KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường TH Trịnh Hoài Đức đến 2015 (Trang 28)

1. Kết luận:

Tóm lại, cái cốt lõi của giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh là phải xây

dựng và hình thành nhân cách cho học sinh, vì nhân cách là cái không có sẵn, mà trải qua quá trình hình thành, xây dựng. Muốn làm được điều dó không chỉ Nhà trường mà cả tập thể sư phạm phải có nhận thức hết sức cụ thể, đúng đắn về vai trò, vị trí tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh. Hiện nay, đơn vị Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức số lượng học sinh có hành vi yếu đạo đức không nhiều là do Nhà trường làm tốt công tác phối hợp và chỉ đạo các giáo dục trong nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại cần khắc phục, đó là cần làm tốt hơn công tác phối hợp ba môi trường giáo dục. Người dân địa phương nhận thức về giáo dục còn hạn chế, nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục cho người dân, để từ một vùng ven ven đô thành phố còn nhiều khó khăn cũng có thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Qua nghiên cứu đề tài, người viết đề tài cảm thấy Trường Tiểu họcTrịnh Hoài Đức đã xác định đúng mục tiêu cũng như có biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh rất phù với tình hình thực tế của đơn vị nên đạt được kết quả tốt. Trong công tác chỉ đạo phối hợp các lực lượng , biện pháp tốt nhất là phối hợp tốt, chặt chẽ, có đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra, rút kinh nghiệm, phải xây dựng đội ngũ sư phạm vững mạnh, việc giảng dạy phải đi đôi với việc giáo dục đạo đức học sinh, phải xem đây là một công tác thường xuyên, giáo dục kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, kết hợp cả trong công giảng dạy cũng như trong công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, phải lên kế hoạch sát với tình hình địa phương, phù hợp với tâm lí học sinh, theo dõi kiễm tra, uốn nắn kịp thời. Tránh giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh theo lối mòn cũ, chỉ nặng về hình thức hoặc bắt buộc thực hiện một cách rập khuôn máy móc.

2. Kiến nghị:

2.1. Đối với nhà trƣờng:

Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi bộ Đảng, Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để giáo dục cho học sinh, nhằm thu hút người học tham gia học tập rèn luyện một cách tích cực.

Việc kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.

Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương để được hỗ trợ tuyên truyền

xây dựng môi trường giáo dục, ý thức trong nhân dân, nhằm kết hợp tốt ba môi trường giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.

2.2. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:

Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức. Đối với giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm.

2.3 Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng:

Phối hợp tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức các buổi tham qua cho giáo viên, học sinh nhằm nâng cao tầm hiểu biết về truyền thống địa phương, lịch sử văn hóa, thêm yêu quê hương đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường TH Trịnh Hoài Đức đến 2015 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)