Định hướng:

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING của NGÀNH IT TRONG GIAI đoạn KHỦNG HOẢNG KINH tế (Trang 50)

• Thông báo tuyển dụng lao động( outsourcing) trong ngành IT của công ty VDD.

4.1.1. Định hướng:

Phát triển nguồn nhân lực đông đảo và chuyên nghiệp: đây là điều kiện then chốt cho thành công của nghành công nghệ phần mềm. Chính vì vậy cần đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác quan trọng này.

Cần tập trung cho các sản phẩm dịch vụ phần mềm, cần chú trọng đặc biệt tới hoạt động outsourcing cho các quốc gia như nhật Bản, chân âu.

Nhà nước huy động mọi nguồn lực để đầu tư thích đáng cho sự phát triển công nghiệp phần mềm. Trong đó cần nhấn mạnh phát triển mạnh mẽ thị trường nội địa để làm chỗ dựa, bàn đạp cho các doanh nghiệp trong nước thực hành, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm khi tiến ra thị trường quốc tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và của Việt Kiểu, đây được coi là nguồn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm, và cần phải tập trung có những chính sác để thu hồi nguồn vốn này.

Giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền, cần phải có các biện pháp mạnh và kiên quyết để giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở thị trường trong nước.

Từ những định hướng phát triển cụ thể cho nghành công nghiệp phần mềm của Chính phủ như đã lưu trong hai quyết định trên, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm đã đưa ra một tầm nhìn chung cho ngành phần mềm như sau: Hướng đưa Việt Nam trở thành địa chỉ hàng đầu về outsourcing quốc tế và là trung tâm đào tạo, cung cấp nhân lực phần mềm của thế giới.

4.1.2. Mục tiêu

Việt Nam đang cố gắng trở thành nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hàng đầu mang đẳng cấp thế giới. Thật vậy, trong bài phân tích mới nhất về ngành công nghiệp phần mềm, tạp chí Forbes danh tiếng của Mỹ khẳng định, Việt Nam sẽ trở thành “nhà cung cấp dịch vụ gia công (outsourcing) phần mềm đẳng cấp thế giới”.

Căn cứ trên dữ liệu của "Sách Trắng Công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam 2012", Forbes cho rằng ngành công nghiệp nội dung số và phần mềm của Việt Nam trị giá 2,3 tỷ USD, tăng trưởng ở mức trung bình 20-25% mỗi năm, kể từ năm 2001.

Forbes nhấn mạnh, khi Ấn Độ trở nên phát triển và giàu có hơn, các công ty toàn cầu bắt đầu tìm kiếm những quốc gia có cơ hội làm outsource công nghệ với giá rẻ. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của NeoIT - hãng chuyên nghiên cứu về outsource có trụ sở tại Mỹ, chi phí lao động CNTT tại Việt Nam rẻ hơn 40% so với tại Trung Quốc và Ấn Độ. Báo cáo Global Services Location Index của hãng tư vấn A.T. Kearney và nghiên cứu của hãng KMPG cũng dự đoán, Việt Nam sẽ là một trong những trung tâm outsourcing tiếp theo của phát triển phần mềm.

Hiện nay, các hãng phần mềm lớn của Việt Nam như FPT cũng bắt đầu có sự đầu tư ra nước ngoài. Ngay cả các công ty nhỏ hơn cũng đang ấp ủ chiến lược đó.

Theo Forbes, các công ty outsource phần mềm Việt Nam có thể tự tin sẽ phát triển hơn nữa và không bị ảnh hưởng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước khó khăn.

Trước đó, CIO, chuyên trang dành cho giới lãnh đạo CNTT toàn cầu, đã chọn ra 6 "điểm đến" lý tưởng cho ngành gia công phần mềm trong năm 2013. Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất vào Top 6 'điểm nóng' của ngành gia công phần mềm thế giới trong năm 2013 bên cạnh các quốc gia: Colombia, Peru, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi.

Đặc biệt, ngày 3/8/2012, FPT Software đã trở thành công ty Việt Nam đầu tiên có tên trong top 100 nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu do Global Services (Ấn Độ) cùng NeoGroup (Mỹ) đánh giá. Top 100 nhà cung cấp dịch vụ toàn cầu tập hợp các doanh nghiệp có năng lực xuất sắc trong việc cung cấp dịch vụ gia công phần mềm trên thế giới. Góp mặt trong danh sách này là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực CNTT đến từ khắp nơi trên thế giới như: Infosys, Unisys, Capgemini, ChinaSoft, CSC, HCL, Neusoft...

Một trong những công ty đi đầu ngành công nghiệp phần mềm tại Việt Nam là TMA ở TP HCM, với 1.200 kỹ sư. Theo Forbes, TMA là một trong số nhỏ những công ty phần mềm của Việt Nam có số lượng nhân viên hơn 1.000 người. Theo ông Nguyễn Hữu Lê, GĐ công ty, TMA đã thu về 22 triệu USD trong năm 2012.

Forbes đã ví von: “Nói về sự phát triển công nghệ cao, TP HCM như một Thung lũng Silicon, còn Hà Nội như thành phố Seattle”. Ngoài TMA ở TP HCM, Forbes cũng nhắc đến FPT là một hãng đang thống lĩnh thị trường nhà cung cấp dịch vụ outsource, còn VietSoftware International là “công ty outsource phần mềm thứ hai ở Hà Nội”, vốn là một chi nhánh của Công ty VietSoftware và được thành lập từ năm 2006.

FPT, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn cũng thống trị thị trường gia công phần mềm tại Việt Nam. Đội ngũ gia công phần mềm với khoảng 3.800 người (số liệu Forbes lấy từ Sách Trắng) mang lại tổng doanh thu khoảng 62,5 triệu USD trong năm 2011. Chị Nguyễn Thị Đan Phượng, Giám đốc Marketing FPT Software, cho biết: "Chúng tôi chiếm khoảng 21% tổng thị phần Việt Nam gia công phần mềm cho thị trường toàn cầu".

Cả ba công ty gồm FPT, Vietsoftware và TMA cùng chia sẻ niềm tự hào quốc gia, chứng minh năng lực cung cấp dịch vụ outsource với các khách hàng thế giới, rằng các kỹ sư phần mềm Việt Nam là những kỹ sư giỏi nhất thế giới.

Ngoài ra, tại Việt Nam hiện có hàng loạt công ty phần mềm khác với mọi quy mô doanh nghiệp đang góp phần tạo nên sự lớn mạnh của ngành công nghiệp phần mềm của Việt Nam.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING của NGÀNH IT TRONG GIAI đoạn KHỦNG HOẢNG KINH tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w