Tiền đề tƣ tƣởng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 27 - 43)

Giới nghiên cứu Kinh Dịch gọi Dịch học là dòng sông Dịch học tuôn chảy. Đây là một ví dụ rất hay, Chu Dịch là bộ điển tích cổ kính của Trung Quốc, có lịch sử lưu truyền đã mấy nghìn năm. Dịch học là các thứ giải thích đối với Chu Dịch, thông qua những giải thích ấy, dần dần hình thành một hệ thống lý luận. Dịch học ngọn nguồn xa xưa, trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, hình thành nên rất nhiều phái nghiên cứu, nội dung không ngừng được bổ sung cho phong phú và ngày càng phát triển thêm lên, có ảnh hưởng sâu sắc đối với triết học, tôn giáo, khoa học, văn học nghệ thuật, đến cả đời sống chính trị và luân lý, cả phong tục tập quán của nhân dân. Trình độ trí tuệ và tư duy lý luận của người Trung Quốc trước khi tiếp xúc với văn minh phương Tây chủ yếu là thông qua nghiên cứu Chu Dịch mà được rèn luyện và nâng cao.

Tuy vậy, cả trong một thời kỳ rất lâu dài, Dịch học vẫn luôn bị che phủ bởi một lớp sắc màu thần bí. Có lẽ do vậy mà người ta vẫn coi Dịch học là một dòng sông trí tuệ thần bí.

Đã là một dòng sông lớn ắt có nước nguồn tuôn chảy, có mạch nhỏ róc rách, có khe con suối nhỏ, cho đến cả mặt sông bao la cuộn sóng, cũng ắt có dòng xiết bãi hiểm và những xoáy nước đục ngầu. Muốn hiểu rõ ngọn nguồn của Dịch học cần phải nói tự đầu nguồn, từng bước từng bước hé mở lớp mạng che mặt, để trưng ra kho trí tuệ dồi dào đó.

Chiêm tinh và tạp chiêm.

Thời kỳ viễn cổ Trung Quốc, do sức sản xuất cực kỳ thấp kém, con người tỏ ra bất lực trước các vật thể tự nhiên và khuất phục trước sức mạnh thiên nhiên; tri thức hiểu biết lại rất nghèo nàn, càng gây nên nỗi sợ hãi ghê gớm trước sức mạng tự nhiên. Sùng bái tự nhiên, sùng bái tôtem, sùng bái tổ tiên và các thần linh ở thời đại viễn cổ Trung Quốc chính là phản ánh tư tưởng ấu trĩ ấy. Thời ấy, người ta phổ biến tuân theo một thứ vu giáo nguyên thủy. Bất cứ hoạt động gì, từ săn bắt, xuất hành, làm nông nghiệp, xây nhà, cúng tế, chiến tranh, cưới hỏi… họ đều quyết định hành động của mình trên

cơ sở bói để hỏi ý kiến thần linh. Để dò biết ý chỉ của thần linh, quan sát điềm báo họa phúc, thành bại, đoán lành dữ… người ta phải sử dụng các phương pháp khác nhau, đó tức là thuật số. Thời đó có nhiều kiểu thuật số, được chia thành hai loại lớn. Một loại là Thiên khải (bao gồm chiêm tinh, tạp chiêm), còn loại kia là Nhân vi (bao gồm bói mai rùa, bói cỏ thi). Thiên khải là cái có trước, còn nhân vi là cái có sau, là sự bổ trợ của thiên khải.

Chiêm tinh là thuật số căn cứ vào sự biến hóa của thiên văn tinh tượng mà đoán điềm lành dữ. Chiêm tinh khởi nguồn hẳn rất sớm. Sách Kinh Thư, phần Nghiêu Điển có nói: “Bèn sai ông họ Hy, ông họ Hòa: Kính theo trời cao, làm lịch làm tượng về mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cẩn thận truyền

cho dân về mùa” [59, 233]. Hy Hòa quan sát thiên tượng, nói cho dân biết

cách tính thời tiết ra sao. Nếu tinh tượng nảy sinh hiện tượng khác thường, vượt ngoài kinh nghiệm thực tế của con người, thì rất có khả năng họ dùng hình thức vu thuật tôn giáo đưa ra các thứ giải thích khác nhau, đó tức là chiêm tinh nguyên thủy. Lịch sử về chiêm tinh ở Trung Quốc đã được lưu giữ rất nhiều trong các sách cổ, trong đó phần nhiều là chép các điển tích liên quan đến việc xem bói để đúc kết việc thịnh suy của mỗi nước, hay việc chiến tranh, truyền nối ngôi…

Trong Kinh Dịch, quái từ và hào từ chắc hẳn đã hấp thụ tư liệu chiêm tinh nguyên thủy. Quẻ Thuần Càn nói nhiều đến Long như: “Tiềm long vật

dụng”, “Hiện long tại điền”, “Phi long tại thiên”… Trong chiêm tinh thì Long

là một tên sao, sách Tả truyện nói “Long, Tống, Trịnh chi tinh dã” nghĩa là Long, chòm sao ở phận nước Tống, nước Trịnh. Cửu tam quẻ Phong nói:

Phong kỳ bái, nhật trung kiến muội, chiết kỳ hữu quăng, vô cữu: Phong đô

trời đột nhiên đổ mưa, giữa ban ngày thấy sao nhỏ, té gãy tay phải, gieo quẻ

bói hỏi thì quẻ nói không sao” [15, 609]. Cửu tứ nói: “Phong kỳ bộ, nhật

trung kiến đẩu, ngộ kỳ di chủ, cát” tức là “Phong đô bị nhật thực che mờ,

giữa trưa nhìn thấy được sao Bắc đẩu, gặp được dị nhân, gieo quẻ bói hỏi thì

trời, tựa hồ đây cũng là một trong những nguồn gốc chiêm tinh của Kinh Dịch. Hệ từ cũng nói “xem tượng rủ, hiện rõ lành dữ” cũng có ý nói về chiêm tinh.

Tạp chiêm là số thuật dựa vào tượng của vật thể mà xét đoán điềm gở, cũng gọi là vật chiêm. Có rất nhiều câu chuyện về vật chiêm như thời Ân Cao Tông hiện lên cây dâu và cây lúa trong cung vua, báo hiệu nhà vua cần phải trau dồi ân đức, các cây dâu, lúa dần tàn lụi đi; Chu Văn Vương đêm nằm mơ thấy gấu bay là điềm báo ông sẽ gặp được Khương Tử Nha (Tử Nha hiệu là

Phi Hùng), Tấn Văn Công khi lưu vong, xin ăn dọc đường ở nước Vệ đã được

người nông phu cho một hòn đất, ngụ ý sau này ông ta sẽ có được vùng đất đai của riêng mình… Vật chiêm coi đoán mộng là điều quan trọng nhất, căn cứ vào vật tượng trong giấc mơ mà đoán lành dữ. Chuyện thực tế về đoán mộng được chép rất nhiều trong Tả truyện, Hán thư… Ngoài đoán mộng ra còn có lối căn cứ trực tiếp vào sự hiển hiện đặc thù của vật tượng mà suy đoán lành dữ như việc cây lúa và cây dâu mọc trong cung vua thời Ân Cao Tông. Trong Kinh Dịch ta cũng thấy xuất hiện những điểm tương tự như Dịch nói “Lý sương kiên băng chí” [48, 24] có nghĩa là bước trên sương thì biết băng dày sắp đến, Thoán từ quẻ Lý nói “Lí hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh”: “Dẫm

lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông” [44, 231]. Những câu chữ phản

ánh trình tự diễn ra tất nhiên của sự vật chính là thuộc loại suy đoán này. Loại hình tạp chiêm này thời thượng cổ có rất nhiều như Hình pháp tướng chiêm (xem tướng, phong thủy), đồng dao sấm ngữ, phong giốc (bói theo hướng gió thổi), xạ phúc (đoán thứ úp dưới khí cụ)… về sau quy bốc, chiêm phệ sản sinh rồi thì tạp chiêm và bói rùa, bói cỏ thi đồng thời sử dụng với nhau để đoán định cát hung, lành dữ. Cho nên, Kinh thư, phần Thái thệ trung nói “Trời đã lấy ra chăn dân, nên mộng hay quẻ bói của Trẫm đều

thành, đánh Thương ắt được” [59, 287].

Đi đôi với đà phát triển không ngừng của vu thuật nguyên thủy, sự nâng cao của ý thức tư duy và trình độ nhận thức của con người thì lối bói vật chiêm cũng tương đối tập trung, nhân tố nhân vi tham dự ngày càng nhiều hơn vào thiên khải, con người bói hỏi thần linh lành dữ, họa phúc, dần chuyển sang hai dụng cụ là mai rùa và cỏ thi, dần dần đây trở thành hai phương pháp tương đối ổn định. So sánh hai phương pháp thì phần nhiều các nhà nghiên cứu cho rằng bói rùa xuất hiện sớm hơn bói cỏ thi.

Chiêm bốc đã nảy sinh ở đầu đời Hạ hoặc có thể sớm hơn chút ít. Ở di chỉ văn hóa Long Sơn phát hiện được 16 mảnh bốc cốt (xương dùng để bói), rõ ràng thời bấy giời đã có người hành nghề chiêm bốc. Quy bốc là đem mai, yếm rùa và xương thú dùi lỗ, đặt sấy trên lửa, xung quanh liền xuất hiện những vân nứt. “Bốc” là chữ viết mô phỏng tình trạng vân nứt. Thứ vệt nứt trên yếm rùa gọi là “bốc triệu”. Người bói căn cứ vào hình thù của bốc triệu mà đoán định lành dữ. Phương pháp này đến đời Ân rất phổ biến. Một khối lượng lớn giáp cốt văn đào được ở Ân Khư đã chứng minh người đời Ân rất mê tín phép quy bốc. Người đời Chu cũng rất mê tín quy bốc, Kinh Thư, thiên Hồng phạm nói “Trù thứ bảy: Khảo sát điều ngờ. Chọn đặt người trông coi

việc bói rùa và bói cỏ thi” [59, 297]; thiên Kim Đằng nói về việc Chu Vũ

Vương bị ốm nặng, Chu Công làm lễ tế trời đất xin được gánh bệnh tình thay cho Vũ Vương, có câu nói “Bèn sai ba người bói rùa. Đều thấy tốt. Mở tráp

coi sách cũng thấy tốt” [59, 302]. Từ kim đằng ở trên nghĩa là cái tráp làm

bằng mây sơn vàng.

Người đời Chu không chỉ dùng cách bói rùa mà còn dùng cả bói cỏ thi, hai loại này thường được dùng phối hợp song song với nhau, trong Kinh Thi và Kinh Thư có nhiều chỗ bốc và phệ nói liền nhau. Theo người đời Chu, nếu so sánh giữa bói rùa và bói cỏ thi thì bói bói rùa linh nghiệm hơn bói cỏ thi. Câu truyện Tần Hiến Công muốn đưa nàng Lệ Cơ lên hàng phu nhân, vua cho bói rùa và cỏ thi thấy bói rùa thì thuận, còn bói cỏ thi thì nghịch; Tần Hiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công bèn nghe theo cách bói rùa vì các quan coi bói cho rằng rùa mệnh thọ trường, cỏ thi mệnh đoản là một ví dụ tiêu biểu.

Theo những nghiên cứu gần đây, một số học giả cho rằng phép phệ bắt nguồn từ phép bốc. Kinh Dịch vạch các quái từ dưới lên trên, điều này nhất trí với thứ tự khắc ở trong các giáp cốt mà về sau đã trở thành các thông lệ phổ biến; sáu đoạn hào từ (trong Kinh Dịch) và số sáu câu lời khắc (trong bốc) càng phù hợp, thống nhất với nhau. Trong Kinh Dịch, các lời đoán lành dữ nếu đem so sánh với bốc từ trong giáp cốt thì có rất nhiều chữ dùng giống nhau. Ví như chữ “trinh” trong giáp cốt văn có nghĩa là bói hỏi thì trong Kinh Dịch chữ “trinh” cũng có nghĩa tương tự. Lại nữa, như trong bốc từ có “cát”,

“đại cát”, “vong ưu”, “lợi”, “bất lợi”… cũng nhất trí với “cát”, “nguyên cát”,

vô cữu”, “vô ưu”, “lợi hữu du vãng”, “bất lợi hữu du vãng”… trong Kinh

Dịch. Những câu chữ trong hào từ một số quẻ như “mật vân bất vũ”, “điền

hoạch tam hồ”, “điền hữu cầm”, “điền vô cầm”, “tuy tuần vô cựu”, “chí vu

bát nguyệt hữu hung”… cũng hầu như toàn toàn tương đồng với các câu chữ

trong bốc từ giáp cốt. Điều này chứng tỏ sáu hào trong các quẻ của Kinh Dịch và chiêm từ là thoát thai hoặc mô phỏng từ bốc từ. Trong các hiện vật khai quật được ở di chỉ văn hóa Thanh Đôn Tùng Trạch huyện Hải An (Giang Tô) có 8 mảnh xương, sừng hươu nhánh ở trên đó có khắc ký hiệu chữ số đơn lẻ, một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là hình thái phát triển sơ khai của quẻ Dịch. Tuy nhiên, rõ ràng là từ phép quy bốc đời Ân đến phép phệ của thời Chu là cả một qúa trình phát triển, tức là qúa trình phát triển từ quy tượng (hình nứt trên mai, yếm rùa) đến phệ số (số thẻ cỏ thi). Đặc điểm của chiêm phệ, tức là qua sự biến hóa của số lượng cỏ thi mà tìm được quái tượng, từ đó suy ra lành dữ.

So sánh với phép bốc thì phệ có nhiều đặc điểm mới. Dùi mai hoặc yếm rùa lấy tượng, vết nứt tự nhiên thành vân, hoàn toàn là điều ngẫu nhiên; còn quái tượng là số thẻ cỏ thi phải đếm bằng tay, chiếu theo một trình tự nhất định suy diễn mà thành, có phép tắc để thực hiện. Loại bốc chủ yếu xuất phát

từ tự nhiên, còn phệ thì hoàn toàn dựa vào suy đoán nhân vi. Quy tượng hình thành rồi thì không thể cải đổi, người bói dựa theo đường vân là có thể suy đoán điềm lành dữ. Quái tượng hình thành rồi còn phải trải qua đủ thứ phân tích đối với quái tượng, thậm chí cả những suy đoán lôgíc nữa mới có thể suy ra những điều cát hung, có tính tư tưởng và tính linh hoạt khá lớn. Điều này nói lên hình thức phệ hình thành và phát triển có nghĩa là nhân tố nhân vi tăng thêm hơn lên, nhân tố thiên khải càng bị chèn đẩy; điều này phản ánh trí tuệ của con người ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Do coi trọng năng lực tư duy của con người cho nên về sau từ trong nội tại Kinh Dịch đã phát triển lên được một hệ thống triết học, còn phép bốc thì trước sau vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn mê tín và dần dần bị con người vứt bỏ. Do vậy, một số nhà nghiên cứu cho rằng khởi nguyên của Kinh Dịch là bói toán sau đó phát triển lên thành triết học là có ý này.

Dịch Kinh được tạo thành bởi các bộ phận như quái tượng, quái từ và hào từ. Quái tượng do hai loại hào là dương và âm . Cứ mỗi quẻ vạch sắp xếp tổ hợp mà thành 64 quẻ gọi là Lục thập tứ quái. Sắp xếp sáu vạch trong quẻ từ dưới lên, dùng sơ, nhị, tam, tứ, ngũ, thượng để biểu thị thứ tự. Hào dương thì gọi là Cửu, hào âm thì gọi là Lục, tất cả có 384 quẻ. Các hào âm, dương và các quẻ có rất nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc phát sinh của chúng nhưng ban đầu đó chỉ là những ký hiệu trừu tượng ghi ra để xem bói lành dữ, hình tượng bên ngoài của chúng không mang nhiều ý nghĩa như sau này người đời sau thêm thắt vào.

Như ta vẫn thấy, Kinh Dịch được các học giả nhiều đời biên soạn thành sách. Việc biên soạn bao gồm sự sàng lọc đối với phệ từ, sắp xếp chỉnh lý và gọt rũa câu chữ. Tuy cách diễn đạt hào từ bắt nguồn từ phệ từ nhưng nó lại có rất nhiều kiểu cách ngôn, kiểu thơ ca theo vần, đã khác với lối biên soạn lời quẻ bói. Câu văn vận ngữ khá đều đặn, ngắn gọn; mang nhiều tính tư tưởng và nghệ thuật. Điều này rõ ràng đã trải qua giai đoạn chỉnh lý nghệ thuật của các nhà biên soạn.

Tuy nhiên, nhìn chung thì phần lớn vẫn là xếp đống phệ từ, quái từ, hào từ… một số quẻ thiếu sự liên hệ giữa các hào, thiếu tính lôgíc. Kinh Dịch hình thành xuất phát do nhu cầu chiêm phệ, không phải nhằm trình bày một hệ thống lý luận nào cả, nó không phải là một bộ sách văn học như Kinh Thi mà thực chất ban đầu nó là một bộ sách dùng để bói toán. Việc cho rằng Kinh Dịch hàm chứa ý nghĩa sâu xa, đựng đầy mọi vấn đề trong thiên hạ… là câu chuyện của các nhà nghiên cứu Dịch học về sau. Còn bộ mặt nguyên thủy vốn có của Kinh Dịch thì cũng còn đơn giản, sơ khai cũng giống như tư duy của con người thời kỳ xa xưa vậy.

Ở Trung Quốc, về mặt lịch sử triết học, từ các đời Tần - Hán về sau, đại thể có thể chia làm bốn thời kỳ nghiên cứu Kinh Dịch chủ yếu: Thời kỳ Hán Dịch, Dịch học thời kỳ Hán - Đường, Dịch học thời kỳ Tống - Minh và Dịch học thời Thanh.

Thời Hán: Từ sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng thực hiện việc đốt bỏ các sách thuộc về các trường phái triết học khác nhau mà chỉ độc tôn Pháp gia nên các tài liệu giữ được chủ yếu là các sách dạy về nghề nghiệp; trong đó việc bói toán là một việc được coi trọng cho nên Dịch học vẫn tiếp tục phát triển. Nhờ vậy, đến thời Hán thì Dịch học rất thịnh. Đây là thời kỳ phồn vinh của Dịch học sau khi hình thành sách Chu Dịch. Trong thời kỳ Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán), đặc trưng của Dịch học là giải thích tượng số (Tượng vốn là chỉ những vân hoa trên mai rùa thời chiêm bốc, tức là những điềm tốt, xấu; số là chỉ số cỏ thi diễn biến thời bói cỏ thi) là giai đoạn thịnh vượng tột đỉnh về tượng số học mà rất ít khai thác nghĩa lý ẩn chứa ở trong. Từ Đông Tấn về sau, cách bói cỏ thi dần dần thay thế địa vị của bói

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 27 - 43)