1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND XÃ VĨNH PHÚC

41 825 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 249 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Cơ sở lý thuyết 4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn. 5 1.2. Tổng quan về UBND xã Vĩnh Phúc. 6 1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình 6 1.2.2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức UBND xã Vĩnh Phúc. 7 CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND XÃ VĨNH PHÚC 10 2.1. Một sốvấn đề về cải cách TTHC và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC. 10 2.1.1. Đặc điểm của TTHC. 10 2.1.2. Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính. 12 2.1.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC. 13 2.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” của UBND xã Vĩnh Phúc. 15 2.2.1. Giới thiệu và tìm hiểu về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” tại UBND xã Vĩnh Phúc. 15 2.2.2. Căn cứ pháp lý để tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” tại UBND xã Vĩnh Phúc. 20 2.3. Các yêu cầu cần được đảm bảo trong quá trình thực hiện cải cách TTHC. 21 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND XÃ VĨNH PHÚC 26 3.1. Một số mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Vĩnh Phúc. 26 3.1.1. Mặt tích cực và thành quả đạt được trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Vĩnh Phúc 26 3.1.2 Một số hoạt động cụ thể tại UBND xãVĩnh Phúc. 29 3.1.3. Một số tồn tại, nguyên nhân tồn tại .. 31 3.2. Một số biện pháp và phương hướng hành động cụ thể. 33 PHẦN KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Tất cảthông tin, tư liệu trong công trình nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực Tôixin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không chung thực về nội dung thôngtin được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này

Hà Nội, tháng 7 năm 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Bước tới thành công là một con đường gian nan và đầy chắc chở Trong

đó có sự thành công nào là không gắn liền với sự lỗ lực của bản thân và sự hỗtrợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khách thì nóđều đáng chân trọng Trong suốt quãng đường học tập ở giảng đường đại học em

đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô, bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy

cô giáo trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã dành hết tâm huyết của mình đểtruyền tải nguồn kiến thức vô giá cho em trong thời gian qua Vì trong kỳ họcvừa qua khoa đã tổ chức cho em tiếp cận với học phần “ phương pháp nghiêncứu khoa học” mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành quản lý nhànước chúng em nói riêng và sinh viên trong trường nói chung

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Bùi Thị Ánh Vân đãtận tình hướng dẫn em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thảoluận nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu khoa học Nếu không có những lời chỉbảo hướng dẫn của cô thì em khó có thể hoàn thành bài nghiên cứu này được.Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Đồng thời em xin gửi lời cảm ơnđến ban lãnh đạo Đảng ủy - UBND xã Vĩnh phúc đã cung cấp thông tin hữu ích

để em hoàn thiện bài tiểu luận này

Bài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian là 3 tuần bướcđầu tiếp cận với thực tế và tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu trong khoa học vì thếkiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Do vậy không tránh khỏinhững thiếu sót vì vậy, e rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạntrong lớp để bài nghiên cứu của em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 4

1.1 Cơ sở lý luận 4

1.1.1 Cơ sở lý thuyết 4

1.1.2 Cơ sở thực tiễn 5

1.2 Tổng quan về UBND xã Vĩnh Phúc 6

1.2.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình 6

1.2.2 Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức UBND xã Vĩnh Phúc 7

CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND XÃ VĨNH PHÚC 10

2.1 Một sốvấn đề về cải cách TTHC và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC 10

2.1.1 Đặc điểm của TTHC 10

2.1.2 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính 12

2.1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC 13

2.2 Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” của UBND xã Vĩnh Phúc 15

2.2.1 Giới thiệu và tìm hiểu về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” tại UBND xã Vĩnh Phúc 15

2.2.2 Căn cứ pháp lý để tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” tại UBND xã Vĩnh Phúc 20

2.3 Các yêu cầu cần được đảm bảo trong quá trình thực hiện cải cách TTHC 21

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND XÃ VĨNH PHÚC 26

3.1 Một số mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Vĩnh Phúc 26

3.1.1 Mặt tích cực và thành quả đạt được trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND xã Vĩnh Phúc 26

Trang 4

3.1.2 Một số hoạt động cụ thể tại UBND xãVĩnh Phúc 29

3.1.3 Một số tồn tại, nguyên nhân tồn tại 31

3.2 Một số biện pháp và phương hướng hành động cụ thể 33

PHẦN KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Bước vào thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế, để tạo điều kiện thuân lợicho sự phát triển của các ngành kinh tế và thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thìcải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các khâu trong quá trình giải quyếtcông việc của cá nhân, tổ chức có một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.Với mục đích đơn giản, công khai, minh bạch thủ tục hành chính nhằm đáp ứngyêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, chính phủ đã ban hành nghị quyết số38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giảiquyết công việc của công dân, tổ chức, mở đầu cho hoạt động thực hiện đơngiản hóa thủ tục hành chính, đã tạo bước đột phá lớn trong hoạt động nâng caohiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực, là sự chuyểnbiến rõ rệt trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước

Từ thực tế cho ta thấy, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chínhluôn phức tạp, rườm rà, thiếu công khai minh bạch Điều này đã làm ảnh hưởngtrực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin của nhândân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước

Với vai trò là một bộ phận quan trọng của thể chế hành chính, là mộttrong những mục tiêu mà cải cách hành chính nhà nước đặt ra trong chươngtrình cải cách tổng thể hành chính nhà nước Thủ tục hành chính là công cụ để

cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm.Tùy vào sự phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà thủ tục hành chính phảithích ứng kịp thời phục vụ hoạt động quản lý

Chính vì vậy vấn đề cải cách nền hành chính Nhà nước, xây dựng mộtnền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn đang trở thành mộtyêu cầu cấp bách trong sự nghiệp CNH-HĐH nước ta hiện nay

2 lịch sử nghiên cứu:

Vấn đề về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được đảng

và nhà nước chú trọng và quan tâm Bên cạnh đó có rất nhiều các nhà khoa học

đã nghiên cứu về lĩnh vực này và có rất nhiều các chính sách của nhà nước vềvấn đề cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”

Trang 7

Đây là một số sách, luận án, chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề

mà em đang tìm hiểu:

Sách “thủ tục hành chính” nhà xuât bản học viện hành chính Quốc gia,

tác giả PGS.TSKH Nguyễn văn thâm Tìm hiểu thủ tục hành chính là gì, cácbước tiến hành thủ tục hành chính, tại sao phải cải cách thủ tục hành chính

Sách TS Lê Chi Mai “Giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam” nghiên cứu các giải pháp cải cách quản lý tài chính công nhằm thúc đẩy

cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

Sách “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam” TS.Lê Chi Mai HV -Chính trị

Quốc gia nhận thức về dịch vụ công, thực trạng cung ứng dịch vụ công ở ViệtNam, giải pháp cải tiến dịch vụ công

Luận án tiến sĩ Nguyễn Văn Linh “ Thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay” Tìm hiểu thêm về

các khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC và thựctrạng về giải quyết TTHC

“ Nghị quyết 30c/NQ-CP” ban hành ngày mùng 8 tháng 11 năm 2011 của

CP ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trong giaiđoạn 2011-2020

“Nghị quyết số 38/NQ-CP” ngày 04 tháng 5 năm 1994, về cải cách một

bước TTHC

“Quyết định 93/2007/QĐ-TTg” ngày 22 tháng 6 năm 2007, ban hành quy

chế thực hiện cơ chế “một cửa” “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chínhnhànước tại địa phương

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Khi nghiên cứu về vấn đề “ cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tạiUBND xã Vĩnh Phúc” để thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc cải cách TTHCđối với công dân và tổ chức thấy được những khó khăn cũng như thành quả khithực hiện cải cách TTHC được thực hiện ở cơ quan hành chính ở địa phương, từ

đó có thể tìm ra những ưu nhược điểm và giải pháp khắc phục nhằm nâng caohiệu quả thực hiện cải cách TTHC trong những năm tiếp theo

4 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 8

Đề tài tập chung nghiên cứu về quá trình thực hiện, thành quả đạt được

và lợi ích đem lại khi thực hiện các chủ chương chính sách của đảng, pháp luậtnhà nước đối với việc thực hiện cải cách TTHC tại cơ quan hành chính ở địaphương

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu tại phạm vi UBND xã Vĩnh Phúc huyện Bắc Quangtỉnh Hà Giang

Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian là 3 tuần

6 Phương pháp nghiêncứu đề tài:

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp duy vật biên chứng ;

- Phương pháp tổng hợp thống kê phân tích ;

- Phương phap so sánh đánh giá ;

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ như : khảo sát thực

tế, điều tra số liệu, bảng hỏi

7 Đóng góp của đề tài:

Đề tài nghiên cứu góp phần nhằm đưa ra những giải pháp để triển khai tốtviệc thực hiện cải cách TTHC đặc biệt là các cơ quan hành chính cấp địaphương ở vùng sâu vùng xa Kết quả nghiên cứu của đề tài có thế sử dụng làmtài liệu cho các cơ quan HC ở cấp địa phương khác, các cá nhân tập thể muốnnghiên cứu về đề tài

8 Bố cục của đề tài:

Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dungbao gồm các chương sau:

- Chương 1: Tổng quan về cải cách TTHC

- Chương 2: Cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã VĩnhPhúc

- Chương 3: Giải pháp nâng cao cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tạiUBND xã Vĩnh Phúc

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Cơ sở lý thuyết

* Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm cải cách:

Ta có thể hiểu cải cách là sự thay đổi phương pháp, hành động của một công việc hoặc một hoạt động cụ thể để đạt mục tiêu tốt hơn.

Ví dụ: cải cách hành chính là thay đổi phương thức, quy trình làm việc vềTTHC với mục đích nhanh gọn

- Khái niệm thủ tục hành chính:

“Thủ tục hành chính có nghĩa là phương thức, cách thức giải quyết công việccủa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền để giải quyết công việc cụ thể giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa các cơ quan hành chính với cáctổ chức cá nhân, công dân do cơ qua nhà nước có thẩm quyền quy định, buộc cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân công dân phải tuân theo khi thực hiên thủ tục”[3,Tr 5]

Trong hoạt động quản lý nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp

lý, quy định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan đểgiải quyết công việc thủ tục hành chính là một loại thủ tục gắn với hoạt độngcủa cơ quan hành chính Nhà nước Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thủ tụchành chính dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cáchchung nhất:

Thủ tục hành chính là một loại quy pham pháp luật quy định trình tự vềthời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máynhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhànước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân

Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính nhà nước, làcông cụ của cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng để giải quyết công việccho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính hợp pháp của nền công vụ Do

Trang 10

vậy, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân chủ sẽ góp phầntăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, rútngắn khoảng cách giữa nhà nước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước,lòng tin của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Khái niệm cải cách TTHC:

“Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách thể chế hành chính Nhà nước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo những chuẩn mực nhất định Đơn giản gọn nhẹ, vận hành nhịp nhàng; hoạt động theo đúng quy trình, quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công việc, phù hợp với điều kiên thực tế và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Cải cách thủ tục hành chính thực chất là cải cách trình tự thực hiện thẩmquyền hành chính trong mối lên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức

và trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằmđáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, chính phủ đã ban hành nghịquyết số 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trongviệc giải quyết công việc của công dân, tổ chức, mở đầu cho hoạt động thực hiệnđơn giản hóa thủ tục hành chính, đã tạo bước đột phá lớn trong hoạt động nângcao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực, là sựchuyển biến rõ rệt trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước tiếp đó,Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành một loạt các quy định về cải cách thủ tụchành chính, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho việc triển khai thực hiên cải cachthủ tục hành chính theo hướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu của xã hội như:Nghị quyết 30c/NQ-CP ban hành ngày 8 tháng 11năm 2011của chính phủ, banhành chương trình tổng thể CCHC nhà nước trong giai đoạn 2011-2020; Quyếtđịnh 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 phê duyệt chương trình tổngthể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg vềviệc ban hành quy chế thực hiện cơ chế “ một cửa” tại cơ quan nhà nước ở địa

Trang 11

phương và gần đây nhất là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về ban hành quy chếthực hiên cơ chế “một cửa”, cơ chế “ một cửa liên thông” tại cơ quan hành chínhnhà nước tại địa phương.

Hòa chung vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong cả nước vàđịa phương trong toàn tỉnh Hà Giang, UBND xã Vĩnh Phúc cũng đã tiến hànhtriể khai cơ chế “ một cửa” trên cơ sở học hỏi mô hình của các xã tỉnh bạn đãthực hiện trước, xã đã chuẩn bị tốt về mặt cơ sở và đội ngũ cán bộ, công chứcnhiệt tình, có trình độ chuyên môn, bộ phận “ một cửa” của UBND xã VĩnhPhúc , biểu hiện thuộc quản lý của văn phòng HĐND-UBND xã Vĩnh Phúc hoạtđộng độc lập mang lại hiệu quả cao, được đông đảo nhân dân đồng thuận và ủnghộ

1.2 Tổng quan về UBND xã Vĩnh Phúc.

1.2.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình

UBND xã nằm cách trung tâm huyện lỵ Bắc Quang 43 Km về phía TâyNam, xã Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên 3.895,61ha với dân số 7.557người, gồm 06 dân tộc, có 10 thôn bản; Đảng bộ xã có 15 chi bộ trực thuộc, gồm

10 chi bộ thôn bản và 05 chi bộ cơ quan xã, trường học, với 382 đảng viên Tốc

độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 22%, cơ cấu kinh tế có sựchuyển dịch đúng hướng và phù hợp với tình hình mới, giá trị sản phẩm bìnhquân/người đạt 15 triệu đồng, giá trị bình quân/ha canh tác đạt 50 triệu đồng,100% tổng số thôn bản đã có điện lưới Quốc gia và đường ô tô đến trung tâm;02/10 thôn bản đã cơ bản cứng hoá được đường bê tông Phong trào xây dựngnông thôn mới được phát động và được nhân dân đồng tình ủng hộ; tỷ lệ hộnghèo trong toàn xã còn 2,0% ( theo tiêu chí cũ ) Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 – 14tuổi đến trường đạt 99,5%, tỷ lệ trẻ 3 – 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99%, xã đãđạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi [1,Tr 1]

Đảng bộ xã nhiều năm liền đạt “Trong sạch, vững mạnh” Trình độchuyên môn, lý luận chính trị và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ từ xã đếnthôn bản từng bước được nâng lên

Cùng với những thành tích nêu trên, trong quá trình triển khai thực hiện

Trang 12

cuộc vận động, trên địa bàn xã đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể và cá nhângương mẫu, tự giác làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Ban chỉ đạo xã

đã xét chọn và giới thiệu 2 đơn vị và 5 cá nhân tiêu biểu gửi Ban chỉ đạo, huyện,tỉnh và Ban chỉ đạo T.W biểu dương khen thưởng Đảng bộ và nhân dân xã VĩnhPhúc đã được Chính phủ tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm2015”; đã được UBND tỉnh và Tỉnh uỷ tặng nhiều Bằng khen trong phong tràoxây dựng nông thôn mới và là Đảng bộ “Trong sạch vững mạnh”, “Cơ sở chínhtrị vững mạnh” tiêu biểu đã có 6 lượt đơn vị và 30 lượt cá nhân được tặng Giấykhen, Bằng khen từ cấp huyện trở lên [1,Tr 2]

Hàng năm, đã có nhiều đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaonhư Trường THCS Vĩnh Phúc, Thôn Vĩnh Ban, Vĩnh Chúa, Vĩnh Xuân, VĩnhSơn, Vĩnh Gia

Có thể khẳng định, nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dântrong toàn xã với tinh thần là, xây dựng xã Vĩnh Phúc giàu mạnh, văn minh, đãgóp phần rất quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của

xã, của các thôn bản, cơ quan, đơn vị trên các lĩnh vực chính trị tư tưởng, kinh

tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh Thực tiễn cho thấy, cần quán triệt và nắm vững mục đích, yêu cầu, nộidung của Cuộc vận động, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hìnhthực tiễn ở địa phương Đặc biệt xã Vĩnh Phúc đã coi trọng công tác quản lý,giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức Thực hiện tốt quychế dân chủ và công tác đấu tranh phê bình, tự phê bình trong sinh hoạt chi bộ,

cơ quan và trong cộng đồng dân cư…

1.2.2 Vị trí chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức UBND xãVĩnh Phúc

 Vị trí chức năng và nhiệm vụ quyền hạn

* Vị trí chức năng

Theo điều 123 Hiến pháp 1992 quy định “Ủy ban nhân dân do Hội đồngnhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn

Trang 13

bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”

Vậy Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Phúc do Hội đồng nhân dân xã Vĩnh Phúcbầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã Vĩnh Phúc, cơ quan hànhchính nhà nước ở phạm vi xã Vĩnh Phúc, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồngnhân dân

+ Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp

+ Lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải

+ Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao

+ Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hànhpháp luật ở địa phương

+ Trong việc thực thi chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo

+ Trong việc thi hành pháp luật

 Cơ cấu tổ chức UBND xã Vĩnh Phúc

Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phúc có:

- Một chủ tịch UBND

- Một phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế, tài chính, giao thông, xâydựng cơ bản, nhà đất và tài nguyên - môi trường

- Một phó chủ tịch phụ trách khối Văn hóa – xã hội và các lĩnh vực khác

- Một ủy viên UBND xã phụ trách công an

- Một ủy viên UBND xã phụ trách khối quân sự [2,Tr 3]

Tiểu kết

Thủ tục hành chính hàng ngày liên quan đến công việc nội bộ của một cơquan, cấp chính quyền, cũng như đến các tổ chức và cá nhân công dân trong mối

Trang 14

quan hệ với Nhà nước Các quyền, nghĩa vụ của mọi công dân đã được quy định

ở Hiến pháp hay ở các bộ luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng của họ cóđược thực hiện hay không, thực hiện như thế nào đều phải thông qua thủ tụchành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếpgiải quyết

Ở những vùng sâu, vùng xa và nhất là ở những vùng miền núi, nơi cóphần đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc thực hiện các thủ tục hànhchính thông thường như thế thường gặp những trở ngại do đi lại khó khăn, nhiềungưòi mù chữ và đói nghèo Bởi vậy, cải cách thủ tục hành chính ở nhữngvùng, miền này là rất cấp thiết Tại UBND xã Vĩnh Phúc đang rất cần phải thựchiện cải cách TTHC và UBND xã Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể thực hiện tốt côngtác cải cách TTHC

Trang 15

CHƯƠNG 2 CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI

UBND XÃ VĨNH PHÚC 2.1 Một sốvấn đề về cải cách TTHC và sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC.

Cải cách thủ tục hành chính thực chất là cải cách trình tự thực hiện thẩmquyền hành chính trong mối lên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức

và trong nội bộ cơ quan hành chính nhà nước

Mục tiêu và yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính là phải đạt đượcchuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc của công dân,

tổ chức Cụ thể là phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu tính đồng

bộ chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận

và sử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nướcvới tổ chức, công dân; xây dựng và thực hiên các thủ tục hành chính giải quyếtcông việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai; vừa thuậntiện cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc; vừa có tác dụng ngănchặn tệ nạn cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng của một bộ phận cán bộ côngchức nhà nước; đồng thời đảm bảo được trách nhiệm quản lý nhà nước, giữvững được kỷ cương, pháp luật Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập, muốnthành công phải xây dựng được một hệ thống thủ tục hành chính thật sự thôngthoáng, dễ thực hiện, tạo môi trường pháp lý để thu hút nước ngoài Vấn đề này

đã được nghị quyết của Đại hội Đảng khóa VI đề cập và khẳng định tiếp tục xâydựng và hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm làcải cách một bước nền hành chính Đó cũng chính là một trong những mục tiêuquan trọng, là một nấc thang trong cải cách hành chính để hoàn thành chươngtrình cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 -2020 vừa quađược Đảng và Nhà nước ta ưu tiên giải quyết cùng với cải cách tổ chức bộ máy,tài chính công và cải cách về đội ngũ CB, CC

2.1.1 Đặc điểm của TTHC

* Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy pham thủ tục hành

Trang 16

- Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được trật tự hóa,nghĩa là phải được tiến hành theo những thủ tục nhất định

- Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật

- Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuậnlợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan nhà nước

- Nền hành chính Nhà nước ta hiện nay đang chuyển từ hành chính caiquản sang hành chính phục vụ

- Các thủ tục hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiên chủyếu tại văn phòng của công sở nhà nước và phương tiện truyền đạt quyết địnhcũng như các thông tin quản lý phần lớn là văn bản, công văn, giấy tờ

- Trong bối cảnh của quá trình hội nhập và mở cửa như hiện nay, thủ tụchành chính của các quốc gia trên thế giới cũng như của nước ta đều có sự ảnhhưởng và tác động lẫn nhau

* TTHC là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý HCNN

- Thẩm quyền HCNN là một bộ phận cấu thành của thẩm quyền NN,được đặc trưng bởi quyền lực nhà nước

- Thẩm quyền HCNN tạo thành một hệ thống thứ bậc, ổn định, liên tụcnhờ quan hệ quyền lực phục tùng nghĩa là có sự chỉ đạo, điều hành, kiểm tra,thanh tra theo hệ thống thẩm quyền trực thuộc ngang, dọc

- TTHC do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện

Trang 17

- TTHC được phân biệt với thủ tục lập pháp và thủ tục tư pháp, khác vớithủ tục tố tụng tại tòa án.

*So với quy phạm nội dung của luật HC thì TTHC biến đổi nhanh hơn, cótính năng động hơn nhăm đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn đề ra [3,Tr 8],

2.1.2 Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

Nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính là những nguyên lý,những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm thể hiện tính toàndiện, tính linh hoạt và có ý nghĩa bao trùm quyết định nội dung và hiệu quả củaviệc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

Hiện nay, trong chỉ đạo cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta, cảicách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá với mục tiêu đặt ra nhanhchóng khắc phục những khâu yếu kém, những khuyết điểm của quá trình điềuhành trong các cơ quan liên quan trực tiếp đến đời sống và hoạt động của tổchức, công dân, nhất là trong giai đoạn hội nhập và theo xu thế toàn cầu hóa nhưtrong giai đoạn hiện nay Để đảm bảo đạt được những mục tiêu trên đây thì cầnphải kịp thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là hệ thống thủ tụchành chính, cần phải được xây dựng sao cho phù hợp với thực tế và nhu cầuphát triển khách quan kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng vẫn đảm bảo đượcyêu cầu quản lý nhà nước, đồng thời tạo được môi trường pháp lý thông thoángthúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Bên cạnh đó, cần tiến hành công việc rà soátcác thủ tục hành chính song song, qua đó phát hiện những khiếm khuyết và bổsung kịp thời, đổi mới trong chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, quy chế làmviệc và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Việc xây dựng thủ tụchành chính phải đặt trên những nguyên tắc cơ bản do hiến pháp quy định.Những nguyên tắc này có thể trực tiếp liên quan đến việc xây dựng các thủ tụchành chính, nhưng cũng có thể chỉ được quy định trên những nguyên tắc chung

và đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật khác Qua nghiêncứu, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận việc xây dựng và thực hiện thủ tục hànhchính cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

*Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính

Trang 18

- Nguyên tắc phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với luậtpháp hiện hành của nhà nước ta, có tính hệ thống nhằm đạt được một công cụquản lý hữu hiệu cho bộ máy nhà nước.

- Nguyên tắc phù hợp với thực tế, phù hợp với nhu cầu khách quan của sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Nguyên tắc thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, công khai vàthuận lợi cho việc thực hiện

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống [3,Tr 29],

* Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc được ghinhận trong hiến pháp, luật và các văn bản pháp quy Các nguyên tắc đó baogồm:

- Chỉ có cơ quan nhà nước do pháp luật quy định mới được thực hiên cácthủ tục hành chính nhất định, và phải thực hiện đúng trình tự với những phươngtiện, biện pháp và hình thức được pháp luật cho phép

- khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, khách quan,công minh

- Thủ tục hành chính được thực hiện công khai

- các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật

- Thủ tục hành chính được thực hiên đơn giản, tiết kiệm [3,Tr 30],

Những nguyên tắc trên đây có liên quan chặt chẽ với nhau trong một thểthống nhất để đảm bảo tính hưu hiệu, hiệu quả trong mối quan hệ giữa cơ quannhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức công dân trong việcphối kết hợp giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân Như vậy, để cải cách thủtục hành chính đạt hiệu quả cao là khâu đột phá của cải cách nền hành chínhquốc gia thì thủ tục hành chín đảm bảo phải xây dựng thực hiện theo các nguyêntắc trên

2.1.3 Sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách TTHC

Trước hết là xuất phát từ vai trò của thủ tục hành chính đối với nhà nước

và nhân dân Thủ tục hành chính có một ý nghĩa to lớn trong việc thực hiên các

Trang 19

lợi ích xã hội, nó đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và nhà nướccũng như quyền ưu tiên các lợi ích Nếu bỏ qua thủ tục hành chính thì trongnhiều trường hợp quyết định hành chính có thể bị vô hiệu hóa Với vai trò là một

bộ phận quan trọng của thể chế hành chính, là một trong những mục tiêu mà cảicách hành chính nhà nước đặt ra trong chương trình cải cách tổng thể hành chínhnhà nước Thủ tục hành chính là công cụ để cơ quan hành chính nhà nước thựchiện chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm Tùy vào sự phát triển kinh tế xã hộicủa từng thời kỳ mà thủ tục hành chính phải thích ứng kịp thời phục vụ hoạtđộng quản lý Điều này có ý nghĩa đối với lý luận cải cách thủ tục hành chínhtrong thời kỳ hội nhập Cụ thể là:

- Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy phạm vật chất quy định trongcác quyết định hành chính được thực thi thuận lợi Thủ tục càng có tính cơ bảnthì ý nghĩa càng lớn vì các thủ tục cơ bản thường tác động đến giai đoạn cuốicùng của quyết định hành chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng Khi thủtục bị vi pham thì có nghĩa hiện tượng vi phạm pháp luật xuất hiện và gây hậuquả nhất định Ví dụ: tuyển dụng cán bộ công chức vào làm việc nhưng vi phạmthủ tục thi tuyển dẫn đến người có năng lực trình độ lại không được tuyển dụng.điều đó làm ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức gây khókhăn trong giải quyết công việc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước

- Thủ tục hành chính là cơ sở đảm bảo cho việc thi hành các quyết địnhđược thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệquả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra Trong giai đoạn hiệnnay, một số ngành chức năng quy định thủ tục theo mẫu in sẵn trong phạm vingành và lưu hành trên toàn quốc, do đó một công vụ ở bất cứ địa phương nàocũng đòi hỏi các cơ quan hành chính áp dụng các biện pháp thích hợp và thốngnhất

- Thủ tục hành chính khi xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo rakhả năng sáng tạo trong việc thực hiên các quyết định quản lý đã được thôngqua, đem lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước Nó liên quan đến quyền lợi củacông dân, do đó khi xây dựng và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa

Trang 20

thiết thực, làm giảm sự phiền hà, củng cố quan hệ giữa nhà nước và công dân.Công việc có thể được giải quyết nhanh chóng, chính xác theo đúng yêu cầu của

cơ quan nhà nước, góp phần chống tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu nhân dân Ởnhững nơi thủ tục hành chính vận dụng không hợp lý do căn bệnh cửa quyền,quan liêu chưa được khắc phục Ngược lại, ở nơi nào thực hiện giảm nhẹ các thủtục hành chính, tập chung vào “một cửa” để giải quyết yêu cầu của dân thì ở đóhiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên rõ rệt, công việc được giảiquyết nhanh chóng, thuận lợi và ở đó lòng tin của nhân dân vào cơ quan nhànước được khôi phục, củng cố và nâng cao

- Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật hành chính nên việcxây dựng và thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối vớiquá trình triển khai và thực thi pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền ViệtNam Trên thực tế, Đảng và Nhà nước đã và đang đề ra nhiều phương pháp, biệnpháp nhằm cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, thông thoánggóp phần cho kinh tế phát triển Ví dụ: chúng ta ban hành luật đầu tư nước ngoàitại Việt Nam để thu hút vốn đầu tư nhưng thủ tục thành lập doanh nghiệp củachúng ta thì quá nặng nề nhiều bước, yêu cầu nhiều loại giấy tờ

Điều này gây tâm lý chán nản cho nhà đầu tư, do đó môi trường đầu tưcủa Việt Nam mất đi tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thếgiới đứng trước vấn đề đó, chúng ta cần tích cực cải cách thủ tục hành chínhnước nhà, chúng ta cần tích cực cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnhvực và tập chung hơn vào những vẫn đề then chốt

2.2 Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa” của UBND

xã Vĩnh Phúc.

2.2.1 Giới thiệu và tìm hiểu về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tụchành chính theo cơ chế “ một cửa” tại UBND xã Vĩnh Phúc

 Khái niệm cơ chế “ một cửa”

- “ Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu hồ sơ đến trả lại kết quả chỉ thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả lại kết

Ngày đăng: 04/10/2016, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng ủy xã Vĩnh Phúc (2015), báo cáo tổng kết công tác xây dựng đảng năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016. UBND xã Vĩnh Phúc, văn phòng đảng ủy Khác
2. Quy chế làm việc của UBND xã Vĩnh Phúc ngày 8 tháng 8 năm 2012. UBND xã Vĩnh Phúc, văn phòng thống kê xã Vĩnh Phúc Khác
3. Giáo trình thủ tục hành chính nhà xuất bản HV Hành chính quốc gia, tác giả GS.TSKH. Nguyễn Văn Thâm Khác
4. Báo cáo công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo năm 2015, phương hướng nhiệm vụ 2016. Văn phòng thống kê xã Vĩnh Phúc, UBND xã Vĩnh Phúc Khác
5. Bảng báo cáo số lượng thủ tục tiếp nhận và trả kết quả trong vòng 3 năm của UBND xã Vĩnh Phúc Khác
6. Nguồn tài liệu tham khảo từ trang web http//.w.w.w google.com.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w