1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật ở trường trung học cơ sở nguyễn trãi thành phố châu đốc đến năm 2015

28 730 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 302 KB

Nội dung

Trong đó, ngành giáo dục gópphần quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh, góp phần tạo ra nhữngcông dân tốt cho xã hội.Với nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt giáo dục, hàng năm

Trang 1

là trách nhiệm của tất cả mọi người, mọi tầng lớp Trong đó, ngành giáo dục gópphần quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh, góp phần tạo ra nhữngcông dân tốt cho xã hội.

Với nhiệm vụ quản lý nhà nước về mặt giáo dục, hàng năm, ngành giáo dụcđều đề ra định hướng phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt côngtác pháp chế đã được Vụ Pháp chế - Bộ giáo dục và Đào tạo rất quan tâm thể hiệnbằng việc đề xuất Bộ trưởng xây dựng chương trình bồi dưỡng theo Quyết định75/2007/QĐ-BGDĐT để tăng cường pháp chế toàn ngành, trong đó đặc biệt là hoạtđộng (cũng là chức trách của người làm công tác pháp chế) phổ biến, giáo dụcpháp luật Tiếp tục phát huy vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ trọngtâm của ngành; được thực hiện liên tục với sự phối hợp thống nhất giữa các cơquan, đơn vị nhằm góp phần đưa các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nướcđến các đối tượng một cách thường xuyên, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ

về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức vàhọc sinh của ngành giáo dục và đào tạo; góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạmpháp luật, thực hiện nếp văn minh, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội Trongcông tác thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, thì công tác phổ biến, giáodục pháp luật trong nhà trường là một trong những giải pháp có ý nghĩa chiến lược

Trang 2

Thiết nghĩ, nếu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở đơn vị có chất lượng, đạthiệu quả cao sẽ giúp cho các em có được những hiểu biết cơ bản về pháp luật từ đónâng cao ý thức, hành động các em trước hết về việc chấp hành nội qui của nhàtrường, hình thành nền nếp, kỉ luật trong học tập, lao động Từ đó sẽ hình thành ởnhững công dân học sinh này những chuẩn mực đạo đức cơ bản trong học tập,cuộc sống hàng ngày, biết yêu thương cái đẹp của cuộc sống, biết tránh những cám

dỗ, lôi kéo của đối tượng vi phạm nội qui, pháp luật trong và ngoài nhà trường nhưhiện nay Cùng với hiệu quả trên sẽ giúp công tác giảng dạy của nhà trường ổnđịnh hơn, phụ huynh học sinh an tâm hơn về hiệu quả giáo dục của nhà trường Cóthể khẳng định công tác này là một giải pháp cơ bản, hữu hiệu nâng cao chất lượng

giáo dục của nhà trường hiện nay Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “Giải pháp

nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi , thành phố Châu Đốc đến năm 2015” để viết tiểu luận tốt nghiệp

nhằm đóng góp vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh tại đơn vịđang công tác Qua đó tiếp tục phát huy nhiều hơn nữa những việc đã làm được,đồng thời tìm giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém, nhằm thực hiện tốt hơncông tác này trong năm nay và những năm tiếp theo

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1.1 Pháp luật và vai trò công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trang 3

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã

hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thựchiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật mới, nó thể hiện ý chí giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội với mụcđích đem lại lợi ích cho số đông người lao động trong xã hội, xây dựng xã hội mới

- xã hội xã hội chủ nghĩa

Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội Nó

do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng Nếupháp luật phản ánh đúng đắn các qui luật vận động và phát triển của xã hội, nhất làcác qui luật về kinh tế thì pháp luật sẽ tác động tích cực đối với sự phát triển kinh

tế xã hội Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó

Theo Lênin: “một đạo luật là một biện pháp chính trị” Trong lịch sử bất cứgiai cấp cầm quyền nào cũng dựa vào pháp luật để thể hiện và thực hiện chính trịcủa giai cấp mình Pháp luật trở thành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chínhtrị của giai cấp cầm quyền, là một công cụ sắc bén để thể hiện quyền lực của Nhànước, thực hiện những yêu cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó Do đó Nhànước nào, pháp luật ấy Những thuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy phạm,tính cưỡng chế, tính khách quan, tính hệ thống và tương đối ổn định

Vai trò công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật thể hiện trên hai khía cạnh Thứ nhất, Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu

quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xãhội của pháp luật Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhànước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cườngquyền lực nhà nước Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồntại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không cósức mạnh của bộ máy nhà nước Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới cóthể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước,quản lý xã hội Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhànước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động vàphát triển Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thứcpháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử

Trang 4

dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạođiều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

Thứ hai, Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật,

văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh, sinh viên.Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ởnước ta đang là một vấn đề cấp thiết Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhànước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ

xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội Đảng lầnthứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng vàhoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng caodân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân” Để củng cố

và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó cóviệc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi ngườidân Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủpháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới

có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ

có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật

1.2 Giáo dục pháp luật trong trường học

Giáo dục trong nhà trường là sự tác động có bài bản, có định hướng, nộidung kiến thức được sắp xếp khoa học theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Chương trình giáo dụcnhà trường có tính kế thừa, tính liên thông và phát triển trong nội dung kiến thức ởtừng lớp học, bậc học, giúp cho học sinh từng bước mở rộng nhận thức, bồi đắp trithức và thực hiện nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đó là hình thành được ởhọc sinh nhân cách người công dân trong xã hội mới

Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức màkhông có tài thì làm việc gì cũng khó” Xét trên mọi phương diện, giáo dục đạođức, lối sống, giáo dục công dân, giáo dục pháp luật đóng góp một phần quan trọngtạo nên nhân cách của mỗi con người

Như vậy, giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, tổ chức, chủ định,chủ thể giáo dục pháp luật tác động lên các đối tượng giáo dục pháp luật nhằmhình thành tri thức, tình cảm pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật theo những

Trang 5

yêu cầu của pháp luật

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đãxác định mục tiêu chủ yếu của giáo dục là “thực hiện giáo dục toàn diện đức dục,trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị,

tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”

Nhà trường có nhiệm vụ xây dựng cho thế hệ trẻ cơ sở ban đầu nhưng rấtquan trọng của nhân cách người công dân, người lao động, những chủ nhân tươnglai của đất nước, biết sống, lao động và học tập trong xã hội mới với muôn vàn mốiquan hệ đa dạng Muốn vậy, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt làgiáo dục cho học sinh biết, tôn trọng và làm theo những chuẩn mực xã hội do phápluật quy định Dần dần hình thành trong người học những hành vi tự giác ứng xửtheo chuẩn mực xã hội đồng thời biết đề phòng, biết đấu tranh và khắc phục nhữngsai lệch so với các chuẩn mực đã được quy định Đối với các em, hiểu biết phápluật là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật là một thành phần quan trọngkhông thể thiếu được của nhân cách

Thông qua giáo dục pháp luật nhà trường trang bị cho các em những tri thứcpháp luật, xây dựng, hình thành ở các em nếp lao động và học tập theo pháp luậtvới ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân Từ đó, các em

tự điều chỉnh hành vi của mình theo khuôn khổ của pháp luật một cách tự giác Vìthế việc giáo dục pháp luật cho học sinh là một yêu cầu khách quan nhằm chuẩn bịmột cách hệ thống cho thế hệ trẻ biết sống và làm việc theo pháp luật, góp phầnxây dựng một nhà nước pháp luật, một xã hội có kỷ cương, nề nếp

Phổ biến pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt độnggiáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói chuyệnpháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật,tọa đàm, hội thảo chuyên đề nhằm góp phần củng cố những tri thức được họctrong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện,uốn nắn, hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định, giúpngười học tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt quarào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản

Trang 6

Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là nơithực hiện chức năng dạy học có tổ chức Giáo dục nhà trường giữ vai trò trọng yếutrong việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách người học, tạo ranguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội

1.3 Quan điểm của Đảng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từyêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng

và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường Các Nghịquyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TU ngày 11/01/1979 về cải cáchgiáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V,VI,VII đều đã thểhiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục phápluật trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đảng vàNhà nước ta rất quan tâm, coi trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhất là

từ khi có đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội lần thứ VI đến nay

Văn kiện lần thứ VI của Đảng đã xác định rõ: “Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học của Đảng của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân.

Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm “tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác tư pháp” theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháptrong thời gian tới, góp phần vào việc thực hiện “phát huy dân chủ, tăng cườngpháp chế; giữ vững bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm và tôn trọng quyền dânchủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân”, ngày 09 tháng 12 năm

2003 Ban Bí thư trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32 – CT/TW về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao

ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Chỉ thị yêu cầu :

“Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ

Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình,sách giáo khoa về pháp luật phục vụ trực tiếp cho công tác phổ biến, giáo dục phápluật trong nhà trường theo phương châm kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực

Trang 7

tiễn, học đi đôi với hành Việc đưa pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường phảiđược chọn lọc hợp lý, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực”

1.4 Pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Cơ sở pháp lý của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là các văn bản quyphạm pháp luật quan trọng trong qúa trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống phápluật Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyếtcủa Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhàtrường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luậttrong nhà trường

Điều 31- Hiến pháp năm 1992 :“Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân pháttriển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và phápluật”

Để cụ thể hoá quy định trên của Hiến pháp năm 1992, ngày 05/7/1992 Chủtịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 274/CT về việc thi hành Hiến pháp năm

1992 yêu cầu các cơ quan chức năng chấn chỉnh, rà soát và nâng cao chất lượngcông tác giáo dục pháp luật trong nhà trường

Quyết định số 1762/QĐ-BTP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ tư pháp banhành chương trình bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luậtcho nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướngchính phủ Phê duyệt đề án “ Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục phápluật trong nhà trường”

Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16 tháng 11 năm

2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp công tácPBGDPL trong trường học

Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướngChính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong trường học

Về phía Bộ Giáo dục - Đào tạo, đã ban hành và phối hợp ban hành nhiều vănbản chỉ đạo trực tiếp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nhưChỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 về tăng cường công tác phổ biến,giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục, và các kế hoạch công tác phổ biến, giáodục pháp luật hàng năm chỉ đạo địa phương thực hiện

Trang 8

Kế hoạch số 1142/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013

Cụ thể hoá các văn bản pháp luật của Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh AnGiang đã có nhiều văn bản đề cập đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật điểnhình như:

Quyết định số 2047 / QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Uỷ bannhân dân tỉnh An Giang , phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chương trìnhhành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 – 2010 trênđịa bàn tỉnh

Quyết định số 674 / QĐ-UBND, ngày 09 thàng 04 năm 2008 của UBNDtỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số61/2007/NQ-CP của Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TWcủa Ban Bí thư TW Đảng

Quyết định số 740 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 04 năm 2008 của UBND tỉnh

An Giang về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến, giáo dụcpháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh An Giang

Văn bản quan trọng gần đây nhất của UBND tỉnh An Giang về công tác này

là Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh AnGiang Về việc ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012trên địa bàn tỉnh An Giang;

Những căn cứ trên đây là cơ sở pháp lý của công tác phổ biến giáo dục phápluật ở các địa phương nói chung và ở các trường học nói riêng

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI 2.1 Đặc điểm, tình hình tổ chức bộ máy của Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi

Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi được thành lập năm 1972 Trường thuộcphường Châu Phú B – nội ô thành phố với diện tích 5601 m2 Trường có bề dày vềchất lượng giảng dạy, trường được tặng huân chương lao động hạng II vào năm

2002 và những năm tiếp theo trường 5 lần đạt lá cờ đầu bậc trung học cơ sở,trường có nhiều uy tín đối với phụ huynh học sinh và địa phương về chất lượngdạy và học

Hiện nay trường có 83 CB-GV-NV là 83 (100% đạt chuẩn; 71,1% trênchuẩn) Trong đó, cán bộ quản lý 03 gồm: 1 Hiệu trưởng (kiêm Bí thư chi bộ) và

02 phó Hiệu trưởng; có 07 tổ chuyên môn và 01 tổ Văn phòng; Giáo viên trực tiếpgiảng dạy: 70; Tổng phụ trách Đội : 01; Giáo viên phụ trách Phòng thiết bị, Thựchành thí nghiệm: 02; 01 Văn thư; 01 Kế toán; 01 Thư viện; 01 cán bộ y tế; 02 bảo

vệ phục vụ Trường có 1 chi bộ Đảng gồm 37 Đảng viên và các tổ chức đoàn thể

Trường được sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm sâu sát của cấp Ủy, ủy bannhân dân thành phố Châu Đốc, phòng giáo dục thành phố Châu Đốc, ủy ban nhândân phường Châu Phú B và các Đoàn thể của địa phương Sự quan tâm về mặtchuyên môn của phòng giáo dục, sự nhiệt tình hỗ trợ của ban đại diện cha mẹ họcsinh, phụ huynh học sinh đã nâng cao uy tín chất lượng giáo dục của nhà trường

Cơ sở vật chất được đầu tư đủ theo hướng trường chuẩn quốc gia Đội ngũ cán bộ,giáo viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, biết khắc phục khó khăn

để hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tinh thần tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc đạt hiệu quả Từ đó, chất lượnggiáo dục của trường ngày càng được nâng cao hơn, thực chất hơn

2.2 Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường là một trong nhữngnhiệm vụ được lãnh đạo Trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi quan tâm nhằm gópphần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục – đào tạo của trường Hàng năm, lãnh

Trang 10

đạo trường luôn quan tâm, hỗ trợ thư viện, Đoàn – Đội, tổ bộ môn Giáo dục côngdân xây dựng kế hoạch về hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật của năm học.Nhờ vậy, trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại trường đãdần được chú trọng, trở thành một nhiệm vụ thường xuyên của trường Từ đó đãgiúp cho hoạt động của trường luôn bảo đảm đúng pháp luật, đúng chủ trương,định hướng của ngành, của các cấp lãnh đạo.

2.2.1 Những nội dung pháp luật đã được đưa vào chương trình học

Đa số nội dung pháp luật được đưa vào chương trình dạy học chính khóa môngiáo dục công dân được thực hiện 1 tiết / 1 tuần

Lớp 6: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; Công dân nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện trật tự an toàn giao thông; Quyền và nghĩa

vụ học tập; Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh

dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; Quyền được bảo đảm antoàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín …

Lớp 7: Xây dựng gia đình văn hoá; Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dụccủa trẻ em Việt Nam; Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Quyền tự dotín ngưỡng và tôn giáo …

Lớp 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình; Phòng chống tệ nạn

xã hội; Phòng chống nhiễm HIV/AIDS; Phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chấtđộc hại; Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác; Nghĩa

vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; Quyền khiếu nại tố cáocủa công dân …

Lớp 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân; Quyền tự do kinhdoanh và nghĩa vụ đóng thuế; Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân; Vi phạmpháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân; Quyền tham gia quản lý nhà nước,quản lý xã hội của công dân; Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Nội dung pháp luật còn được chú trọng phổ biến trong chương trình hoạt độngngoại khóa, ngoài giờ lên lớp: phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chốngHIV/AIDS; tác hại của rượu, bia, thuốc lá; bạo lực gia đình, an toàn giao thông,bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ quyền trẻ em…

Trang 11

Hình thành trong học sinh hành vi hợp pháp phù hợp với chuẩn mực xã hội.Rèn kỹ năng vận dụng các tri thức, tình cảm vào việc lý giải những vấn đềchính trị, kinh tế pháp luật từ đó định hướng đúng đắn cho hành vi của mình trongcác quan hệ xã hội Nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân, gia đình và toàn cộng đồng.

Giáo viên bộ môn giáo dục công dân kết hợp nhiều phương pháp đặc trưngcủa bộ môn trong giảng dạy nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức đạt được hiệuquả nhất định Nếu vận dụng phù hợp các phương tiện trực quan (video clip, môhình, sơ đồ minh hoạ ), nghiên cứu thực tế…sẽ làm tăng chất lượng bộ môn

* Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt chào cờ hàng tuần:

Trong buổi sinh hoạt vào ngày thứ hai đầu tuần ngoài việc tổng kết rút kinhnghiệm trong tuần vừa qua, phổ biến công tác tuần tới, Ban giám hiệu còn lồngghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh toàn trường với nhữngnội dung phù hợp với tình hình thực tiễn xảy ra hoặc theo các văn bản chỉ đạo củacác cấp, của ngành hay của địa phương nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học,giáo dục đạo đức, nề nếp kỷ luật, kỷ cương, hình thành nhân cách của học sinh,mục đích giúp các em thực hiện và chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước Nộidung sinh hoạt được thực hiện bởi các tổi chuyên môn, báo viên tuyên truyền phápluật, các Đoàn thể trong nhà trường… cho 1433 học sinh ở 4 khối lớp và giáo viênchủ nhiệm , giáo viên bộ môn Cụ thể theo kế hoạch:

27/8/2012 Kỷ niệm cách mạng tháng 8/1945 và Quốc khánh 02/9/1945 Sử - Địa – GDCD

10/9/2012 Chuyên đề về phòng chống tội phạm Công an Thị xã

17/9/2012 Tìm hiểu về pháp luật về an toàn giao thông đường bộ Chi Đoàn

24/9/2012 Xây dựng trường học thân thiện, học sinh Tổ Ngoại ngữ

Trang 12

tích cực01/10/2012 Rèn luyện kỹ năng sống Tổ Hoá - Sinh

08/10/2012 Truyền thông công tác phòng chống dịch tay, chân , miệng, cúm A H

19/11/2012 Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Tổ Toán

26/11/2012 Giới thiệu một số trò chơi dân gian Tổng phụ trách Đội03/12/2012 Truyền thống uống nước nhớ nguồn Tổ Lý – Tin

10/12/2012 Kỷ niệm ngày thành lập QĐNDVN Thị Đội

17/12/2012 Bác Hồ với quân đội nhân dân Việt Nam Thư viện

07/01/2013 Lịch sử địa phương Tổ Sử - Địa – GDCD 14/01/2013 Sức khoẻ vị thành niên Tổ Hoá - Sinh

21/01/2013 Kể chuyện Bác Hồ Thư viện

28/01/2013 Ý nghĩa thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Chi Bộ

04/02/2013 Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền Việt Nam Tổ Ngữ Văn

18/02/2013 Hướng dẫn một số trò chơi tập thể Tổng phụ trách Đội25/02/2013 Phòng chống xâm hại trẻ em và buôn bánphụ nữ qua biên giới Hội Phụ Nữ Thị Xã04/3/2013 Ý nghĩa ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/3 Công Đoàn nhà trường11/3/2013 Một số nội dung cơ bản về bệnh học đườngvà vệ sinh an toàn thực phẩm Y tế nhà trường

18/3/2013 Quyền và bổn phận của trẻ em Tổ Ngoại ngữ

25/3/2013 Truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Chi Đoàn

01/4/2013 Hoà bình và hữu nghị Tổ Toán

08/4/2013 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tổ Lý Tin

15/4/2013 Rèn luyện sức khoẻ để học tập và xây

29/4/2013 Ý nghĩa ngày Miền Nam hoàn toàn giải

phóng, thống nhất đất nước Chi Đoàn 06/5/2013 An toàn giao thông và phòng chống tội

phạm

Công An

TX Châu Đốc20/5/2013 Sinh hoạt ngày sinh Bác hồ Tổng phụ trách Đội

* Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các buổi sinh hoạt Chi bộ:

Chi bộ là nơi sinh hoạt của đảng viên, lực lượng cốt cán nhà trường, lànhững người tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động dạy học và cácphong trào của đơn vị Vì vậy, việc phổ biến giáo dục pháp luật, cũng như công tácgiáo dục chính trị tư tưởng trong sinh hoạt chi bộ sẽ góp phần lớn trong việc tuyên

Trang 13

truyền, vận động mọi người cùng thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng

và chính sách pháp luật của Nhà nước Công tác này được phổ biến khá đều đặntrong các buổi họp định kì hàng tháng với 100% đảng viên tham dự

* Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm của trường:

Định kỳ hàng tháng trường đều tổ chức họp Hội đồng sư phạm toàn trường

để tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ tháng qua, triển khai kế hoạchcông việc sắp tới, trao đổi về chuyên môn Phổ biến giáo dục, pháp luật cũng đượcthực hiện thông qua chuyên san, thông tin tư tưởng, tình hình địa phương, trongnước và quốc tế để cán bộ, giáo viên, công nhân viên hiểu và áp dụng tuyên truyềnphổ biến giáo dục pháp luật lại cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục

* Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các tiết sinh hoạt lớp vào thứ bảy hàng tuần:

Thông qua sơ kết hoạt động học tập, thực hiện nề nếp trong tuần của họcsinh mà giáo viên chủ nhiệm lớp uốn nắn các em thực hiện và chấp hành tốt nộiqui học sinh, nội qui trường lớp Giáo viên chủ nhiệm cùng với nhà trường tuyêntruyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ huynh thông qua các lần họp phụhuynh học sinh: định kì 03 lần / 1 năm học

* Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ:

Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ, trường tổ chức cho các em vuichơi, giải trí, văn nghệ gây quỹ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đố vui,tháng bộ môn, hái hoa dân chủ hoặc chiếu phim trong các hoạt động chủ điểm giáodục lớn như: Tôn sư trọng đạo (tháng 11), Tiến bước lên Đoàn (tháng 3) Từ đócác em có ý thức phấn đấu học tập và noi theo

Những hoạt động thiết thực trên đã góp phần tích cực đến giáo dục hìnhthành nhân cách, lối sống lành mạnh, trong sáng cho các em và tạo niềm tin nơicha mẹ học sinh đối với công tác Giáo dục và Đào tạo của nhà trường trong nhữngnăm qua

2.2.3 Một số kết quả cụ thể

Việc làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo được sự chuyển biến

rõ rệt trong nhận thức và hành động của toàn thề giáo viên và học sinh của nhàtrường Qua đó, nhà trường đã hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu là dạy tốt

Trang 14

và học tốt, chấp hành nghiêm nội quy,quy chế của Trường và pháp luật của Nhànước.

Nhìn chung nhận thức về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục phápluật dần được nâng cao Các văn bản pháp luật mới ban hành được quán triệt đầy

đủ, thường xuyên, góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và ý thứcpháp luật của học sinh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phầngiữ vững trật tự nền nếp nhà trường

Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trườnghọc được củng cố, tăng cường về số lượng và chất lượng

Đối với học sinh:

* Kết quả khác về một số kỳ thi và phong trào: Học sinh giỏi cấp tỉnh: 80 học

sinh; Tỉ lệ TN.THCS là: 100%; Tỉ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập : 98%; Thamgia hội thi Ca – Múa – Nhạc cấp thành phố: đạt giải Nhất toàn đoàn; cấp Tỉnh: giảiNhì đơn ca, giải Ba múa

Đối với giáo viên:

Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố là: 21 GV (31,34% ); Giáo viên đạt giảisáng kiến kinh nghiệm : 19 cấp trường, 09 cấp thành phố, 04 cấp tỉnh; Giáo viênđạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở : 31 - chiến sĩ thi đua tỉnh : 03

*Các Danh hiệu thi đua nhà Trường đạt được trong những năm qua:

Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu : 3 lần trong 5 năm

Lá cờ đầu bậc trung học cơ sở

Công tác tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật dần có nề nếp, ổn định.Nhà trường không có học sinh nghiện hút, tiêm chích ma túy Đa số học sinh thamgia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa thể hiện ở số lượng tham gia, chất lượng

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w