Báo cáo thực tập thiên nhiên Tam Đảo+ Nhằm củng cố và mở rộng kiến thức đã học một cách có hệ thống đồng thời liên hệ kiến thức trong sách vở với điều kiện môi trường cụ thể. + Trang bị kiến thức về phương pháp nghiên cứu Sinh học ngoài thực địa, mang lại những kinh nghiệm đầu tiên trong nghiên cứu Sinh vật. + Góp phần nâng cao tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh đồng thời tăng thêm lòng yêu nghề và ý thức vươn lên trong nghề nghiệp. Đối tượng nghiên cứu: chuyến đi chủ yếu nghiên cứu các đối tượng của sinh học cơ bản, bao gồm : + Thực vật bậc thấp ( các loài Nấm và Tảo ) + Thực vật bậc cao + Động vật không xương sống ở nước + Côn trùng ở cạn + Cá, lưỡng cư, bò sát + Chim và thú
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP TAM ĐẢO
A Giới thiệu về chuyến thực tập
- Thời gian diễn ra chuyến thực tập : từ ngày 23/06/2011 đến 30/06/2011, thời gian thực địa thiên nhiên là 6 ngày từ 24/06 đến 29/06/2011
B Tổng quan về điều kiện tự nhiên và sinh vật của Vườn quốc gia TĐ
Vườn quốc gia (VQG ) Tam đảo được thành lập ngày 06/03/1996 theo quyết định 136/TTg của thủ tướng chính phủ Với tổng diện tích 34.995 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 16.442 ha, khu phục hồi sinh thái 7.240 ha, dịch hành chính 1.540 ha, vùng đệm 15.515 ha VQG Tam đảo cách Hà Nội khoảng 80km về phía Tây Bắc và cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 20km, nằm trọn trong dãy núi Tam đảo, đây là dãy núi lớn với chiều dài trên 80km, rộng từ 10-15km chạy theo hướng Tây bắc – Đông Nam thuộc địa phận 3 tỉnh : Vĩnh phúc (Tam dương và Thị trấn Tam Đảo ), Thái Nguyên ( Đại Từ ), Tuyên Quang ( Sơn Dương )
Do có sự khác nhau về đất đai và khí hậu giữa các vùng cộng với sự tác động của con người đã tạo ra các hoàn cảnh lập địa khác nhau Đây là nguyên nhân chính tạo ra sự đa dạng
Trang 2về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài của rừng Tam đảo (khoảng
2000 loài thực vật, 840 loài động vật )
Vườn quốc gia Tam đảo là tài sản hết sức quý giá của Việt Nam
I Điều kiện tự nhiên
1 Địa chất
Tam đảo là một khối núi trẻ (có đỉnh ngọn, sườn rất dốc, và độ chia cắt sâu) Phía TâyNam bị ngăn cách bởi một đứt gãy sâu cùng phương Địa hình bị xâm thực và chia cắt rấtmạnh Điều này đã tạo nên một địa mạo khá đặc biệt cho Tam Đảo, đó là núi thấp nhưng rấtdốc ( độ dốc trung bình từ 26 – 350 ) Dãy Tam Đảo kéo dài 80km, chiÒu ngang 10-15kmgồm 20 đỉnh có độ cao trung bình trên 1000m so với mực nước biển, 3 đỉnh cao nhất tạo nên 3hòn đảo là đỉnh Thạch Bàn (1388m), đỉnh Thiên Thị (1375m) và đỉnh Phú Nghĩa (1400m).Cũng nằm trong tọa độ địa lý 21002’ – 21004’ vĩ độ Bắc và 105002’ – 105004’ kinh độ Đông,phía Bắc đồng bằng châu thổ sông Hồng
Đất ở Tam đảo chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng thường thấy ở độ cao từ 100-400m, Feralitmùn vàng ở độ cao trên 700m và đất Feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp
Độ cao của khu vực thực nghiệm là 1000 – 1100m so với mặt nước biển
2 Khí hậu
Khí hậu Tam Đảo là khí hậu ẩm giớ mùa vùng cao Với tọa độ địa lý như trên, TamĐảo nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhưng do nằm tương đối cao so vớimực nước biển nên ở đây khí hậu lại có sự đồn quy với khí hậu á nhiệt đới Đây chính lànguyên nhân dẫn tới sự xâm nhập của nhiều loài thực vật á nhiệt đới ( ví dụ, cây Thích).Lượng mưa trung bình khác nhau giữa hai sườn, ở sườn Đông (sườn hứng gió) lớn hơn ởsườn Tây ( sườn khuất gió) Mưa chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 5 đến đầu tháng 9) và mùathu ( từ tháng 9 đến đầu tháng 12) trái ngược hẳn với mùa Đông và mùa Xuân ít mưa (vàomùa Đông lượng mưa chủ yếu là do mưa phùn và sương mù gây ra) Lượng mưa trung bình ởTam Đảo là khoảng 2630.3mm, nên nhìn chung độ ẩm trung bình ở đây tương đối cao( khoảng 87%)
Tam Đảo thường xuyên có sương mù, đặc biệt là các tháng có thời tiết se lạnh Nhiệt độ
ở đây biến đổi theo độ cao, ở vùng đỉnh nhiệt độ trung bình là 180C, còn ở vùng thấp nhiệt độtrung bình khoảng 22.9-23.70C
3 Thủy văn
Trang 3Tam Đảo có mạng lưới sông suối dạng chân rết nằm dọc theo hai bên sườn núi với hai
hệ thống sông Phó Đáy nằm ở phía Tây và sông Công nằm ở phía Đông Suối có cấu trúc hẹplòng, nhiều ghềnh thác, độ dốc rất lớn và khả năng điều tiết nước kém Chế độ thủy văn ởTam Đảo được chia thành hai mùa là mùa lũ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lũ tập trungnhanh và rút đi cũng rất nhanh và mùa cạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
II Sự đa dạng hệ sinh vật
1 Hệ thực vật
Hệ thực vật ở Tam Đảo khá phong phú và phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau từtrảng cỏ, cây bụi đến các loài cây gỗ trên núi đất, núi đá Theo GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn( Khoa Sinh học – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học QG Hà Nội) thì VQG Tam Đảo cókhoảng 2000 loài thực vật Đến nay, tổng số liệu điều tra của Viện sinh thái và Tài nguyênSinh vật ( Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia); Đại học Khoa học Tựnhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội ; Đại học Lâm nghiệp; Viện điều tra quy hoạch rừng và một
số cơ quan tổ chức khác cho thấy đã thống kê được 904 loài cây có ích ở Tam Đảo thuộc 478chi, 213 họ thuộc 3 ngành Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín
Có 8 loại rừng và thực bì khác nhau, trong đó :
- Rừng thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới : Kiểu rừng này bao phủ phần lớn dãy núi TamĐảo và phân bố ở độ cao dưới 800m, với nhiều tầng tán và những loại cây có giá trị kinh tếnhư : Chò chỉ ( Shorea chinensis), Giổi (Michelia SP), Re ( Cinamomum Ital ), Trường mật( Pavviesia annamensis )…
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp : Kiểu rừng này phân bố từ độ cao800m trở lên và trong quần thể thực vật của kiểu rừng này không có các loài thuộc họ Dầu( Dipterocarpaceae ) Thực vật ở đây gồm các loài trong họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae),
họ Mộc lan (Magroliaceae), họ Sau Sau (Hamamelidocene)…Từ độ cao 1000m trở lên xuấthiện một số ngành hạt trần như Thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), Pơ mu (Fokieriahodginssi), Thông tre (Podocarpus neriifolicy), Kim giao (Nageia fleuryi)…Dưới tán kiểurừng này thường có các loài như Vầu đắng, sặt gai, các loài cây bụi thuộc họ Cà phê(Rubiaceae), Đơn nem (Myrsiraceae), họ Thầu dầu (Euphobiaceae)…
- Rừng lùn trên đỉnh núi là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệtđới núi thấp mà thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), họ Re
Trang 4(Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Hồi (Illiciaceae)….Kiểu rừng này xuất hiện ở các đỉnh núicao khoảng 1000m trở lên.
- Rừng tre nứa không có nhiều chỉ khoảng 884ha và thường phân bố ở độc cao trên800m, có các loài tiêu biểu là Vầu, sặt gai ở độ cao 500m
- Rừng phục hồi sau khai thác ; trước khi thành lập VQG Tam Đảo rừng ở đây chỉ đượcbảo vệ ở độ cao 400m trở lên, dưới 400m là rừng kinh tế, nên rừng ở đây một phần đã bị khaithác và sử dụng làm nương rẫy Ngày nay diện tích rừng này được bảo vệ phục hồi rừng vớicác loài cây Dung (Symplocos SP) , Màng tang (Litsea cubeba) , Dền (Xylopia vielana), Basoi (Macarauga denticulata)…
- Rừng trồng đã có từ thời Pháp thuộc, loài cây chủ yếu của thời kì này là Thông đuôingựa (Pinus Massoniana), Lim xanh (Erythropholenm fordii) Sau này được trồng thêm cácloài Bạch đàn, keo, thông Caribee và một số cây bản địa có nguồn gốc từ Tam Đảo
- Trảng cây bụi thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điểnhình là Thẩu tấu (Aporosa dioica), Thổ mật (Bridelia tomentosa), Thao kén…
- Trảng cỏ được hình thành trên các loại rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hóa mạnh vàđược phân chia làm hai loại hình Trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2m và mọc thành từngbụi như Lách Saccharum spontaneum, cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaenaodorata)…Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rảirác , điển hình là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum)…
2 Hệ động vật
Tổng hợp các kết quả điều tra, đã thống kê được 840 loài động vật, trong đó:
Bảng 1 : Số lượng các loài động vật không xương sống trên cạn
và có xương sống ở VQG Tam Đảo
255014748144
481404611271516
642397528434840
Trang 5Vườn quốc gia Tam Đảo là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ cácnguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta Do đó đây là nơi đáp ứng rất nhiều điều kiệntốt cho chuyến thực tập lần này
C BÁO CÁO THỰC TẬP TỪNG NGÀY
Bài 1 : CÔN TRÙNG Ở CẠN
Ngày 24 tháng 06 năm 2011
I Giới thiệu chung:
-Côn trùng ở cạn là một nhóm động vật phổ biến và gần gũi với con người nghiêncứu về côn trùng ở cạn là một lĩnh vực nghiên cứu có tính lịch sử và ý nghĩa thực tế lớn -Mục đích của việc nghiên cứu:
+Thấy được tính đa dạng phong phú của động vật không xương sống nói chung và lớpcôn trùng nói riêng, đặc biệt là nhóm côn trùng ở cạn trong các sinh cảnh khác nhau
+Giúp sinh viên biết cách điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu ngoài tự nhiên +Nhận dạng một số họ côn trùng phổ biến ở Tam Đảo
+Thấy được vai trò của con người trong việc bảo vệ tính đa dạng của sinh vật nóichung và côn trùng nói riêng
II Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Điều tra được tiến hành xung quanh thị trấn Tam Đảo thuộc VQG Tam Đảo.
1 Thời gian tiến hành
Ngày 24 tháng 06 năm 2011 từ 9h – 11h30 và từ 14h – 15h30
2 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
- Địa hình: núi xen kẽ đồi, nhiều suối chảy dốc, độ cao khoảng 1100m so với mực
nước biển
- Sinh cảnh : sự đa dạng của côn trùng phụ thuộc vào loại hình thảm thực vật Thảm
thực vật được phân loại dựa vào tác động của con người Ở VQG Tam Đảo có nhiều loại hìnhthảm thực vật khác nhau:
+ Rừng nguyên sinh : sự tác động của con người rất ít, hoàn toàn không có tác độngcủa con người Nói chung, rừng được coi là rừng nguyên sinh thì hầu như không có mà chủyếu là rừng già, với đặc điểm :
Trang 6•Trữ lượng gỗ lớn
•Có sự phân tầng thảm thực vật, do vậy khu hệ côn trùng phong phú vào loại bậc nhất
•Rừng trồng : Thảm thực vật được phân loại nên côn trùng khá đơn điệu
•Khu vực quanh nhà dân : đây là khu vực chịu tác động của con người nhiều nhất Thảmthực vật tự nhiên không nhiều , chủ yếu là cây hòa thảo và cây phục vụ cho con người Khu hệcôn trùng nghèo nàn nhất
- Thời tiết : trời mưa, nhiều mây và sương mù, gió to, độ ẩm cao, không thuận lợi chohoạt động thu mẫu côn trùng
3 Hoạt động của dân cư trong khu vực nghiên cứu
- Ảnh hưởng đến thảm thực vật, thành phần đất trong khu vực nghèo nàn, diện tích bịsuy giảm : chủ yếu là hoạt động du lịch, khai thác rừng, xây dựng khách sạn, canh tác conngười làm cho thảm thực vật đơn điệu, loài côn trùng suy giảm
- Đối với khu hệ côn trùng sự tác động này có thể theo một trong hai hướng : bảo vệhoặc khai thác
- Ở khu vực điều tra, sự tác động của con người chủ yếu là hoạt động khai thác, sựkhai thác này chủ yếu phụ thuộc vào thu thập của người dân, có diễn ra hoạt động buôn báncôn trùng
III Phương pháp điều tra và thu thập, bảo quản mẫu
1 Phương pháp điều tra : định lượng hoặc định tính
- Điều tra định lượng là xác định mức độ phong phú của côn trùng ở khu vực điều tra và
+Tuyến điều tra là nhưng con đường xung quanh thị trấn Tam Đảo đường lên Cổng trời
2 Phương pháp thu thập mẫu và bảo quản mẫu ngoài tự nhiên
Trang 7-Để thu được mẫu côn trùng, sử dụng các dụng cụ : vợt, panh gắp côn trùng sau đó dùng
lọ độc và túi bướm để bảo quản mẫu tạm thời
-Vợt:
+Dùng để bắt côn trùng bay
+Cấu tạo : gồm một vòng kim loại tròn đường kính khoảng 40cm, có lưới chóp baoquanh, vòng được nối với một cán vó chiều dài khác nhau tùy mục đích thu loài
-Panh : dùng để gắp những côn trùng không bay
-Lọ độc : lọ độc là lọ thủy tinh có kích thước 5×10cm, miệng rộng có nút bằng gỗ haybằng bần, bên trong lọ độc cho bông đã tẩm chloroform Lọ được bỏ tỏng một túi vải có quaiđeo để tiện cho việc đi thực địa Sau khi bắt được côn trùng ( trừ bướm, bọ que), bỏ vào lọ độcgiết chết côn trùng, sau đó sẽ mang về phòng thí nghiệm
-Túi bướm : được làm bằng giấy báo, dùng để đựng bướm, sau khi cho bướm vào túibướm cần ghi etiket đầy đủ thông tin ( thời gian thu mẫu, địa điểm thu mẫu, ngày thu mẫu) -Sổ nhật kí thực tập, bút chì
3 Kết quả định loại sau khi thu mẫu.
Các mẫu côn trùng thu được thuộc các bộ và họ sau:
3.1.Bộ Cleoptera ( Bộ cánh cứng)
- Đặc điểm :
+Có cánh kitin hóa mạnh, không dùng để bay mà có tác dụng bảo vệ và điều khiển khibay
+Phần phụ miệng kiểu nghiền
+Biến thái hoàn toàn
-Mẫu thu được thuộc các họ :
+ 1 Họ Cerambycidae ( Họ Xén tóc ) : Râu dài hơn thân, khi di chuyển thường phát
tiếng kêu ken két
+ 1 Họ Coccinellidae ( Họ Bọ dừa ): Trên thân thường có các chấm, số lượng, màu sắc
và khoảng cách các chấm là đặc điểm phân biệt các loài trong họ, cơ thể nửa bán cầu, ănđộng vật
+ 1 Họ Cicindelidae ( Họ Mắt trố ) : Có hai mắt lồi lớn, đầu lớn hơn đốt ngực trước,
là họ ăn thịt
+ 3 Họ Chrysomelidae ( Họ Bọ ăn lá ) : râu không bao giờ dài quá cơ thể.
Trang 8+ 2 Họ Curculionidae ( Họ Câu cấu ) : Đầu kéo dài thành vòi.
+ 3 Họ Scarabacidae ( Họ Bọ hung ): Râu gấp khúc, cánh không phủ hết bụng.
+ 5 Họ Meloidae ( Họ Thầy tu ) : Cánh phủ thân màu đen, đầu đỏ.
+ 3 Họ Cánh cam : Cánh không bao giờ dài hết bụng
3.2 Bộ Hemiptera ( Bộ Cánh nửa, Bộ Cánh khác hay Bộ Bọ xít )
- Đặc điểm : Cánh trước có nửa gốc dày cứng còn nửa ngọn mỏng
- Mẫu thu được thuộc các họ :
-Đặc điểm : cánh dạng màng trong suốt.
- Mẫu thu được thuộc các họ:
- Mẫu thu được thuộc các họ :
Phần phụ miệng kiểu chích hút Khác với bọ xít ở chỗ gốc môi phình to thành dạng cáibơm
+Họ Cercopidae
+Họ Flatidae ( Ve sầu mỏng )
3.5.Bộ Orthoptera ( Bộ Cánh thẳng hay Bộ Cào cào, Bộ Châu chấu )
- Đặc điểm : đùi phát triển, khi đậu cánh xếp hình mái nhà hoặc xếp thẳng hàng trênlưng
- Mẫu thu được thuộc các họ :
+ Họ Tettigonidae (Họ muồm muỗm): râu dài hơn thân
Trang 9+ Họ Acridiidae : râu ngắn hơn thân.
+ Họ Tetrigidae : cánh kéo dài qua lưng.
+ Họ Tettigonidae
3.6.Bộ Phasmoptera ( Bộ Bọ que )
- Mẫu thu được thuộc hai họ :
+Họ Bacillidae ( Bọ que không cánh)
+Họ Bacteriidae ( Bọ que có cánh )
3.7.Bộ Odonata ( Bộ chuồn chuồn )
-Mẫu thu được các họ
+Họ Libellulidae ( Họ chuồn chuồn ớt)
+Họ Lestidae ( Họ chuồn chuồn kim)
3.8.Bộ Manthoptera ( Bộ Bọ ngựa)
-Mẫu thu được gồm các họ :
+Chỉ có 1 họ : Mantidae
3.9.Bộ Dermaptera ( Bộ Đuôi kìm hay Bộ Cánh da)
-Mẫu thu được chỉ có 1 họ : Dermaptidae
3.10 Bộ Lepidoptera ( Bộ Cánh vảy hay Bộ Bướm)
- Đặc điểm :
+Trên cánh có phủ các vảy có màu sắc khác nhau
+Bướm ngày có râu hình dùi trống hay hình chùy, còn râu của bướm đêm có
hình sợi hoặc hình lông chim
-Trong nội dung bài thực tập chỉ chỉ thu được mẫu và định loại bướm ngày Mẫu
thu được gồm các họ:
+ Họ Danaidae : đốm trên cánh màu trắng hoặc trong suốt.
+Họ Pieridae ( Họ Bướm cải ): Màu trắng hoặc vàng.
+ Họ Nymphalidae ( Họ Bướm đất): Là họ phổ biến nhất ở Việt Nam, thu
được nhiều mẫu nhất
+Họ Lycaenidae ( Họ Bướm cỏ )
+Họ Papilionidae ( Họ Bướm phượng )
+Họ Satyridae ( Bướm mắt rắn )
+Họ Amathussiidae
Trang 10-Vành cánh nhẵn, kích thước lớn.
I KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Đoàn thực tập đã thu được nhiều mẫu cả về số lượng loài và số lượng cá thể, kết hợpvới phân tích các tài liệu và các nghiên cứu liên quan, từ đó cho thấy sự đa dạng và phong phúcủa nhóm côn trùng ở cạn trong tuyến điều tra ở VQG Tam Đảo
- Do điều kiện thời tiết không được thuận lợi : Ảnh hưởng của cơn bão số 2 tại khu vựcBiển Đông nên thời tiết tại Tam Đảo mưa nhiều, gió lớn, sương mù dày đặc nên côn trùnghoạt động không nhiều
- So với các năm trước thì kết quả cũng cho thấy rằng số lượng loài và số lượng cá thểcủa các loài cũng giảm mạnh do những hoạt động của con người đã nói ỏ trên làm giảm vàmất môi trường sống thuận lợi của côn trùng Đồng thời những hoạt động bắt côn trùng quýhiếm để kinh doanh tại khu vực này cũng đang đe dọa tới những loài quý hiếm Chúng ta cần
có những biện pháp hạn chế những tình trạng trên để khôi phục lại sự đa dạng và phong phúcủa nhóm côn trùng ở cạn nơi đây
Trang 13Bài 2: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở NƯỚC
Ngày 25 tháng 06 năm 2011
GVHD : TS Trần Anh Đức
I Giới thiệu chung
- Động vật không xương sống ở nước đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đặcbiệt là trong các thủy vực Thức ăn của động vật không xương sống ở nước là các thực vật nổitrong thủy vực, cũng có một số loài ăn thịt, đồng thời chúng là thức ăn cho các loài cá và cácloài động vật khác, do đó động vật không xương sống ở nước là một mắt xích không thể thiếutrong lưới thức ăn, đồng thời nhóm động vật này cũng góp phần duy trì cân bằng sinh học và
đa dạng sinh học
- Mục đích của nghiên cứu: để định tính và định lượng các loài thủy sinh vật trongcác thủy vực nước đứng và nước chảy ở Tam Đảo
II.Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Điều tra được tiến hành trên dòng suối
1 Thời gian tiến hành:
Ngày 25 tháng 06 năm 2011 từ 8h – 11h
2 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu:
- Vị trí địa lý :Dọc theo đoạn suối trong một nhánh của suối Thác Bạc thuộc VQGTam Đảo
- Địa hình : Suối có độ dốc lớn, nước chảy mạnh, nền đá và sỏi, mức độ chiếu sángtốt, xung quanh là các vườn rau Su Su do người dân địa phương trồng
- Thời tiết : Sáng, trời mưa to, sương mù dày đặc, gió mạnh
Trang 14- Có hai loại thủy vực chính là thủy vực nước đứng và thủy vực nước chảy Khi tiếnhành nghiên cứu thủy vực trên Tam Đảo, chủ yếu là các thủy vực nước chảy mà gặp nhiềunhất là các con suối Nơi tiến hành thu mẫu chủ yếu là các con suối, phần giữa nguồn : Lòngsuối mở rộng, cấu trúc nền đáy chủ yếu là cát, đá sỏi, đá cuội…Vận tốc nước chảy giảm hơn ởđầu nguồn, độ sâu của suối tăng lên, hàm lượng oxy hòa tan giảm, các chất hữu cơ ở đầunguồn dồn xuống cung cấp thức ăn cho động vật, hai bên bờ có các loại cây trồng hay các loạithực vật thủy sinh.
3 Hoạt động khai thác của con người :
Chủ yếu là các hoạt động du lịch, hoạt động đánh bắt và khai thác của người dân thị trấn
III.Phương pháp thu mẫu và các dụng cụ thu mẫu
1 Phương pháp thu mẫu: Có thể chia ra làm hai loại là : Phương pháp định tính vàPhương pháp định lượng
- Để thu thập vật mẫu sinh vật nổi, người ta có thể dùng nhiều phương pháp và thiết
bị : lưới vớt, bình lắng, bơm hút, Ba-lo-mút, màng lọc…
- Phương pháp phổ biến hơn cả là dùng lưới vớt, được sử dụng cho cả nghiên cứuđịnh tính và định lượng Lưới vớt sinh vật nổi về cơ bản theo kiểu lưới Hensen và Apsteinphát minh từ thế kỉ trước nhưng đến hiện nay đã được cải tiến đi rất nhiều Điều quan trọngcủa lưới vợt là kích thước và loại vải lưới được dùng Mỗi loại vải lưới có lỗ mắt lưới vớikích thước nhất định, được dùng để thu thập một loại sinh vật nổi nhất định tùy theo kíchthước cơ thể chung của chúng, ví dụ : để thu thập sinh vật nổi nhỏ ( trùng bánh xe, động vậtnguyên sinh, tảo đơn bào ) người ta dùng vải lưới từ 64-77, sinh vật nổi cỡ trung bình vớtbằng vải lưới số 43-55; sinh vật nổi bằng vải lưới số 15 – 22
- Đối với các loại lưới định lượng (lưới kiểu Junday, Nansen, Apstein), kích thướcmiệng lưới cần phải tính toán sẵn để có thể suy ra lượng nước đã chảy qua lưới trong thờigian vớt Nhiều khi người ta còn mắc các máy đặc biệt vào miệng lưới để đo tốc độ nước chảyqua lưới
- Để vớt sinh vật nổi ở các tầng nước khác nhau, ở dây kéo lưới còn được mắc thêmmột bộ khóa riêng để có thể chủ động đóng lưới lại khi lưới đã đi ra ngoài tầng nước nghiêncứu Để định lượng sinh vật nổi ở bề mặt nước, người ta có thể múc trực tiếp đem lọc qualưới, còn ở tầng nước sâu, người ta lấy nước bằng Ba-tơ-mút rồi lọc qua lưới
Trang 15- Để thu thập mẫu sinh vật đáy, người ta dùng các loại vớt : vợt cào, lưới vét đáy vàcác loại gàu đáy định lượng.
- Vợt cào và lưới vớt đáy có nhiều kiểu khác nhau, thường dùng để thu thập vật mẫuđịnh tính ở ven bờ hay đáy thủy vực Vật mẫu được vớt lên cùng với các vật khác(bùn, rác,đá…) được rửa qua rây lọc với kích thước mắt rây rất khác nhau, tùy theo yêu cầu nghiên cứu
để chọn lựa vật mẫu cần thiết Để định lượng sinh vật đáy, người ta dùng các loại gàu đáyđịnh lượng Gàu đáy định lượng có nhiều loại nhưng đều hoạt động theo nguyên tắc chung là :ngoạm lấy một khối chất đáy chứa một thể tích nhất định của nền đáy Số lượng sinh vật đáy
có trong khối chất đáy đó sẽ là cơ sở để tính toán số lượng sinh vật đáy có trong thủy vực
- Đối với các nhóm sinh vật khác nhau như sinh vật màng nước, sinh vật sống quanhcác cây thủy sinh thường dùng các loại vợt cào để thu nhặt
- Tất cả các loại vật mẫu đã thu thập được sau khi đã cho vào các lọ đựng cần nhớphải ghi nhãn etiket và định hình bằng formalin 5-10% hoặc bằng cồn 900 trở lên
- Song song với việc thu thập vật mẫu sinh vật, ta còn phải thu thập các dẫn liệu vềđiều kiện thủy, lý, hóa học của thủy vực, pH được đo bằng máy đo pH hay bằng giấy đo, độsâu của thủy vực, độ trong của thủy vực đo bằng đĩa Sechi, nhiệt độ nước và không khí đobằng nhiệt kế, lấy mẫu nước để phân tích các chỉ tiêu hóa học của nước
IV.Phương pháp phân tích mẫu vật
Vật mẫu sau khi thu thập sẽ được phân tích định tính và định lượng
2 Phân tích định tính : Vật mẫu sẽ được xác định thành phần loài ( sử dụng cáckhóa định loại ), thành phần sinh trưởng, sinh dục dựa theo các tài liệu phân loại học với cácnguyên tắc và phương pháp phân loại học thích hợp đối với từng nhóm sinh vật
2 Phân tích định lượng : nhằm tìm hiểu đặc tính số lượng của khu hệ thủy sinh vậttrong thủy vực cần nghiên cứu Phương pháp thường được dùng là : tính số lượng cá thể haykhối lượng ( tươi, khô hay định hình ) của nhóm sinh vật nghiên cứu trong một đơn vị diệntích (m2 hay ha) đối với sinh vật đáy hay thể tích đối với sinh vật nổi, rồi từ đó suy ra sốlượng thủy sinh vật trong toàn khu vực Có khi người ta cần tính số lượng bằng đơn vị nănglượng calo
- Trong trường hợp phân tích sơ bộ, người ta thường dùng các khái niệm như độ gặp haytần số gặp Căn cứ vào độ gặp hay tần số gặp người ta có thể xác định loài ưu thế, loài thứ yếutrong thủy vực
Trang 16- Để xác định khối lượng của sinh vật ( sinh vật nổi, sinh vật đáy) người ta có thể dùngnhiều phương pháp Đối với sinh vật nổi thường dùng phương pháp đếm số cá thể hay tế bàobằng phòng đếm rồi tính ra khối lượng dựa vào bảng tính trọng lượng chuẩn đã có sẵn ( trọnglượng một cá thể ở một kích thước nhất định) Đối với các sinh vật đáy thường dùng phươngpháp cân trực tiếp.
V.Kết quả
Đã phân loại và xác định được thành phần loài của nhóm động vật không xươngsống ở nước tại khu vực gần suối Thác Bạc – Tam Đảo bao gồm các bộ cùng rất nhiều họ nhưsau :
1 Bộ Decapoda
- Đặc điểm : Họ Potamidae (cua núi): giáp đầu ngực (mai) phẳng, không có 3 cạnh nhưcua nhà Có mang nhiều ấu trùng sán lá phổi
2 Bộ Odonata
- Chủ yếu bắt được ấu trùng chuồn chuồn.
- Đặc điểm : Ấu trùng chuồn chuồn có mặt nạ che mặt là hàm dưới biến đổithành Được chia làm hai bộ chính là ấu trùng chuồn chuồn ngô và ấu trùng chuồn chuồn kimphân biệt với nhau bởi các đặc điểm các gai đuôi ( các lá mang – cơ quan hô hấp nhỏ ở ấutrùng chuồn chuồn ngô và lớn ở ấu trùng chuồn chuồn kim
Ấu trùng chuồn chuồn ngô;
+ Họ Aeshmidae cuối bụng không có lá mang, mặt nạ dẹt, trung bình; râu
có các đốt và không có lông, sống ở cạn và dưới nước
+ Họ Macromiidae : không có lá mang đuôi, mặt nạ dạng thìa, nhưng thùybên không có răng; đầu có gai, hướng về phía trước, chân rất dài
Ấu trùng chuồn chuồn kim:
+ Họ Calopterigidae ; râu đốt nhưng đốt ngực rất dài
Họ Amphipterygidae ; cả chiều dài mang đuôi đều phồng
3.Bộ Hemiptera
- Đặc điểm : phần phụ miệng có dạng chích, hút
Họ Notonectidae ( bọ xít nước ) : có vòi dài, phân đốt,râu ẩn, chân sau dẹp
và không có vuốt, vòi miệng dạng chích, hút,ăn cá, bọ gậy Bơi ngửa trong nước với cặpchân cuối dài ra và có lông làm chức năng như mái chèo Đời sống biến thái không hoàn toàn
Trang 17( Trứng - Ấu trùng – Dạng trưởng thành ) trong đó dạng ấu trùng và dạng trưởng thành gầngiống nhau chỉ phân biệt với nhau ở đặc điểm thiếu trùng có mầm cánh ngắn và dạng trưởngthành có khả năng bay Đã được ứng dụng trong diệt côn trùng.
Họ Gerridae ( gọng vó râu dài, sống trên mặt nước, chân dài hơn cơ thể Đôichân thứ hai dài gấp 1,5 lần tổng chiều dài của thân và đầu, đốt đùi chân sau vượt quá cuốibụng Có khả năng đi được trên nước do ở đốt ngón chân cuối cùng có rất nhiều lông nhỏ Ở
VN có khoảng 80 loài
4 Bộ Ephmeroptera
+ Họ Ecdyonuridae : Cơ thể dẹp trên – dưới, đầu dạng bán nguyệt Chân trước cóđốt đùi rộng chìa ra vuông góc với phần ngực Mang ở dạng phiến có búi tơ mỏng ở gốc chân.Phổ biến ở suối nước chảy
+ Họ Bactidae : Râu dài gấp 2-3 lần chiều rộng đầu, phần bụng có 2 hoặc 3 đuôi pháttriển
+ Họ Chironomidae : cơ thể nhỏ, thon, dài, có những sợi lông nhỏ, màu đỏ, ăn mùn
bã hữu cơ, là sinh vật chỉ thị nước bẩn, có tác dụng làm sạch môi trường Trong những nămtrước họ này có số lượng rất ít ở Tam Đảo nhưng hiện nay số lượng họ này càng ngày càngnhiều hơn
+ Họ Simuliidae :
II Kết luận và kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, điều kiện thời tiết không cho phép (mưa to, trờinhiều sương mù, gió mạnh, nhiệt độ không cao), kĩ thuật sử dụng các phương pháp nghiêncứu và thu mẫu chưa tốt nên mẫu thu được không nhiều nên chỉ có thể định loại được một sốlớp
Có thể thấy rằng, khu vực khảo sát có mức độ đa dạng tương đối cao Trong đó, nhómcôn trùng ở nước chiếm số lượng cá thể, số lượng loài cao nhất Thành phần nhóm động vật
Trang 18không xương sống ở nước tại Tam Đảo rất đa dạng cả về thành phần loài và số lượng cá thểcủa loài trong đó phổ biến nhất là bộ Odonata, bộ Trichoptera, và bộ Diptera.
Ở mỗi khu vực sinh cảnh lại có thành phần nhóm động vật không xương sống khácnhau như chia ra khu vực nước đứng, khu vực nước chảy, khu vực núi cao… thể hiện sự thíchnghi lâu dài và đa dạng giữa nhóm động vật không xương sống và điều kiện sinh cảnh
Tuy nhiên những năm gần đây các nhóm động vật không xương sống ở nước tại TamĐảo cũng bị suy giảm do sự tác động bởi hoạt động của con người
Trang 20I Giới thiệu chung
- Thực vật bậc cao là nhóm thực vật chiếm ưu thế trong giới thực vật, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái do nhiều đặc điểm thích nghi mang tính nổi trội của chúng Chúng đóng vai trò qua trọng trong quá trình hình thành lớp thảm thực vật trên trái đất, tham gia đắc lực vào chu trình tuần hoàn vật chất và đồng thời có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân, quyết định sự tồn tại và phát triển của thế giới động vật nhất là con người Do đó,nghiên cứu về thực vật bậc cao nói riêng và thực vật nói chung giúp con người có những hoạch định cụ thể và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật phục vụ phát triển bền vững
- Mục đích, yêu cầu:
+ Củng cố lại kiến thức đã học về thực vật bậc cao, nâng thêm hiểu biết về thực vật bậc cao gắn với thực tế
+ Học cách nhận biết loài trong tự nhiên, phân biệt các họ, các ngành
II Điều tra tự nhiên của khu vực nghiên cứu
Điều tra được tiến hành xung quanh thị trấn Tam Đảo, theo lộ trình tăng dần chiều cao, lên gần tới tháp truyền hình
Ngày 26 tháng 06 năm 2011 từ 8h30 - 11h30
2 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
- Vị trí địa lý : Dọc theo đường thị trấn Tam Đảo lên gần tới tháp truyền hình
- Thời tiết : trời nắng, mát
- Sự đa dạng về thực vật bậc cao ở Tam Đảo
+Ngành Rêu : 44 họ, 86 chi, 197 loài
+Ngành Thông đất : 2 họ, 4 chi, 13 loài
+Ngành Cỏ tháp bút : 1 họ, 1 chi, 1 loài
+Ngành Dương xỉ : 22 họ, 31 chi, 59 loài
+Ngành Thông : 8 họ, 11 chi, 17 loài
+ Ngành Ngọc lan : 142 họ, 608 chi, 1149 loài
- Các họ ưu thế ở Tam Đảo :
+ Họ Phong lan : có số lượng loài lớn nhất ( thống kê được 75 loài)
Trang 21+Họ Thầu dầu Euphorbiaceae
- Từ chân núi lên có các kiểu thảm như sau:
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiêt đới với độ cao 400m đến 800m Đặc trưng : Họ Thầu dầu nhiều hoặc họ Đậu, họ Dẻ nằm rải rác
+ Rừng kín thường xanh á nhiêt đới : từ 800m đến 1300m Có họ Chò, Bầu, Chè, Long não và một số thực vật khác Bắt đầu xuất hiện cây hạt trần xen kẽ vào cây hạt kín như Pơ mu,Kim giao, Bông
+ Rừng trồng : rừng Lim, Bạch Đàn (lá liễu, lá tranh), Keo…
3 Hoạt động khai thác của con người
Có nhiều hoạt động khai thác như sử dụng cây lấy gỗ, sử dụng cây lấy thuốc : 428 loài được dùng làm thuốc, cây ăn quả : chủ yếu do con người trồng và chăm sóc: trám, dưa,
mít cây lấy sợi : 128 loài, cây lấy tinh dầu, rau quả, cây cảnh
III Các phương pháp thu mẫu nghiên cứu :
- Kéo cắt cây để lấy mẫu cây từ cành cây con
- Dao nhọn để đào rễ hoặc thân ngầm trong trường hợp cây thân cỏ
Trang 22- Cặp đựng cây cỏ dây leo.
- Nhãn mẫu cây có sâu một vòng chỉ 10cm để buộc vào mẫu thu được
- Ghi Etiket
+ Địa điểm thu mẫu
+ Người thu mẫu, nhóm thu mẫu
+ Số hiệu mẫu
+ Ngày tháng thu mẫu
- Ghi lí lịch mẫu: Ghi tất cả các thông tin về đặc điểm và công dụng của mẫu vào nhật kí thực tập
Trang 23Hoạt động buôn bán thuốc và dược liệu quý tại một số khu chợ cũng góp phần làm suy giảm nguồn tài nguyên thực vật nơi đây Chúng ta cần có những chính sách phù hợp để bảo vệ và khôi phục sự phong phú thành phần loài của hệ thực vật bậc cao và cần có biện pháp để phát triển du lịch sinh thái bền vững cũng như phát huy tiềm năng thiên nhiên giàu đẹp của Tam Đảo.
BÀI 4 : NẤM VÀ TẢO
Ngày 27 tháng 06 năm 2011
GVHD : TS Nguyễn Thùy Liên
I Giới thiệu chung
- Nấm là các cơ thể có nhân thật, không có sắc tố quang hợp, dinh dưỡng kiểu hấp thụ ( phân giải chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể, sau đó chỉ hấp thụ những chất cần thiết),
có sinh sản hữu tính và không có khả năng cố định nito phân tử Do đó, Nấm là một sinh vật phân giải quan trọng trong hệ sinh thái, góp phần quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất trên trái đất
- Tảo là nhóm thực vật bậc thấp có cấu tạo cơ thể rất đơn giản chưa phân hóa thành thân, rễ lá có kả năng quang hợp do có chứa sắc tố quang hợp Hầu hết Tảo có đơi sống
ở nước, rất ít loài sống trên cạn nhưng thường đòi hỏi độ ẩm cao Tảo tuy có cấu tạo cơ thể đơn giản, nhỏ bé nhưng cung cấp cho hệ sinh thái một lượng sinh khối rất lớn
- Với những ý nghĩa như vậy, lĩnh vực nghiên cứu về Tảo và Nấm có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển bền vững hệ sinh thái nói chung và trong đời sống con người nói riêng
- Mục đích :
+ Củng cố lại kiến thức về Nấm và Tảo đã được học trong phần lý thuyết
+ Nắm được phương pháp điều tra, xử lý mẫu ngoài thiên nhiên
+ Nhận dạng được một số loài Nấm và Tảo ngoài thiên nhiên
Trang 24+ Bước dầu biết sử dụng khóa định loại.
+ Nhận dạng được một số tảo, nấm, thấy được mối liên quan giữa sinh vật và môi
trường, trên cơ sở đó phán đoán nơi sống của nhóm sinh vật này ở môi trường tự nhiên
+ Bước đầu biết sử dụng khóa định loại các bậc taxon
+ Qua đợt thực tập, giúp tăng thêm lòng yêu thiên nhiên và thấy được nhóm Nấm và Tảo
là một trong những tài nguyên thiên nhiên của đất nước, do đó cần có ý thức bảo vệ
II Thời gian, địa điểm và trang bị dụng cụ thực tập
1 Thời gian : 8h30 - 11h30
2 Địa điểm : + Một đoạn của suối Thác Bạc - VQG Tam Đảo
+ Xung quanh thị trấn Tam Đảo, đi qua đền Mẫu
3 Trang thiết bị, dụng cụ
3.1 Đối với Nấm :
- Túi đựng mẫu, dao nhọn, lưỡi dao cạo, giấy báo, túi polyethylen
- Giấy và tất đi rừng để chống vắt, etiket có ghi các mục sau :
+ Thời gian thu mẫu (ngày), tên địa phương, tên khoa học (nếu có thể , địa điểm người thu mẫu và tên người thu mẫu
+ Sổ ghi chép
+ Bút chì, không dùng bút mực hay bút bi và rất dễ bị mất màu mực khi ta ngâm mẫu
có kèm etiket vào dung dịch cồn
3.2 Đối với mẫu Tảo :
- Lưới thu mẫu Tảo phù du
- Lọ 100ml để đựng mẫu
- Dao nhọn và cứng để tách được Tảo bám trên đá
- Dung dịch cồn để cố định và bảo quản mẫu
- Bút chì và etiket
- Túi nilon để đựng mẫu và các dụng cụ trên
- Kính hiển vi và các dụng cụ : Lam, lamen, panh, kim mũi mác… để xử lý mẫu thu được
III Một số đặc điểm sinh cảnh sống của Nấm và Tảo
Trang 25• Savan, rừng núi đá vôi là những nơi có độ ẩm thâp, giá thể nghèo nàn, khu hệ Nấm ở đây kém phát triển Vì vậy, ta sẽ chọn một số sinh cảnh sau để nghiên cứu Nấm:
- Sinh cảnh rừng nhiều thuận lợi : độ ẩm cao, ánh sáng khuêchs tán, giá thể phong phú ( cành cây, cây gỗ bị đổ, thảm lá mục, đất mùn…)
- Sinh cảnh làng bản : các khu đất vườn, đất quanh bờ ao, hàng rào bằng tre, nứa, đống rơm rạ đã loại mục, đất ven đường…
- Sinh cảnh ngoài đồng : các giá thể ở đây như tre, gỗ, nứa thường ít, độ ẩm thấp, mặt trời chiếu sáng trực tiếp Do đó, khu hệ Nấm ở dây nghèo nàn hơn trong làng bản
• Quan sát ở các thủy vực nước ngọt : tính đa dạng sinh vật ở các thủy vực khác nhau là rất khác nhau nhưng môi trường sống của các loại Tảo ở mỗi vùng còn đa dạng hơn nhiều vì chúng có thể sống trên cạn, ở những nơi có độ ẩm cao Kích thước của các môi trường nước
có Tảo phát triển cũng rất đa dạng, từ một vũng nước nhỏ đến đại dương bao la Đặc biệt là các môi trường sống trên cạn có độ ẩm ướt cao, như sân giêngs, nơi có vòi nước, khu vực vệ sinh công cộng, nơi thường xuyên có nước đổ ra, tường nhà, thân cây, tảng đá nơi ẩm thấp bờ suối, vách đá gần thác nước hay vùng núi cao thường xuyên có mây mù
IV Phương pháp thu mẫu
1.Đối với mẫu Nấm :
Trên đường đi cần chú ý quan sát, thấy mẫu cần thu, phải thu hái ngay Khôngbao giờ nghĩ khi về mới thu Bởi vì thực tế cho thấy, đường rừng không chỉ có một, do đó, ítkhi về đường cũ Nếu có về đường cũ thì cũng dễ quên vị trí chính xác cần thu mẫu
Trên đường đi, nếu chúng ta quan sát thấy những hiện tượng lạ của sinh vật vàmôi trường, những đặc điểm dễ mất của Nấm ( như màu sắc ) cần ghi ngay một cách ngắn gọnvào sổ tay, không được ỷ lại vào trí nhớ
- Phương pháp thu mẫu Nấm chất thịt : Nên thu mẫu là lúc sáng sớm, dùng dao lấy
cả phần chân nấm ăn vào trong giá thể, tuyệt đối không dùng tay bẻ hoặc cầm cuống rút lên Mẫu được để trong giấy báo gói hình loa kèn
- Nấm chất bì dai, chất gỗ : dùng dao lấy cả phần giá thể gỗ hoặc vỏ gỗ, gói trong giấy báo
2 Đối với Tảo
* Tảo phù du : dùng vợt vớt lấy Tảo ( lọc nước nhiều lần), cho vào lọ
Trang 26* Tảo bám : dùng dao lấy ra khỏi giá thể cho vào lọ.
V Xứ lý mẫu
- Với mẫu nấm chất gỗ hoặc bì dai thì phơi khô trong điều kiện tự nhiên vàg sấy, mẫu Nấm chất thịt ngâm trong lọ thủy tinh chứa dung dịch cồn 56 % hoặc formon 5 % Phương pháp xứ lý mẫu ngâm có ưu điểm là hình thái nấm vẫn tương đối được giữ nguyên, ít biến dạng Các đặc điểm như : lớp lông nhung trên mũ, riềm quanh mép mũ, bao riêng…không bị khô héo nên định loại được dễ dàng hơn
- Với mẫu Tảo, ngâm trong formon 4 % hoặc dùng cồn 56 % Cũng với mục đíchnhư trên
VI Kết quả
1 Kết quả thu được về Nấm
Bộ Nấm lỗ ( Aphyllophorales) thuộc phân lớp Nấm đảm đơn bào
Mẫu thu được : Nấm Lim Ganoderma lucidum
- Sống kí sinh trên thân cây gỗ thuộc họ Đậu
- Mặt trên mũ và cuống nấm trông giống như phủ một lớp sơn bóng màu đỏ hay đen
- Bào tầng dạng lỗ
Bộ Nấm tán ( Agaricales) thuộc phân lớp Nấm đảm đơn bào
- Thể quả chất thịt, chất bì dai dễ nát
- Hình dạng đa dạng : hình cầu, hình quạt, bàn cầu
- Mũ nấm màu trắng đến hồng, đỏ hoặc nâu tối
- Bào tầng dạng phiến hay ống
- Bụi bào tử màu trắng, hồng , nâu, đen…
- Cuống ở giữa, ở bên hoặc không có, có bao riêng, có hoặc không có bao gốc
- Nấm mọc đơn độc hay thành cụm trên giá thể khác nhau
- Các kiểu phiến nấm là : phiến nấm đính, phiến nấm rời, phiến nấm dính
Bộ Mộc nhĩ - Auriculariles thuộc phân lớp nấm đảm đa bào - Heterobasidiomycetidae Mẫu thu được thuộc chi Auricularia
- Thể quả hình tai màu nâu sẫm
- Có lớp vở dai, mặt dưới thể quả là chất keo
- Sống hoại sinh trên gỗ
Trang 272 Kết quả thu được về Tảo :
Vùng đất ẩm quanh giếng hay nơi thường xuyên dội nước
- Sân có màu xanh lục thường xuất hiện Tảo lục đơn bào
Chlococcum có lẫn vi khuẩn Lam, Tảo vàng, Tảo mắt, Tảo Silic.
Vách đá, sườn đồi, thân cây, tường nhà ẩm ướt
- Ở vùng núi các chỗ ẩm ướt có ánh sáng thường phủ một lớp sợi mảnh như
tơ, màu lục hay màu vàng hoặc màu nâu tươi là Tảo lục sợi phân nhánh Trentepohlia ( chỗ ẩm
ướt thường có màu xanh, chỗ khô ráo thường có màu xanh vàng hay nâu tươi)
2.3 Sông suối ở vùng núi
- Suối nhìn chung thành phần phù du nghèo do nước chảy mạnh và hàm lượng dinh dưỡng thấp Thành phần Tảo Silic rất phong phú Các Tảo Silic này thường có chất nhầy để bám vào đá, do vậy các viên đá ở đáy suối thường có chất nhầy để bám vào đá,
do vậy, các viên đá ở đáy suối thường rất trơn và có màu xanh vàng bẩn do Tảo silic có sắc tố vàng nằm lẫn với cặn vẩn của suối
- Ngoài ra trong suối ta có thể gặp Tảo lục dơn bào và tập đoàn khác, đặc biệt
là các loài Tảo của bộ Desmidiales như Closterium, Cosmarium, Micrasterias….sống lẫn
trong đám tảo sợi
2.4 Đất ngập nước nông và không thường xuyên
- Loại này thường bao gồm ruộng lúa nước, ruộng rau ngập nước Các loại ruộng này thường bón phân nên rất giàu dinh dưỡng, nên cũng gặp thành phần tương tự như trong rãnh gần nhà
- Ngoài ra trong ruộng lúa còn gặp Tảo lục dạng cây mọc vòng Chara
Trang 28BÀI 5 : CHIM VÀ THÚ
Ngày 28 tháng 06 năm 2011 GVHD : CN Vũ Ngọc Thành