Quan niệm của Kinh Dịch về sự tiến hóa xã hội con ngƣờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 66 - 74)

Trong Kinh Dịch có đề cập đến một số quan niệm về lịch sử tiến hóa của xã hội loài người. Dịch truyện đề cập tương đối sớm quan niệm lịch sử có nhân tố phát triển tiến hóa. Theo quan điểm của họ, lịch sử xã hội loài người không ngừng phát triển biến đổi và không lùi lại.

Hệ từ hạ nói: “Thượng cổ huyệt cư nhi dã xử, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ cung thất, thượng đống hạ vũ, dĩ đãi phong vũ, cái thủ chư “Đại

Tráng”. Nghĩa là: “Thời thượng cổ người ta ở trong hang [vào mùa đông] và

ở trên đồng [vào mùa hè]. Các thánh nhân đời sau biến đổi việc đó bằng nhà cửa: Bên trên là cây đòn nóc, bên dưới là mái che để che chắn gió mưa. Điều

này có lẽ họ lấy [ý tưởng] từ quẻ Đại Tráng”. [48, 145 – 146]. Quẻ Lôi Thiên

Đại Tráng [Trên là Chấn (sấm), dưới là Càn (trời)].

Thuyết quái truyện nói Càn vi thiên, vi viên: Càn là: trời, hình tròn [48, 229]. Người ta ở dưới nhìn lên trời, thấy bầu trời tròn như có vòm mái che. Như vậy, tượng quẻ Đại Tráng là bên trên có sấm và mưa, bên dưới có vòm che. Thánh nhân dựa vào đó sáng chế ra nhà cửa để tránh mưa gió, sấm sét.

Cổ giả Bao Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư

thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn dữ địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị thủy tác bát quái, dĩ thông thần minh chi đức,

dĩ loại vạn vật chi tình”. Nghĩa là “Ngày xưa Bao Hi làm vua thiên hạ, ngước

lên trông thấy các hiện tượng trên trời, cúi xuống thấy các phép tắc trên đất, xem dấu vết của chim và thú cùng với sự thích nghi của các miền đất; gần thì lấy nơi mình, xa thì lấy ở sự vật. Cho nên Bao Hi (Phục Hi) đầu tiên chế ra Bát quái để quán thông cái đức thần minh và để phân loại các đặc tính của

Tác kết thằng nhi vi võng cổ, dĩ điền dĩ ngư, cái thủ chư Ly”. Nghĩa là

Ngài phát minh cách thắt dây làm lưới để bắt thú và chài cá. Điều đó lấy ý

tưởng từ quẻ Ly” [48, 136]. Quẻ Thuần Ly , trên dưới đều là Ly (lửa).

Bào Hi thị một, Thần Nông thị tác, trác mộc vi tỷ, nhu mộc vi lỗi, lỗi

nậu chi lợi, dĩ giáo thiên hạ, cái thủ chư Ích”. Nghĩa là “Bào Hi mất, Thần

Nông nổi lên, đẽo gỗ làm lưỡi cày, uốn gỗ làm cán cày, rồi dạy cho thiên hạ

biết ích lợi của cái cày cái bừa. Ý này lấy từ tượng của quẻ Ích” [48, 137].

Quẻ Phong Lôi Ích , trên là Tốn (gió), dưới là Chấn (sấm).

Nhật trung vi thị, trí thiên hạ chi dân, tụ thiên hạ chi hóa, giao dịch

nhi thoái, các đắc kỳ sở, cái thủ chư Phệ Hạp”. Nghĩa là “Giữa trưa lập chợ.

Quy tụ dân chúng trong thiên hạ. Tập trung hàng hóa trong thiên hạ. Họ trao đổi hàng hóa với nhau rồi trở về, ai cũng có cái mình cần. Ý tưởng này có lẽ

lấy từ quẻ Phệ Hạp” [48, 138 - 139]. Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp , trên là Ly

(lửa), dưới là Chấn (sấm).

Thần nông thị một, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn thị tác, thông kỳ biến,

sử dân bất quyện, thần nhi hóa chi, sử dân nghi chi. Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Thị dĩ “tự thiên hựu chi, cát vô bất lợi”. Hoàng Đế,

Nghiêu, Thuấn tùy y thường nhi thiên hạ trị, cái thủ chư Càn, Khôn”. Nghĩ là

Thần Nông mất; Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn [lần lượt] nổi lên. Họ liên tục

cải cách khiến dân không chán. Những biến hóa [cải cách] của họ thần diệu khiến dân hài lòng thích nghi. Dịch cùng thì biến, biến rồi thì thông, thông rồi thì lâu bền. Cho nên “Họ được trời ban phước. Tốt, làm gì cũng lợi”. Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn [nghĩ ra việc] may xiêm y mà thiên hạ ổn định. Ý tưởng

này có lẽ lấy từ hai quẻ Càn và Khôn” [48, 140]. Quẻ Thuần Càn , trên

dưới đều là Càn (trời); Quẻ Thuần Khôn , trên dưới đều là Khôn (đất). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khô mộc vi chu, diễm mộc vi tiếp, chu tiếp chi lợi, dĩ tế bất thông, trí

viễn dĩ lợi thiên hạ, cái thủ chư Hoán”. Nghĩa là “Khoét rỗng thân cây lớn

làm thuyền, vót gỗ làm mái chèo. Ích lợi của thuyền và mái chèo là vượt qua những nơi ngăn cách bởi sông nước để đến nơi xa xôi đem lợi cho thiên hạ. Ý

này lấy từ tượng của quẻ Hoán”. Quẻ Phong Thủy Hoán , trên là Tốn

(gió), dưới là Khảm (nước). [48, 141].

Phục ngưu thừa mã, dẫn trọng trí viễn, dĩ lợi thiên hạ, cái thủ chư

Tùy”. Nghĩa là “Đánh xe trâu, xe ngựa; chở các thứ nặng nề đến nơi xa xôi

đem lợi cho thiên hạ. Ý này lấy từ tượng của quẻ Tùy” [48, 142]. Quẻ Trạch

Lôi Tùy , trên là Đoài (đầm), dưới là Chấn (sấm).

Trùng môn kích thác, dĩ đãi bạo khách, cái thủ chư Dự”. Nghĩa là

Làm hai lớp cửa và gõ mõ báo động để đối phó bọn đạo tặc. Ý tưởng này có

lẽ lấy từ quẻ Dự” [48, 143]. Quẻ Lôi Địa Dự , trên là Chấn (sấm),

dưới là Khôn (đất).

“Đoạn mộc vi chử, quật địa vi cữu, chử cữu chi lợi, vạn dân dĩ tế, cái

thủ chư Tiểu Qúa”. Nghĩa là “Chặt cây làm cày, đào gỗ dưới đất làm cối. Cái

lợi của cối và chày có ích cho mọi người dân. Ý này có lẽ lấy từ quẻ Tiểu Qúa” [48, 144]. Quẻ Lôi Sơn Tiểu Qúa , trên là Chấn (sấm), dưới là Cấn (núi).

Huyền mộc vi hồ, diễm mộc vi thỉ, hồ thỉ chi lợi, dĩ uy thiên hạ, cái thủ

chư Khuê”. Nghĩa là “Họ uốn cành cây bằng dây để làm cung, và vót cây làm

tên. Lợi ích của cung tên là gây khiếp sợ cho thiên hạ. Ý tưởng này có lẽ lấy

từ quẻ Khuê” [48, 144 - 145]. Quẻ Hỏa Trạch Khuê , trên là Ly (lửa),

dưới là Đoài (đầm).

Thượng cổ kết thằng nhi trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ thư khế,

bách quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát, cái thủ chư Quải”. Nghĩa là: “Thời thượng cổ

và khắc vạch. Bá quan dùng thư khế để trị dân. Muôn dân dùng thư khế để

xem xét rõ công việc của mình. Ý tưởng này có lẽ lấy từ quẻ Quải” [48, 148 –

149]. Quẻ Trạch Thiên Quải , trên là Đoài (đầm), dưới là Càn (trời).

Hệ từ hạ nói Cổ chi táng giả, hậu ý chi dĩ tân, táng chi trung dã, bất phong bất thụ, tang kỳ vô số. Hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ quan quách, cái

thủ chư “Đại Qúa” [56, 147]. Nghĩa là: “Đám tang thời xa xưa, người ta lấy

củi bọc quanh tử thi rồi đem ra chôn ở ngoài đồng, không đắp mộ và không trồng cây để đánh dấu vị trí. Thời gian để tang không nhất định. Về sau, thánh nhân thay đổi việc đó bằng cách tạo ra quan và quách. Ý tưởng này lấy

có lẽ lấy từ quẻ Đại Qúa”. Quẻ Trạch Phong Đại Qúa , trên là Đoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(đầm), dưới là Tốn (gió).

Thuyết quái nói Càn, kiện dã. Khôn, thuận dã: Càn là mạnh mẽ, Khôn là thuận theo [48, 224]. Càn là tượng trưng cho sức mạnh, Khôn tượng trưng cho sự nhu thuận.

Càn, thiên dã, cố xứng hồ phụ. Khôn, địa dã, cố xứng hồ mẫu: Càn là

trời, nên sánh với cha. Khôn là đất, nên sánh với mẹ [48, 227]. Mà địa vị của người làm cha và người làm mẹ trong gia đình và thời xưa thì chúng ta đã thấy rất rõ.

Càn vi thiên, vi viên, vi quân, vi phụ: Càn là: trời, hình tròn, vua, cha

[48, 229].

Khôn vi địa, vi mẫuvi chúng: Khôn là: đất, người mẹ,… đám đông

[48, 229].

Về nguồn gốc của vạn vật (và của cả con người), Tự quái nói Hữu thiên

địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên: Có trời đất rồi vạn vật mới được sinh ra [48,

237], đây là phần Tự quái giải thích hai quẻ Càn , Khôn . Ngoài ra, Dịch còn lấy quẻ Trạch Sơn Hàm để nói rõ hơn hai quẻ Càn, Khôn và cũng là nói về vấn đề con người. Tự quái nói Hữu thiên địa nhiên hậu hữu

vạn vật, hữu vạn vật nhiên hậu hữu nam nữ, hữu nam nữ nhiên hậu hữu phu phụ, hữu phu phụ nhiên hậu hữu phụ tử, hữu phụ tử nhiên hậu hữu quân thần, hữu quân thần nhiên hậu hữu thượng hạ, hữu thượng hạ nhiên hậu lễ nghĩa

hữu sở thác: Có trời đất rồi mới có vạn vật; có vạn vật rồi mới có nam nữ; có

nam nữ rồi mới có vợ chồng; có vợ chồng rồi mới có cha con; có cha con rồi mới có vua tôi; có vua tôi rồi mới có trên dưới; có trên dưới rồi lễ nghi mới có chỗ thi thố được [48, 248]. Quẻ Trạch Sơn Hàm , trên là Đoài (đầm), dưới là Cấn (núi).

Hệ từ hạ cũng nói “Dịch giả, tượng dã; tượng dã giả, tượng dã” [48, 156]. Tuy nhiên, các chữ “Tượng dã giả, tượng dã” (nghĩa là: tượng là mô phỏng) được các nhà nghiên cứu xem là then chốt của Kinh Dịch. Rõ ràng ở trong câu nói này đề cập đến hai tiến trình:

Thứ nhất, từ các hiện tượng thiên nhiên hay vật thể mà cách tác giả của Dịch đã tượng trưng chúng thành biểu tượng, tức là tượng, nghĩa là một thứ bản sao của các hiện tượng thiên nhiên hay vật thể. Ví dụ: Ly là tượng của lửa, mặt trời, sự sáng, mắt dây rợ, sự lệ thuộc, con chim trĩ, con gái giữa (trung nữ), giáp trụ, gươm giáo, trâu bò cái, ba ba, cua, ốc, rùa, cây rỗng héo ngọn, người bụng to...

Thứ hai, Tượng gợi ra khái niệm hay ý tưởng. Nói cách khác, người ta có thể mô phỏng tượng (tượng dã giả, tượng dã), lấy ý tưởng từ tượng để phát minh ra vật gì đó. Như ví dụ trên: Ly là tượng của dây rợ và con mắt. Tượng này gợi ra ý tưởng bện dây làm lưới săn thú hay chài cá.

Cũng có ý kiến cho rằng để có những phát minh ấy cũng không phải là điều đơn giản. Trong khoảng nghìn năm từ thời Phục Hy đến vua Nghiêu, vua Thuấn không chỉ có khoảng hơn một chục phát minh quan trọng như Hệ từ hạ đã nêu ở trên. Thực ra, Hệ từ hạ chỉ đưa ra vài ví dụ để minh họa. Trong thời gian này ắt hẳn còn nhiều phát minh khác nữa. Các phát minh mà Hệ từ hạ đã nêu ra, tóm tắt lại là:

Cày, lưỡi cày, bừa (Thần Nông, lấy tượng quẻ Ích ). Chợ (Thần Nông, lấy tượng quẻ Phệ Hạp ).

Y phục (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng của hai quẻ Càn và Khôn ).

Thuyền, mái chèo (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Hoán ).

Xe [trâu, bò, ngựa] (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Tùy ).

Cửa hai lớp (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Dự ). Chày, cối (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Tiểu Qúa ). Cung, tên (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Khuê ). Nhà cửa (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Đại Tráng ). Quan, quách (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Đại Qúa ). Thắt nút dây, khắc vạch, viết chữ (Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn lấy tượng quẻ Quải ).

Các phát minh trên có thể phân loại như sau: Lao động sản xuất (săn bắt, đánh cá) với các loại lưới, cung tên, chày cối. Hoạt động thương mại

(trao đổi hàng hóa) với sự ra đời của chợ. Giao thông vận tải với thuyền, mái chèo, xe (trâu, bò, ngựa). Chiến tranh với cung tên, xe ngựa. Kiến trúc với cung thất, cửa hai lớp. Nghi lễ với quan quách và y phục. Phương thức ghi

nhớ sự việc với thắt dây, khắc vạch và viết chữ.

Trong các phát minh trên thì phát minh cuối cùng (viết chữ) có lẽ là quan trọng nhất. Kỳ thực, chính bản thân chữ viết cũng là một phát minh. Văn tự Trung Quốc là một thành tựu văn hóa quan trọng đến nỗi tương truyền rằng

qủy khốc, sấm chớp nổi dậy, thóc gạo trên trời tự dưng đổ xuống như mưa. Tất nhiên, ngày nay ít người tin vào điều đó nhưng sự thần bí hóa thành tựu này cũng chẳng qua là để đề cao tính chất quan trọng của nó. Có văn tự thì người ta có thể ghi chép được qúa khứ để truyền lại cho hậu thế, nhờ đó mà có lịch sử thành văn. Những bài học lịch sử và kiến thức cũng như sự minh triết của cổ nhân mấy ngàn năm qua đã cải thiện con người hoang dã của hôm qua để trở thành người văn minh của hôm nay. Giả sử không có chữ viết thì chắc hẳn con người không biết qúa khứ dằng dặc bao ngàn năm của mình. Một khi sau lưng chỉ là bóng tối, thì trước mặt chắc cũng không có triển vọng gì. Giả sử không có văn tự Trung Quốc thì chắc hẳn hiện giờ chúng ta cũng không có Kinh Dịch để mà nghiền ngẫm

Ngoài ra, các tác giả Dịch truyện phân chia sự phát triển của lịch sử thành hai gian đoạn: Thượng cổ và hậu thế (đời sau), để nói rõ sự phát triển của lịch sử xã hội. Tác giả Dịch truyện cho rằng:

Ở thời thượng cổ, loài người sống trong tình trạng sản xuất vô cùng lạc hậu cho nên đành phải ở trong hang động. Về sau thánh nhân mới chế tác ra nhà cửa, cung thất để ngăn cản mưa gió. Những việc Dịch truyện thuật lại là phù hợp với thực tế, căn cứ vào việc khai quật dưới lòng đất đã chứng minh, con người lúc ban đầu không có nhà cửa, cung thất. Ở Chu Khẩu Điếm (Bắc Kinh), các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện người vượn Bắc Kinh ở trong hang động thiên nhiên. Lúc đầu ý nghĩ của con người về nhà cửa là những hang động thiên nhiên. Về sau, thông qua khí quan cảm giác, mắt, tai, mũi, thân thể... cả con người phản ánh vào trong đầu não mọi người nảy sinh ý nghĩ và quan nhiệm về nhà cửa. Sau ngày đất nước Trung Quốc được giải phóng, ở các nơi: Bán Pha (Tây An), Mã Gia Loan (Ninh Hạ)... đã phát hiện di chỉ nhà ở của xã hội nguyên thủy. Các ngôi nhà này đều làm theo kiểu “bán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

địa huyệt” (nhà nửa hầm). Sau đó mới xuất hiện kiểu nhà “trên có đòn nóc,

Người thượng cổ chết, dùng quần áo bọc lại, rồi đưa ra ngoài đồng, không chôn cất cũng không đánh dấu vị trí, nói chung là còn đơn giản. Về sau, thánh nhân mới tiến hành nghi lễ cho người chết vào trong quan quách, tiến hành chôn cất. Đó cũng là phù hợp với thực tế phát triển của lịch sử.

Thời thượng cổ, con người chưa có văn tự, chỉ ghi chép bằng cách kết thừng. Về sau, theo sự phát triển mới sáng tạo ra văn tự, lập chức quan cai trị muôn dân, đó là một tiến bộ rất lớn của lịch sử xã hội loài người. Cách nhìn của Dịch truyện về việc này là rất tiến bộ, từ kết dây thừng đến việc thánh nhân thay đổi dùng khế ước, văn tự là sự tiến bộ của giai cấp. Các tác giả Dịch truyện quan niệm lịch sử đối lập nhau nhưng họ quan niệm lịch sử tiến hóa xã hội con người là căn cứ vào giai cấp địa chủ mới nổi dậy, yêu cầu chế độ nô lệ cũ xây dựng phục vụ chế độ phong kiến.

Tuy nhiên, các tác giả Dịch truyện phân chia lịch sử loài người đơn giản thành hai giai đoạn “thượng cổ” và “hậu thế” là chưa khoa học. Vì sự phát triển của xã hội loài người từ một hình thái xã hội này chuyển sang một hình thái xã hội khác đều quyết định ở sự phát triển và biến đổi về phương thức sản xuất. Sự phát triển và biến đổi phương thức sản xuất lại quyết định ở vận động mâu thuẫn của sức sản xuất và quan hệ sản xuất. Tác giả Dịch truyện lúc đó chưa thể nhận thức được phương thức sản xuất quyết định sự phát triển xã hội. Đó là sự hạn chế của Dịch truyện.

Mặt khác, các tác giả Dịch truyện đem những phát minh, chế tác “cung thất”, “quan quách”, “văn tự”, “khế ước” của thời cổ đại quy vào “thánh nhân”. Về mặt này, trong qúa trình phát triển lịch sử họ đã phủ nhận tác dụng của thần, cường điệu tác dụng của con người. Nhưng họ chỉ nói quyền sáng tạo phát minh là của “thánh nhân”, phủ định sự phát minh, sáng tạo của quảng đại quần chúng nhân dân. Điều đó không phù hợp với thực tế lịch sử.

Mặc dù như vậy, nhưng quan niệm về lịch sử tiến hóa xã hội con người của Dịch truyện ảnh hưởng đến đời sau rất nhiều. Hàn Phi trong bài Ngũ đố đã kế thừa tư tưởng này và phân chia hai giai đoạn “thượng cổ” và “hậu thế

thành ba giai đoạn: Thượng cổ, trung cổcận cổ. Ông nói: “Thượng cổ chi thế, nhân dân thiếu nhi cầm chú chúng, nhân dân bất thắng cầm thú trùng sà. Hữu thánh nhân tác, cấu mộc vi sào, di tị quần hại, nhi dân duyệt chi, sử vương thiên hạ, hiệu viết Hữu Sào thị. Dân thực qủa lỏa bạng cáp, tỉnh tao ố xử nhi thương hịa phúc vị, dân da tật bệnh. Hữu thánh nhân tác toàn toại thủ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 66 - 74)