bởi lẽ, thông qua các “ siêu

lộ thông tin với mạng Internet, xu thế toàn cầu hoá và tiến trình hội nhạpquốc tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi chưa từng có để các dân tộc, cáccộng dồng người ở mọi chân trời góc biển có thể nhanh chóng trao đổi vớinhau về hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, phát minh, sáng chế, dữ liệu qua đógóp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ,

mở mang sự hiểu biết về các nền văn hoá của nhau mặt khác, quá trình trêncũng làm nảy sinh mối nguy cơ ghê gớm về “ sự đồng nhất hoá các hệ thống

Trang 24

giá trị và tiêu chuẩn, đe doạ làm suy kiệt khả năng sáng tạo của nền văn hoá,nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của cả nhân loại”

Nguy cơ nói trên lại càng tăng lên gấp bội khi một siêu cường nào đó

tự xem các giá trị văn hoá của mình là ưu việt, là tối thượng Từ đó, nảy sinhthái đồ ngạo mạn và ý đồ áp đặt các giá trị của mình cho các dân tộc khácbằng một chính sách có thể gọi là xâm lược văn hoá với nhiều biện pháptrắng trợn và tinh vi

Đứng trước tình hình đó, chúng ta không thể lui về chính sách đóngcửa, khước từ giao lưu, trao đổi, đối thoại với bên ngoài Trái lại, với bảnlĩnh vốn có của dân tộc trong quá trình giao lưu văn hoá với thế giới suốtmấy ngàn năm, chúng ta có thể vững tin và chủ động lựa chọn , tiếp thu cácnhân bản, hợp lý, khoa học , tiến bộ của văn hoá các nước ở phương đông

và phương tây , xem đó là nhân tố cực kỳ quan trọng khơi dậy các tiềm năngsáng tạo, làm nên những giá trị vật chất và tinh thần mới trong công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đồng thời, chúng ta cũng kiênquyết phản đối sự tiếp nhận mọi thứ mà không phân biệt tốt xấu, hay dở, để

đi đến chỗ mất gốc và lai căng về văn hoá, gây hậu quả xấu về tư tưởng, đạođức, lối sống của tầng lớp dân cư

II Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

1 Giai đoạn trước năm 1985.

Không phải bây giờ chúng ta mới hội nhập Chủ trương hội nhập đã có

từ khá lâu Vào trước năm 1945, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn là nềnkinh tế phong kiến tự cung tự cấp Cho đến những năm 1945, thắng lợi củacuộc cách mạng Việt Nam năm 1945 đã chấm dứt ách thống trị của thực dânpháp ở nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc Việt Nam Ngay saukhi giành được độc lập, tư tưởng mở cửa về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế

Ngày đăng: 28/09/2012, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w