Do đó vệc giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ chú trọng đến việc tạo ranhững con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân cách trong đó kỹ năng giao t
Trang 1A.Mở đầu:
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Phạm vi nghiên cứu
6.Đối tượng nghiên cứu
7.Điểm mới của đề tài
B.Nội dung:
1.Cơ sở khoa học
2.Thực trạng
3.Nội dung
3.1.Xây dựng kỹ năng giao tiếp - ứng xử học sinh và học sinh
3.2.Một số vấn đề cần lưu ý để giao tiếp - ứng sử hiệu quả
3.2.1.Xác định mình đang giao tiếp - ứng xử với ai ?3.2.2.Xác định nội dung giao tiếp - ứng xử ?
3.2.3.Hoàn cảnh giao tiếp - ứng xử ?3.2.4 Những điều nên tránh trong giao tiếp - ứng xử
3.2.5.Mình trình bày vấn đề giao tiếp - ứng xử như thế nào ?3.4.Một số phương pháp giúp học sinh rèn kỹ năng giao tiếp - ứng xử
3.4.1 Phương pháp trò chơi.
3.4.2 Phương pháp đọc sách
3.4.3 Phương pháp kể chuyện, phát thanh - tuyên truyền măng non.3.4.4 Phương pháp nói ẩn ý bằng ngụ ngôn
3.4.5 Phương pháp đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa.
3.4.6 Phương pháp dùng tính hài hước.
Trang 24 Hướng phát triển của đề tài.
5 Những ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng
Trang 3A.MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Albert Einstein đã từng nói: “ Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học
trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn” Do đó
vệc giáo dục và đào tạo trong nhà trường hiện nay không chỉ chú trọng đến việc tạo ranhững con người giỏi về nghề nghiệp mà còn phải hoàn thiện về nhân cách trong đó
kỹ năng giao tiếp - ứng xử là một trong những kỹ năng cần được hoàn thiện ngay từbậc trung học cơ sở
Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống “Giáo dục
trung học cơ sở nhằm giúp các em học sinh củng cố, hoàn thiện và phát triển nhữngkết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểubiết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung
cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [Luật giáo dục, điều 27, khoản 3].
Muốn thực hiện mục tiêu này thì đòi hỏi giáo viên và học sinh phải cùng nổ lực thựchiện nhiệm vụ dạy và học của mình mà trong đó giao tiếp - ứng xử sư phạm đóng mộtvai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cánhân, giao tiếp - ứng xử ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần của mỗi người
Giao tiếp - ứng xử là một kỹ năng đời thường nhưng là “Nhu cầu cơ bản nhất” của
con người và mang tính sống còn đối với bất kì sự quan hệ nào của nhân loại Trongcuộc sống, trong giao tiếp - ứng xử hàng ngày chúng ta luôn phải ứng phó với biết baotình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất phức tạp, khó xử nên không dễ và thật sựkhó khăn để bạn có thể tạo được ấn tượng với họ khi giao tiếp - ứng xử Xã hội càngvăn minh thì nhu cầu trong giao tiếp - ứng xử của chúng ta càng cao Nên giao tiếp -
Trang 4ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độnghệ thuật được coi như một bí quyết thành công trong cuộc đời
2.Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu đổi mới toàn diệncủa giáo dục nói riêng và của toàn xã hội nói chung
- Tìm ra một số phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu về phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh gópphần nâng cao chất lượng văn hóa học đường
- Tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh
4.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chung: Lý luận khoa học gắn với lý luận thực tiễn.
- Phương pháp cụ thể: So sánh, thống kê
5.Phạm vi nghiên cứu:
-Thời gian: 2009 - 2011
6.Đối tượng nghiên cứu:
-Nghiên cứu các phương pháp “ Giáo dục kỹ năng giao tiếp - ứng xử” cho học sinhtrường THCS Bình An
7 Điểm mới của đề tài:
- Đây là nội dung mới, cần thiết phải trang bị cho học sinh trong thời đại hội nhập.Giáo viên dạy cũng phải là giáo viên có kiến thức tâm lý có trình độ chuyên môn vữngvàng chứ không nên kiêm nhiệm hay dạy theo ngẫu hứng và quan trọng hơn hết là cần
có sự phối hợp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội
B.NỘI DUNG:
1.Cơ sở khoa học:
Trang 5Là một người sống - làm việc - lao động - học tập trong môi trường giáo dục, hẳn
ai cũng yêu nghề, mến trẻ, biết lấy “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” để giáo
dục và đào tạo cho các em nên người, tuy nhiên đối tượng học sinh của chúng ta rất đadạng, mỗi học sinh là một cá nhân, mỗi em có hoàn cảnh sống, xuất thân khác nhau,
có phản ứng khác nhau đối với việc học tập, tìm hiểu thế giới bên ngoài và đặc biệt làphong cách, thái độ giao tiếp - ứng xử nên quá trình hình thành nhân cách, suy nghĩ vànhận thức của các em không giống nhau, môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lạithường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó
là kỹ năng sống - kỹ năng giao tiếp - ứng xử Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh qua học tập - sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết
Hoạt động của thầy - cô giáo là phải thường xuyên tiếp xúc với học sinh Một trongnhững công cụ lao động quan trọng nhất của người thầy chính là ngôn ngữ Do đó kỹnăng giao tiếp - ứng xử, đòi hỏi thầy - cô giáo phải tự bản thân vận động, xây dựngcho mình những điều mẫu mực về lời nói, hành vi, cử chỉ trong giao tiếp - ứng xử,
luôn là " Tấm gương sáng cho học sinh noi theo"
Trong xã hội tiên tiến, thiếu nhi ngày nay càng thông minh nhạy bén, là lứa tuổi dễ
bị tác động và ảnh hưởng môi trường xung quanh, dễ tiếp thu cái mới, cái đẹp và cũng
dễ nhiễm cái xấu Trên cơ sở đó, chúng ta muốn trở thành người tổng phụ trách giỏithì đòi hỏi chúng ta phải là người có tri thức, kiến thức sâu rộng, thường xuyên traođổi chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời luôn có ý thức đổi mới phương pháp, nội dung,hình thức hoạt động cho phù hợp với từng thời điểm và tâm lý của các em Đứngtrước thực tế đó tôi luôn suy nghĩ phải có những giải pháp phối hợp với cách thức làmviệc để đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh
Nhân cách của học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản trong nhàtrường: Con đường dạy học và con đường giáo dục kỹ năng sống, trong đó kỹ nănggiáo tiếp - ứng xử đóng vai trò quan trọng Bằng con đường dạy học - con đường hình
Trang 6thành nhân cách qua các môn học như: Đạo đức, tiếng việt, toán, lý, sinh học hóa học,
… bằng con đường giáo dục ngoài giờ lên lớp - con đường hình thành nhân cách quacác hoạt động tập thể, dã ngoại của lớp, trường, Đội thiếu niên tiền phong Hồ ChíMinh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, học sinh được trang bị kiến thức, kỹnăng, thái độ tích cực, sáng tạo đối với cuộc sống Hoạt động của Đội TNTP là conđường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục và phát triển trí tuệ, phẩmchất năng lực đều bằng nhiều con đường giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.Các em hiểu được trách nhiệm của bản thân trước tập thể, có lối sống chuẩn mực Từ
đó các em xác định được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xãhội
Trong công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông của hệ thốnggiáo dục quốc dân vừa qua, mọi môn học điều được biên soạn thống nhất chung dướimột quan điểm chỉ đạo quan trọng là tích hợp nhiều môn khoa học trong mỗi mônhọc, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của khoa học và nhu cầu học tập ngày càng caocủa xã hội ngày nay
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện nêu trên, giáo viên trung học cơ sởphải biết kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác, tích cực và độc lập tựgiáo dục, tự rèn luyện của học sinh trong đó có kỹ năng giao - ứng xử
2.Thực trạng:
2.1.Thuận lợi :
- Được sự quan tâm động viên thường xuyên, sâu sắc của Ban giám hiệu cùng
với sự nhiệt tình giúp đỡ của Thầy cô, anh chị em đồng nghiệp
- Sự hổ trợ và sự qua tâm đặc biệt của ban đại diện và phụ huynh học sinh
- Bản thân các em cũng muốn mình là một người có khả năng giao tiếp tốt
- Bộ GD - ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy đặc biệt là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trang 7- Sở GD - ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy cho toàn
bộ giáo viên cũng như tổ chức các buổi tập huấn công tác đội cho giáo viên tổngphụ trách đội trong toàn tỉnh
- Trường THCS Bình An luôn có truyền thống đi đầu trong công tác triển khai thực hiện các mục tiêu giáo dục, các phong trào thi đua của ngành, nên từ đầu nămhọc hội đồng sư phạm đã được ban giám hiệu đã triển khai nhiệm vụ mới là rènluyện kỹ năng giao tiếp - ứng xử qua các hoạt động lồng ghép vào chương trìnhhọc, các môn học và các hoạt động của nhà trường, của Đội, của Đoàn và đặc biệt
là giờ dạy kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh, mỗi tuần 2 tiết / 1 lớp, bản thântôi trực tiếp đảm nhận 6 tiết / 1 tuần
2.2.Khó khăn:
- Thực tế công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh trong nămhọc qua có kết quả tương đối, hiệu quả đạt được chưa cao nguyên nhân là do :
+ Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành đoàn thể chưa thực sự hiệu quả
+ Công tác tham mưu với các ban ngành đoàn thể còn hạn chế
+ Giáo viên phụ trách chưa có nhiều kinh nghiệm
- Về phía học sinh: Đại đa số các em còn nhúc nhác, không có khả năng diễnđạt suy nghĩ của bằng ngôn ngữ
- Về phía giáo viên: Một số thầy cô giáo chưa thực sự bắt kịp những thay đổicủa xã hội, kiến thức về tâm lý lứa tuổi chưa cao, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp -ứng xử còn ít nhiều hạn chế
+ Trước những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã cố gắng khắc phục và đề ranhững biện pháp thích hợp nhằm phát huy tốt vai trò của người tổng phụ trách đội
để chăm sóc văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí, phát triển trí tuệ cho các em thiếunhi và đặt biệt là công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp - ứng xử cho học sinh trongnhà trường
Trang 83.Nội dung:
Việc giáo dục văn hóa giao tiếp - ứng xử trong nhà trường nên được thực hiệnmạnh mẽ trong Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các hoạtđộng xã hội, đặc biệt trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tập huấn cán
bộ Đoàn, Đội Phát biểu tại hội thảo “ Giáo dục văn hóa giao tiếp - ứng xử trong
nhà trường”, GS.TSKH Lê Ngọc Trà đã khẳng định: “Giao tiếp ứng xử có quan
hệ chặt chẽ với giáo dục” Hay nói cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục
chính là giao tiếp Không có giao tiếp không có giáo dục Theo giáo sư thì giáo dục
văn hóa giao tiếp - ứng xử trong nhà trường hiện nay cần chú ý tới 2 điểm: Thứ nhất là truyền thống và hiện đại Ở đây vai trò của nhà trường rất quan trọng trong
quà trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho các em Chính nhà trường chứkhông phải chính phủ, báo chí hay dư luận xã hội quyết định vấn đề này Chào nhưthế nào, thưa như thế nào, xưng hô ra sao nhà trường sẽ lựa chọn và quy định.Quy định này không phải do hiệu trưởng quy định mà dựa trên cơ sở khoa học, trên
các nghiên cứu, tham vấn Thứ hai là dân tộc và quốc tế, theo giáo sư chính công cuộc hội nhập và phát triển môt cách ồ ạt của công nghệ thông tin đã tạo ra một “ Thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người
được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau khiếncho tính nhân văn, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp có ít nhiều ảnh hưởng
3.1.Xây dựng kỹ năng giao tiếp giữa học sinh và học sinh:
Về phương diện toàn cầu, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại trên tất
cả các lĩnh vực đã tác động to lớn đến cuộc sống của mỗi gia đình theo cả haihướng tích cự và tiêu cực, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành vàphát triển nhân cách của các em Một số gia đình do cha mẹ mãi mê với công việc
mà sao nhãng việc chăm sóc con cái khiến các em bị thiếu hụt tình cảm, tinh thần,bên cạnh đó một số do sự hiểu biết của gia đình hạn chế, thiếu sự chia sẻ giữa bố
Trang 9mẹ và con cái dẫn đến hệ quả là kỹ năng giao tiếp - ứng xử của các em kém, mà kỹnăng giao tiếp - ứng xử của các em kém là một trong những nguyên nhân dẫn đếnvăn hóa giao tiếp - ứng xử trong nhà trường hiện nay suy giảm, đi xuống Nhu cầugiao tiếp - ứng xử với bạn phát triển mạnh là một đặc điểm quan trọng ở tuổiTHCS Quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi phức tạp, đa dạng hơn nhiều so với họcsinh tiểu học Sự giao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, nhàtrường học mà còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới,những quan hệ mới trong đời sống của các em, các em có nhu cầu lớn trong giaotiếp với bạn bè vì:
Các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt động chung với nhau, các em
có nguyện vọng được sống trong tập thể, có những bạn bè thân thiết tin cậy Ngoài
ra cũng có những biểu hiện nguyện vọng không kém phần quan trọng là được bạn
bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng về khả năng giao tiếp - ứng xử của bản thânmình Trò chuyện giữ một vị trí có ý nghĩa đối với lứa tuổi này, các em đã kể cho
nhau về mọi mặt sinh hoạt, đời sống và suy nghĩ của mình, kể cả những điều “Bí mật” nhiều khi các bạn không kể với bất cứ ai ngoài bạn bè Vì thế mà các em yêu
cầu rất cao đối với các em tự hoàn thiện mình
Nhờ hoạt động giao tiếp - ứng xử mà các em nhận thức được người khác và bảnthân mình đồng thời qua đó làm phát triển một số kỹ năng như kỹ năng so sánh,phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm nhữngbiểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân
3.2 Một số vấn đề cần lưu ý để giao tiếp - ứng sử hiệu quả:
- Giống như bất kỳ năng lực nghệ thuật khác, giao tiếp - ứng xử đòi hỏi phảihuấn luyện và kỷ luật Thực hành nhiều sẽ cải thiện khả năng giao tiếp - ứng xử.Việc không ngừng nhận biết ở chỗ nào là những khuyết điểm trong khi giao tiếp -ứng xử có thể mắc phải sẻ giúp nâng cao nghệ thuật giao tiếp - ứng xử Các em cần
Trang 10phải thường xuyên tự hỏi và trả lời những câu hỏi sau đây sẽ rất hữu ích cho các
em khi giao tiếp - ứng xử
3.2.1.Xác định mình đang giao tiếp với ai ?
- Chúng ta cần xác định đối tượng giao tiếp của mình là ai: Ông bà, cha
mẹ, thầy cô, bạn bè, anh em, họ thích và không thích điều gì để chọn nộidung, ngôn từ, phong cách, thái độ, không gian, thời gian cho phù hợp Mộtyếu tố cực kỳ quan trọng trong ngoại giao là nói những điều người khácmuốn nghe
3.2.2.Xác định nội dung giao tiếp?
- Nếu chúng ta muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên làchúng ta phải biết là mình đang cần nói về điều gì Hiểu rõ quan điểm củabản thân, quan điểm của người đối diện, biết rõ điều cần nói mình mới cóthể có được một cuộc trò chuyện thành công theo ý muốn Trò chuyện phải
có cơ sở vững chắc Những người cùng tham gia phải biết nội dung giao tiếp
là gì Nếu họ không biết thì cuộc trò chuyện sẽ lệch lạc, không hiệu quả và
sẽ rơi vào hỗn độn và ta thất bại
3.2.3.Hoàn cảnh giao tiếp ứng xử ?
- Có những thời điểm và địa điểm để nói chuyện nghiêm túc, những thời
điểm và địa điểm để nói chuyện vui, những thời điểm và địa điểm không nóichuyện gì cả Nhiều cuộc giao tiếp thân mật bị hỏng ngay từ đầu vì hai bêntham gia không nhận ra sự khác biệt đó Chúng ta hãy luôn cân nhắc nhữngyếu tố ngoại cảnh có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự giao tiếp
3.2.4 Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử:
- Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễuthứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó
Trang 11- Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột,khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn Không nên đưa những trọng tâm, nhữngkhái quát làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện
- Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói
- Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá
- Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dàidòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi
- Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả
- Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng
- Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho ngườitiếp chuyện cảm thấy nhàm chán
- Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phảichuyển sang nói về đề tài mà bạn thích
- Thì thầm với một vài người trong đám đông
- Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy
- Thêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình
- Đột ngột cao giọng
- Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ
- Dùng những từ đệm không cần thiết
- Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác
3.2.5.Mình trình bày vấn đề giao tiếp - ứng xử như thế nào ?
- Luôn điều chỉnh linh hoạt trong quá trình giao tiếp: Để truyền đạt
được điều mà chúng ta muốn nói, chúng ta không ngừng điều chỉnh lối nóicủa mình Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, nhữngngữ điệu của mình cũng sẽ giúp bản thân truyền tải những gì mà mình muốn
Trang 12nói Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấythoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì mình nói Ngoài ra, ngữ điệucũng góp phần thể hiện sự năng động của các em, khi đó ta sẽ không baogiời rơi vào khuông mẫu, cứng nhắc, nhàm chán
- Khi nào thì những điều nào đó nên được nói ra: Cũng quan trọng như
phong cách giao tiếp là việc tính toán thời điểm Các em có thể nói mọi thứkhác một cách chính xác, nhưng nếu các em nói điều đúng không đúng lúc,chúng ta đã thất bại Cảm nhận được giây phút quan trọng để nói trong lúcgiao tiếp không dễ dàng Chúng ta cần lắng nghe người kia nói Đây là một
kỹ năng khó đòi hỏi phải tích cực rèn luyện thường xuyên, đó là kỹ nănglắng nghe
- Đừng thao thao bất tuyệt : Bất kể khi các em đang bàn bạc công việc,hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thaothao mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào Hãy khuyến khích mọingười cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình Có như vậy, cuộc nóichuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả
- Trang phục : Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giaotiếp của ác em Hãy đảm bảo là mình luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể
tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bản thân Đứng thẳng,nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyệnvới người khác
- Ánh mắt: Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà các em đang nóichuyện Điều đó cho thấy các em là con người ngay thẳng và đáng tin cậy
Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảmthấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ