Một số biểu hiện ảnh hƣởng của Kinh Dịch đối với các nhà tƣ tƣởng Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 74 - 93)

tƣởng Việt Nam

Thời kỳ phong kiến: Kinh Dịch là kinh điển của Nho gia nhưng không thực sự có ảnh hưởng nhiều trong giới học giả Việt Nam. Tống Nho - cụ thể là học thuyết của Chu Hy vốn coi trọng Tứ Thư (bao gồm Đại học, Trung

Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử) hơn Ngũ Kinh đã chiếm ưu thế trong Nho học Việt Nam. Không ai biết đích xác Kinh Dịch được truyền vào Việt Nam từ bao giờ. Suốt hơn một ngàn năm nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ và sự giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục … trong đó sự truyền bá của các thư tịch Nho gia vào Việt Nam là điều chắc chắn. Đồng thời, ở Việt Nam cũng đã tiến hành in các thư tịch, kinh điển Trung Quốc. Một điều chắc chắn là vào năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông triều đình nhà Lý đã cho in lại các kinh điển Phật giáo và Nho giáo, nhưng chúng tôi cũng không được rõ trong đó Kinh Dịch có được in cùng các bộ kinh khác hay không.

Tuy Phật giáo và Nho giáo cùng có ảnh hưởng trong tư tưởng xã hội vào thời Lý - Trần nhưng triều đình đã áp dụng hệ thống khoa cử và lập nhà Thái học theo mô hình của Trung Hoa; mặc dù không phải là môn học chính nhưng Kinh Dịch cũng nằm trong chương trình đào tạo. Suốt đời Trần, triều đình đã hoàn thiện và phát triển hệ thống khoa cử; tiến hành in Tứ thư Ngũ kinh làm sách giáo khoa áp dụng cho trường học và các kỳ khảo thí. Một số học giả thời Trần cũng viết thêm lời bình chú của mình vào các kinh điển Nho gia.

Vào thời Lê, với sự hưng thịnh của Nho giáo; Kinh Dịch được nghiên cứu như một bộ kinh của Nho gia (nhưng vẫn thường được sử dụng như một sách bói). Tuy được giảng dạy như các kinh điển của Nho gia nhưng vẫn ít người tìm hiểu về Kinh Dịch và bản thân Kinh Dịch cũng chưa hề được đề cao trong các kỳ thi. Tuy vậy, ở lĩnh vực nghiên cứu sâu thì thời kỳ nhà Lê đã xuất hiện những nho sĩ nổi tiếng về Dịch học như Nguyễn Trãi với Quân

trung từ mệnh tập; các sấm ký của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; Đặng

Thái Phương với Chu Dịch Quốc âm dẫn giải đã diễn dịch những lời quẻ, hào, thoán tượng của 64 quẻ thành những bài quốc âm; Lê Quý Đôn với các tác phẩm Thái ất dị giản lục, Dịch kinh phu thuyết gồm có6 quyển; tác giả ca tụng Kinh Dịch, ở lời tựa bộ sách đã có lời bàn “Đạo trời đạo đất vốn là

thường, thế mà khi đầy khi vơi, lúc thịnh lúc suy, sự biến đổi xưa nay không cùng, yêu ghét, lúc hợp tan, tình của người và vật không chỉ một mối mà đều tóm cả ở trong 384 hào của 64 quẻ. Quẻ có tác dụng tùy thời của quẻ, hào có tác dụng tùy thời của hào,... không có chỗ nào là không dạy người ta cái đạo xử trí: như thế là không tai vạ, dùng hình tượng rất tinh xác, giải ý nghĩa rất tỉ mỉ, rất mực tỏ tường việc trước, xét nghiệm việc sau, cho cùng là của trời đất... của người vật, mà không ngoài cái đạo thường về nhân luân và nhật

dụng”.

Đời Nguyễn, Nho học trở nên phát triển trở lại vào giai đoạn đầu sau khi Gia Long thống nhất đất nước và áp đặt trở lại chế độ khoa cử, đề cao luân lý Nho giáo. Triều đình đã cho xuất bản bản dịch chữ Nôm của các kinh điển Trung Hoa trong đó có Kinh Dịch. Các lời bình chú của Chu Hy và Trình Di đã được chấp nhận như những văn bản chính thức của đề thi. Các nhà nho đã có không ít các bài bình chú liên quan đến kinh Dịch như Phạm Qúy Thích

với Chu Dịch vấn giải toát yếu, Nhữ Bá Sỹ đã viết quyển Dịch hệ giải thuyết,

đây là tác phẩm ông triển khai các tư tưởng về Nho giáo của mình. Cuối đời Nguyễn, Nho học đã bước vào thời kỳ suy tàn; Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến đã phải bày tỏ nỗi lòng của mình trước sự suy tàn của hệ thống Nho học; trong bài Độc Dịch, ông đã viết:

Hải vũ nhược khai tân thế giới, Dân phong ưng nhập cổ hồng hoang, Thanh thần độc khởi quan Chu Dịch, Tiêu tức doanh hư vị dị tường.

Tạm dịch:

Nếu đời mở khai tân thế giới,

Người ta cũng nên theo nền nếp thuở xa xưa, Sáng sớm thức dậy, riêng mình ta đọc Dịch, Hiểu rõ thế sự thay đổi cũng chưa dễ.

Hầu như các kinh điển Nho gia và Hán học vào thời Nguyễn Khuyến không còn được nghiên cứu nhiều, thay vào đó là phong trào Tây học và thời kỳ này chắc cũng không còn nhiều người để tâm nghiên cứu về Dịch.

Như vậy, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (năm 1858) đến trước năm 1945 là thời buổi suy tàn của Hán học. Các lời bình chú Kinh Dịch thời kỳ này cho thấy một mức độ cách tân mới mẻ, tiến hành đả phá các quan niệm cổ hủ; điều này thật khó được thấy vào các thời đại trước, trong đó điển hình có: Phan Bội Châu với Chu Dịch, Ngô Tất Tố với Kinh Dịch, Nguyễn Uyển Diễm với Một nhận xét về Kinh Dịch

Tác giả Hồ Chí Minh là một trường hợp đặc biệt. Bản thân Người không để lại một tác phẩm nào nghiên cứu riêng về Kinh Dịch như các nhà khoa học; tuy nhiên nghiên cứu các tác phẩm của Người chúng tôi nhận thấy tư tưởng Kinh Dịch có ảnh hưởng rất nhiều đến văn phong của Người và trong các tác phẩm của mình Người cũng sử dụng rất nhiều các thuật ngữ, quẻ, tư tưởng biện chứng… của Kinh Dịch.

Ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đến sân bay Gia Lâm để chuẩn bị sang Pháp dự Hội nghị Phôngtennơblô. Trong lúc lên máy bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh nắm tay cụ Huỳnh Thúc Kháng và nói:

Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn

nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ dĩ bất biến ứng vạn biến

[45, 216].

Dĩ bất biến ứng vạn biếnlấy cái không thay đổi để ứng phó với muôn

vạn cái thay đổi.

Trước hết, có thể khẳng định rằng trong Kinh Dịch không có một quẻ nào nói rõ cụ thể là “Dĩ bất biến ứng vạn biến” nhưng tư tưởng chung của Kinh Dịch là phản ánh sự thay đổi vô cùng của vạn vật, thể hiện rõ nhất đó là

Thị cố Dịch hữu Thái Cực. Thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ

tượng sinh bát quái: Cho nên, Dịch có Thái Cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi.

được sinh ra để phản ánh thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm của người xưa.

Dĩ bất biến ứng vạn biến là một tư tưởng biện chứng hết sức sâu sắc

xuất phát từ quan niệm vạn vật sinh hóa đều chịu sự chi phối của các quy luật, nếu nắm được các quy luật đó thì có thể điều khiển được mọi biến hóa của trời đất, hiện tượng; nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn biến, lấy tĩnh chế động, dĩ nhu chế cương... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mối quan hệ giữa bất biếnvạn biến trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nguồn gốc chủ yếu từ trong triết học phương Đông. Xưa vua Lý Thánh Tông khi đi lo việc biên cương ở phương Nam có dặn lại Nguyên phi Ỷ Lan một câu rằng: "Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định", ý nói cứ lấy nhất tâm bất biến (là một lòng lo giữ việc nước) thì có thể đối phó với vạn biến (dù có dữ dội như sấm sét).

Mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái thay đổi, giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái nhất và cái đa... là vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Dĩ bất biến ứng

vạn biếnlấy cái không thay đổi để ứng phó với muôn vạn cái thay đổi

nhưng chữ ở đây làm cho triết lý gắn liền với hành động. Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật thay đổi khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của nó; triết học gọi đó là bản thể. Trong mối quan hệ đó thì bản thể là bất biến, không sinh không diệt, còn các hiện tượng biến chuyển không ngừng, nay còn mai mất.

Nếu xét theo khía cạnh Dịch học thì bất biến ở thời điểm lịch sử này chính là một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Đó chính là động lực, mục tiêu cũng như là đối tượng phục vụ của cách mạng. Cái bất biến ở Hồ Chí Minh tập trung ở ba cái liên hệ mật thiết không tách rời nhau đó là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Không có độc lập tức là bị mất nước, khi đất nước trong cảnh nô lệ lầm than thì nhân dân làm sao có tự do, lấy đâu ra hạnh phúc. Vì vậy, nước mất thì việc đầu tiên là phải cố giành

cho được độc lập, tất cả cho độc lập; và trong hoàn cảnh cam go đó, độc lập

dân tộc là cái bất biến số một hàng đầu.

Còn vạn biến chính là những tình huống biến đổi của tình hình cách

mạng lúc đó. Đó là các sự biến đổi cơ bản như: Nước nhà vừa độc lập, giặc ngoại xâm đã có mặt ở khắp nước ta như quân Tưởng Giới Thạch thay mặt Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra chưa chịu rút về nước; ở trong Nam, giặc Pháp núp bóng quân Anh gây hấn ở các tỉnh Nam Bộ, chúng âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Thù trong, đó là bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách đang núp dưới bóng quân Tưởng để phá hoại; gây mất ổn định tình hình chính trị trị an trong nước. Chúng khủng bố nhân dân, bắt cóc, giết hại cán bộ, phá hoại kinh tế... điển hình là vụ án biệt thự số 9 phố Ôn Như Hầu ở Hà Nội. Nạn đói, nạn dốt chưa được diệt xong, ngân khố quốc gia trống rỗng, quân đội cách mạng chưa được chuẩn bị đầy đủ cho chiến tranh; vận mệnh dân tộc ta lúc này quả đúng như lời Hồ Chủ tịch đã nói là

ngàn cân treo sợi tóc hay một cách khác như dân gian vẫn thường hiểu là

mành chỉ treo chuông, khó khăn trăm bề.

Trước tình hình khó khăn như vậy, cần phải có một sự suy nghĩa cực kỳ tích cực và sáng suốt thì mới có thể nhận ra một điều rằng vượt trên tất cả những khó khăn bộn bề đó là một hướng đi đúng đắn cho dân tộc ta trên con đường đi đến bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự. Trên con đường đi đó sẽ là những chông gai, thử thách cực kỳ khốc liệt và nếu không can đảm, vững lòng thì có thể sẽ nản chí và đầu hàng số phận. Chính ở thời điểm cực kỳ quan trọng và đầy thử thách này, nghị lực cách mạng phi thường của dân tộc và thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được bộc lộ và phát huy rực rỡ. Người đã nhạy bén và sáng suốt lựa chọn những đối sách đúng đắn nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu qủa những nhiệm vụ vô cùng phức tạp, khó khăn; bình tĩnh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm nguy, từng bước tiến lên.

Trong lịch sử, dân tộc ta có một đặc điểm là phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Năm 1946 là một thử thách vô cùng to lớn mà nếu như Bác Hồ và Đảng ta không kiên định và nhân dân ta thiếu quyết tâm thì chúng ta khó có thể giữ được độc lập. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, chúng ta vẫn là một chậm phát triển và đang phải đứng trước thử thách rất lớn về sự tụt hậu so với thế giới. Vì vậy, chúng ta phải có được quyết tâm và đoàn kết của toàn thể dân tộc nhằm đưa nước ta trở thành một nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu như mong mỏi của Hồ Chủ tịch. Tin rằng, qua cơn bĩ cực tới hồi thái lai, dân tộc ta sẽ vượt qua thử thách này. Một lần nữa câu nói Dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chủ tịch càng trở nên thấm thía.

Khi tìm hiểu các tác phẩm của Người, chúng ta thường gặp hình tượng Long. Nguyên gốc Long (rồng) là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký đã chép:

Lân, phụng, quy, long, vị chi tứ linh” (Lân, phượng, rùa, rồng gọi là tứ linh).

Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực, còn lại chỉ là những con vật huyền thoại, chưa ai từng thấy.

Theo các cách phiên âm Hán tự thì chữ “rồng” đọc là lung. Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là long.

Kể từ đời Hán Cao Tổ, rồng 5 móng vuốt được xem là biểu tượng của hoàng gia. Tất cả các vật dụng của vua đều khắc chạm thêu vẽ hình rồng: Giường vua gọi là long sàng,áo vua gọi là long bào, xe vua đi gọi là long xa, mặt vua gọi là long nhan, mình vua là long thể .v.v..

Trong Kinh Dịch, Rồng được đề đến nhiều nhất tại các quẻ Thuần Càn , Thuần Khôn và Thuần Chấn và trong Hệ từ. Hình tượng rồng trong Kinh Dịch dùng để chỉ bậc thánh nhân hoặc người quân tử, những người được cho là có khả năng lĩnh hội được những tư tưởng cao thâm của trời đất để từ đó vận dụng vào việc lãnh đạo chúng dân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Tuy nhiên, khi hình ảnh con rồng được gắn liền với biểu hiện của vương quyền, tới sự uy nghiêm của hoàng tộc thì khi chế độ đó đi vào giai đoạn suy thoái hoặc không còn giữ được địa vị thống trị nữa thì hình ảnh con rồng mà họ lấy làm biểu tượng lại có tác dụng tiêu cực trở lại hoặc thậm chí trở nên lố bịch, mà hình ảnh “con rồng” Khải Định là ví dụ điển hình.

Sau khi phế truất được vua nhà Duy Tân yêu nước, thực dân Pháp đưa Bửu Đảo, con trai vua Đồng Khánh lên ngôi năm 1916, lấy niên hiệu là Khải Định. Mấy năm sau, trong dân chúng xuất hiện câu ca dao như sau:

Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây

Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.

Năm Mậu Tuất (1922), Khải Định là ông vua đầu tiên trong 12 đời vua triều Nguyễn xuất ngoại và sự kiện hy hữu này đối với Pháp là một dịp quảng bá cho công cuộc chinh phục và khai hóa thuộc địa của chúng ở Đông Dương, đúng dịp nước Pháp tổ chức hội chợ Paris.

Sang Pháp, Khải Định đem theo cả Đông cung Thái tử Vĩnh Thụy, con nuôi cùng đi. Khải Định nói với quần thần của y rằng: "Tấm lòng ghi ân nhớ nghĩa của qủa nhân với nước Pha Lăng rất nặng, rất sâu; nên qủa nhân đã trái hẳn cái tục di truyền nghìn năm cũ mà khởi giá ra khỏi nước nhà, ngự đến Pha Lăng để cảm tạ một nước rất đáng tôn kính. Qủa nhân đưa Đông cung Thái tử đi là để thác cho nước Pháp giáo dục và cốt là để sau này cái vận mệnh hai nước Pháp - Việt được gắn bó với nhau như một vậy!".

Chuyến đi tội lỗi của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động lật tẩy trò phản dân hại nước của tên vua bù nhìn do các nhà yêu nước thực hiện ngay tại Paris.

Sau hơn một tháng lênh đênh trên biển cả, ngày 24-6-1922, Khải Định đã đến Paris tráng lệ và vào bái kiến tổng thống Millerand ngay.

Nhưng từ 6 ngày trước đó - ngày 18-6-1922 cũng tại Pa-ri, vở kịch "Le

công diễn tại Gacso, Câu lạc bộ ngoại ô - Club de Faubourg - nơi Nguyễn Ái Quốc thường xuyên đến sinh hoạt.

Trong bài Vực thẳm thuộc địa, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã nhắc đến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 74 - 93)