Tƣ tƣởng về con ngƣờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 43 - 51)

Sự vật trong vũ trụ phát triển và biến hóa theo các quy luật phổ quát. Theo Dịch truyện, sách Kinh Dịch được tạo ra để thể hiện các quy luật phổ quát của trời đất - thông qua các hình tượng đơn giản - sao cho nó trở thành một khuôn mẫu cho các hành động của con người. Nói cách khác, Kinh Dịch là hình ảnh thu nhỏ của toàn thể vũ trụ.

Hệ từ hạ viết: Dịch giả, tượng dã; tượng dã giả, tượng dã: Dịch là tượng, tượng là mô phỏng [48, 156].

Thoán giả, tài dã: Thoán là phán đoán [48, 157].

Các sự vật trong vũ trụ luôn biến hóa và đổi mới. Kinh Dịch bắt chước các sự vật trong vũ trụ và sự biến hóa của chúng. Hệ từ hạ nói Hào dã giả,

hiệu thử giả dã. Tượng dã giả, tượng thử giả dã: Hào bắt chước theo Càn

Khôn. Các tượng cũng là bắt chước theo Càn Khôn [48, 131].

Hào dã giả, hiệu thiên hạ chi động giả dã [48, 157 - 158]: Hào (và từ)

là sự bắt chước cái động của (sự vật trong) thiên hạ.

Thị cố cát hung sinh nhi hối lận trứ dã [48, 158]: Cho nên (sự biến

động ấy của các hào) sinh ra cát hay hung, thể hiện sự hối tiếc hay xấu hổ.

Dịch chi vi thư dã bất khả viễn, vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch, bất khả vi điển

yếu, duy biến sở thích: Kinh Dịch là sách mà ta không nên rời xa. Đạo Dịch

biến đổi mãi. Biến động không ngừng. Biến động xảy ra trong phạm vi sáu hào. Biến động xảy ra ở thượng quái hay hạ quái, điều đó không chừng mực nhất định. Cương nhu hoán đổi nhau. Người ta không thể tóm tắt thành quy tắc cố định. Chỉ có biến ở hào nào là hào ấy đổi [48, 190].

Kỳ xuất nhập dĩ độ, ngoại nội sử tri cụ: Sự ra vào của nó để xem xét [hai quẻ] trong và ngoài, nhằm biết [cát hung mà] cảnh giác [48, 191].

Hựu minh ư ưu hoạn dữ cố. Vô hữu sư bảo, như lâm phụ mẫu: Kinh

Dịch còn làm rõ sự âu lo và tai họa, và các nguyên nhân của chúng. Ta có Kinh Dịch giống như có sư phụ, giống như đến gặp cha mẹ [48, 191 - 192].

Sơ suất kỳ từ nhi qũy kỳ phương, ký hữu điển thường. Cẩu phi kỳ nhân,

đạo bất hư hành: Trước tiên hãy khảo sát hào từ và quái từ và cân nhắc nghĩa

lý của chúng thì sẽ có quy tắc cố định, có thể thi hành. Nhưng nếu không có người hiểu Dịch lý thì đạo Dịch không thi hành được [48, 192].

Hệ từ thượng viết Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi trách, nhi nghĩ

chư kỳ hình dung, tượng kỳ vật nghi, thị cố vị chi tượng: Thánh nhân thấy

được sự tạp loạn của vạn vật trong thiên hạ nên so sánh hình dung của chúng, rồi làm những quẻ tượng trưng cho sự vật cùng bản tính của chúng. Những quẻ đó gọi là tượng [48, 71].

Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi động, nhi quan kỳ hội thông, dĩ

hành kỳ điển lễ, hệ từ yên dĩ đoán kỳ cát hung, thị cố vị chi hào: Thánh nhân

thấy được những vận động và biến hóa của sự vật trong thiên hạ, quan sát thấy chỗ hội hợp quán thông của chúng, từ đó ban hành các chế độ điển chương của xã hội, rồi gắn lời đoán vào các hào để đoán cát hung. Các lời ấy gọi là hào từ [48, 72].

Ngôn thiên hạ chi chí trách nhi bất khả ố dã. Ngôn thiên hạ chi chí

động nhi bất khả loạn dã: Thánh nhân bàn đến mọi tạp loạn của thiên hạ mà

không nói càn; bàn đến sự vận động của thiên hạ mà không nói lung tung [48, 73].

Nghĩ chi nhi hậu ngôn, nghị chi nhi hậu động, nghĩ nghị dĩ thành kỳ

biến hóa: Người xem bói dùng quái từ và hào từ so sánh với những sự vật rất

tạp rất động của thiên hạ rồi mới nói; lại thảo luận nữa rồi mới hành động. Thông qua sự so sánh và thảo luận mà xác định sự biến hóa của sự vật [48, 74]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nãi vị chi tượng, hình nãi vị chi khí, chế nhi dụng chi vị chi pháp,

lợi dụng xuất nhập, dân hàm dụng chi vị chi thần [48, 109 - 110]: Sự hiện ra

(của sự vật) gọi là tượng; khi nó có hình dạng cụ thể thì gọi là vật dụng; cách chế tạo và sử dụng vật dụng đó gọi là phép; ở trong nhà hay ngoài nhà đều có ích và ai cũng dùng nó thì gọi là thần.

Thị cố Dịch hữu Thái Cực. Thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ

tượng. Tứ tượng sinh bát quái: Cho nên, Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh

lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái [48, 110 - 111].

Bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp: Bát quái định cát

hung, cát hung sinh ra sự nghiệp lớn [48, 111].

Từ các biểu tượng (tức các quẻ Dịch) được vẽ ra để tượng trưng cho vũ trụ vạn vật, thánh nhân đã chế tạo vật dụng và định phép tắc cho người dùng. Cho nên Hệ từ thượng nói: Thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi; thiên địa biến hóa, thánh nhân hiệu chi; thiên thùy tượng, hiện cát hung, thánh nhân

tượng chi: Trời sinh ra các vật thần: thánh nhân bắt chước chúng mà tạo ra

phép bói. Trời đất biến hóa: thánh nhân bắt chước chúng mà tạo ra 64 quẻ. Các tượng treo trên trời hiện cát hung: thánh nhân mô phỏng chúng tạo ra 64 quẻ để bói cát hay hung [48, 114].

Dịch hữu tứ tượng, sở dĩ thị dã. Hệ từ yên, sở dĩ cáo dã. Định chi dĩ cát

hung, sở dĩ đoán dã: Dịch có các tượng để cho thấy sự vật. Lời giải thích gắn

vào các hào và các quẻ để thuyết minh. Xác định để biết cát hay hung; tức là để quyết đoán [48, 116].

Thị cố pháp tượng mạc đại hồ thiên địa; biến thông mạc đại hồ tứ thời; huyện tượng trứ minh mạc đại hồ nhật nguyệt; sùng cao mạc đại hồ phú qúy; bị vật trí dụng, lập thành khí dĩ vi thiên hạ lợi, mạc đại hồ thánh nhân; thám trách sách ẩn, câu thâm trí viễn, dĩ định thiên hạ chi cát hung, thành thiên hạ

chi vĩ vĩ giả, mạc đại hồ thi quy: Cho nên làm hình tượng cho các thứ khác bắt

chước, không có gì lớn hơn trời đất. Biến thông, không có gì hơn bốn mùa. Các tượng treo trên trời, không có gì sáng hơn mặt trời và mặt trăng. Được

tôn sùng vì địa vị cao, không ai hơn kẻ phú qúy. Chuẩn bị vật để dùng và phát minh ra công cụ làm lợi cho thiên hạ, không ai vĩ đại hơn các thánh nhân. Xem xét cái phức tạp, tìm tới cái bí ẩn, thu lấy điều thâm sâu, suy ra điều xa xôi; qua đó xác định việc cát hung trong thiên hạ và tựu thành những nỗ lực lớn trong thiên hạ, không gì bằng phép bói cỏ thi và phép bói rùa [48, 112].

Dịch hữu tứ tượng, sở dĩ thị dã. Hệ từ yên, sở dĩ cáo dã. Định chi dĩ cát

hung, sở dĩ đoán dã: Dịch có các tượng để cho thấy sự vật. Lời giải thích gắn

vào các hào và các quẻ để thuyết minh. Xác định để biết cát hay hung; tức là để quyết đoán [48, 116].

Sự vật biến hóa mãi, cho nên Dịch truyện luôn nói đến thời. Sự vật phát triển đến cực điểm thì phản ngược lại, cho nên Dịch truyện thường nói đến

trung. Khổng Tử viết Thoán truyện, có 24 quẻ nói đến thời, 35 quẻ nói đến

trung. Còn Tượng truyện có 6 quẻ nói đến thời, 36 quẻ nói đến trung. Chữ

thời dùng với các ý nghĩa: đãi thời (chờ thời), thời hành (vận hành đúng thời),

thời thành (thành tựu đúng thời), thời biến (biến đổi của tứ thời), thời dụng

(vận dụng đúng thời), thời nghĩa (ý nghĩa đúng thời), thời phát (phát triển đúng thời), thời xả /(xả bỏ đúng thời, cư trú tạm thời), thời cực (đúng thời). Chữ trung dùng với các ý nghĩa là: trung chính, chính trung, đại trung,

trung đạo, trung hành (vận hành theo trung), hành trung (trung lúc vận hành),

cương trung (trung cứng), nhu trung (trung mềm). Trong Soán truyện của quẻ

Sơn Thủy Mông, thời (hay còn gọi là thì) và trung, cương trung xuất hiện chung trong câu: Mông, sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chỉ, mông; Mông hanh, dĩ hanh hành thì trung dã; phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã, chí ứng dã. Sơ phệ, cốc dĩ cương trung dã, tái tam độc, độc tắc bất cốc; độc mông dã; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mông dĩ dưỡng chính thánh công dã [13, 119 – 120]. Soán truyện quẻ Lôi

Hỏa Phong nói: Thiên địa dinh hư, dự thì tiêu tức [13, 753]: Trời đất khi đầy khi vơi tùy theo thời. Soán truyện của quẻ Sơn Địa Bác nói: Quân tử thượng

tiêu tức dinh hư, thiên hành dã [13, 356]: Người quân tử coi trọng lẽ doanh

vong, nhi bất thất kỳ chính giả, kỳ duy thánh nhân hồ!: Biết tới, lui, còn, mất (tiến thoái tồn vong) nhưng không đánh mất sự trung chính, chỉ có thánh nhân mà thôi! [48, 21].

Cũng dựa theo lẽ vật cực tắc phản, Dịch truyện dạy người ta cách xử thế tiếp vật.

Soán truyện quẻ Địa Sơn Khiêm viết: Thiên đạo hạ tế nhi quang minh, địa đạo ty nhi thượng hành. Thiên đạo khuy dinh nhi ích Khiêm; Địa đạo biến dinh nhi lưu Khiêm; Qủy thần hại dinh, nhi phúc Khiêm; nhân đạo ố dinh nhi hiếu Khiêm. Khiêm tôn nhi quang, ty nhi bất khả du, quân tử chi

chung dã: [13, 266]: Đạo trời cứu giúp kẻ dưới mà quang minh, đạo đất thấp

thỏi mà đi lên. Đạo trời làm vơi cái đầy và làm đầy cái vơi, đạo đất biến đổi cái đầy và làm hanh thông cái vơi. Qủy thần làm hại cái đầy và ban phúc cái vơi. Đạo người ghét người sung túc (nhưng kiêu căng) và thương người khiêm hư. Hễ khiêm thì được tôn lên và sáng rỡ; hễ ở chỗ thấp cũng không ai lấn lướt mình. Chỉ có người quân tử mới giữ đức khiêm cho đến cùng.

Hệ từ thượng nói „„Lao khiêm, quân tử hữu chung, cát‟‟: „„Cần lao và khiêm hư, quân tử [giữ như vậy] đến cùng thì tốt‟‟ [48, 80].

Hệ từ hạ nói „„Nguy giả, an kỳ vị giả dã; vong giả, bảo kỳ tồn giả dã; loạn giả, hữu kỳ trị giả dã. Thị cố quân tử an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất

vong vong, trị nhi bất vong loạn, thị dĩ thân an nhi quốc gia khả bảo dã‟‟[48,

171]: Nguy nan sinh khi đã từng có yên ổn. Diệt vong sinh khi đã từng có trường tồn. Loạn lạc sinh khi đã từng có thịnh trị. Cho nên người quân tử khi yên ổn thì không quên lúc nguy nan, khi tồn tại thì không quên lúc diệt vong, khi thịnh trị thì không quên lúc loạn lạc. Bởi thế, thân mình yên mà quốc gia được bảo tồn.

Cửu ngũ (hào 5) quẻ Thiên Địa Bĩ nói: Hưu bỉ, đại nhân cát; kỳ

vương, kỳ vương, hệ vu bao tang [13, 235]: Cục diện suy vi bế tắc đã chấm

chừng bại vong! Làm được như thế thì sẽ giống như cây dâu quấn quýt nhau [15, 182].

Ở đây ta thấy cách xử thế tiếp vật của Dịch truyện chú trọng chữ trung, là sự cảnh giới giữ hai thái cực cực đoan.

Dịch truyện lấy địa vị và sự quan hệ giữ nam nữ trong xã hội thời xưa mà suy ra sự quan hệ giữa CànKhôn. Khi sự quan hệ giữa Càn và Khôn được xác lập trong Dịch truyện rồi thì nó trở thành sự giải thích hợp lý và mang tính chất siêu hình đối với địa vị và sự quan hệ giữ nam và nữ trong xã hội. Soán truyện quẻ Phong Hỏa Gia Nhân nói Gia nhân, nữ chính vị hồ nội, nam chính vị hồ ngoại, nam nữ chính, thiên địa chi đại nghĩa dã. Gia nhân hữu nghiêm quân yên, phụ mẫu chi vị dã. Phụ phụ, tử tử, huynh huynh, đệ đệ, phu phu, phụ phụ, nhi gia đạo chính, chính gia nhi thiên hạ định hỷ

[13, 522 - 523]: Người trong nhà. Vị trí đúng của đàn bà là ở trong nhà, vị trí đúng của người đàn ông là ở ngoài nhà. Đàn bà và đàn ông ở đúng vị trí của mình là theo đạo lớn của trời đất. Trong nhà có bậc cai trị nghiêm khắc chính là cha mẹ vậy. Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ thì đạo nhà được chính. Đạo nhà chính thì thiên hạ ổn định.

Càn tri đại thủy, Khôn tác thành vật: Càn làm chủ sự khởi đầu lớn của

vạn vật; Khôn làm cho chúng hoàn thành [48, 38].

Càn dĩ dị tri, khôn dĩ giản năng: Càn lấy sự dễ dàng mà làm chủ vạn

vật; đất lấy sự đơn giản mà thể hiện khả năng của mình [48, 39].

Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ: [Trong cuộc sinh hóa vạn

vật], Càn hóa thân thành những loài giống đực, Khôn hóa thân thành những loài giống cái [48, 38].

Hệ từ hạ nói: Tử viết: “Càn Khôn, kỳ Dịch chi môn da? Càn, Dương vật dã; Khôn, Âm vật dã. Âm Dương hợp đức, nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên

địa chi soạn, dĩ thông thần minh chi đức”: Khổng Tử nói: “Càn và Khôn phải

chăng là cửa nẻo của Dịch? Càn là vật có tính Dương, Khôn là vật có tính Âm. Âm Dương phối hợp và có hai thể cứng mềm là để phân hoạch mọi sự

vật trong trời đất và để thông hiểu tính chất thần diệu và minh hiển của Dịch” [48, 180]. Phù Càn, thiên hạ chi chí kiện dã, đức hành hằng dị trĩ tri hiểm.

Phù Khôn, thiên hạ chi chí thuận dã, đức hành hằng giản dĩ tri chở: Càn

mạnh mẽ nhất trong thiên hạ. Đức của nó thi hành luôn dễ dàng mà có khi gây nguy hiểm. Khôn nhu thuận nhất trong thiên hạ. Đức của nó thi hành luôn đơn giản mà có khi gây trở ngại [48, 203]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuyết quái nói: Càn dĩ quân chi, Khôn dĩ tàng chi: Càn thống trị vạn vật, Khôn tàng trữ vạn vật [48, 218]. Càn kiện dã. Khôn thuận dã: Càn là mạnh mẽ, Khôn là thuận theo [48, 224]. Càn, thiên dã, cố xứng hồ phụ. Khôn,

địa dã, cố xứng hồ mẫu: Càn là trời, nên sánh với cha. Khôn là đất, nên sánh

với mẹ [48, 227].

Hệ từ thượng nói: Càn dĩ dị tri, khôn dĩ giản năng: Càn lấy sự dễ dàng mà làm chủ vạn vật; đất lấy sự đơn giản mà thể hiện khả năng của mình [56, 39]. Thành tượng chi vị Càn, hiệu pháp chi vị Khôn: Tạo thành thiên tượng gọi là Càn, hiện ra phép tắc ở đất gọi là Khôn [48, 62]. Phù Càn, kỳ tĩnh dã chuyên, kỳ động dã trực, thị dĩ đại sinh yên. Phù Khôn, kỳ tĩnh dã hấp, kỳ

động dã tịch, thị dĩ quảng sinh yên: Càn khi tĩnh thì tròn, khi động thì thẳng,

cho nên sự tạo sinh lớn lao. Khôn khi tĩnh thì đóng lại, khi động thì mở ra, cho nên sự tạo sinh rộng khắp [48, 66]. Thiên địa thiết vị, nhi Dịch hành hồ kỳ

trung hĩ: Trời đất thiết lập địa vị cao thấp mà đạo Dịch thi hành trong đó [48,

70].

Việc coi trọng vị trí đúng đắn của nam nữ đạo lớn của trời đất tức là đưa ra cơ sở mang tính chất lý luận nhằm giải thích địa vị và quan hệ giữa nam nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Hệ từ thượng nói: Thiên tôn địa ti, Càn Khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, qúy tiện vị hĩ. Động tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hĩ. Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hĩ. Tại thiên thành

tượng, tại địa thành hình, biến hóa hiện hĩ: Trời cao, đất thấp; nên Càn và

Khôn đã định. Cao và thấp đã phô bày, thì địa vị qúy và tiện được xác lập. Sự vật luôn có động và tĩnh; theo đó, có sự phân biệt cương (cứng) và nhu

(mềm). Người tụ tập theo loại; vật phân chia theo bầy. Cát hung từ đó nảy sinh. Trên trời các hiện tượng thành lập dưới đất các hình thể thành lập, và những biến hóa của chúng hiển hiện ra [48, 35].

Địa vị sang hèn trong xã hội xưa cũng là điều tự nhiên như sự cao thấp của trời đất. Đây cũng là điều rõ ràng mà Kinh Dịch cho người ta thấy.

Tượng quẻ Địa Thiên Thái nói Thiên địa giao, Thái, hậu dĩ tài

thành thiên địa chi đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân: Trời đất

giao hòa, chính là hình tượng quẻ Thái, đấng quân vương nhân đó bồi dưỡng thúc đẩy cho tựu thành cái đạo thiên địa giao hòa tương phối, phụ trợ vào việc trời đất hóa sinh, chỉ bằng cách đó mới giúp đỡ bảo trì cho trăm họ [15, 161].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 43 - 51)