Là những sinh viên đang theo họcngành quản trị nhân lực tại trường, chúng tôi với những kiến thức hàn lâm được thầy cô ởtrường giảng dạy cùng với niềm đam mê tìm hiểu việc sử dụng nguồn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài:
VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING CỦA NGÀNH IT TRONG
GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thúy Linh- K47U2
Phan Thị Linh- K47U2
Chuyên ngành: Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Giáo viên hướng dẫn: Ts Chu Thị Thủy
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong những năm qua, với những đổi mới về phương pháp dạy và học trong ngôitrường Đại Học Thương Mại, sự tạo điều kiện cho sinh viên được tìm hiều và vận dụngkiến thức trên sách vở vào môi trương thực tế, nhà trường đã tạo điều kiện cho sinh viênđang học tập tại trường được tham gia nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượngđào tạo của nhà trường và thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu khoa học trong sinh viên
Là những sinh viên đang học tập tại trường, chúng tôi muốn trực tiếp tìm hiểunhững gì còn tồn tại trong vấn đề vận dụng kiến thức được học trong các bộ môn với thực
tế các doanh nghiệp bên ngoài Với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ ý kiến củanhóm và nhìn nhận kiến thức một cách đa chiều hơn trong quá trinh nghiên cứu
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về cả lý thuyết và thực tế các doanhnghiệp thì đề tài chúng tôi đã hoàn thành Nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy
cô trong Khoa Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại Học Thương Mại đã tạo điều kiện chochúng tôi có thể thực hiện nghiên cứu đề tài này Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơnsâu sắc tới T.S Chu Thị Thủy- người trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôitrong suốt quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thành đề tài Chúng tôi cũng xin gửi lờicảm ơn tới các bạn sinh viên khoa Quản Trị Nhân Lực đã giúp đỡ chúng tôi trong quátrình tiến hành điều tra, khảo sát và đóng góp ý kiến với nhóm để có thể kịp thời điềuchỉnh và hoàn thành đề tài trong thời gian sớm
Do sự hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực nghiên cứu nên có một số vấn
đề chúng tôi vẫn chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu hết và một số trình bày diênc giải cònchưa thực sự chân thực về một vấn đề mang tính phức tạp Qua đây, chúng tôi mongmuốn nhận được những ý kiến đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo cũng như các bạnsinh viên để đề tài có thể hoàn thiện hơn
Trang 3XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính chúng tôi thựchiện
Các số liệu, kết quả phân tích trong đề tài là nhóm tự tìm hiểu và nghiên cứu dựatrên số liệu của các công văn, các báo cáo của nhà nước và các công trình nghiên cứutrước với đề tài tương tự
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2013
Tác giả Hoàng Thúy Linh Phan Thị Linh
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
1 Hình 1: Biểu đồ doanh thu ngành công nghiệp thông tin- truyền thông năm 2008- 2012
2 Hình 2: Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng năm 2008-2012
3 Hình 3: Doanh thu ngành công nghiệp phần mềm năm 2008-2012
4 Hình 4: Nguồn lực lao động ngành công nghệ thông tin- truyền thông năm 2008- 2012
5 Hình 5: Bảng xếp hạng chung về ngành công nghệ thông tin- truyền thông của Việt Nam so với các nước khác trên thế giới năm 2010- 2011
6 Hình 6: Bảng xếp hạng về gia công phần mềm của Việt Nam so với các nước trên thế giới năm 2011
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam xác định công nghiệp phầnmềm là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuấtkhẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nền công nghiệp phần mềm ở nước ta, tuy vậy, mới đang dần phát triển để vươn ra thịtrường thế giới, chưa tạo được những thương hiệu phần mềm quốc gia Outsourcing hiệnđang là một hình thức để nhanh có thể tận dụng tốt những cơ hội, lợi thế mà chúng tađang có để đưa ngành công nghiệp phần mềm trở thành một ngành kinh tế trọng điểmtrong nền kinh tế quốc dân trong những năm tới đây Là những sinh viên đang theo họcngành quản trị nhân lực tại trường, chúng tôi với những kiến thức hàn lâm được thầy cô ởtrường giảng dạy cùng với niềm đam mê tìm hiểu việc sử dụng nguồn nhân lực trong cácdoanh nghiệp, chúng tôi đã lựa chọn ngành công nghệ thông tin- một trong những ngànhđang có tốc độ tăng trưởng mạnh trong nền kinh tế nước ta hiện nay để nghiên cứu vớimong muốn tìm ra được thực trạng sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp hiệnnay và tìm ra được giải pháp để sử dụng nguồn nhân lực đó hiệu quả Đây cũng chính làmục tiêu theo học ngành quản trị nhân lực của chúng tôi Xuất phát từ thực tế đó, nhómchúng em đã quyết định chọn đề tài: “Vận dụng hình thức outsourcing của ngành ITtrong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.”
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
1.1.1 Lý do lý luận
Tầm quan trọng của outsourcing trong doanh nghiệp hiện nay Để lý giải cho việctồn tại và phát triển của xu hướng này, việc đầu tiên chúng ta cần phải thừa nhận là môitrường kinh doanh toàn cầu ngày nay biến động hơn trước rất nhiều Chính vì thế mànhiều doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam đều chịu chung ảnhhưởng sự cạnh tranh toàn cầu khốc liệt Việc tạo ra được sự ổn định và kiểm soát tốt bộmáy quản trị nhân sự là điều kiện cốt lõi góp phần duy trì sự tồn tại vững chắc và giúpdoanh nghiệp đón nhận được những cơ hội quý giá trong tầm tay
1.1.2 Lý do thực tiễn
Trước áp lực cạnh tranh và những biến động của nền kinh tế toàn cầu trongvài năm trở lại đây, việc chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đúng ‘quỹ đạo” theo kếhoạch đề ra đang dần trở nên trắc trở nhiều hơn Với vai trò quan trọng trong việc kiếnthiết và phát triển yếu tố cốt lõi của tổ chức là nguồn nhân lực, các nhà quản lý nhân
sự lại càng phải phải không ngừng tìm kiếm lộ trình tốt nhất và phù hợp để doanhnghiệp có thể tồn tại và phát triển với tiêu chí hiệu quả luôn được đặt lên hàng đầu
Nếu như các Doanh nghiệp dành quá nhiều thời gian và chi phí cho những hoạtđộng mang tính thực thi hằng ngày thì chúng ta sẽ không còn nhiều thời gian để suynghĩ và hoạch định các chiến lược nhân sự dài hạn cho tổ chức, mà đây lại chính là yếu
tố quyết định sống còn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Với việc sử dụngcác dịch vụ nhân sự thuê ngoài, các đơn vị tư vấn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụtrọn gói, toàn diện từ tính lương cho tới các thủ tục, giấy tờ hành chính, từ quản lí nhân
sự cho đến tư vấn về luật pháp… Nhờ đó, Doanh nghiệp sẽ có thể cắt giảm chi phí từ
Trang 7việc không phải tuyển đội ngũ nhân viên để quản lí những công việc trên, cũng như cácchi phí phát sinh khác.
Mặt khác, việc sử dụng các dịch vụ nhân sự thuê ngoài còn giúp cho các doanhnghiệp giải quyết được nhiều vấn đề đau đầu như: Sự rò rỉ thông tin, tính bảo mật, làmviệc với cấp chính quyền có liên quan để giải quyết các thủ tục giấy tờ, đặc biệt là tính
ổn định về nhân lực, tránh tình trạng khuyết người thường gặp trong nội bộ dẫn đến việcđình trệ các hoạt động nhân sự Qua đó, các nhà quản lý nhân sự đã có thể dành nhiềuthời gian hơn tập trung cho các kế hoạch kinh doanh chiến lược để tăng khả năng cạnhtranh trên thị trường
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu đề tài
Từ những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và những khó khăn của nền kinh
tế trong nước và thế giới đang gặp phải, việc áp dụng các biện pháp sử dụng nguồn lựccon người hiệu quả là một phương án tối quan trọng trong các doanh nghiệp
Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhìn nhân trên tất cả mọi khía cạnh môi trườngbên trong và bên ngoài ngành, chúng ta cần có những bước tiến nhằm đổi mới, tận dụngtối đa mọi thế mạnh trong ngành, đối diện với những mặt hạn chế và đặt ra các vấn đềtiếp tục đổi mới để phát triển ngành IT trong giai đoạn tiếp theo Từ đó thích ứng vớinhững biến động của nền kinh tế cũng như mọi mặt khác ảnh hưởng đến ngành Từ đóđưa ra chiến lược thích hợp để điều tiết, sử dụng nguồn lực hợp lý Đặc biệt trong đó làphương pháp mà chúng ta bàn luận trong đề tài chính là “ vận dụng hình thứcoutsourcing của ngành IT trong giai đoạn khủng hoảng king tế”
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu outsourcing ở Việt Nam và trên thế giới
Trang 8những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận Với hình thức này, chấtlượng sản phẩm “được outsource” bằng, thậm chí cao hơn sản phẩm “không đượcoutsource” nhưng giá thành rẻ hơn.
Tác nhân thúc đẩy hình thức “Outsourcing” phát triển chính là cuộc đổ bộ ồ ạt củacác công ty, tập đoàn phần mềm của Mỹ và Tây Âu vào các quốc gia mới phát triển ởchâu Á như Ấn Độ, Trung Quốc để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra ưuthế cạnh tranh Thời gian này, nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đã xây dựng nhà máy, cáctrung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á Ví dụ điển hìnhcho cuộc đổ bộ đó là sự ra đời của khu công nghệ cao Bangalore – Ấn Độ, được mệnhdanh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ”, nơi tập trung các tên tuổi lớn như IBM,Microsoft, Intel, Dell…
Trong cuốn sách “Thế giới phẳng” (The world is flat), tác giả Thomas L.Friedman đã tận mắt chứng kiến một Ấn Độ phát triển do lợi ích của dịch vụ
“Outsourcing” hay lớn hơn, do “toàn cầu hóa” mang lại Tác giả hóm hỉnh nhận xét:
“Các kỹ sư trẻ Ấn Độ, một anh chàng trông có vẻ như có thể giúp tôi làm thủ tục thuế; một cô nàng có thể tháo rời máy tính của tôi và cô nàng thứ ba thì làm ra vẻ như đã thiết
kế ra nó!” Ông cho rằng thuê làm ngoài “đã tạo ra một hệ thống cho phép việc làm tri thức và trí tuệ có thể được thực hiện từ bất cứ nơi đâu Việc làm có thể được chia nhỏ, được giao, phân phối, sản xuất và ghép lại, cho phép chúng ta làm việc một cách tự do hơn trước kia rất nhiều, đặc biệt đối với những việc làm có tính trí tuệ… Những gì các bạn đang chứng kiện tại Bangalore hôm nay thực sự là đỉnh điểm của tất cả những hiện tượng trên kết hợp lại”.
1.3.2 Ở Việt Nam:
Mặc dù outsourcing đã phổ biến trên thế giới từ vài thập kỉ qua nhưng ở ViệtNam hiện nay hình thức này có thể vấp phải những vấn đề pháp lý và nhận thức xã hội.Pháp luật Việt Nam vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa việc thuê lao động bên ngoài
và thuê nguồn lực từ một công ty cung ứng lao động Việc thuê lao động bên ngoài thực
Trang 9chất là việc tự doanh nghiệp đứng ra thỏa thuận với những người lao động làm thời vụ.Trong trường hợp này chưa chắc đã tập hợp đúng người, đúng kĩ năng, trình độ phù hợpvới mảng công việc mà công ty cần Còn đối với công ty cung ứng lao động lại có độingũ nhân viên chuyên nghiệp đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc Hơn nữa, việc thuêlao động bên ngoài liên quan đến sa thải nhân viên đôi khi việc này có thể dẫn đến doanhnghiệp vi phạm pháp luật Do vậy, doanh nghiệp cần giải quyết quyền lợi người lao độngmột cách hợp lý đồng thời vẫn có thể sử dụng lao động bên ngoài khi chờ luật.
Có thể nói, hình thức dịch vụ “outsource” không còn quá mới mẻ đối với ViệtNam bởi trước đây, chúng ta đã khá quen thuộc với công việc “freelance” – công việclàm không cố định (giờ giấc hay vị trí công việc” Hiện nay, nó còn được gọi với thuậtngữ “việc làm từ xa” hay “công việc tại nhà”
Quan niệm “outsourcing” chỉ dành cho lĩnh vực phần mềm hoặc lập trình củanhững năm đầu thập kỷ 90 đã trở nên không phù hợp, trên thực tế, thuật ngữ này hiệndiện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như kế toán, luật, nhân sự, cộng tác viên báochí, dịch thuật, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning), logistic/vận tải hay thiết kế(designer)… Điều này đã mang lại cơ hội và công việc cho một lượng lớn sinh viên vàthanh niên Việt Nam
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
1.4.1 Làm rõ cơ sở lý luận về outsourcing
Việc chuyển sang sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài giúp doanh nghiệp giảmđáng kể chi phí quản lý, điều hành nhân sự, trong khi chất lượng, hiệu quả công việcvẫn được đảm bảo Tuỳ thuộc vào hình thức cũng như lĩnh vực sử dụng nhân lực bênngoài mà khoản ngân sách tiết kiệm được cho doanh nghiệp có thể nằm trong khoảng từ
Thử tìm hiểu nguồn gốc
Trang 10Trong kinh doanh hiện đại, việc cung cấp nguồn lực bên ngoài cho phép sử dụngnhững dịch vụ truyền thống dựa trên những điều kiện linh hoạt, với ý tưởng chủ đạo là:đảm bảo sự mềm dẻo nhưng năng động, chi phí thấp và có khả năng pháp triển Khi ápdụng mô hình outsourcing, doanh nghiệp có thể đạt được điều đó mà không cần phảithường xuyên tuyển dụng và “giữ” số lượng lớn nhân viên Đối với doanh nghiệp, việc
sử dụng những nhân viên hợp đồng có trình độ cao từ các công ty cung cấp dịch vụchuyên nghiệp giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể
Lãnh đạo doanh nghiệp tìm đến mô hình dịch vụ này khi họ phải đối diện với yêucầu đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình Lợi thế quan trọng có tính chiến lược củanguồn lực bên ngoài là khả năng tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh trọng yếu củadoanh nghiệp Sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài cho phép doanh nghiệp tiết kiệm thờigian, công sức mà trước đây họ phải đầu tư vào những yếu tố không sinh lợi (đào tạonhân viên, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) Khi sử dụng nguồn lực này, cáccông ty chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng của dịch vụ nhận được, còn tất cả rủi rotài chính sẽ “nhường lại” cho nhà cung cấp dịch vụ Nhờ việc cắt giảm một phần nhân
sự và chuyển sang cơ cấu biên chế của nhà cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp tăng tínhhấp dẫn đầu tư: chỉ số năng suất sản phẩm chủ yếu trên mỗi đơn vị biên chế tăng lên,điều được thể hiện ở trị giá doanh nghiệp nói chung Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụcủa các công ty cung cấp nguồn nhân lực này cũng ngày một nâng cao nhờ cập nhậtcông nghệ thường xuyên, việc tự động hoá quá trình sản xuất và hệ thống kiểm tra chấtlượng hiệu quả hơn…
Những nguy cơ phải đối mặt
Việc sử dụng nhân lực theo hợp đồng thường đi kèm với việc cắt giảm số lượngnhân viên trong công ty Ít nhất, trong nhận thức của nhân viên thì cả hai quá trình –chuyển sang sử dụng nguồn lực bên ngoài và cắt giảm chỗ làm- có liên quan mật thiết
Trang 11Thông thường, quyết định chuyển sang chế độ sử dụng nguồn lực bên ngoài có nhữngnguyên nhân sâu xa Chúng ta đều biết, khi doanh nghiệp phải nỗ lực tập trung vào côngviệc kinh doanh chủ yếu, thì nhu cầu hạ thấp chi phí các loại, bao gồm chi phí về sảnxuất và cả chi phí nhân sự, là bắt buộc Doanh nghiệp sẽ vận dụng tối đa cách tổ chứcsao cho có thể “rũ bỏ” những nhân viên thiếu năng lực Vì thế, sự hoang mang của nhânviên là hoàn toàn có cơ sở.
Lãnh đạo những doanh nghiệp muốn chuyển sang chế độ sử dụng nguồn lực bênngoài cần ghi nhớ rằng, việc thông tin không đầy đủ hoặc không đúng thời điểm về sựthay đổi này có thể dẫn đến: a) những nhân viên giỏi sẽ ra đi, nếu họ cảm thấy mình
“thất thế” khi có những người mới đến; b) sự phản đối, đình công âm thầm của nhânviên dẫn đến sự đình trệ công việc dự định
Làm thế nào để sự chuyển đổi diễn ra ổn thoả?
Các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm được cách giải quyết êm đẹp nhất, saocho ít gây tổn thương cho nhân viên nhất Một trong những lựa chọn là chuyển giaocông việc và cả những con người tham gia thực hiện công việc đó Hơn nữa, doanhnghiệp khách hàng có thể yêu cầu dịch vụ phải được thực hiện trong khoảng thời gianxác định (một năm, hai năm…) với sự tham gia của chính nhân viên cũ của mình Tấtnhiên, cách làm đó chỉ có ý nghĩa nếu nguyên nhân của việc chuyển đổi này không phải
là sự thất vọng về chất lượng nhân viên Điều này hiển nhiên là có lợi cho nhà cung cấpdịch vụ- một công ty nghiêm túc, chuyên nghiệp, luôn quan tâm đến việc mở rộng cơcấu nhân viên của mình để thu nhận những người giàu kinh nghiệm và hiểu biết về đặcthù công việc của doanh nghiệp Nhân viên cũ thường hoan nghênh cách giải quyết này,bởi vì họ không chỉ giữ được việc làm, mà còn có thêm cơ hội để thích nghi với các
“luật chơi” mới
Có một cách khác để tiếp cận nguồn ngoại lực Ở đây muốn nói đến ý tưởng ứngdụng của trung tâm dịch vụ chung (Shared Services) Nguồn lực nội bộ của doanhnghiệp (insourcing) được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ví dụ ở các hãng như British
Trang 12Petroleum, Elf, Conoco, Sony, DHL Mô hình trung tâm dịch vụ này thường thấy ở cáctập đoàn lớn, với các cơ sở được phân bổ ở nhiều vùng địa lý khác nhau, có chức năngchung đối với mọi cơ sở (kế toán, nhân sự, thu mua nguyên vật liệu…) Có thể thấy ởđây sự phân chia chức năng trong trung tâm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của doanhnghiệp các vùng khác nhau Phần lớn nhân viên thực hiện chức năng này đều đượcchuyển dần sang cơ cấu mới Đây là bước chuyển tiếp sang chế độ sử dụng nguồn lựcbên ngoài, bởi vì sau một vài năm, những nhân viên này đã sẵn sàng giúp đỡ không chỉđối tác bên trong mà cả bên ngoài doanh nghiệp.
Trên quan điểm nhân văn, cách làm này tất nhiên tiện lợi hơn đối với nhân viên,bởi vì tạo cho họ cơ hội tiếp tục làm việc trong doanh nghiệp của mình, mà vẫn họcđược những kỹ năng và kiến thức mới như định hướng khách hàng, nỗ lực nâng caochất lượng công việc hoặc dịch vụ, và như vậy là họ đang tự chuẩn bị điều kiện để “bơi
tự do” sau này
1.4.2 Nhìn nhận rõ hơn về thực tế ứng dụng outsourcing trong ngành IT ở cả Việt Nam và thế giới
Quan niệm outsourcing với lĩnh vực gia công phần mềm hay lập trình có lẽxuất phát từ xu hướng di chuyển một phần việc làm của các doanh nghiệp tại các quốcgia phát triển sang các nước đang phát triển vào đầu thập niên 90 Đây là khoảng thờigian mà các công ty phần mềm lớn ở Mỹ ồ ạt đổ bộ vào các quốc gia mới phát triển ởchâu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra
ưu thế cạnh tranh Nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ đã xây dựng nhà máy, các trung tâm nghiêncứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á và đang ngày càng ăn nên làm ra do
áp dụng thành công mô hình kinh doanh outsourcing Quá trình này được gọi là thuêngoài ngoại biên (outsource hay outsourcing Ví dụ điển hình cho cuộc đổ bộ đó là sự rađời của khu công nghệ cao Bangalore – thủ phủ bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ,được mệnh danh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ” – địa điểm lý tưởng được các công typhần mềm Tây Âu chọn lựa: IBM, Microsoft, Intel, Sun Microsystems, Dell, Cisco,Oracle Thậm chí, Reuters – một hãng truyền thông tên tuổi của Mỹ cũng đã chọn
Trang 13Bangalore làm đại bản doanh cho các họat động outsourcing nhằm thu thập thông tin tàichính của các công ty lớn trên thế giới Việc chuyển một phần công việc sang Ấn Độ đãgiúp Reuters giảm được nhiều chi phí Với mức lương chỉ bằng một phần năm so vớimức trả cho các phóng viên ở New York , Reuters đã tiết kiệm được khoản tiền lương màkhông phải cắt giảm nhân sự tại văn phòng chính
Tuy nhiên, do giá nhân công trong lĩnh vực phần mềm tại Bangalore đang ngàycàng tăng nhanh trong khi hạ tầng cơ sở tại khu vực này vẫn trong tình trạng yếu kém nênBangalore không còn được ưa chuộng như trước nữa Trung Quốc, Nga, Brazin, ViệtNam đang trở thành những địa điểm hấp dẫn hơn nhờ giá nhân công rẻ hơn và chấtlượng dịch vụ tốt hơn
Theo Global Services và hãng tư vấn đầu tư Tholons, Hà Nội và TP Hồ ChíMinh của Việt Nam đã được bình chọn là những điểm outsourcing mới nổi hấp dẫn nhấtthế giới Về mức hấp dẫn trong lĩnh vực outsourcing, TP Hồ Chí Minh chỉ đứng sau 4thành phố của Ấn Độ và Cebu của Philippines Tại Việt Nam, phần lớn các công ty CNTT chủ yếu nhận gia công phần mềm cho nướcngoài và không ít trong số họ đã gặt hái được thành công như Digital Glass Egg, FPT,TMA Solutions…
Luxsoft đã mở văn phòng tại TP.HCM để thực hiện các dự án gia công phầnmềm cho hãng Boeing Theo ông Đinh Lê Đạt, trưởng nhóm điều hành lập trình củaLuxsoft tại Việt Nam thì “Việt Nam đang là địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn
sử dụng hình thức outsourcing Mức tăng trưởng kinh tế khả quan, môi trường chính trị
ổn định, giá nhân công rẻ…chính là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhàđầu tư Hơn nữa, với vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chính là địađiểm quan trọng để các nhà đầu tư tiến vào thị trường các nước lân cận.” Ngoài các quốc gia châu Á, một số quốc gia Đông Âu khác cũng đang trở thành điểmđến lý tưởng cho các nhà sản xuất/dịch vụ Mỹ: Nga, CH Séc, hay các quốc gia Mỹ Latinh
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Trang 141.5.1 Thời gian: khoảng thời gian từ năm 2008- 2012
1.5.2 Không gian: ngành IT ở Việt Nam
1.5.3 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề outsourcing- thuê ngoài lao
động trong ngành IT( công nghệ thông tin) trên cả Việt Nam và Thế giới
1.6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập nguồn dữ liệu trên website của các công
ty và các trang thống kê số liệu về ngành công nghệ thông tin và số liệu liên quan đến việc sử dụng outsourcing
- Phương pháp phân tích dữ liệu: từ những số liệu thu thập được nhóm tiến hành tính toán, phân tích, so sánh các số liệu thống kê theo các năm, đánh giá sự phát triển
1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về vận dụng outsourcing trong ngành IT hiện naygiúp chúng ta thấy được một xu hướng sử dụng lao động mới và hiệu quả của nómang lại cho ngành Từ đó các doanh nghiệp có thể rút ra được bài học cho doanhnghiệp mình trong từng giai đoạn để vận dụng phương pháp hợp lý, sáng tạo
Những nghiên cứu của nhóm cung cấp số liệu liên quan đến ngànhIT
Giải pháp của nhóm đề xuất và đánh giá cá nhân của nhóm góp phầnxây dựng nên kinh nghiệm sử dụng outsourcing cho các doanh nghiệp trong ngành
Trang 15Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận outsourcing
Chương 3: Phân tích thực trạng vận dụng hình thức outsourcing
Chương 4: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng hình thức outsourcing của ngành IT trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN OUTSOURCING 2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm outsourcing
Mặc dù ngành công nghiệp outsourcing đã ra đời cách đây khoảng 20 năm (từnhững năm 1989) nhưng cho đến hiện nay, các chuyên gia kinh tế của Việt Namvẫn chưathống nhất để đưa ra một định nghĩa chính thức nào về outsourcing, cũng như việc tìmđược một cụm từ tiếng Việt chính thức thay thế cho thuật ngữ outsourcing thật không dễdàng Tuy nhiên, hiện tại khi đề cập đến outsourcing, các thuật ngữphổ biến thường được dùng để thay thế hay sử dụng trong sách báo là “thuê ngoài” hoặc
“thuê làm bên ngoài” Trong bài viết này, tác giả xin phép được giữ nguyên thuật ngữoutsourcing để đảm bảo tính chính xác bởi bản thânoutsourcing đã là một khái niệm rấtrộng bao hàm nhiều mảng khác nhau của nềnkinh tế Trong một bài viết trên tạp chí CIOAsia và MIS Financial Review, Stephanie Overby, một chuyên gia nghiên cứu về
outsourcing, đã đưa ra một định nghĩa vể outsourcing như sau: “Tùy theo từng cách tiếp cận với vấn đề thì có một cách định nghĩa khác nhau về outsourcing, tuy nhiên xét một cách căn bản,outsourcing chính là việc chuyển một phần các dịch vụ cho bên thứ ba.”
Nói một cách khác, outsourcing về bản chất là một giao dịch, thông qua đó mộtcông ty mua các dịch vụ từ một công ty khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữu và chịutrách nhiệm cơ bản đối với các hoạt động đó
Trang 16Có hai đặc điểm cần lưu ý trong định nghĩa về outsourcing của Stephanie Overby:
Thứ nhất, outsourcing là chuyển một phần các dịch vụ bao gồm dịch
vụ công nghệ thông tin ( ITO), dịch vụ thuộc quá trình sản xuất kinh doanh(BPO), và dịchvụ nghiên cứu thiết kế (KPO) Với mục đích chính là cắt giảm chiphí hoạt động cho doanh nghiệp, nên phần dịch vụ được outsource thường cụthể, không quá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ với chi phí dịch vụ ở mức trung bìnhhoặc thấp
Thứ hai, bên thứ ba được nhắc đến không chỉ là các doanh nghiệptrong nướcmà cả doanh nghiệp nước ngoài được thuê outsource, thường được gọi
là thuê ngoài nội biên (inshore outsourcing) và thuê ngoài ngoại biên(offshoreoutsourcing)
Ngoài ra,theo Wikipedia tổng kết các công việc thường được outsource baogồm: CNTT, quản lý nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng, và kế toán Nhiềucông ty cũng thực hiện outsourcing việc hỗ trợ khách hàng và trung tâm cuộc gọi(call center), sản xuất và kĩ thuật
2.1.2 Khái niệm ngành công nghệ thông tin- IT
Công nghệ Thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay
là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyểnđổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghịquyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phươngpháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máytính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênthông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xãhội"
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viếtxuất bản tại tạp chí Harvard Business Review Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler
Trang 17đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng Chúng ta sẽ gọi là công nghệthông tin (Information Technology - IT)."
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưutrữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựatrên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật củacông nghệ thông tin như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đámmây, hệ thống thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác Các nghiêncứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính
2.2 Nội dung của outsourcing
2.2.1 Đặc điểm của outsourcing
2.2.1.1 Lịch sử phát triển của outsourcing
Ngày nay thuật ngữ outsourcing đã trở nên phổ biến với nhiều người trên khắp thếgiới, song không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc hình thành của loại hình công nghiệpnày Thông qua tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về lịch sử hình thành của outsourcing,toàn bộ quá trình phát triển của outsourcing cho đến nay có thể khái quát thành ba chặngchính: giai đoạn sơ khai hình thành (từ năm 1989 trở về trước), giai đoạn phát triển(những năm 1990), và giai đoạn hợp tác chiến lược (hiện nay)
Giai đoạn sơ khai (những năm 70 – 80 của thế kỉ XX)
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, các công ty đã bắt đầu liên kết để tận dụng
những thế mạnh của nhau để mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận Mô hình phổ biến của
thế kỉ 20 là một công ty liên doanh lớn có thể cùng “sở hữu, quản lý,và trực tiếp điều hành nắm giữ” các nguồn lực Đến những năm 50 và 60 của thế kỉ XX, các công ty buộc
phải đa dạng hóa hình thức kinh doanh để mở rộng cơ sở và tận dụng lợi thế theo quy mô
để từ đó kì vọng tăng lợi nhuận, thậm chí mở rộngviệc quản lý thành các cấp độ khácnhau Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi vào những năm 70- 80 khi rất nhiều công ty khôngthể cạnh tranh nổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và thậm chí bị sụp đổ do bộ máy quản
Trang 18lý quá cồng kềnh Để tăng khả năng linh hoạt và sáng tạo, các công ty bắt đầuphát triển chiến lược kinh doanh mới, trong đó tập trung vào các giá trị kinh doanh cốt lõi
và thuê ngoài các phần còn lại Ví dụ như các nhà xuất bản, vào thời điểm này, họ bắt đầuthuê ngoài việc biên soạn, in ấn, và chỉ hoàn thành công đoạn cuối của việc xuất bản
Giai đoạn phát triển (những năm 90 của thế kỉ XX)
Đến những năm 1990, khi các doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào các biện phápcắt giảm chi phí, họ áp dụng outsourcing ngày càng nhiều hơn những hoạt động cần thiếtvận hành công ty không liên quan trực tiếp đến giá trị kinh doanh cốt lõi của mình Do
đó, các công ty bắt đầu ký kết hàng loạt hợp đồng với những nhà cung cấp dịch vụ kếtoán, quản trị nhân sự, xử lý dữ liệu, truyền thư, bảo vệ và triển khai kế hoạch,… tất cảđều là loại công việc liên quan đến việc vận hành Thực tế, outsourcing đã góp phầnkhông nhỏ trong việc giúp các nhà quản lý cắt giảm chi phí cải thiện tình hình tàichính công ty
Giai đoạn hợp tác chiến lược (giai đoạn hiện nay)
Trước đây, không một doanh nghiệp nào thuê ngoài những hoạt động mang giá trịcốt lõi, mang lại lợi thế cạnh tranh hoặc tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp đó Thôngthường, những hoạt động này giúp doanh nghiệp khẳng định vị trí và uy tín công ty đối vớikhách hàng Tuy nhiên, sau những năm 1990, việc áp dụng outsource đối với một sốnhững hoạt động này đã không còn hiếm hoi mà thay vào đó lại trở thành một chiến lượcquản lý tốt Ví dụ, có những doanh nghiệp đã outsource dịch vụ chăm sóc khách hàng bởihoạt động này được xem là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh.Ngày nay, người ta ngày càng quan tâm hơn tới việc hợp tác phát triển để đi đến một kếtquả tối ưu nhất thay vì chỉ chú trọng đến quyền sở hữu như trước đây Do đó, các doanhnghiệp có xu hướng lựa chọn dịch vụ outsourcing dựa trên những hiệu quả kinh tế manglại cho một hoạt động nhất định, hơn là dựa trên việc xem hoạt động đó có phải giá trịcốt lõi hay không?
2.2.1.2 Các loại hình outsourcing
Trang 19- Theo ranh giới địa lý:
Thuê ngoài nội địa (Inshore Outsourcing/Local Outsourcing): là loạihình mà một phần công việc được chuyển giao cho doanh nghiệp khác ở trongnước hay phần một phần công việc được lao động không phải của doanh nghiệpthực hiện mà là lao động của doanh nghiệp khác trong nước thực hiện
Thuê ngoài ngoại biên (Offshore Outsourcing): loại hình này làdoanh nghiệp sẽ chuyển một phần công việc ra ngoài nước, giao cho quốc giađược giao đó hoàn thành phần công việc đó cho doanh nghiệp
- Theo nội dung Outsourcing:
Thuê ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh (BPO – Business ProcessOutsourcing): BPO là khái niệm để chỉ việc sử dụng các dịch vụ liên quan của cácnhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự tổ chức cung cấp (in-house)nhằm giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng tập trung pháthuy những mặt mạnh của doanh nghiệp.Khái niệm BPO được nhắc đến tại ViệtNam từ cuối năm 2005, nhưng theo khảo sát của IDC, tới năm 2007 vẫn chỉ có17% các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam cho biết đã sử dụng dịch vụ BPO.Cácdịch vụ BPO đã có nhiều doanh nghiệp đang cung cấp chủ yếu như: bảo vệ, kếtoán tài chính, luật và dự án IT
Thuê ngoài hoạt động nghiên cứu thiết kế (KPO-KnowledgeProccess Outsourcing): dịch vụ KPO bao gồm tất cả các loại nghiên cứu và thuthập thông tin, ví dụ như nghiên cứu sở hữu trí tuệ cho các ứng dụng bằng sángchế; nghiên cứu vốn chủ sở hữu , kinh doanh và nghiên cứu thị trường , dịch vụpháp lý và y tế, đào tạo, tư vấn và nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực
Thuê ngoài dịch vụ công nghệ thông tin (ITO - InformationTechnology Outsourcing): là lại hình sử dụng lao động ngoài doanh nghiệp tronglĩnh vực công nghệ thông tin của doanh nghiệp
Trang 20 Phát triển ứng dụng và bảo trì (Application Development andmaintenance): lao động được thuê ngoài làm việc trong bộ phận nghirnj cứu pháttriển ứng dụng và bảo trì sản phẩm cho doanh nghiệp.
Dịch vụ tổng đài và chăm sóc khách hàng (call centers – customerservice): bộ phận tổng đài và chăm sóc khách hàng được lao động thuê ngoài thựchiện
Khôi phục dữ liệu sau sự cố (Disaster Recovery): khi có sự cố xảy ranếu doanh nghiệp không xử lý được thì sẽ thuê lao động bên ngoài xử lý
Tài chính và kế toán (Finance and Accounting): khi doanh nghiệptrong thời gian mùa vụ, có khối lượng công việc của bộ phận tài chính- kế toán thìdoanh nghiệp sẽ thuê ngoài để giải quyết sự thiếu hụt lao động trong mùa vụ
Quản trị nguồn nhân lực (HR-Human Resources): bộ phận quản trịnhân lực trong một số doanh nghiệp nhỏ có thể chưa có và họ sẽ thuê người ngoàivào tổ chức, giải quyết các vấn để về nhân lực hoặc có thể khi doanh nghiệp gặpvấn đề về nhân lực hoặc muốn đem lại không khí mới cho doanh nghiệp, họ sẽ đithuê ngoài các chuyên gia bên ngoài vào giải quyết
Bào hành và kiểm tra chất lượng (QA-Quality Assurance andTesting): bộ phận bảo hành và kiểm tra chất lượng sẽ thuê lao động bên ngoàitrong trường hợp cơ sở và trình độ lao động doanh nghiệp không đáp ứng được
R&D nghiên cứu và triển khai (research and development): lao độngthuê ngoài làm việc với công việc liên quan đến nghiên cứu và triển khai hoạtđộng của doanh nghiệp
Chuỗi cung cấp và kho vận (Supply Chain and Logistics): thuê laođộng làm phần công việc kho vận và cung cấp nguồn đầu vào cho doang nghiệp
Dịch vụ viễn thông (Telecom and VoIP): các công việc liên quanđến viễn thông như cung cấp mạng internet, dịch vụ lắp đặt internet, điện thoại cốđịnh, các thiết bị viễn thông cho dianh nghiệp được thuê lao động bên ngoài thựchiện
- Theo hình thức hợp tác
Trang 21 Thuê ngoài giao dịch (Transactional Outsourcing): loại hình thuêngoài lao động qua giao dịch với bên trung gian thứ ba chuyên cung cấp dịch vụliên quan đến outsourcing hoặc doanh nghiệp thuê ngoài lao động từ doanh nghiệpchuyên về một công việc mà doanh nghiệp cần thuê Doanh nghiệp sẽ thuê laođộng dựa trên giao dịch từ hai hoặc ba bên thông qua các hợp đồng lao động.
Đồng thuê ngoài (Co-outsourcing alliances): là hình thức thuê ngoàicủa hai doanh nghiệp trở lên đồng thời thuê ngoài một nguồn lực lượng lao độngnào đó nhằm tiết kiệm chi phí thuê ngoài lao động và phục vụ lợi ích riêng củamỗi doanh nghiệp
Hợp tác chiến lược (Strategic partnership): trong các chiến lược củadoanh nghiệp, doanh nghiệp cần hợp tác với doanh nghiệp khác, thuê lao động củanhau để thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược của mình
2.2.2 Tính hai mặt của outsourcing
2.2.2.1 Vai trò của outsourcing
Ngay từ những ngày đầu phát triển, mô hình outsourcing đã tỏ ra có ưu thế vàđược các công ty đánh giá cao Theo các nguồn tài liệu khác nhau, ở Mỹ có gần 60%, còn
ở châu Âu có 45% tổng số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệptrong lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực bên ngoài Dự tính trong những năm tớithị trường outsourcing vẫn sẽ tăng tưởng nhanh chóng với sự gia tăng các công ty có nhucầu outsource các công việc từ cấp thấp đến cấp cao ra bên ngoài, đồng thời số công tycung cấp dịch vụ outsourcing cũng tăng lên Trên thực tế càng nhiều công ty outsourcingthì rủi ro càng nhỏ vì các doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn và có mục tiêu rõ ràng hơn.Vậy tại sao lại có sự gia tăng trên? Trong kinh doanh hiện đại, outsourcing cho phép mộtdoanh nghiệp sử dụng những dịch vụ truyền thống dựa trên những điều kiện linh hoạt,với ý tưởng chủ đạo là: đảm bảo sự mềm dẻo nhưng năng động, chi phí thấp và có khảnăng phát triển.Trong phần này tác giả sẽ cố gắng hệ thống lại một cách đầy đủ nhất
Trang 22những ưu điểm cũng như vai trò của outsourcing trong hoạt động của doanh nghiệp.Cóthể kể đến một số những điểm nổi bật như:
Chuyên môn hóa công việc
Mỗi công ty đều có thế mạnh riêng của mình, vì thế vai trò đầu tiên củaoutsourcing là giúp cho doanh nghiệp tập trung vào chuyên môn, và nâng cao hiệu quảcủa các hoạt động khác bằng cách sử dụng nguồn nhân lực bên ngoài Trong công ty cómột số hoạt động tuy không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (back office) nhưng hầu hếtchúng rất quan trọng đối với các công việc hàng ngày của tổ chức.Thông qua outsourcecác hoạt động back office cho một bên chuyên môn thứ ba quản lý, công ty có thể tậptrung vào công việc kinh doanh chính của mình
Tiết kiệm và tái cơ cấu chi phí
Xuất phát từ việc outsource các lĩnh vực vốn không phải là thế mạnh của mình,nên công ty sẽ ít phải quan tâm hơn tới những lĩnh vực này, không phải lo về việc lãngphí nguồn nhân lực hay chi phí quản lý cho bộ máy hoạt động kém hiệu quả.Đối vớidoanh nghiệp, việc sử dụng những nhân viên hợp đồng có trình độ cao từ các nhà cungcấp chuyên nghiệp giúp họ tiết kiệm chi phí đáng kể so với việc tái thiết một hệ thốngvận hành riêng trong công ty
Ngoài ra, bằng việc chọn các công ty nhận outsource thích hợp, doanh nghiệp cóthể tiết kiệm chi phí về thuế Không những tiết kiệm chi phí, outsource còn giúp nguồnlực được phân bổvà chi phí được tái cơ cấu một cách hiệu quả hơn, theo đó, sẽ đầu tưnhiều vào các lĩnh vực trọng yếu và chiếm ưu thế, từ đó nâng cao hiệu suất kinh doanh
Tiếp cận công nghệ hiện đại
Một công ty muốn đầu tư vào các công nghệ mới đòi hỏi phải có vốn lớn, chấp nhận rủi ro Trong khi đó, thị trường công nghệ luôn thay đổi từng ngày từng giờ nên sẽ rất khó để các công ty theo kịp được những tiến bộ và giải pháp công nghệ mới nhất
Trang 23 Tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và lựa chọn đối tác có năng lực tốt nhất
Hầu hết các hoạt động outsourcing đều được chuyển ra bên ngoài biên giới, màchủ yếu là tới các quốc gia đang phát triển hoặc có nền kinh tế chuyển đổi, cũng vì thếnên doanh nghiệp đứng trước cơ hội tiếp cận với một thị trường nhân lực dồi dào, đội ngũlao động lành nghề và với chi phí hợp lý nhất; đồng thời có thể tiết kiệm chi phí tuyểndụng, đào tạo và một số chi phí khác để duy trì đội ngũ lao động trong công ty.Ngoài ra,doanh nghiệp có khả năng tận dụng các kiến thức chuyên môn mà vốn bản thân nó không
có được Vì vậy, theo như một số nghiên cứu thị trường cho thấy, công ty sẽ tiết kiệm 40% chi phí khi outsourcing việc quản lý nguồn nhân lực
20- Góp phần tăng năng suất lao động
Bằng việc thuê lực lượng lao động lớn có kĩ năng với chi phí thấp, các công ty cóthể tăng năng suất lao động Ví dụ, hoạt động này có khả năng giải phóng công ty khỏitrách nhiệm quản lý các quy trình kéo dài từ ngày này qua ngày khác Thông thường cácnhà quản lý sẽ cần tới 80% thời gian để quản lý chi tiết và chỉ còn 20% thời gian để xâydựng các chiến lược Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh được outsourcing thành công,
tỉ lệ này sẽ thay đổi, các nhà quản lý có thể cân đối dành nhiều thời gian hơn để xây dựngchiến lược Bên cạnh đó, công ty có điều kiện tốt hơn để phân bổ lại các nguồn lực chocác dự án quan trọng, giúp tiết kiệm thời gian khám phá các khu vực lợi nhuận mới, tăng
số dự án và tập trung vào chăm sóc khách hàng
Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh doanh nghiệp
Lãnh đạo doanh nghiệp tìm đến mô hình dịch vụ outsourcing khi họ phải đối diện với yêu cầu đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình Một công ty muốn đứng vững trên thị trường, cần cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, và chi phí hợp lý tương ứng Khi
sử dụng nguồn lực bên ngoài, công ty chỉ quan tâm đến giá cả và chất lượng dịch vụ nhậnđược, còn các rủi ro tài chính sẽ nhường lại cho các nhà cung cấp, vì thế, chất lượng dịch
vụ mà công ty quyết định outsourcing cũng ngày càng tăng lên và hiệu quả cao hơn
Trang 242.2.2.2 Hạn chế của outsourcing
Bên cạnh những ưu điểm mà doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc từoutsourcing, vẫn có các mặt hạn chế của dịch vụ này mà mỗi công ty cần cân nhắc trước khi quyết định có outsourcing không:
Công ty outsource có thể rơi vào bị động nếu bên cung cấp dịch vụ
từ chốicung cấp do bị phá sản, không có đủ khả năng về tài chính, nguồn nhân lực,
… Các công ty có thể lại phải tìm một đối tác khác, và bắt đầu lại toàn bộ quátrình outsourcing khi xảy ra sự cố này Cũng bởi bên nhận outsouce có thể phá sản
mà không hề có những dấu hiệu báo trước rõ ràng, nên sự đảm bảo tính ổn địnhcủa bên cung cấp dịch vụ được coi là rủi ro lớn nhất đối với bên outsource
Công ty phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng kiểm soát với các chức năng được outsource
Outsourcing đòi hỏi việc quản lý quy trình phải được chuyển sang cho bên cungcấp dịch vụ, vì thế rủi ro mất quyền kiểm soát đối với quy trình, chức năng đượcoutsource là rất lớn, trong đó mối lo ngại lớn nhất là về mức độ và chất lượngcung cấpdịch vụ Ví dụ như khi dịch vụ IT được outsource thì công ty outsource khó có thể kiểmsoát được một cách trực tiếp phạm vi dự án, công nghệ, hay chi phí Nếu công tyoutsource không hiểu biết rất rõ về mảng IT thì sẽ rất khó để quyết định xem họ có nênchấp nhận một yêu cầu nào đó từ phía đối tác hay không,và trong trường hợp này dễ xảy
ra rủi ro
Bảo mật: là vấn đề nhiều CIO lo ngại nhất Họ sợ các nhân viên
outsourcing sẽ tiết lộ thông tin của công ty ra ngoài, thậm chí cho các đối thủ.Ngoài những rủi ro như đã nêu ở trên, thì bảo mật cơ sở dữ liệu cũng là một vấn đềcần quan tâm Các dữ liệu quan trọng có thể được đưa ra lưu trữ trong các thiết bị ở bênngoài công ty outsource, và nếu nhiều tổ chức khách hàng khác nhau cùng chia sẻ một cơ
sở hạ tầng công nghệ chính của bên nhận outsource thì nguy cơ rủi ro về bảo mật lạicàng cao
Trang 252.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến outsourcing
2.3.1 Nhân tố khách quan
- Điều kiện kinh tế: trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởngđến việc kinh doanh chung của nền kinh tế, nguồn lao động bị dư thừa thì các doanhnghiệp sẽ có xu hướng sử dụng nguồn lao động bên ngoài này Ngược lại trong nền kinh
tế ổn định, việc kinh doanh tăng trưởng mạnh thì outsourcing ít được sử dụng hơn trongcác doanh nghiệp do tính chất công việc mang tính ổn định hơn, người lao động gắn bóvới doanh nghiệp
- Dân số và lực lượng lao động: dân số của một địa phương, một quốc gia là yếu tốảnh hưởng lớn đến vấn đề thuê ngoài lao động Nước có đông dân sẽ có nguồn lực laođọng dồi dào, dễ dàng trong việc thuê lao động ngoài khi có biến động Lực lượng laođộng lớn và có trình độ cũng tác động làm cho việc thuê lao động ngoài dễ dàng và cóhiệu quả hơn
- Quy đinh pháp luật: các quy định pháp luật về việc trả lương, trách nhiệm vàtrình tự ký kết hợp đồng thuê lao động ngoài cũng góp phần thúc đẩy hay hạn chế thuêviệc áp dụng các phương pháp này của các doanh nghiệp
- Chính trị: nền chính trị của một nước có nhiều biến động hay ổn định quyết địnhđến vấn đề việc làm của người lao động
- Thị trường lao động: thị trường lao động dồi dào, có chất lượng tốt luôn sãn sàngcung ứng nguồn lực cho các công ty muốn thuê ngoài lao động
2.3.2 Nhân tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh: các chiến lược ngắn hạn, dài hạn mà doanh nghiệp muốnđạt tới ảnh hưởng đến chiến lược về nguồn nhân lực, chính sách tuyển dụng lao động dàihạn hay thuê lao động tạm thời để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra
Trang 26- Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và quy mô hoạt động của doanh nghiệp: lĩnhvực hoạt động của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến vấn đề thuê laođộng từ bên ngoài Ngành nghề hoạt động nếu cần một lượng lao động lớn và có tính mùa
vụ cao thì nhu cầu về nguồn lao động thuê ngoài là rất lớn
- Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp: một doanh nghiệp nếu đang trong tìnhtrạng khó khăn, nguồn lực tài chính hạn hẹp thì thuê ngoài lao động là một giải pháp cầnthiết tạm thời Doanh nghiệp trong tình trạng cần phải tiết kiệm chi phí hoặc nguồn lựclao động đang bị khủng hoảng thì vận dụng outsourcing luôn được chú trọng nhất
- Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp: doanh nghiệp có uy tín và thương hiệulớn thì việc thuê lao động ngoài thường diễn ra thường xuyên và dễ dàng hơn
- Văn hóa doanh nghiệp: doanh nghiệp cần có văn hóa tốt, môi trường lao độnghài hòa thì sẽ giữ được chân người tài, nguồn lực lao động của doanh nghiệp vững chắc.Khi có biến động trong kinh doanh xảy ra, doanh nghiệp muốn thuê ngoài lao động thì sẽkhông có quá nhiều áp lực về sự thiếu hụt lao động chủ lực, người lao động bên ngoàidoanh nghiệp sẽ tin tưởng và cống hiến cho doanh nghiệp nhiều hơn
- Nhà quản trị doanh nghiệp: nhà quản trị phải hiểu người lao động muốn gì và trảlương, đãi ngộ tốt với người lao động Outsourcing khi được vận dụng trong doanhnghiệp sẽ hiệu quả hơn
2.4 Mô hình nội dung về outsourcing
Các bước lựa chon công ty cung cấp dịch vụ thuê ngoài lao động
Bước 1: Xác định mục đích
Đây là bước cơ bản, làm nền tảng cho các hoạt động Outsourcing sau đó Trongbước này cần xác định qui trình, dịch vụ hay sản phẩm nào cần gia công bên ngoài vàmục đích thuê gia công là gì Để xác định được mục đích cần trả lời các câu hỏi dưới đây:
Bạn muốn thuê gia công phần phần nào trong công việc?
Trang 27Bạn đang tìm loại thỏa thuận gia công nào?
Bạn quan tâm đến các địa điểm gia công ở nước ngoài nào?
Mục tiêu gia công của bạn là gì?
Bạn mong muốn nơi gia công đó sẽ cung cấp cho bạn các dịch vụ nào?
Chi phí dự đoán cho hoạt động gia công?
Những rủi ro sẽ gặp khi thực hiện hoạt động gia công
Quan trọng nhất là cần xác định được trình độ bên thực hiện gia công mà bạnmong muốn và nội dung cần gia công (lĩnh vực kĩ thuật hay lĩnh vực hoạt động sản xuất)
Bước 2: Tìm hiểu thông tin, lập bảng RFI
RFI là bảng yêu cầu thông tin (Request for Information) Bảng này sẽ được gửiđến những bên thực hiện gia công phù hợp với mục đích của bạn
Bảng RFI gồm các những vấn đề bạn muốn biết về bên gia công như:
Nguồn thiết bị và dịch vụ cần thiết cho gia công
Trang 28Bước 4: Thẩm định
Sau khi thu thập RFP, là giai đoạn thẩm định Thông thường, các nhà cung cấp gia
công đề xuất các chiến lược khác nhau trong RFP Họ có thể đề nghị một bên gia côngduy nhất, hai bên, hoặc nhiều bên cùng gia công, mà trong đó các bên này cùng cung cấpdịch vụ cho công ty Bất kể cấu trúc, nếu đề nghị đáp ứng các yêu cầu đã nêu, mỗi nhàcung cấp sau đó phải trải qua một cuộc đánh giá thẩm định
Các vấn đề cần thẩm định: Hồ sơ công ty, chiến lược, nhiệm vụ, và danh tiếng
đánh giá tình hình tài chính; tham khảo khách hàng trước đó; chuyên môn, phương pháp,tính hiệu quả; công nghệ và cơ sở hạ tầng ổn định; kiểm soát an ninh; tuân thủ quy định
và pháp lý…
Bạn nên đánh giá dự án của nhà cung cấp, mức độ thành công đạt được, chấtlượng và tiêu chuẩn theo công việc, tuân thủ các điều khoản hợp đồng, và quá trình thôngtin liên lạc…
Bước 5: Kiểm tra dự án
Là bước không bắt buộc Một số công ty có thể tiến hành các dự án thử nghiệm đểđảm bảo một sự phù hợp tốt giữa công ty và các nhà cung cấp gia công Những thửnghiệm này giúp các công ty xem xét quy trình quản lý dự án của nhà cung cấp có hiệuquả hay không
Bước 6: Lựa chọn
Cuối cùng, bước lớn nhất trong quá trình lựa chọn được chọn một nhà cung cấpdịch vụ để quản lý các quy trình kinh doanh và các ứng dụng Quyết định cuối cùng cónghĩa là ký hợp đồng xác định rõ các biện pháp thực hiện, kích thước nhóm, các thànhviên trong nhóm, chính sách giá cả, kế hoạch kinh doanh liên tục, và tổng thể chất lượngtiêu chuẩn làm việc
Trang 29CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG HÌNH THỨC
OUTSOURCING 3.1 Tổng quan tình hình hoạt động outsourcing
3.1.1 Tình hình sử dụng outsourcing của ngành IT trên Thế giới
Trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là trong ngành xuất khẩu gia công phầnmềm, trên Thế giới Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu biểu được nhắc đến nhiềunhất do lịch sử và tốc độ phát triển ngành gia công phần mềm của hai nước này Theo sốliệu thống kê, Ấn Độ mỗi năm có thêm 4,1 triệu sinh viên tốt nghiệp IT và 600 nghìn kỹ
sư công nghệ Trong khi đó, ở Trung Quốc mỗi năm có thêm 2,5 triệu sinh viên tốtnghiệp Itvà 400 nghìn kỹ sư công nghệ
Ấn Độ:Từ những năm 1980, gia công phần mềm ở Ấn Độ bắt đầuphát triển, được đánh dấu bằng việc công ty đa quốc gia Texas Instruments bắt đầuđặc biệt quan tâm tới Ấn Độ như một trung tâm sản xuất phần mềm thế giới.Và từ
đó tới nay hoạt động sản xuất vẫn được duy trì
Theo báo cáo năm 2008 của Mỹ thì trong danh sách 50 công ty đứng đầu thế giới
về phần mềm, có tới 6 công ty cảu Ấn Độ.Chính điều đó cho thấy rằng outsourcingkhông còn là điểm đến của các doanh nghiệp yếu về tài chính, thiếu về công nghệ.Outsourcing chứng tỏ là một công cụ mang tính chiến lược hữu hiệu
+ Đối tác chính của Ấn Độ là các nước Âu Mỹ và Nhật Bản
Ấn Độ hiện đang trong quá trình xây dựng đại lý gia công phần mềm Họ nhậnđơn đặt hàng và phân phối lại cho các cơ sở gia công khác ở Trung Quốc, Việt Nam.,Mexico
Trung Quốc: Trung Quốc thực sự bước vào thị trường gia công phầnmềm năm 2002, nhưng sau đó 3 năm quốc gia này đã đạt được những thành quảđáng ngạc nhiên, và trong 5 năm doanh thu từ gia công công phần mềm của Trung
Trang 30Quốc đã tăng lên 5 lần.Chỉ riêng trong năm 2006, doanh thu trong lĩnh vực giacông phần mềm của Trung Quốc đã đạt tới 2,592 tỉ USD, tương ứng với mức tăng43,9% so với năm 2005 Mức tăng trưởng doanh thu từ gia công phần mềm củaTrung Quốc trung bình đạt 30% trong suốt 5 năm( 2002- 2007) trong khi đó mứcnày cảu Ấn Độ là khoảng 40%.
+ Đối tác chủ yếu của Trung Quốc là Nhật Bản và Mỹ
3.1.2 Tình hình sử dụng outsourcing của ngành IT ở trong nước
Outsourcing phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và điều kiện phát triển của mộtnước Ở Việt Nam, những năm gần đây hoạt động outsourcing đã được chú ý khá nhiều
và bắt đầu phát triển khá tốt nhờ vào sự linh hoạt trong chính sách và các thế mạnh vềnguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Hình thức outsourcing chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng những năm đầu thế
kỷ 20 Từ năm 2000 trở về trước, hoạt động outsourcing ở nước ta rất hiếm và hầu nhưchỉ là outsource trong nước mặc dù chúng ta đã được gỡ bỏ cấm vận từ 5 năm trước đó.Nguyên nhân là do trong giai đoạn này cơ chế thu hút FDI của nước ta vận hành chưahiệu quả, môi trường và điều kiện để hấp dẫn các outsourcer thiếu sự cạnh tranh so vớicác nước khác như Ấn Độ, Phillipines, Singapore, Thái Lan… Tuy nhiên, từ năm 2000trở lại đây nhờ các cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi linh hoạt và nhanh chóng đểthích nghi với tình hình mới; đồng thời, lực lượng lao động của nước ta được đào tạo với
số lượng lớn ở các ngành mũi nhọn, nhờ đó đã cung ứng đủ cho nhu cầu của thị trườnglao động lành nghề và công nghệ cao nên Việt Nam đã trở thành điểm đến lí tưởng chocác nước phát triển trong hoạt động outsourcing Cụ thể, ở lĩnh vực viễn thông có Intel
Phần lớn các công ty CNTT chủ yếu nhận gia công phần mềm cho nước ngoài vàkhông ít trong số họ đã gặt hái được thành công như Digital Glass Egg, FPT, TMASolutions… Mới đây, Luxsoft đã mở văn phòng tại TP.HCM để thực hiện các dự án giacông phần mềm cho hãng Boeing
Trang 31Xu hướng Payroll Outsourcing – xu hướng đang gia tăng tại Việt Nam Vào giữa thập niên 90, hình thức payroll outsourcing (thuê các công ty bên ngoài thựchiện chế độ trả lương cho nhân viên) xuất hiện tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia vàsau đó lan rộng ra tới các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.Nếu như trước đây, các doanh nghiệp nước ngoài thích sử dụng dịch vụ này của các ngânhàng thì bây giờ, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các công ty sănđầu người hoặc tư vấn nhân sự Tại TP.HCM, có thể nói hầu hết các công ty cung cấpdịch vụ tư vấn nhân sự hoặc săn đầu người đều có kiêm thêm công đoạn này, mặc dù trêncác web site của họ không thấy công bố thông tin về dịch vụ trả lương.
- Đối với lĩnh vực IT, hoạt động outsourcing trong ngành công nghệ thông tinchiếm tỷ lệ chủ yếu là outsourcing gia công phần mềm Ở nước ta, outsourcing gia côngphần mềm đang trở thành phương hướng trọng yếu để phát triển CNTT
Với chủ trương tập trung đầu tư và phát triển ngành gia công phần mềm xuất khẩu,Việt Nam kỳ vọng ngành CNTT trong nước sẽ có diện mạo thay đổi mới trên thực tế giacông phần mềm được xem là lĩnh vực có đóng góp đáng kể đối với việc nâng tầm ViệtNam trên bản đồ CNTT thế giới
Trong những năm gần đây tuy đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu,ngành CNTT không những không bị khủng hoảng mà vẫn có thể phát triển mạnh mẽ.Điều này cho thấy ngành CNTT đang ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhưnăng lực lập trình viên đang được nâng cao nhờ có cơ hội tham gia các dự án mà độ phứctạp ngày càng lớn dần, quy trình kiểm soát chất lượng phát triển phần mềm trong doanhnghiệp từng bước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cũng đã được cải thiện đáng kể
Cụ thể doanh thu ngành công nghệ thông tin- truyền thông trong 5 năm gầnđây(2008-2012) như sau:
Trang 32Hình 1: Biểu đồ doanh thu ngành công nghiệp thông tin- truyền thông năm
2008- 2012
( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news)
Trong giai đoạn năm 2008- 2012, doanh thu ngành công nghiệpphần cứng luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu toàn ngành công nghệ thông
Trang 33tin- truyền thông Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng chiếm khoảng 90%doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin Tốc độ gia tăng doanh thu của toànngành nói chung và ngành công nghiệp phần cứng rất nhanh Riêng ngành côngnghiệp NDS( nội dung số) vầ ngành công nghiệp phần cứng có tăng nhưng tăngnhẹ
Giai đoạn từ năm 2008- 2010, doanh thu ngành có tăng đều nhưngtốc độ không cao Nguyên nhân là từ cuối năm 2007, nền kinh tế thế giới rơi vàotình trạng khủng hoảng, bắt đầu từ năm 2008 tình trạng khủng hoảng bắt đầu ảnhhưởng đến nền kinh tế nước ta, làm cho nền kinh tế nước ta bị trì trệ, kém pháttriển do vậy ngành công nghệ thông tin cũng chịu ảnh hưởng Tuy nhiên mức độchịu ảnh hưởng của ngành so với các ngành khác vẫn thấp hơn, do đó doanh thutrong các năm 2008- 2010 vẫn tăng đều Từ năm 2010 đến năm 2012, tốc độ giatăng của toàn ngành là nhanh nhất, cụ thể: năm 2010- 2011, tốc độ tăng doanh thutoàn ngành là 79.09%, năm 2011- 2012 là 86.33%
Ngành công nghệ thông tin với sự khuyến khích, chú trọng đầu tưcủa nhà nước, chính phủ, các bước tiến mới trong các chính sách phát triển, sự đầu
tư trang thiết bị, nguồn lao động được đào tạo với chất lượng ngày càng được nângcao, lực lượng lao động có chất lượng nhất là trong ngành gia công phần mềmcàng tạo nên sức hút đầu tư và thuê ngoài lao động ở Việt Nam ngày càng tăngnhanh trong mắt nhà đầu tư nước ngoài
Trang 34Hình 2: Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng năm 2008-2012
( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news)
Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng trong giai đoạn 2008- 2012
có tăng Cũng như doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin, ngành công nghiệpphần cứng đóng góp tỷ trọng lớn trong doanh thu toàn ngành vì vậy từ năm 2008-
2010, doanh thu ngành công nghiệp PM cũng tăng nhẹ, năm 2010- 2012 có tốc độtăng mạnh, cụ thể: năm 2010- 2011 tỷ lệ gia tăng doanh thu của ngành côngnghiệp PM là 101%, năm 2011- 2012 là 103,5%
Trong năm 2008, nước ta là một nước nhập siêuvới tỷ lệ kim ngạchnhập khẩu cao hơn gấp đôi kim ngạch nhập khẩu Theo dần các năm từ 2009-
2011, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đề gia tăng, kim ngạch xuất khẩu tăngmạnh hơn Đến năm 2011 tỷ lệ giữa xuất và nhập gần như cân bằng, đặc biệt đếnnăm 2012 nước chúng ta trở thành nước xuất siêu với nguồn kim ngạch xuất khẩu