Tình hình sử dụng outsourcing của ngành IT ở trong nước

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING của NGÀNH IT TRONG GIAI đoạn KHỦNG HOẢNG KINH tế (Trang 30)

Outsourcing phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và điều kiện phát triển của một nước. Ở Việt Nam, những năm gần đây hoạt động outsourcing đã được chú ý khá nhiều và bắt đầu phát triển khá tốt nhờ vào sự linh hoạt trong chính sách và các thế mạnh về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Hình thức outsourcing chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng những năm đầu thế kỷ 20. Từ năm 2000 trở về trước, hoạt động outsourcing ở nước ta rất hiếm và hầu như chỉ là outsource trong nước mặc dù chúng ta đã được gỡ bỏ cấm vận từ 5 năm trước đó. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này cơ chế thu hút FDI của nước ta vận hành chưa hiệu quả, môi trường và điều kiện để hấp dẫn các outsourcer thiếu sự cạnh tranh so với các nước khác như Ấn Độ, Phillipines, Singapore, Thái Lan… Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây nhờ các cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi linh hoạt và nhanh chóng để thích nghi với tình hình mới; đồng thời, lực lượng lao động của nước ta được đào tạo với số lượng lớn ở các ngành mũi nhọn, nhờ đó đã cung ứng đủ cho nhu cầu của thị trường lao động lành nghề và công nghệ cao nên Việt Nam đã trở thành điểm đến lí tưởng cho các nước phát triển trong hoạt động outsourcing. Cụ thể, ở lĩnh vực viễn thông có Intel.

Phần lớn các công ty CNTT chủ yếu nhận gia công phần mềm cho nước ngoài và không ít trong số họ đã gặt hái được thành công như Digital Glass Egg, FPT, TMA Solutions… Mới đây, Luxsoft đã mở văn phòng tại TP.HCM để thực hiện các dự án gia công phần mềm cho hãng Boeing.

Xu hướng Payroll Outsourcing – xu hướng đang gia tăng tại Việt Nam Vào giữa thập niên 90, hình thức payroll outsourcing (thuê các công ty bên ngoài thực hiện chế độ trả lương cho nhân viên) xuất hiện tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia và

sau đó lan rộng ra tới các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp nước ngoài thích sử dụng dịch vụ này của các ngân hàng thì bây giờ, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các công ty săn đầu người hoặc tư vấn nhân sự. Tại TP.HCM, có thể nói hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự hoặc săn đầu người đều có kiêm thêm công đoạn này, mặc dù trên các web site của họ không thấy công bố thông tin về dịch vụ trả lương.

- Đối với lĩnh vực IT, hoạt động outsourcing trong ngành công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ chủ yếu là outsourcing gia công phần mềm. Ở nước ta, outsourcing gia công phần mềm đang trở thành phương hướng trọng yếu để phát triển CNTT.

Với chủ trương tập trung đầu tư và phát triển ngành gia công phần mềm xuất khẩu, Việt Nam kỳ vọng ngành CNTT trong nước sẽ có diện mạo thay đổi mới trên thực tế gia công phần mềm được xem là lĩnh vực có đóng góp đáng kể đối với việc nâng tầm Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới.

Trong những năm gần đây tuy đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành CNTT không những không bị khủng hoảng mà vẫn có thể phát triển mạnh mẽ. Điều này cho thấy ngành CNTT đang ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn như năng lực lập trình viên đang được nâng cao nhờ có cơ hội tham gia các dự án mà độ phức tạp ngày càng lớn dần, quy trình kiểm soát chất lượng phát triển phần mềm trong doanh nghiệp từng bước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cũng đã được cải thiện đáng kể.

Cụ thể doanh thu ngành công nghệ thông tin- truyền thông trong 5 năm gần đây(2008-2012) như sau:

Hình 1: Biểu đồ doanh thu ngành công nghiệp thông tin- truyền thông năm

2008- 2012

( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news) • Trong giai đoạn năm 2008- 2012, doanh thu ngành công nghiệp phần cứng luôn chiếm phần lớn trong tổng doanh thu toàn ngành công nghệ thông

tin- truyền thông. Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng chiếm khoảng 90% doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin. Tốc độ gia tăng doanh thu của toàn ngành nói chung và ngành công nghiệp phần cứng rất nhanh. Riêng ngành công nghiệp NDS( nội dung số) vầ ngành công nghiệp phần cứng có tăng nhưng tăng nhẹ.

• Giai đoạn từ năm 2008- 2010, doanh thu ngành có tăng đều nhưng tốc độ không cao. Nguyên nhân là từ cuối năm 2007, nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng, bắt đầu từ năm 2008 tình trạng khủng hoảng bắt đầu ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta, làm cho nền kinh tế nước ta bị trì trệ, kém phát triển do vậy ngành công nghệ thông tin cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên mức độ chịu ảnh hưởng của ngành so với các ngành khác vẫn thấp hơn, do đó doanh thu trong các năm 2008- 2010 vẫn tăng đều. Từ năm 2010 đến năm 2012, tốc độ gia tăng của toàn ngành là nhanh nhất, cụ thể: năm 2010- 2011, tốc độ tăng doanh thu toàn ngành là 79.09%, năm 2011- 2012 là 86.33%.

• Ngành công nghệ thông tin với sự khuyến khích, chú trọng đầu tư của nhà nước, chính phủ, các bước tiến mới trong các chính sách phát triển, sự đầu tư trang thiết bị, nguồn lao động được đào tạo với chất lượng ngày càng được nâng cao, lực lượng lao động có chất lượng nhất là trong ngành gia công phần mềm càng tạo nên sức hút đầu tư và thuê ngoài lao động ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Hình 2: Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng năm 2008-2012

( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news)

• Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng trong giai đoạn 2008- 2012 có tăng. Cũng như doanh thu toàn ngành công nghệ thông tin, ngành công nghiệp phần cứng đóng góp tỷ trọng lớn trong doanh thu toàn ngành vì vậy từ năm 2008- 2010, doanh thu ngành công nghiệp PM cũng tăng nhẹ, năm 2010- 2012 có tốc độ tăng mạnh, cụ thể: năm 2010- 2011 tỷ lệ gia tăng doanh thu của ngành công nghiệp PM là 101%, năm 2011- 2012 là 103,5%.

• Trong năm 2008, nước ta là một nước nhập siêuvới tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu cao hơn gấp đôi kim ngạch nhập khẩu. Theo dần các năm từ 2009- 2011, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đề gia tăng, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh hơn. Đến năm 2011 tỷ lệ giữa xuất và nhập gần như cân bằng, đặc biệt đến năm 2012 nước chúng ta trở thành nước xuất siêu với nguồn kim ngạch xuất khẩu

cao hơn hẳn so với nhập khẩu. Đây là một bước tiến rất mạnh mẽ trong sự phát triển toàn ngành CNTT nước ta.

Hình 3: Doanh thu ngành công nghiệp phần mềm năm 2008-2012

( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news) • Doanh thu ngành công nghiệp phần mềm nước ta cũng tăng theo các năm 2008- 2012. Tuy nhiên khác biệt so với ngành công nghiệp phần cứng là tốc độ tăng doanh thu ngành CNPM trong giai đoạn năm 2008-2010 nhanh hơn giai đoạn 2011-2012. Cụ thể năm 2008- 2009, tỷ lệ gia tăng doanh thu của ngành là 25%, năm 2009- 2010 là 25.6%, năm 2010- 2011 là 10,2 %, năm 2011- 2012 là 3.1%.

• Sự thay đổi lớn này là do phương hướng và mục tiêu thay đổ của toàn ngành, ngành chú trọng phát triển nước ta thành một nước có ngành công nghệ thông tin phát triển và đặc biệt chú trọng phát triển ngành công nghiệp phần cứng, song song đó vẫn tiếp tục phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Hình 4: nguồn lực lao động ngành công nghệ thông tin- truyền thông năm

2008- 2012

( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news) • Năm 2012 số lượng lao động ngành CNTT- TT là khoảng 497 nghìn, ngành CNTT có khoảng 350 nghìn( chiếm 70.42%)

• Lực lượng lao động ngành CNTT đang ngày càng tăng, tuy nhiên có xu hướng chậm lại trong năm 2012. Lượng sinh viên đang ký và đang theo học ngành là nguồn lao động to lớn góp phần phát triển ngành mạnh mẽ.

Hình 5: Bảng xếp hạng chung về ngành công nghệ thông tin- truyền thông của

Việt Nam so với các nước khác trên thế giới năm 2010- 2011 ( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news)

• Xếp hạng chung toàn ngành công nghệ thông tin trong năm 2010 ở khu vực Châu Á ( regional rank) là đứng thứ 12, đứng thứ 86 trên toàn thế

giới( global rank). Đến năm 2011 thì nước ta vươn lên thứ 81 toàn thế giới, tiến lên được 5 bậc trong vòn 1 năm.

Hình 6: Bảng xếp hạng về gia công phần mềm của Việt Nam so với các nước trên

thế giới năm 2011

( Nguồn: số liệu tổng hợp của báo VTC news)

• Riêng ngành gia công phần mềm với tỷ lệ thuê ngoài lao động lớn nhất ở nước ta đứng thứ 8 trên bẳng xếp hạng thế giới. Cụ thể, năm 2011 sức hút tài chính của nước ta được đánh giá là 3.27 đứng ở vị trí thứ 1 về sức hút tài chính,

vượt qua cả 2 nước đứng đầu thế giới về gia công phần mềm là Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên điểm số về kỹ năng con người và khả năng đáp ứng( people skill and availability) chỉ được đánh giá là 1.19- điểm số khá thấp trong khi các nước đứng đầu như Ấn Độ là 2.76 điểm. Điểm số về môi trường( envaironment) là 1.24 điểm- điểm số ở mức khá, cao hơn Ấn Độ là 1.14 nhưng thấp hơn Trung Quốc 1.31 điểm. Điểm tổng của nước ta là 5.69 điểm và đứng thứ 8 trên thế giới về ngành gia công phần mềm.

Ngành công nghệ thông tin nước ta đang ngày càng phát triển, được sự chú trọng đầu tư, các chính sách khuyến khích của nhà nước và nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta tiến lên con đường chinh phục mục tiêu của ngành. Trong đó có ngành công nghiệp phần cứng là một ngành có tốc độ phát triển nhanh và rất có tiềm năng trong giai đoạn tới. Ngành gia công phần mềm của nước ta với nguồn đầu tư nước ngoài là chính, sử dụng nguồn lao động ngoài doanh nghiệp ngày càng khẳng định được sức hút đầu tư và năng lực cả về công nghệ và năng lực của nguồn lao động, sự linh hoạt trong sử dụng lao động của ngành. Đây là nhân tố rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước đầu tư vào nước ta. Outsourcing trong ngành gia công phần mềm là xu hướng mới của ngành nhưng đã tạo nên thành công lớn cho ngành trong những năm qua.

Dưới đây là thông báo tuyển dụng của một công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin tuyển dụng lao động theo hình thức outsourcing.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING của NGÀNH IT TRONG GIAI đoạn KHỦNG HOẢNG KINH tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w