Vấn đề chảy máu chất xám trong ngành IT hiện nay:

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING của NGÀNH IT TRONG GIAI đoạn KHỦNG HOẢNG KINH tế (Trang 53)

• Thông báo tuyển dụng lao động( outsourcing) trong ngành IT của công ty VDD.

4.2.1. Vấn đề chảy máu chất xám trong ngành IT hiện nay:

Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác. Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những công nhân kĩ thuật đi qua những nước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành: "sự ra đi của những người có kiến thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn".

Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng nhiều biện pháp.

Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là: • Lương cao, mức sống cao

Nền khoa học - công nghệ cao

Môi trường học tập và làm việc tốt

Cơ chế tuyển dụng công bằng

Có chính sách ưu đãi đối với người tài

Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển còn do tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: dư thừa lao động phổ thông nhưng khan hiếm nhân lực lao động trí thức cấp cao. Tình trạng này dẫn đến các chính sách cạnh tranh thu hút nhân tài chủ yếu ở châu Âu và Mỹ, bao gồm: sửa đổi luật di dân, cấp

visa việc làm, đề mức lương cao, đầu tư các chế độ đãi ngộ, xây dựng các quỹ nghiên cứu hoặc quỹ học bổng,...

Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời, tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước sở tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao động thực sự chưa được đề cao. Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói, chính trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP).

Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ người thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải thiện sự nghiệp,..

Tình trạng chảy máu chất xám tại các quốc gia nghèo là một nguyên nhân quan trọng khiến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt và gây ra những hậu quả khó lường cho các nước đang phát triển. Nguồn chất xám bị chảy máu khiến kinh phí đào tạo của quốc gia không ngừng thất thoát, đồng thời phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài mời về. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học không có nhân lực thực hiện, thành tựu khoa học kĩ thuật không được phổ biến và ứng dụng. Việc các nhà khoa học sang làm việc cho nước ngoài cũng tác động xấu đến người dân và các giới tri thức khác trong nước. Đây là một sự lãng phí lớn về tài sản quốc gia, làm chậm tốc độ phát triển nền kinh tế.

Tại Việt Nam, hiện tượng chảy máu chất xám đang là một vấn đề nan giải trong tình hình nền kinh tế đang đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, đặc biệt trong ngành IT. Một triệu nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông vào năm 2020 là mục tiêu đề án của Chính phủ nhằm đưa Việt Nam thành một nước phát triển mạnh về công nghệ thông tin. Ông Nguyễn Trọng Đường, vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin truyền thông, cho biết đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam hiện có khoảng 250.000 kĩ sư công nghệ thông tin đang làm việc trong các lĩnh

vực công nghệ thông tin - truyền thông, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm từ 25- 35%.

“Nếu giữ được mức tăng trưởng 32% mỗi năm thì đến năm 2015 Việt Nam sẽ có 1 triệu nhân lực, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác...”, ông Đường nói.

Theo ông Đường, Việt Nam có thuận lợi ở chỗ “đội ngũ nhân lực trẻ, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo, thích nghi nhanh với công nghệ mới, được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ. .. ”. Tuy nhiên ông Đường cũng cho biết giá thành lao động rẻ vừa có mặt lợi nhưng cũng có mặt hại. Chẳng hạn lương kĩ sư Công nghệ thông tin Việt Nam ra trường hiện nay còn rất thấp, chỉ khoảng 4-5 triệu đồng, trong khi lương khởi điểm ngành ngân hàng đã 8-10 triệu đồng/tháng. Chính điều đó đã khiến “sức hút của ngành Công nghệ thông tin đang giảm xuống”, ông Đường nói. Ông Nguyễn Đức Hiền, giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung nhận định: “Hiện nay đang có một khoảng cách lớn giữa cung và cầu. Với hệ thống giáo dục hiện tại, Việt Nam chỉ có thể tạo ra khoảng 600.000 nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông vào năm 2020 mà thôi chứ không thể đạt được con số một triệu nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông với hệ thống giáo dục hiện tại”.

Vấn đề lương thấp cũng làm xảy ra một thực trạng là nhiều kĩ sư Công nghệ thông tin Việt Nam chuyển ra nước ngoài để làm việc. Việc này được ông Lâm Nguyễn, giám đốc khu vực IDC Việt Nam, đánh giá: “Tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng là một thách thức Việt Nam đang đối đầu. Việc này sẽ có nhiều ảnh hưởng đến đội ngũ nhân lực trong nước”.

Ông Hiền cho biết hiện nay Công viên phần mềm Quang Trung đang phải nâng cấp nhiều kĩ năng cho sinh viên các trường Đại học để đáp ứng yêu cầu làm việc của doanh nghiệp. Ông Hiền giới thiệu bốn mô hình đào tạo Công viên phần mềm Quang Trung đang triển khai gồm: đào tạo lại nguồn nhân lực công nghệ thông tin mới ra trường; xuất khẩu nhân lực công nghệ thông tin đến các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc; trao đổi nhân lực với các đối tác nước ngoài trong việc đào tạo kĩ sư công

nghệ, đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp trong nước, đối tác; hợp tác với các trường đại học, các tổ chức đào tạo quốc tế có uy tín trên thế giới.

“Hiện tại Công viên phần mềm Quang Trung đang đẩy mạnh triển khai mô hình thứ ba bằng việc tuyển các kĩ sư giỏi và cử đi đào tạo tại Nhật khoảng 3-5 năm… sau đó trở về dạy lại cho các kĩ sư khác để cung cấp nhân lực cho chính các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam”, ông Hiền nói.

Không chỉ Công viên phần mềm Quang Trung mà hiện nay nhiều công ty thuộc ngành IT đang có những chính sách đào tạo phù hợp, chế độ đãi ngộ, lương, thưởng hấp dẫn để có thể giữ chân những người tài gắn bó với doanh nghiệp, với đất nước hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chất xám trong ngành như hiện nay.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG HÌNH THỨC OUTSOURCING của NGÀNH IT TRONG GIAI đoạn KHỦNG HOẢNG KINH tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w