Để đạt được mục tiêu nêu trên, một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục – đạo tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện đủ đức, đủ tài nhầm góp p
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục
“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Lễ” ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát
triển tốt các tri thức và kỹ năng Ngày nay, phương châm “Dạy người, dạy chữ,
dạy nghề” cũng thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức
Ngày nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc xác định
bốn trụ cột trong mục tiêu giáo dục khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI đó là: “Học
để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người” Để đạt được mục
tiêu nêu trên, một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục – đạo tạo hiện nay là
hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện đủ đức, đủ tài
nhầm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phục vụ cho sự phát triển của đất
nước
Hiện nay, các trường tiểu học đã rất chú trọng đến công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh Phần lớn học sinh tiểu học được giáo dục và phát triển nhân cách
toàn diện, song bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh gặp khó khăn trong việc rèn
luyện đạo đức Số học sinh này không nhiều nhưng vẫn còn tồn tại trong nhà
trường tiểu học Đồng thời vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thông suốt mục
tiêu giáo dục toàn diện, chỉ chú trọng việc giảng dạy các môn văn hóa, xem nhẹ
việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Đây chính là sự trăn trở của ngành
giáo dục, của các bậc cha mẹ học sinh, của xã hội nói chung và của trường Tiểu
học Trịnh Hoài Đức nói riêng
Qua thực tế nêu trên, với mong muốn giúp các em học sinh tiểu học có
những hành vi tốt đẹp trong cuộc sống, tôi chọn viết dề tài này
2 Giới hạn:
Qua tìm hiểu thực trạng đạo đức của học sinh ở trường trong thời gian 2009 –
2012 và nhằm góp phần giải quyết những vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà
trường nói chung và trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức nói riêng
Trang 2Do đề tài nghiên cứu trong tiểu luận là một vấn đề lớn, mang tầm cỡ quốc gia,
có tính xã hội cao cần có sự nghiên cứu của cá nhà khoa học Cho nên, ở đây, tôi
chỉ nghiên cứu:“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hành vi đạo đức
cho học sinh ở trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức, phường Mỹ Phước thành phố
Long Xuyên đến năm 2015”, nhằm góp phần khắc phục và giáo dục cho học sinh
có thái độ và hành vi đạo đức đúng đắn hơn
3 Kết cấu của tiểu luận:
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về giáo dục đạo đức cho học sinh
tiểu học
- Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu
học Trịnh Hoài Đức hiện nay
- Chương 3: Mục tiêu, giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức từ nay đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài, ngoài việc chọn phương pháp nghiên cứu lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, tổng
hợp, so sánh các tài liệu, thống kê, quan sát, phỏng vấn để làm rõ nội dung mà đề
tài nêu ra
Trang 3B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
1.1 Một số khái niện:
Quản lý:
Quản lí là quá trình tác động có định hướng (có chủ đích) có tổ chức, lựa
chọn trong số những tác động có thể dựa trên các thông tin về tình trạng của đối
tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm
cho nó phát triển tới mục đích
Giáo dục:
Theo nghĩa rộng: Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển
nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: Từ nhà trường,
gia đình, xã hội, từ môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo
Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách
người được giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm nhà trường, liên
quan đến các mặt giáo dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và giáo dục lao động
Quản lý giáo dục:
Là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp với quy luật của
chủ quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà
tiêu biểu là hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ đưa hệ giáo dục tới mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới vế chất
Đạo đức:
Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận,
Trang 4quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích,
hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và
con người với tự nhiên
Hành vi đạo đức:
Là sự biểu hiện trong ứng xử thực tiễn của ý thức đạo đức mà con người đã
nhận thức và lựa chọn Đó là sự ứng xử trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá
nhân, giữa chính mình và xã hội Giáo dục hành vi đạo đức cho sinh, chủ yếu dựa
vào những mẫu hành vi có thật Vì học sinh tiểu học nhận thức về lí luận chưa cao
Giáo dục đạo đức:
Là một hành động có mục đích, nhằm xây dựng cho học sinh những nét tính
cách con người, nhất là người học sinh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng
cho các em những tiêu chuẩn, quy tắc, hành vi, cách ứng xử với bạn bè, gia đình và
với mọi người, có trách nhiệm với quê hương và đất nước
Lực lượng giáo dục trong nhà trường:
- Ban giám hiệu
- Bộ phận giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổng phụ trách đội, chi đoàn, công
đoàn, tổ chuyên môn
- Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chuyên
1.2 Vai trò của nhà trường tiểu học trong việc giáo dục đạo đức học sinh :
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học nhằm giúp cho nhân
Trang 5cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng
xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao
động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình
Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng Hồ Chủ
Tịch đã nêu: “dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức
Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có
tài cũng vô dụng ” Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường
xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình
phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách Trong nhà trường tiểu học giáo dục đạo
đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng
thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật
thiết với các mặt giáo dục khác
Giáo dục đức cho học sinh trong trường tiểu học nhằm bồi dưỡng tình cảm
đạo đức tích cự và bền vững các phẩm chất ý chí (yêu tổ quốc, yêu đồng bào, thật
thà, dũng cảm, kỷ luật, đoàn kết …) theo 5 điều Bác Hồ dạy cho học sinh tiểu học
Đồng thời giáo dục cho học sinh hành vi ứng xử có văn hóa, thể hiện sự tôn trọng
lẫn nhau giữ người với người, tính nhân đạo, trình độ thẫm mỹ cao, và rèn luyện
cho học sinh thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên
của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử trong mọi hoàn cảnh
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh tiểu
học nhằm hình thành bản lĩnh đạo đức vững chắc cho học sinh Nhưng cần chú ý
đến trình độ phát triển nhân cách và mặt nhận thức của học sinh về đạo đức để có
hướng bồi dưỡng và rèn luyện đúng mức cho học sinh, nếu không thì sẽ gặp nhiều
khó khăn, lúng túng thậm chí mắc sai lầm trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Mặc khác việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học cần phải thống
nhất với nhau từ ý chí tới hành động, tránh truyền thụ, giáo dục một cách hình
thức, máy móc lời nói và việc làm không thống nhất nhau thì nảy sinh hiện tượng
Trang 6phân đôi nhân cách, hiện tượng đạo đức giả là rất nguy hiểm cho thế hệ trẻ Vì vậy,
vai trò của nhà trường cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
nhất là học sinh bậc tiểu học
1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho học sinh:
Bác Hồ đã dạy:“Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo
đức cách mạng Đó là cái gốc quan trọng Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không
phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã
hội bình thường, ổn định ”.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói :“ Có tài không có
đức chỉ là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Theo Người đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông: “ Cũng như sông
thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây thì phải có gốc,
không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi cách mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân Vì muốn giải phóng dân
tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo
đức, không có căn bản tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?” Theo
người : “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “Muốn
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì cần có con người xã hội chủ nghĩa” đó là
những con người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”
Vì lẽ đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh sự nghiệp giáo dục phải đặc biệt chú
trọng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ để sau này các em trở thành những con người
tốt, những công dân tốt có ích cho bản thân, gia đình, đất nước Người cho rằng,
việc dạy trẻ như trồng cây non, cây non được chăm sóc tốt thì sau này cây sẽ phát
triễn tốt Người chỉ rằng: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức
Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức
Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài,
được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được
Trang 7thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách Trong nhà
trường tiểu học, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu
công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì
đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác Để thực hiện những
yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học thì: Vai
trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng có tính quyết định, trong đó vai
trò của Hiệu trưởng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục
của nhà trường là quan trọng nhất
Ngày nay, thế hệ học sinh được đào tạo bài bản hơn, chăm sóc rèn luyện
nhiều hơn Vì vậy ngày có nhiều học sinh chăm ngoan, học giỏi, đạt thành tích cao
trong học tập vâng lời cha mẹ, thầy cô Tuy nhiên không ít học sinh mê chơi lười
học không vâng lời cha mẹ sa vào tệ nạn xã hội Vì thế, giáo dục đạo đức cho học
sinh cần phải được chú trọng coi đây là nhiệm vụ vừa mang tình cấp bách vừa
mang tính lâu dài
1.4 Quan điểm của Đảng về công tác giáo dục đạo đức học sinh tiểu học:
Nhận thức vai trò của giáo dục, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
và luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam đã chỉ rõ “Mục tiêu giáo
dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ về nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và xã hội
chủ nghĩa, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Như vậy trách nhiệm lớn lao của
sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo là phải tạo ra nguồn lực người với những phẩm chất
nhân cách mới, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội và đáp ứng yêu
cầu mới trong giai đoạn lịch sử mới của đất nước
Đảng rất quan tâm đến việc giáo dục, xây dựng, hình thành nhân cách cho
học sinh, đó là nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Vì thế để tăng
Trang 8cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho học sinh, đặc biệt Bộ Giáo dục –
Đào tạo chú trọng thực hiện chỉ thị số 23/CT-TƯ của Ban Bí thư TW Đảng về
việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh, chỉ đạo
ngành giáo dục tích hợp vào các môn học
Đảng ta đã chủ trương:“ Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng,
đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ
dưỡng và rèn luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có
tài là hết sức quan trọng đối với mỗi con người, là nhiệm vụ hàng đầu của thanh
niên, học sinh
Muốn làm được điều này, nhà trường đòi hỏi Hiệu trưởng phải có năng lực
có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, người giáo viên phải có trách nhiệm, sự
nhiệt tình, thực thiện tốt kế hoạch, nghị quết chủa Đảng Từ đó mới có biện pháp
tác động tốt, việc làm phù hợp, ngược lại nếu nhận thức không đúng đắn, sẽ dẫn
đến sự suy thoái về thái độ hành vi đạo đức của học sinh Các kế hoạch, nghị quyết
của Đảng:
Kế hoạch số 27 – KH/TU ngày13/11/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
An Giang về “Phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020”
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ
2010 – 2015
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Long Xuyên lần thứ X, nhiệm kỳ
2010 – 2015
1.5 Cơ sở pháp lý: ( chủ trương của nhà nước về đạo đức)
Để tạo điều kiện cho các Hiệu trưởng các trường tiểu học có sở chỉ đạo các
lực lượng giáo dục trong nhà trường hoạt động một cách đồng bộ, có cơ sở để kiểm
Trang 9tra đánh giá hoạt động một cách sâu sắc, rõ ràng về công tác giáo dục đạo đức học
sinh tiểu học, điều 27 của luật giáo dục năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã
nêu: “Mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tình năng
động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” Các
văn bản pháp lý Nhà nước:
Luật giáo dục năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
Thông tư số 41/2010/TT – BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo Ban hành Điều lệ trường Tiểu học
Chỉ thị 20/2005/CT – UBND ngày 21/10 năm 2005 của UBND tỉnh An Giang
về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học giai đoạn
2005 – 2010
Công văn số 25 /HD - SGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2012 Sở Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2012 -2013
Công văn số 25 /HD - PGDĐT ngày 6 tháng 8 năm 2012 Phòng Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học năm học 2012 -2013
Công văn số 803 /PGDDT-TH ngày 23 tháng 8 năm 2012 phòng Giáo dục và
Đào tạo thành phố Long Xuyên hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp tiểu học năm
học 2012 -2013
Nghị quyết của UBND và Hội đồng Nhân dân phường Mỹ Phước
Nghị quyết Đại hội chi bộ Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức nhiệm kỳ 2010 –
2015
Trang 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊNH HOÀI ĐỨC THÀNH
PHỐ LONG XUYÊN HIỆN NAY:
2.1 Đặc điểm tình hình của Phường Mỹ Phước và của Trường Tiểu học Trịnh
Hoài Đức:
2.1.1 Vài nét về kinh tế - xã hội của phường Mỹ Phước:
Phường Mỹ Phước được công nhận vào ngày 02 tháng 8 năm 1999,
có472,22 ha diện tích tự nhiên và có số dân ước khoảng 24.340 người chia đều
cho 10 khóm Địa giới hành chính phường Mỹ Phước: Đông giáp sông Hậu; Tây
giáp chân lộ gới phía Tây của đường vành đai trong Hết ranh khu dân cư Tiến Đạt
và khu dân cư Tây đại học; Nam giáp phường Mỹ Quý; Bắc giáp các phường Mỹ
Long, Mỹ Xuyên, Đông Xuyên Trên địa bàn phường có 04 đơn vị trường học
gồm: Trường Mẫu giáo Hoa Đào, Trường Tiểu Nguyễn Khuyến, Trường Tiểu học
Trịnh Hoài Đức, Trường Trung học Cơ sở Bùi Hữu Nghĩa
Đa số người dân ở địa phương sống bằng nghề buôn bán nhỏ, công nhân,
công chức Các doanh nghiệp kinh doanh tập trung dọc theo quốc lộ 1A (đường
Trần Hưng Đạo) và sông phía tây sông Hậu, giao thông thuận lợi thu hút được
nhiều lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Nhìn chung đời
sống nhân dân ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, so với khu vực trong thành thị
thì thu nhập của người dân vẫn còn thấp
2.1.2 Đặc điểm tình hình của trường tiểu học Trịnh Hoài Đức hiện nay:
Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức thuộc khóm Đông Thịnh 3, phường Mỹ
Phước Trường có 01 điểm, dân cư thưa đông, phần lớn sống bằng buôn bán nhỏ,
công nhân và làm thuê Tuyến đường đi học của học sinh trên 2km, giao thông đi
lại khá thuận tiện
a/ Cán bộ - Giáo viên – Nhân viên:
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 42 đồng chí
- Ban giám hiệu : 2 đồng chí
Trang 11- Trường được xây mới có 21 phòng học, 1 phòng chức năng, 1 phòng y tế, 1
phòng giáo viên, 1 phòng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Tất cả được
xây dựng theo chuẩn kiên cố hóa trường lớp
- Trường có một sân chơi với diện tích 1127m2
- Căn cứ vào số lượng phòng học đang có nhà trường dạy 1 buổi / ngày cho
khối lớp Ba, Bốn, Năm Khối lớp Một, Hai dạy 2 buổi / ngày
2.1.3 Thuận lợi, khó khăn :
b/ Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất khang trang để phục vụ hoạt động dạy và học, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt đầu tuần, sân tập thể dục …
- Đủ giáo viên phục vụ giảng dạy chuyên môn
- Giáo viên được bồi dưỡng về Chuẩn kiến thức kỹ năng Khối 1, 2, 3, 4, 5 đầy
đủ và được bồi dưỡng trong Hè
- Trường chỉ có một điểm nên thuận lợi cho công tác quản lý
- Các đoàn thể chính quyền địa phương quan tâm đến công tác giáo dục
Trang 12- Tập thể giáo viên đoàn kết và có tinh thần trách nhiệm trong công việc được
giao
- Nhận sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Phòng giáo dục
b/ Khó khăn:
- Đa số học sinh là con em lao động nghèo không có điều kiện theo dõi việc
học tập của con em, thường giao khoán cho nhà trường
- Trên địa bàn của trường quản lý có xóm vạn đò mưu sinh trên sông nước
cuộc sống không ổn định, ý thức học tập chưa cao có thể cho con nghỉ học bất kì
lúc nào nên ảnh hưởng đến công tác chống lưu ban, bỏ học
2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức
hiện nay:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bất kỳ đơn vị trường học nào
cũng có những thuận lợi và những hạn chế nhất định Trường Tiểu học Trịnh Hoài
Đức cũng không ngoại lệ
2.2.1 Những việc đã làm được:
a/ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với các thành viên lực
lượng giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh:
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các lực lượng tham gia
giáo dục đạo đức học sinh là biện pháp quản lý có ý nghĩa trên hết Vì có nhận thức
đúng mới có hành động đúng, là cơ sở để hướng đến một kết quả hoàn thiện
Hằng năm, Hiệu trưởng là người trực tiếp “Lên kế hoạch – tổ chức chỉ đạo
và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng; quán triệt những Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, Nhà nước, Ngành về công tác giáo dục đạo đức học sinh; chỉ đạo các thành
viên trong Hội đồng Giáo dục (Phó Hiệu trưởng, giáo viên chuyên, Đoàn Thanh
niên, Ban đại diện Cha mẹ học sinh … đặc biệt với giáo viên chủ nhiệm) trong
công tác giáo dục đạo đức học sinh Qua giáo viên chủ nhiệm truyền đạt đến từng
học sinh tất cả những quy định của nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều
Trang 13cấm, những điều nên làm và những tác hại khi vi phạm kỷ luật
Đầu năm học, Hiệu trưởng triển khai thực hiện tốt Quyết định số 09-2005
/QĐ -TTg ngày 11-01-2005 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 02 – NQ/TU
ngày 01/08/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh An Giang “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử”; “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” Đồng thời đẩy mạnh xây dựng nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; cuộc vận động“ Dân chủ - kỷ
tham gia giáo dục đạo học sinh Để mỗi thầy, cô giáo tự hoàn thiện mình, xứng
đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Hằng tuần trong giờ chào cờ, Hiệu trưởng và Tổng phụ trách đội, giáo viên
chủ nhiệm tổ chức tuyên dương cụ thể những gương tốt và nhắc nhở những sai
phạm của học sinh
Nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên trog việc giáo dục hình thành nhân
cách đạo đức cho học sinh Là giáo viên tiểu học bắt buộc phải nắm một cách vững
vàng và có tính kiên định để từ đó có hướng đi đúng trong quá trình giáo dục đạo
đức cho học sinh
b/ Tổ chức chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phối hợp các lực lượng giáo dục
trong nhà trường nhằm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh:
Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác phối hợp các lực
lượng giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh,
trong các nội dung giáo dục có ý nghĩa quyết định thành công công tác giáo dục
đạo đức học sinh trường học Các thành viên tham gia giáo dục đạo học sinh cần
thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể với nhiệm vụ, chức năng của mình:
Đối với giáo viên chủ nhiệm :
Nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện giảng dạy môn
Trang 14đạo đức đầy đủ Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thay mặt nhà
trường giáo dục học sinh, là người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo
viên chuyên, các đoàn thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã
hội” Giáo dục đạo đức học sinh là một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần phải có
tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế hoạch toàn diện,
hợp lý Đòi hỏi cần có sự nghiêm khắc của người thầy đồng thời phải có tấm lòng
yêu thương, thể hiện trách nhiệm, lòng vị tha như một người cha đối với con cái;
thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành
thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm
tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện Hình ảnh người thầy ảnh hưởng
không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng
lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư
cách đạo đức là tấm gương sáng để học sinh noi theo
Đối Đội Thiếu niên Tiền phong và sao nhi đồng:
Đội Thiếu niên Tiền phong và sao nhi đồng: Tuyên truyền các nghị truyền
thống của Đội, tổ chức thực hiện “Nền nếp – kỷ cương”; các phong trào thi đua
trong học tập - sinh hoạt; các hoạt động nội, ngoại khoá; các hoạt động “đền ơn
những hoạt động bổ ích; để giáo dục về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con
người Việt Nam qua đó để giáo dục đạo đức học sinh
Hội cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm -
nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác quản lý việc học tập,
chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình, để kịp thời giúp nhà trường
tuyên truyền đến phụ huynh của mỗi học sinh những vấn đề cấp thiết của nhà
trường Mỗi cha mẹ học sinh cần quan tâm xây dựng tổ chức Hội cha mẹ học sinh
vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với nhà trường; phát huy vai trò, chức