MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3 7. Đóng góp của đề tài 3 8. Bố cục của đề tài 3 Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch 4 1.1 . Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 5 1.2 . Tổng quan về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp 9 1.2.1. Chức năng 9 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 9 1.2.3. Cơ cấu tổ chức 11 Tiểu kết 12 Chương 2:Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnh vực hộ tịch 13 2.2. Đánh giá thực trạng thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnh vực Hộ tịch 13 2.2.1. Đăng ký hộ tịch trong nước (theo quy định của Nghị định số 1582005NĐCP) 13 2.2.2. Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (theo quy định của Nghị định số 242013NĐCP) 15 2.3. Kinh nghiệm một sớ nước về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnh vực Hộ tịch 18 2.3.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 18 2.3.2. Về trình tự đăng ký hộ tịch (phương thức đăng ký hộ tịch) 19 2.3.3. Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch, cán bộ làm công tác đăng ký hộ tịch (Hộ tịch viên) 20 2.3.4. Về mã số cá nhân 22 2.3.5. Về Sổ hộ tịch, cơ sở dữ liệu hộ tịch 22 Tiểu kết 24 Chương 3.Kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lình vực hộ tịch tại cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – bộ tư pháp 25 3.1. Kiến nghị về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong dự án Luật Hộ tịch – cơ hội và thách thức 25 3.1.1. Định hướng chung về giải pháp 25 3.1.2. Những kiến nghị cụ thể 26 Tiểu kết 32 Kết luận 33 Tài liệu tham khảo 34
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện Các
tư liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực Nếu sai cá nhântôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2016
Trang 2Tôi xin chân thành cảm ơn TS Bùi Thị Ánh Vân đã tận tình hướng dẫnchúng tôi qua những buổi học trên lớp và những giờ thảo luận sôi nổi Nếukhông có sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm của cô thì tôi nghĩ mình rất khó có thểhoàn thành được bài báo cáo này Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn cô.
Bài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 6 tuần, trong thờigian làm bài tôi đã nỗ lực hết mình nhưng do trình độ đặc biệt là kinh nghiệmcòn hạn hẹp nên còn nhiều thiếu sót Do vậỵ tôi rất mong nhận được sự góp ýcủa thầy cô và các bạn trong lớp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, tôi xin kính chúc các thầy trong khoa Văn hóa - Thông tin và
Xã hội có một sức khỏe dồi dào để tiếp tục truyền đạt những kiến thức và kinhnghiệm cho chúng tôi và các thế hệ sinh viên tiếp sau của trường
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tên cụm từ viết tắt
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Phần mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3
7 Đóng góp của đề tài 3
8 Bố cục của đề tài 3
Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch .4 1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Các khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn 5
1.2 Tổng quan về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp 9
1.2.1 Chức năng 9
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 9
1.2.3 Cơ cấu tổ chức 11
Tiểu kết 12
Chương 2: Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnh vực hộ tịch 13
2.2 Đánh giá thực trạng thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnh vực Hộ tịch 13
2.2.1 Đăng ký hộ tịch trong nước (theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) 13
Trang 52.2.2 Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài (theo quy định của Nghị định số
24/2013/NĐ-CP) 15
2.3 Kinh nghiệm một sớ nước về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnh vực Hộ tịch 18
2.3.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 18
2.3.2 Về trình tự đăng ký hộ tịch (phương thức đăng ký hộ tịch) 19
2.3.3 Về thẩm quyền đăng ký hộ tịch, cán bộ làm công tác đăng ký hộ tịch (Hộ tịch viên) 20
2.3.4 Về mã số cá nhân 22
2.3.5 Về Sổ hộ tịch, cơ sở dữ liệu hộ tịch 22
Tiểu kết 24
Chương 3 Kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong lình vực hộ tịch tại cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – bộ tư pháp 25
3.1 Kiến nghị về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong dự án Luật Hộ tịch – cơ hội và thách thức 25
3.1.1 Định hướng chung về giải pháp 25
3.1.2 Những kiến nghị cụ thể 26
Tiểu kết 32
Kết luận 33
Tài liệu tham khảo 34
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trên tiến trình xây dựng và hội nhập kinh tế quốc tế Cải cách hành chínhluôn là trọng điểm và là mục tiêu hàng đầu trong công cuộc xây dựng và pháttriển đất nước
Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu Cả các nướcđang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như mộtđộng lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và cácmặt khác của đời sống xã hội
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm
1986, tính đến nay đã hơn 20 năm Trong khoảng thời gian đó, đồng thời vớiviệc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành Cải cáchhành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sựphát triển đất nước
Do đó việc đào tạo đội ngũ tri thức trẻ có đủ tài năng và phẩm chất đápứng cho công cuộc cải cách hành chính xây dựng đất nước luôn được Đảng vàNhà nước quan tâm
Như chúng ta đã bàn: hệ thống thủ tục hành chính nước ta còn có quánhiều tồn tại và bất cập làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.Thủ tục nặng nề, phiền hà là cơ hội cho nạn tham nhũng, làm giảm lòng tin củanhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Mặt khác, không khuyếnkhích sự phát triển kinh tế, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài muốn vào nước talàm ăn Sở dĩ như vậy là do thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, nhiều khâunhiều cửa không cần thiết và phù hợp, làm mất nhiều thời gian và chi phí, từ đólàm nản chí nhà đầu tư
Với những tồn tại và hạn chế đó, vấn đề cải cách hành chính được đặt racấp thiết Đó không chỉ là nguyện vọng bức xúc của nhân dân, tổ chức mà còn làcác nhà đầu tư nước ngoài Bởi nước ta được xem là có tiềm năng và triển vọngnhưng hệ thống thủ tục hành chính còn lạc hậu, kém sự thông thoáng, không phùhợp với xu thế phát triển chung của khu vực cũng như của thế giới
Trang 7Xuất phát từ những lý do trên đề tài nghiên cứu “Cải cách thủ tục hànhchính trong lĩnh vực Hộ tịch tại Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tưpháp’’ là có ý nghĩa về mặt thực tiễn Là một sinh viên ngành Quản lý nhà nướcvới mong muốn tìm ra những giải pháp để giúp một phần bé nhỏ của mình trongcông cuộc cải cách TTHC đất nước nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này.
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung và
“Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hộ tịch’’ nói riêng đã được nhiềutác giả nghiên cứu đưa ra những tác phẩm có giá trị như:
Đỗ Quốc Sam - Chương trình CCHC : Thực trạng và vấn đề đặt ra Tạp
chí Cộng sản 2-2007
Đỗ quốc Sam - Vài vấn đề về CCHC trong giai đoạn mới Thông tin và
dự báo kinh tế xã hội 11- 2006
Đặng Thị Hạnh (2013), Thực trạng công tác hộ tịch tại thành phố ĐàNẵng
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài này để nhằm thấy rõ thực trạng hành chính ở nước tahiện nay, giúp chúng ta thấy rõ hơn những quy định của pháp luật về công tác
hộ tịch và quản lý hộ tịch Trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số giải pháp, kiếnnghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống hành chính trong lĩnh vực hộ tịch Quađây phần nào có thể phản ánh được những kết quả của việc thực hiện cải cáchTTHC
4 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về cải cách TTHC trong lĩnh vực
hộ tịch
5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Không gian: Đề tài nghiên cứu tại Cục hộ tịch, quốc tịch,chứng thực – Bộ Tư pháp
Thời gian: Giai đoạn năm 2013 - 2020
Trang 86 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: điều tra xã hộihọc, phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh và tìm hiểu các tài liệu về thủ tụchành chính trong lĩnh vực hộ tịch
7 Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu góp phần nhằm đưa ra những giải pháp để thực hiện cảicách TTHC trong lĩnh vực hộ tịch Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sửdụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, các cá nhân tập thể muốnnghiên cứu về đề tài …
8 Bố cục của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dungbao gồm các chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách TTHC trong lĩnh vực hộ tịch;
- Chương 2: Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong lĩnhvực Hộ tịch;
- Chương 3: Kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTH tronglĩnh vực hộ tịch tại Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ tư pháp
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Để giải quyết bất kỳ một công việc thì đều cần phải có những thủ
tục phù hợp, theo cách hiểu chung nhất thì: thủ tục là phương thực, cách
thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất,gồmmột loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả như mongmuốn.[1,tr 5]
Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian và không gian các giai đoạncần phải có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ quan quản lý hànhchính nhà nước,bao gồm trình tự thành lập các công sở; trình tự bổ nhiệm, điềuđộng viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để bảo đảm các quyền chủthể và xử lý vy phạm; trình độ tổ chức – tác nghiệp hành chính.[1,tr 6]
Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêunhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cải cách hànhchính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệthống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các thể chếquản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt động,chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hànhchính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của mộtquốc gia
Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cốmối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhànước của nhân dân Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nềnhành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nềnhành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủtục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động
Hộ tịch là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường làcác cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính nhà nước) ghi và lưu lại lại
Trang 10các sự kiện hộ tịch quan trọng của công dân Hộ tịch được hiểu là những sự kiện
cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết
Sự kiện quan trọng thường được ghi nhận bao gồm việc khai sinh, khai tử, kếthôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, ly thân tư pháp, nhận nuôi con nuôi, hợp pháp hoálãnh sự Ngoài ra, ở một số nước, việc nhập cư, di dân, và bất kỳ thay đổi nơi
cư trú, chỗ ở có thể bị yêu cầu phải thông báo đến cơ quan nhà nước [4]
Mục đích chính của đăng ký hộ tịch là để tạo ra hệ thống pháp luật (vănbản pháp luật thậm chí là văn bản quy phạm pháp luật) được sử dụng để thiết lập
và bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân Mục đích thứ hai là tạo ra một nguồn
dữ liệu cho việc biên soạn các số liệu thống kê quan trọng, phục vụ cho hoạtđộng thống kê dân cư của nhà nước [4]
Mục đích quản lý hộ tịch là công việc thường xuyên của các cơ quan nhànước có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch,nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, để từ đó góp phầntạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sáchdân số, kế hoạch hoá gia đình
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản ViệtNam đã xác định cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính (TTHC) liênquan đến tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân lànhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2011-2015
Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 cũng xác định hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh
về cải cách hành chính là một định hướng lớn, là một trong ba khâu đột pháchiến lược Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chínhphủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 tiếp tụcxác định trong 10 năm, công tác cải cách TTHC tiếp tục được xác định là nhiệm
vụ trọng tâm của Chương trình
Trên tinh thần đó, thực hiện Nghị quyết số 07/2011/QH13 ngày 06 tháng
8 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012,
Trang 11điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011, Chính phủ đã giao
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật
Hộ tịch theo hướng phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính nêu trêncủa Đảng và Nhà nước Đây được coi là quan điểm chỉ đạo có tính xuyên suốttoàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện Luật Hộ tịch sau này, nhằm bảo đảm tối
đa điều kiện thuận lợi cho người dân trong đăng ký hộ tịch, đồng thời tạo bướcđột phá lớn trong công tác quản lý hộ tịch ở Việt Nam trong thời gian tới
Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và phân côngcủa Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quanchính thức bắt tay xây dựng dự án Luật Hộ tịch từ cuối năm 2011 Trên cơ sởxác định ý nghĩa, tầm quan trọng của Dự án Luật Hộ tịch, đặc biệt trên cơ sởquán triệt tầm quan trọng của chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong đăng
ký hộ tịch, Ban soạn thảo Dự án Luật Hộ tịch đã tiến hành nhiều hoạt động phục
vụ việc xây dựng Dự án Luật theo những quan điểm có tính chất chỉ đạo quantrọng như sau:
Thứ nhất, bảo đảm thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác
các chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách hệ thống pháp luật, cải cách tưpháp và cải cách hành chính được xác định trong các nghị quyết Đại hội Đảnglần thứ XI; đặc biệt chú trọng Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của BộChính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020; bảo đảm Luật Hộ tịch phù hợp vớiHiến pháp và đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật
Thứ hai, bảo đảm kế thừa và phát triển các quy định pháp luật về hộ tịch
đã được thực tế kiểm nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục một cách
cơ bản những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành về hộ tịch Theo
đó, cần chú trọng ưu tiên cắt, giảm giấy tờ trong lĩnh vực hộ tịch, giảm thiểunhững khó khăn cho người dân
Thứ ba, bảo đảm phân cấp triệt để thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính
quyền cấp cơ sở, nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác hộ tịch; từngbước thực hiện chuyên nghiệp hóa đội ngũ công chức thực hiện công tác hộ tịch;
Trang 12đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch theo hướngđơn giản hóa thủ tục, tạo thuận tiện cho cá nhân có yêu cầu đăng ký hộ tịch
Thứ tư, quán triệt chính sách bình đẳng giới trong đăng ký và quản lý hộ
tịch; bảo đảm tính khả thi trong việc tổ chức và đưa Luật Hộ tịch vào cuộc sống
Thực hiện Ý kiến kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật
Hộ tịch (theo Thông báo số 2142/TB-VPQH ngày 21/9/2012 của Văn phòngQuốc hội), nhằm tạo đột phá trong cải cách hành chính, Bộ Tư pháp đã phối hợpvới các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án tổng thể về quản lý dân
cư với sự phối hợp của các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vựcdân cư Trong đó, hướng trọng tâm vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính,giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu về dân cư; đặt nền tảng, cơ sở vững chắccho việc triển khai thực hiện quy định của Luật Hộ tịch Ngày 08/6/2013 Thủtướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổngthể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liênquan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 – 2020 (sau đây gọi là Đề án 896), giao
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khaithực hiện Đề án
Đề án 896 được phê duyệt với quan điểm chỉ đạo cơ bản là: bảo đảm phùhợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cáchhành chính theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộngsản Việt Nam và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020; cải cách thủtục hành chính trong lĩnh vực quản lý dân cư theo hướng đơn giản, công khai,minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện thủ tục hành chính; bảođảm thống nhất quản lý nhà nước về dân cư Mọi thông tin cơ bản của công dânphải được quản lý tập trung từ khi sinh ra (đăng ký khai sinh) đến khi chết (đăng
ký việc tử) trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Các Bộ, ngành, địa phươngđược khai thác thông tin cơ bản của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia vềdân cư để phục vụ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành mình,đồng thời phục vụ đắc lực cho tiến trình giải quyết thủ tục hành chính trựctuyến Qua đó, từng bước phát triển Chính phủ điện tử
Trang 13Mục tiêu tổng quát của Đề án là tạo sự đổi mới căn bản về tổ chức, hoạtđộng quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiệncủa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thông lệ quốc tế;đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính chongười dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờcông dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển Chính phủ điện tử.
Mục tiêu này sẽ được thực hiện theo từng bước, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2013 - 2014: hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp, quản lý, sử dụng số định danh cá nhân; tậptrung xây dựng, trình Quốc hội thông qua dự án Luật Hộ tịch; xây dựng, trìnhChính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2010/NĐ-CPngày 18/8/2010 về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Nghị định về cấp, quản
lý và sử dụng số định danh cá nhân; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự ánkhả thi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hoàn tất các thủ tục để triển khai xâydựng; đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ côngdân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư và đưa ra lộ trình triểnkhai thực hiện cho giai đoạn từ năm 2015 - 2020 [3.Tr 2]
- Giai đoạn 2015 - 2020: triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia vềdân cư; thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờcông dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư, bảo đảm đến hếtnăm 2020, thông tin cơ bản của tất cả công dân sẽ được nhập, cập nhật vào Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư Theo đó, mỗi công dân đều có Số định danh cánhân Các cơ quan hành chính nhà nước tại các cấp chính quyền có thể khaithác, sử dụng thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tụchành chính cho công dân Phát triển ứng dụng Thẻ công dân điện tử hoặcphương tiện điện tử khác và phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành kết nốivới Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giảm giấy tờ công dân trong các lĩnhvực quản lý liên quan đến dân cư [3.Tr 2]
Trang 141.2 Tổng quan về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp
1.2.1 Chức năng
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, đượcthành lập trên cơ sở Vụ Hành chính tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộtrưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thi hành pháp luật vềcác lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và phâncấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp [5]
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm,hàng năm của Cục; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành Tư pháp và tổ chức triển khaithực hiện.[5]
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởngchiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách trung hạn, dài hạn về lĩnh vực hộtịch, quốc tịch, chứng thực
Chủ trì xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật vềlĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo phân công của Bộ trưởng để Bộtrưởng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức triểnkhai thực hiện; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý dự án, dự thảo văn bảnkhác do Bộ trưởng giao
Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành và quản lý thống nhất biểu mẫu,giấy tờ, sổ sách về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
- Giải quyết thủ tục xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam,tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam trình
Bộ trưởng ký thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước;thông báo kết quả giải quyết hồ sơ về quốc tịch theo quy định;
- Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch, quốc tịch, chứngthực; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhànước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
Trang 15Thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực:
- Thực hiện rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm
- Giải quyết các việc về hộ tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật
và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
- Thực hiện tra cứu thông tin, dữ liệu về hộ tịch, quốc tịch, chứng thựctheo quy định;
- Phối hợp với đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao hướng dẫn, bồi dưỡngnghiệp vụ, kiểm tra về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tại cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài
Thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hànhchính trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật
Thực hiện sơ kết, tổng kết, thông tin, báo cáo, thống kê định kỳ hoặc độtxuất về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật và chỉ đạo
Trang 16Các Phó Cụ trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động củaCục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụcông tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnhvực công tác được phân công.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục
do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốctịch, chứng thực và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổchức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định
Sơ đồ làm việc của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực:
Trang 17Phòng Quản lý Hộ tịch
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Phòng Quản lý quốc tịchPhòng Quản lý chứng thựcPhòng Tổng hợp Hành chính
Tiểu kết
Đăng ký và quản lý hộ tịch là hoạt động luôn được các quốc gia quan tâm
thực hiện Thông qua hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch, giúp cho công dân
thực hiện các quyền, lợi ích của mình, tạo cơ sở để Nhà nước quản lý dân cư
một cách chính xác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Các sự kiện hộ tịch của
công dân đều cơ quan nhà nước đăng ký, quản lý chặt chẽ Công tác đăng ký,
quản lý hộ tịch ở Việt Nam liên tục được duy trì, phát triển qua các thời kỳ, góp
phần quan trọng vào sự ổn định, trật tự an toàn xã hội Tuy nhiên, trong bối cảnh
đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Vì vậy việc cải cách TTHC trong lĩnh vực hộ
tịch là điều cấp thiết
CỤC TRƯỞNG
Trang 18Các nhóm thủ tục bao gồm: đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; đăng kýnhận cha, mẹ, con; đăng ký việc giám hộ, chấm dứt giám hộ; đăng ký việc thayđổi, cải chính hộ tịch; đăng ký việc xác định lại dân tộc; đăng ký việc xác địnhlại giới tính; đăng ký việc bổ sung hộ tịch; điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch
và các giấy tờ hộ tịch khác (không phải sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấykhai sinh); cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; cấp lại bản chính Giấy khaisinh, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; đăng ký khai tử
* Đánh giá chung
Qua thực tế thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch cũng như qua ràsoát các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong hoạt động đăng ký
hộ tịch trong nước cho thấy bộc lộ một số bất cập như sau:
Thứ nhất, mặc dù công tác hộ tịch có vị trí, vai trò quan trọng đối với
quản lý nhà nước và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân như đã nêu
ở trên, nhưng cho đến nay, ngoại trừ các quy định mang tính nguyên tắc trong
Trang 19Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình , văn bản điều chỉnh trực tiếp tronglĩnh vực hộ tịch chỉ ở tầm Nghị định và Thông tư, chưa có đạo luật riêng về hộtịch Mặc khác, có tới 06 Nghị định và 05 Thông tư cùng điều chỉnh trong lĩnhvực hộ tịch nên tạo độ phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan hộ tịch khi áp dụng(khó nhớ, khó áp dụng), người dân cũng khó phân biệt việc hộ tịch của mình sẽđược áp dụng theo văn bản nào.
Các quy phạm quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch nằm rải ráctrong nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã gây khó khăn cho việc áp dụng phápluật của cán bộ hộ tịch đặc biệt là công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã Ví dụ: đểgiải quyết thủ tục đăng ký kết hôn, công chức Tư pháp - hộ tịch tại một xã miềnnúi, biên giới phải nắm vững ba loại thủ tục đăng ký kết hôn áp dụng với banhóm đối tượng khác nhau và được quy định trong ba Nghị định khác nhau Đólà: thủ tục đăng ký kết hôn thông thường giữa công dân Việt Nam với nhau đượcquy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; thủ tục đăng ký kết hôn đối vớicông dân thuộc các dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số 32/2002/NĐ-
CP và thủ tục đăng ký hôn nhân thực tế được thực hiện theo quy định tại Nghịđịnh số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy địnhchi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội vềviệc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
Thứ hai, trình tự, thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịch đều quy định
phương thức đăng ký hộ tịch theo hướng thủ công, khi đăng ký một loại việc hộtịch đều phải ghi vào một sổ hộ tịch riêng và công dân được cấp một loại giấy tờ
hộ tịch tương ứng, ví dụ: khi đăng ký khai sinh thì phải ghi vào Sổ đăng ký khaisinh và công dân được cấp Giấy khai sinh Thủ tục đăng ký các loại việc hộ tịchkhác cũng tương tự như vậy Cách thức đăng ký hộ tịch như trên dẫn đến việcquản lý các thông tin cá nhân bị chia cắt do quy định hiện hành về thẩm quyềnthực hiện các TTHC trong lĩnh vực hộ tịch (hiện nay quy định ở cả ba cấp), việclưu sổ hộ tịch (mỗi giai đoạn khác nhau việc lưu trữ sổ hộ tịch ở một cơ quankhác nhau, có giai đoạn thuộc về cơ quan công an, có giai đoạn thuộc về Sở Tưpháp, hiện nay đang lưu tại Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã); thông