1. Thực trạng quản lý chất lượng
2.1. Những việc đã làm tốt:
- Việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm được thực hiện tương đối tốt, chặt chẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra đúng như những yêu cầu của khách hàng.
- Đã bắt đầu áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, phù hợp với những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xí nghiệp đã đầu tư gần như đầy đủ các loại thiết bị để thực hiện khép kín các quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm từ khâu tạo phôi ban đầu trên các thiết bị rèn, dập, đúc đến khâu gia công cơ khí trên các thiết bị tự động, bán tự động và kết thúc sản phẩm bằng việc xử lý nhiệt trong lò điện và tần số cao trước khi xử lý bề mặt để đảm bảo tính công nghiệp và mỹ thuật của sản phẩm, đồng thời để nâng cao và mở rộng hơn nữa khả năng chế tạo và chất lượng sản phẩm. Năm 2005, Xí nghiệp mạnh dạn đầu tư thêm máy CNC, nhanh chóng thay đổi việc sản xuất. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu. Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng sai hỏng trong sản phẩm có dấu hiệu giảm sút.
- Thực hiện rất tốt công tác đào tạo, tuyển dụng và khuyến khích lao động tại Xí nghiệp, giúp nhân viên yêu Xí nghiệp hơn và sẵn sang gắn bó
khiến cho nang suất tăng lên, chất lượng cũng được đảm bảo hơn.
2.2. Những việc còn hạn chế:
Trong một Doanh nghiêp luôn tồn tại những mặt tốt và những mặt còn hạn chế. Xí nghiệp cơ khí 79 cũng như hầu hết những Doanh nghiệp tại Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn trong việc triển khai, áp dụng ISO 9000 bởi thói quen làm việc theo kiểu bao cấp.
- Hoạt động quản lý chất lượng chưa được định hình thành một hệ thống mà chủ yếu theo tính tự phát của mỗi phòng ban, phân xưởng, không có người chủ trì, quản lý,
- Hệ thống văn bản không mang tính hệ thống, không được cập nhập kịp thời. Việc triển khai hệ thống này xuống người lao động không được quán triệt và chưa hướng dẫn cho họ đầy đủ, dẫn tới tình trạng “ biết nhưng không hiểu, không áp dụng được”
- Hoạt động quản lý chậm đổi mới so với yêu cầu công nghệ và cạnh tranh thị trường. Những vấn đề như nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, đánh giá mức độ hài long của khách hầu như không được thực hiện.
- Sự phối hợp giữa các phòng, ban phân xưởng của Xí nghiệp trong quá trình thực hiện các kế hoạch sản xuất chưa tốt dẫn đến tình trạng khó kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Công tác bảo quản vật tư tại Xí nghiệp còn rất nhiều thiếu sót. Mỗi kho được giao cho một đến hai người quản lý, thủ kho chịu trách nhiệm toàn bộ về những hao hụt mất mát vật tư trong kho nhưng chế độ thưởng phạt chưa rõ ràng nên những người có liên quan vẫn chưa nhận thức được trách nhiệm của mình.
- Hệ thống kiểm soát chưa hoàn chỉnh, chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu chất lượng hoàn chỉnh và áp dụng cho toàn Xí nghiệp dẫn tới hoạt động dánh giá kết quả cuối cùng nhiều khi vẫn mang tính chủ quan, không thống nhất.
nghiệp chưa nhận thấy được tầm quan trọng của chất lượng, hoạt động quản lý chất lượng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn khá nhiều hạn chế. Nội dung và phương pháp quản lý đã lạc hậu và mang tính thụ động là chính. Lãnh đạo và cán bộ chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng.
- Chưa nhận thấy sự yếu kém của Xí nghiệp so với các đối thủ cùng ngành cơ khí trên thị trường đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân. Khâu dự báo , kế hoạch hóa của Xí nghiệp rất sơ sài, thiếu các thông tin chính xác mà dựa vào thực hiện năm trước đề ra cho năm sau.
- Công tác đào tạo về chuyên môn nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng không được tiến hành và bị coi nhẹ. Đây là một nguyên nhân quan trọng và ảnh hưởng xấu đến việc nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động.
3. Các vấn đề cần giải quyết khi áp dụng HTQLCLISO 9000:2000 tại Xí nghiệp cơ khí 79:
- ISO 9000:2000 là: Hệ thống quản lí chất lượng – Cơ sở và từ vựng. ISO 9000:2000 mô tả cơ sở của các hệ thống quản lí chất lượng và quy định các thuật ngữ dùng trong các hệ thống quản lí chất lượng thuộc nhóm này
- Để có thể áp dụng thành công ISO 9000:2000 thì Ban Giám đốc cần giải quyết đó là xem xét và ban hành các quyết định về chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng Phòng ban trên cơ sở các quyết định này xây dựng các quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 mới có thể thực hiện được.
- Căn cứ vào yêu cầu cụ thể, các phòng ban, phân xưởng cần phối hợp với nhau để xây dựng các bản mô tả công việc của từng vị trí cụ thể, đó sẽ giúp cán bộ công nhân viên có cơ sở để thực hiện tốt công việc của mình và cũng sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá, tuyển dụng nhân viên.
- Xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm làm cơ sở cho việc giám sát đánh giá chất lượng tại Xí nghiệp.
việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật diễn ra đúng, được cán bộ công nhân viên nghiêm túc thực hiện những quy trình đã ban hành.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯƠNG ISO 9000:2000 TẠI
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ 79
1.Chiến lược và định hướng phát triển của Xí Nghiệp trong thời gian tới
1.1. Chiến lược và định hướng chung
Theo Nghị quyết Đại hội IX và Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, Xí nghiệp cơ khí 79 sẽ từng bước chú trọng đầu tư, đổi mới, nâng cao khả năng thiết kế, năng lực thiết bị và công nghệ, trình độ quản lý và điều hành... Chiến lược phát triển của Xí nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn 2020: Trên cơ sở đánh giá đầy đủ những kết quả đạt được và nguyên nhân của những yếu kém trong những năm qua, xây dựng mô hình phát triển cơ khí và kế hoạch phát triển cụ thể nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Nhà máy cơ khí chính xác Z111 và của Bộ Quốc Phòng, tự chủ trong các hoạt động kinh doanh, tài chính. Tăng cường năng lực nghiên cứu, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của khu vực, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao.
Củng cố thị trường, bạn hàng hiện có, khai thác mở rộng thị trường mới, có kế hoạch chi tiết tạo nguồn hàng đảm bảo sản xuất từ khâu xây dựng kế hoạch đảm bảo vật tư đến khâu tổ chức điều hành thực hiện. Đặc biệt tích cực tham gia sản xuất hàng Quốc Phòng dươic mọi hình thức coi đó như một thị trường cần khai thác triệt để.
Tăng cường liên doanh liên kết với các đơn vị bạn để mở rộng năng lực công nghệ khai thác các nguồn hàng phù hợp với điều kiện trang thiết bị công
giá trị sản xuất doanh thu.
Tiếp tục tổ chức củng cố lực lượng của Xí Nghiệp, xây dựng bộ máy điều hành gọn nhẹ và linh hoạt để phù hợp với mô hình họat động mới trong cơ chế thị trường. Bố trí lại lực lượng lao động cho hợp lý từng bước xây dựng đội ngũ lao động có năng lực và trình độ cao để sử dụng thành thạo các trang thiết bị công nghệ tiên tiến nhằm thích ứng với xu thế phát triển của thời đại.
Tăng cường công tác quản lý lao động đảm bảo ngày giờ công và năng suất lao động chất lượng sản phẩm. Từng bước cải cách hệ thống thống kê ứng dụng công nghệ tin học vào tổ chức quản lý điều hành các mặt của đơn vị. Thực hiện tốt các quy chế dân chủ, công khai công bằng trong Xí Nghiệp theo đùng luật định và các văn bản pháp quy dưới luật.
Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là các sản phẩm Bánh răng côn xoắn Benlaz và các sản phẩm xuất khẩu không để tình trạng hỏng sản phẩm hàng loạt xảy ra và rút ra các kinh nghiệm chỉ đạo để từng bước tiến tới áp dụng chuẩn ISO. Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kến cải tiến hợp lý hóa sản xuất.
Từng bước xây dựng đội ngũ sữa chữa cơ điện đủ mạnh để đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo thiết bị cho sản xuất kể cả các thiết bị thế hệ mới. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong công việc giữ tốt dùng bền máy móc thiết bị và trang thiết bị công nghệ.
Làm tốt công tác chuẩn bị kỹ thuật sản xuất và giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong sản xuất nhanh nhất, đảm bảo không để ách tắc sản xuất do vướng mắc kỹ thuật. Từng bước xây dựng đội ngũ kỹ thuật đủ mạnh để xứng đáng là khâu then chốt cho sản xuất. Tuyên truyền giáo dục cho người lao động đặc biệt coi trọng công tác chất lượng sản phẩm, lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu hàng đầu là điều kiện sống còn cho đơn vị.
năng lực sản xuất, mở rộng khả năng công nghệ cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, từng bước xây dựng đơn vi khang trang và văn minh công nghiệp.
Triệt để tiết kiệm vật tư năng lượng góp phần giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh và tồn tại trong cơ chế thị trường.
Công tác marketing, quảng cáo sản phẩm, phục vụ khách hàng sẽ được Xí Nghiệp đầu tư chú trọng nhiều hơn. Dịch vụ chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu. Sẽ tách bộ phận marketing trong phòng kế hoạch ra thành một phòng riêng nhằm đạt được tất cả các kế hoạch cấp trên đề ra.
Xí Nghiệp cũng đã có những kíên nghị với Bộ Quốc phòng tạo điều kiện cho Xí Nghiệp được tham gia sản xuất hàng Quốc phòng đối với những sản phẩm phù hợp với năng lực thiết bị của Xí Nghiệp. Tạo điều kiện hỗ trợ về vốn lưu động để có thể chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vật tư chuẩn bị cho sản xuất.
Với kế hoạch như trên, cùng với những chính sách đúng đắn, phù hợp được đưa ra, và đặc biệt với đội ngũ lãnh đạo có năng lực, giàu kinh nghiệm của công ty, chắc chắn Xí Nghiệp cơ khí 79 sẽ phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều thành công và nâng cao uy tín,khắc phục được một số tồn tại mà các Doanh nghiệp nhà nước hay mắc phải. Xí Nghiệp được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng về các sáng kiến, nghiên cứu khoa học, các thành tích khác đã gíp cản bộ công nhân viên trong Xí Nghiệp quyết tâm phấn đáu sản xuất đạt nhiều thành công mới đáng tự hào.
1.2. Một số tiêu chí cụ thể
Bước vào thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2009, Xí Nghiệp cơ khí 79 đã xác định đây là năm sẽ có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng khá mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Để thực hiện được những mục tiêu phương hướng nhiệm vụ mới mà Bộ và Tổng Cục giao,
trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình hội nhập. Sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong năm 2009 và trong các năm tiếp theo, nghiên cứu mở rộng thị trường, khai thác tối đa kết quả đạt được.
Tính đến ngày 1/4/2009 doanh thu cả quý 1 Xí Nghiệp đã đạt 981.568.000 VNĐ, kế hoạch của năm 2009 toàn Xí Nghiệp đạt được trên 8 tỷ đồng. Năm 2010 doanh thu của Xí Nghiệp được khoảng 12 tỷ đồng.Đến năm 2020 Xí nghiệp sẽ có chỗ đứng trên thị trường, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, từng bước chuyển sang Cô phần hóa. Áp dụng thành công HTQLCL ISO 9000 vào sản xuất nâng cao uy tín và thương hiệu của Xí nghiệp trong và ngoài nước. Tìm thêm các đối tác nước ngoài, mở rộng thị trường. Đó là bước tăng trưởng vượt bậc của Xí Nghiệp nhưng khả năng thành công là khá lớn .
Bảng 8: Một số chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2009- 2010:
STT Chỉ tiêu Đơn vị KH 2009 KH 2010
1 Tổng giá trị sản lượng hàng hoá 1000 đ 2.275.256 2.616.279
2 Doanh thu 1000đ 8.161.982 12.000.000
3 Các khoản nộp ngân sách nhà nước 1000đ 812.000 1.115.000
4 Lợi nhuận 1000đ 4.500.000 6.145.000
5 Thu nhập bình quân tháng CBCNV 1000đ 1.468 1.881 Riêng về việc áp dụng HTQLCL ISO 9000 vào sản xuất sang năm 2009
sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nghiên cứu và hoàn chỉnh hệ thống văn bản, đưa vào phổ biến rộng rãi toàn Xí Nghiệp. Quản lý chặt chẽ các quá trình nhằm thực hiện phương châm “Làm đúng ngay từ đầu” hạn chế sai hỏng giảm thiểu chi phí sản xuất.
STT Tên sản phẩm CPSX cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2008 CPSX cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2009 Chi phí giảm Tỉ lệ giảm chi phí sản xuất 1 Các loại bánh
răng côn xoắn 8.633 8.500 133 1,54%
2 Các loại trục 5.628 5.328 300 5,33% 3 Các loại trục bánh vít 938 912 26 2,77% 4 Các loại vành răng 6.123 6.015 108 1,76% 5 Phụ tùng máy nông nghiệp 1.812 1.697 115 6,34%
( Nguồn: Phòng Kế hoạch- vật tư)
1. Một số giải pháp:
2.1. Điều tra đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tại Xí nghiệp: nghiệp:
Để có thể xây dựng được hệ thống Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 phù hợp với Xí nghiệp thì đầu tiên và rất quan trọng là Xí nghiệp phải đánh giá được thực trạng hoạt động quản lý chất lượng tại Xí nghiệp. Mục đích là:
- Xác định được thực trạng của hệ thống tại Xí nghiệp hiện nay so với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Bản báo cáo này chính là tài liệu quan trọng phục vụ cho việc tiến hành dự án ISO 9000. Nó là thông tin đầu vào cho việc xây dựng hệ thống chất lượng và các chương cải tiến chất lượng sau này.
- Kết quả đánh giá hoạt động của Xí Nghiệp dựa vào các tiêu chí của tiêu chuẩn ISO 9000 như sau:
hệ thống quản lý chất lượng. Các yêu cầu chung đòi hỏi phải nhìn vào các quá trình của hệ thống quản lý, cách thức chúng tác động lẫn nhau, cần nguồn lực gì để vận hành các quá trình đó và đo lường và theo dõi, phân tích và cải tiến chúng như thế nào. Ấn định các yêu cầu về hệ thống văn bản cần thiết cho việc điều hành có hiệu lực hệ thống và cách kiểm soát tài liệu và hồ sơ.
Tại Xí Nghiệp cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp đã rất rõ ràng, các phòng ban đã có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Nhìn chung hệ thống quản lý của Xí Nghiệp đã vận hành khá hiệu quả. Nhưng cần xây dựng một hệ thống văn bản mô tả các hoạt động và trình tự thực hiện các công việc, các tiêu chuẩn yêu cầu để có thể chuẩn hoá được công việc, tạo điều kiện cho người lao động thực hiện đầy đủ các quy trình đồng thời đảm bảo nghiêm kiểm tra chặt các bước công việc.
- Nhóm yêu cầu 2: Trách nhiệm của lãnh đạo
Việc quản lý HTQLCL là trách nhiệm của “lãnh đạo cao nhất” (thủ