Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: KINH TẾ HỌC ĐỀ TÀI: Ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp tại Việt Nam: nguyên nhân và giải pháp. Lớp: Kinh tế quản lý môi trường 14. Giảng viên : Nguyễn Quang Hồng. HÀ NỘI, 3/2010 1 Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề rất đáng lo ngại. I.c¸c nguyªn nh©n g©y « nhiÔm m«I trêng Tổ chức Bảo vệ môi trường Green Cross của Thụy Sĩ và Viện Blacksmith của Hoa Kỳ đã công bố kết quả nghiên cứu và đưa ra 10 nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây tác hại nghiêm trọng nhất trên thế giới: 1. Khai thác vàng thủ công 2. Ô nhiễm mặt nước 2 3. Ô nhiễm nước ngầm 4. Ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hoá thạch 3 5. Khai khoáng công nghiệp 6. Nung và sản xuất hợp kim 4 7. Chất thải phóng xạ và chất thải từ việc khai thác urani 8. Nước thải không được xử lý 5 9. Ô nhiễm không khí ở các đô thị 10. Tái sử dụng bình ắc quy 6 Ta có thể thấy được hầu hết các nguyên nhân trên chủ yếu là do tác động của nền công nghiệp gây ra. Có thể nói đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà hậu quả của sự phát triển công nghiệp đến môi trường sống ngày càng lớn. Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia. Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội trong nước. Tuy nhiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Ô nhiễm môi trường chính là tác hại rõ nhất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian qua, Việt Nam có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh, cả về tốc độ, quy mô và phân bố. Hiện nay, cả nước có gần 600 khu, cụm công nghiệp đã, đang và sẽ đi vào hoạt động và 15 khu kinh tế (thực chất là một dạng khu công nghiệp). Các khu công nghiệp (KCN) được phân bố chủ yếu ở các vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung. Hầu hết các KCN được xây dựng bám đường quốc lộ và nằm sát khu dân cư, nên tình trạng ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Ô nhiễm môi trường qua khói, bụi và nguồn 7 nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp ra môi trường ngày càng trầm trọng. Hầu hết các KCN không có trạm xử lý chất thải tập trung. Hiện tại, mức độ đầu tư xử lý cục bộ các nguồn ô nhiễm của các nhà máy trong KCN còn rất thấp, cộng với tình trạng ô nhiễm do giao thông vận tải gây ra, làm cho môi trường tại một số KCN đã có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt một vài nơi đã ô nhiễm nặng Tình trạng ô nhiễm tại các khu công nghiệp, sự lan rộng những chất gây ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do đặc thù của ngành nghề, nhưng cũng có thể do yếu tố chủ quan là quy hoạch bởi con người Nguyên nhân chính là do sự nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường trong các KCN nói riêng của chính quyền địa phương chưa thực sự được coi trọng; chưa coi môi trường KCN là một nhiệm vụ quản lý nhà nước, chưa đánh giá được đúng mức tầm quan trọng của môi trường trong mối quan hệ bền vững giữa hoạt động sản xuất và sinh hoạt trong KCN, cũng như giữa KCN với khu vực bên ngoài. Nhiều khu công nghiệp được hình thành, phân bố chủ yếu xuất phát từ sự duy ý chí, sự nóng vội, vì thành tích, phát triển công nghiệp bằng mọi giá, thiếu tôn trọng quy luật tự nhiên, không dựa trên những tri thức về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế . Thực trạng cho thấy rất nhiều cụm khu công nghiệp nằm ngay sát các dòng sông để tận dụng nguồn nước đầu vào và thuận tiện xả thải. Việc làm này không chỉ tác động đến người dân sở tại mà có khả năng phát tán nguồn gây ô nhiễm trên diện rộng, kéo dài rất khó kiểm soát, khắc phục, xử lý hậu 8 quả. Vị trí các khu công nghiệp này cũng tạo điều kiện, tiếp tay cho các doanh nghiệp có cơ hội xả chất thải trực tiếp ra môi trường mà ít cơ nguy cơ bị phát hiện (điển hình là các khu công nghiệp trên sông Đồng Nai, Thị Vải, Sài Gòn, Sông Nhuệ, Sông Đuống, sông Cầu .bị báo chí lên án trong thời gian qua). Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCN cũng chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý môi trường trong KCN theo các loại hình ô nhiễm (rắn, lỏng, khí). Quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong KCN còn chậm được đổi mới và chưa có chế tài mang tính ràng buộc cao… Hơn nữa, việc quản lý, giám sát xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN lại càng khó khăn hơn khi các văn bản quy định chưa rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đối phó với cơ quan chức năng. Do những hạn 9 chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế . trong việc bảo vệ môi trường. Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả. Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm 10 . TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA: KINH TẾ HỌC ĐỀ TÀI: Ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp tại Việt Nam: nguyên nhân và giải pháp. . sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất