PHẦN MỞ ĐẦU Thành phố Long Xuyên là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của tỉnh An Giang, với diện tích tự nhiên 115,34 km2, dân số 280.051 người, mật độ dân số 2.428 người/km2,
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Thành phố Long Xuyên là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của tỉnh
An Giang, với diện tích tự nhiên 115,34 km2, dân số 280.051 người, mật độ dân số 2.428 người/km2, địa giới hành chính chia làm 13 phường, xã với 96 khóm, ấp
(theo Niên giám thống kê năm 2011) là một vùng kinh tế chiếm tỷ trọng lớn của
Tỉnh, thuận lợi cho việc phát triển nền văn hóa - xã hội tiên tiến, cũng là nơi thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành và phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Là một trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của tỉnh, tập trung nhiều dân cư nên Long Xuyên cũng là nơi phát sinh nhiều lĩnh vực liên quan đến thủ tục hành chính Vì vậy, việc làm cách nào đơn giản hóa và giảm sự phiền hà về mặt thủ tục là một trong những nội dung luôn được chính quyền Thành phố quan tâm
và việc cải cách thủ tục hành chính chính là một trong những giải pháp phù hợp nhất
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là nội dung cốt lõi và trọng tâm của cải cách hành chính (CCHC) hiện nay Thủ tục hành chính không chỉ liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà còn đến các tổ chức
và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và cải cách thủ tục hành chính là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói riêng không chỉ đơn giản nhằm giảm phiền hà, tinh giản TTHC mà còn tạo môi trường thông thoáng, tạo đà cho sự phát triển nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của đất nước, thể hiện
ở việc góp phần không nhỏ vào phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong và nước ngoài,… CCHC nhằm mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ
Trang 2Xác định công tác CCHC là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải tập trung chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; đẩy mạnh dân chủ và thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội; Thành ủy Long Xuyên đã ban hành Nghị quyết và Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện cải cách hành chánh của thành phố và tổ chức phổ biến, quán triệt cho hầu hết lực lượng đảng viên, cán bộ công chức thành phố Trong năm 2011 UBND thành phố cũng ban hành Chương trình cải cách hành chính thành phố Long Xuyên giai đoạn 2011-2015 và coi đây là 01 trong 05 chương trình trọng điểm của thành phố đã và đang triển khai thực hiện một các quyết liệt
Qua quá trình triển khai thực hiện công tác CCHC, trong đó có cải cách TTHC ở thành phố Long Xuyên đã đạt được kết quả đáng kể, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần nâng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đạt thứ hạng cao trong toàn quốc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thành phố từ khi được thành lập đến nay đã tạo được chuyển biến tốt trong giải quyết công việc giữa chính quyền với nhân dân, các hồ sơ giải quyết đúng thời gian quy định, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của tổ chức và công dân Quá trình thực hiện cơ chế “Một cửa” đã tạo được sự thoải mái và an tâm của người dân, tạo sự tin tưởng của nhân dân đối với Đảng và nhà nước Bộ phận “Một cửa” của Long Xuyên được Tỉnh đánh giá cao và được nhiều đơn vị trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập kinh nghiệm Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thì những hạn chế bất cập cũng vẫn còn tồn tại và phát sinh khá lớn
Do đó, để đánh giá lại kết quả, cũng như tìm hiểu những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện cải cách TTHC nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục,
tôi nghĩ đề tài“Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại UBND
nghiên cứu và mong bằng kiến thức học tập của mình sẽ đóng góp những ý kiến phù hợp giúp việc cải cách TTHC ở thành phố đạt hiệu quả tốt hơn
Trang 3Một số nhà nghiên cứu cải cách hành chính xuất phát từ quan niệm về hành chính công để đưa ra định nghĩa cải cách hành chính (công) Có thể hiểu cải cách hành chính (công) là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, cơ cấu tổ chức, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiện quả và hiện đại
1.1.2 Cải cách thủ tục hành chính:
Cải cách thủ tục hành chính hay còn gọi là cải cách thể chế là một nội dung được đặt lên hàng đầu cũng đã nói lên trọng tâm của cải cách Có thể khẳng định cải cách thể chế (hành chính) là nội dung cốt lõi và thực chất của CCHC của nước
ta hiện nay Thể chế nói chung bao gồm có các quy định chung và các tổ chức để thực hiện các quy định đó Thể chế hành chính nói riêng được hiểu là một hệ những quy tắc, quy chế ràng buộc các quan hệ giữa cơ cấu hành chính nhà nước với các cơ cấu xã hội khác (tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, nhân dân rộng rãi), kể cả quan hệ trong nội bộ cơ cấu hành chính và các hình thức tổ chức được thiết lập (các thiết chế) để thực thi những quy chế, quy tắc trên, thực hiện quản lý nền hành chính nhà nước
Trang 4Như vậy, cải cách thể chế hành chính có nghĩa là điều chỉnh mối quan hệ giữa
cơ cấu hành chính với các cơ cấu xã hội khác và đồng thời điều chỉnh tổ chức bộ máy hành chính để thích ứng với những yêu cầu của tình hình mới
1.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
1.2.1 Mục đích:
Trong tiến trình đổi mới đất nước, cải cách hành chính mà trong đó khâu đột phá là cải cách thủ tục hành chính được đặt ra như một đòi hỏi khách quan của thực tế để tạo tiền đề và thúc đẩy cải cách kinh tế Cải cách hành chính được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trở thành một bộ phận quan trọng trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta
Mục tiêu mà cải cách hành chính nhằm đạt tới chính là xây dựng một nền hành chính trong sạch và có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật
Trang 5pháp thiết thực, phù hợp, có tính hiệu quả cao nhằm góp phần cải thiện chỉ số PCI của đất nước trong những năm tới
- Cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính (mà đặc biệt là
việc triển khai thực hiện thành công Đề án 30) sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính Thực tế triển khai Đề án 30 cho thấy, sau khi tất cả các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính được thông qua sẽ cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mà xã hội phải gánh chịu, hàng chục nghìn tỷ đồng chi phí tiết kiệm được sẽ được tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua
đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội
- Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh Đây là những giá trị vô hình nhưng có
tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội,…
1.3 YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
Một là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng
bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của đất nước
Trang 6Hai là, cải cách hành chính nói chung, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính,
phải bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí
Ba là, xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, phân định rạch ròi trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Bốn là, cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tuỵ phục vụ nhân dân
Năm là, cải cách hành chính phải hướng tới xây dựng một nền hành chính
hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học, công nghệ, nhất
là công nghệ thông tin
1.4 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:
1.4.1 Quan điểm của Đảng:
Cải cách hành chính là một trong các chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách bộ máy nhà nước Cải cách và hoàn thiện nền hành chính nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng, nhằm giữ vững và phát huy bản chất của giai cấp công nhân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính đã được đề cập trong các văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khoá VII, Hội nghị Trung ương 3 và 7 khoá VIII, trong các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và X Hội nghị Trung ương 8 khoá VII xác định cải cách nền hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước đã đề ra mục tiêu: xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện
Trang 7đại hóa để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội
Cải cách hành chính từ khi có Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII đến nay được triển khai trên tất cả các cấp hành chính theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho sự phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân Tập trung rà soát, loại bỏ những quy định, những thủ tục không phù hợp, không cần thiết, gây phiền hà, sách nhiễu, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp Đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định
và cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của Doanh - Dân Cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng, cấp các loại giấy phép, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản, giải quyết nhanh và có kết quả các yêu cầu chính đáng của người dân, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng rất nhiều lần nói đến cải cách hành chính Điều này cho thấy Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và cải cách hành chính”, “bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân”, “tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí”, “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng khắc phục tình trạng rườm
rà, bất hợp lý về thủ tục”, “đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp”,
“thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia”
Từ quan điểm trên của Đảng, Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 là vấn đề chiến lược Vì vậy, các nội dung cải cách phải bảo đảm tính
Trang 8hệ thống, tính khả thi của quá trình xây dựng một nền hành chính mới, một mô hình tổ chức hành chính phù hợp với thời kỳ phát triển mới, hội nhập của đất nước
3 Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ “Quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”;
4 Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về tiếp tục đẩy mạnh công các cải cách hành chính, ngày 05/4/2004
5 Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 ngày 17/9/2001
6 Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ,
về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
7 Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
8 Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 08/09/2011 của UBND tỉnh An Giang
về việc “Ban hành Chương trình cải cách hành chính Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015”;
Trang 99 Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh An Giang
về việc thay thế Quyết định số 1570/QĐ-UBND ngày 08/09/2011 của UBND tỉnh
An Giang
10 Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 09/11/2012 của UBND tỉnh An Giang về việc “Ban hành Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đầu mối
về cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính giai đoạn 2012 – 2020”;
11 Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND thành phố Long Xuyên về việc “Ban hành Chương trình cải cách hành chính Nhà nước thành phố Long Xuyên giai đoạn 2011 – 2015”;
12.Quy chế làm việc của Văn phòng HĐND và UBND thành phố Long Xuyên;
13 Quyết định số 617/QĐ.UB ngày 18/12/2003 quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
14 Báo cáo số 84/BC-UBND ngày 15/6/2010 của UBND thành phố Long
Xuyên “Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và đề xuất những nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020”
15 Quyết định số 10/QĐ-UBND, ngày 04/01/2013 của UBND tỉnh An Giang
về việc ban hành danh mục các thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa,
cơ chế một cửa liên thông tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang
16 Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang theo QĐ 2366/QĐ-UBND, ngày 27/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Trang 10CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND THÀNH PHỐ LONG XUYÊN THỜI GIAN QUA
2.1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ:
Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; đồng thời, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu giải quyết công việc, UBND thành phố Long Xuyên đã đưa Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả vào hoạt động
2.1.1 Cơ cấu tổ chức:
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thành phố Long Xuyên hiện nay có trụ sở
nằm trong khuôn viên của trụ sở UBND thành phố, với 05 lĩnh vực bao gồm: cấp giấy phép xây dựng; đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các thủ tục về đất đai; lao động và việc làm; kê khai thuế
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thành phố trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND thành phố, do Chánh Văn phòng phụ trách, bao gồm các cán bộ, công chức do UBND thành phố điều động từ các phòng chuyên môn có liên quan Tổng cộng có 13 Cán bộ, công chức, phụ trách các lĩnh vực công tác:
- 01 cán bộ phụ trách chung (Trưởng Bộ phận), trực tiếp phụ trách lĩnh vực thuế;
- 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực cấp phép xây dựng;
- 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực đăng ký kinh doanh;
- 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động và việc làm;
- 09 cán bộ phụ trách lĩnh vực đất đai
Trang 11Các cán bộ, công chức của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thành phố chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng Bộ phận Biên chế của Bộ phận là biên chế của các cơ quan chuyên môn Riêng các cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, chứng thực, lao động và việc làm thuộc biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố
Các mặt công tác liên quan đến lĩnh vực tài chính do kế toán và thủ quỹ của Văn phòng Văn phòng HĐND và UBND thành phố đảm nhiệm
2.1.2 Nhiệm vụ của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thành phố:
Trực tiếp nhận và trả kết quả đối với các giao dịch hành chính với công dân; hướng dẫn công dân hoàn chỉnh các thủ tục quy định theo từng lĩnh vực; lưu chuyển
hồ sơ cho các cơ quan chuyên môn đồng thời nhận kết quả từ cơ quan chuyên môn chuyển trả cho công dân; thu phí, lệ phí và giao nộp theo quy định đối với các giao dịch có thu phí
2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND THÀNH PHỐ LONG XUYÊN THỜI GIAN QUA:
2.2.1 Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân:
* Kết quả đạt được:
- Kết quả thực hiện giải quyết thủ tục hành chính: Trong 4 năm từ 2009 -
2012, Bộ phận “Một cửa” thành phố đã tiếp nhận 148.879 hồ sơ, đã giải quyết và trả kết quả 145.875 hồ sơ; tồn 2.995 hồ sơ
- Với số lượng hồ sơ, vụ việc được giải quyết như trên cho thấy, trung bình mỗi ngày làm việc Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” thành phố đã giải quyết 119
hồ sơ (26 ngày làm việc/01 tháng); thuế thu được khoảng 100 triệu đồng/01 ngày
- Quy trình thủ tục hành chính để thực hiện được áp dụng trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn của các sở, ngành tỉnh Phần lớn các hồ sơ được giải quyết đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy trình Đặc biệt, có một số lĩnh vực thời gian giải quyết đã được thực hiện ngắn hơn thời gian theo quy định, như: Đăng ký thế chấp và xóa thế chấp (sớm hơn 01