tài liệu ôn tập THPT môn sinh bài 1 và 2

11 826 0
tài liệu ôn tập THPT môn sinh bài 1 và 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu hướng dẫn học sinh tự ôn tập phần ADN, ARN quá trình phiên mã và dịch mã phục vụ kì thi THPT năm 2015 mới soạn. Trong tài liệu có phần được ghi sẵn cho học sinh nghiên cứu trước ở nhà, phần dòng đánh dấu ...để trống để cho học sinh trong quá trình nghiên cứu có thể tìm hiểu và điền vào sau. Có bài tập trắc nghiệm, tự luận và công thức hướng dẫn kèm theo

BÀI 1. ADN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN 1. Cấu trúc ADN (Axit đêôxiribônucleotit) a) Cấu tao hóa học của ADN - ADN luôn tồn tại trong nhân tế bào và có mặt ở cả ti thể, lạp thể. ADN chứa các nguyên tố hóa học chủ yếu C, H, O, N và P. - ADN là đại phân tử, có khối lượng phân tử lớn - ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi nucleotit có ba thành phần, trong đó thành phần cơ bản là bazơnitric. Có 4 loại nuleotit mang tên gọi của các bazơnitric, trong đó A và G có kích thước lớn, T và X có kích thước bé. - Trên mạch đơn của phân tử ADN các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị là liên kết được hình thành giữa đường C 5 H 10 O 4 của nucleotit này với phân tử H 3 PO 4 của nucleotit kế tiếp. Liên kết hoá trị là liên kết rất bền đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN tái bản và phiên mã. - Từ 4 loại nucleotit có thể tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần, trình tự phân bố của nucleotit. b) Cấu trúc không gian của ADN (Mô hình Oatxơn và Crick) Đặc điểm cấu trúc không gian: + Trong phân tử ADN, do các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20 Ǻ, khoảng cách giữa các bậc thang trên các chuỗi xoắn bằng 3,4 Ǻ, phân tử ADN xoắn theo chu kì xoắn, mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nucleotit, có chiều cao 34 Ǻ. - ADN của một số virut chỉ gồm một mạch polinucleotit. ADN của vi khuẩn và ADN của lạp thể, ti thể lại có dạng vòng khép kín. c) Tính đặc trưng của phân tử ADN + ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các nucleotit, vì vậy từ 4 loại nucleotit đã tạo nên nhiều loại phân tử ADN đặc trưng cho mỗi loài. + ADN đặc trưng bởi tỉ lệ + ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các gen trong từng nhóm gen liên kết. 2. GEN: là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN. VD. Gen Hbα mã hoá chuỗi pôlipeptit α, Gen t-ARN mã hoá cho phân tử tARN. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hệ gen là ARN như của 1 số virut 3. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN (tái bản ADN) Vị trí: Trong nhân tế bào Thời gian: Diễn ra ở kì trung gian trong quá trình phân bào (nguyên phân, giảm phân). Nguyên tắc: + Bổ sung: + Bán bảo toàn Diễn biến - Tháo xoắn phân tử AND -Tổng hợp các mạch ADN mới +Enzim ADN – pôlimeraza lắp ghép các nu tự do vào mạch khuôn của ADN theo NTBS + Enzim ADN – pôlimeraza tổng hợp mạch mới có chiều 5’ → 3’ với mạch khuôn 3’ - 5’ trên gen nên: Trên mạch khuôn 3’→5’ mạch bổ sung được tổng hợp liên tục. Trên mạch khuôn 5’→3’ mạch khuôn được tổng hợp ngắt quãng. Mỗi một đoạn ngắt quãng là 1 đoạn ADN (đoạn Okazaki). Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN ligaza. * Hai mạch của ADN được nhân đôi theo 2 cách khác nhau do hai mạch của phân tử ADN có chiều ngược nhau. - 2 phân tử ADN được tạo thành, trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của phân tử ADN ban đầu và 1 mạch mới được tổng hợp. Chú ý: ADN ở sinh vật nhân thực có cấu trúc mạch kép, dạng thẳng còn ADN ở sinh vật nhân sơ thường có cấu trúc mạch kép, dạng vòng LUYỆN TẬP ADN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN CÔNG THỨC 1.Đơn phân của ADN là 4 loại nuclêôtit : A, T, G, X: 2. Nguyên tắc bổ sung: Một bazo lớn (A,G) sẽ kết cặp với 1 bazo bé (T,X). Trong đó: + A của mạch này luôn liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô và ngược lại→ A = T + G của mạch này luôn liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô và ngược lại→ G = X. -Tổng số nu của ADN: N = A + T + G + X = 2A + 2G →%A + %G = 50%. - Số liên kết hiđrô của ADN: H = 2A + 3G. 3. Một nu. Có khối lượng 300 đvC. Nên ADN có khối lượng:M ADN = N.300 đvC 4. ADN có 2 mạch, 1 nu có chiều dài 3,4 A 0 → Chiều dài gen: L gen = 2 N . 3,4A 0 Đơn vị thường dùng: 1 mm = 10 3 micromet = 10 6 nm = 10 7 A 0 5.Tỉ lệ tương quan nu. Trên các mạch: Mạch 1 Mạch 2 A 1 = T 2 T 1 = A 2 G 1 = X 2 X 1 = G 2 Tổng: A 1 + T 1 + G 1 + X 1 = T 2 + A 2 + X 2 + G 2 = N/2 Về tỉ lệ %: %A = % T = = + 2 2%1% AA 2 2%1% TT + = %G = % X = = + 2 2%1% GG 2 2%1% XX + = ……. 6. ADN tự nhân đôi k lần tạo Tổng số ADN con = 2 k - Tổng số nu. sau cùng trong trong các ADN con : N.2k x - Tổng số các mạch polinucleotit sau nhân đôi: 2.2 k - Vì vậy tổng số nu tự do cần dùng cho 1 ADN qua k đợt tự nhân đôi : N mt = N (2 k - 1) - Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:A mt = T mt = A (2 k - 1), G mt = X mt = G (2 k - 1) Bài tập vận dụng: Bài tập Lời giải Ví dụ 1. Một gen có tổng số nucleotit là 3000 nucleotit. Có tỉ lệ A/G = 2/3. Tính: a. Chiều dài của gen là: b. Khối lượng của gen là: c. Số chu kỳ xoắn d. Số nucleotit từng loại: Ví dụ 2. Một ADN ở sinh vật nhân chuẩn có tổng số liên kết hidro giữa các cặp nucleotit là 3120. Trong phân tử đó có hiệu số giữa nu. loại G và nu khác bằng 240 nu. a. Xác định số lượng nu. từng loại b. Xác định chiều dài, khối lượng, số chu kỳ xoắn, số liên kết giữa đường với axit photphoric của ADN c. Tính tỉ lệ của phân tử ADN trên d. gen trên nhân đôi 3 lần. Số nu loại A môi trường cung cấp cho quá trình trên là? Ví dụ 3. Một gen có tổng số 2128 liên kết hidro. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A bằng số nu loại T, Số nu loại G gấp hai lần số nu loại A, Số nu loại X gấp ba lần số nu loại T. a. Hãy xác định số nu. mỗi loại trên ADN và trên từng mạch ADN. b. Số liên kết cộng hóa trị trong ADN c. Tính tỉ lệ trên mỗi mạch của gen và nhận xét kết quả thu được Ví dụ 4. Phân tử ADN ở vi khuẩn R.coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển E.Coli từ môi trường này sang môi trường N 14 thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN chứa: a. Chỉ chứa N 14 b. Chỉ chứa N 15 c. Chứa N 15 Ví dụ 5. Đoạn mạch thứ nhất của ADN có trình tự các đơn phân; 3’ – ATG AXA GGT XGT GGA – 5’. a. Hoàn thành cấu trúc phân tử ADN của sinh vật nhân chuẩn b. Nếu đó là vi khuẩn (sinh vật nhân sơ) thì hãy vẽ cấu trúc vật chất di truyền biết VCDT là ADN vòng kép c. Tính số lượng nu. từng loại trong ADN, số liên kết hidro và khối lượng vật chất di truyền Trắc nghiệm Câu hỏi và đáp án Ghi chú Câu 1. Tổng số Nu trong gen = 10 7 Nu . Số Nu loại A = 18.10 5 Nu. Tỉ lệ % nu loại G là: A. 16% B. 32% C. 34% D. 48% Câu 2. Khi nói về cấu trúc không gian của ADN ở sinh vật nhân chuẩn, điều nào sau đây không đúng: A. Hai mạch ADN xếp song song ngược chiều nhau B. Có cấu trúc mạch xoắn kép, đường kính vòng xoắn là 20 Angstron C. Chiều dài của một chu kỳ xoắn là 3,4angstron gồm 10 cặp nucleotit D. Các cặp bazo nito liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung Câu 3. Đoạn mạch số 1 của ADN có cấu trúc 5’ ATT TTG XGG GAX -3’. Đoạn ADN này có: A. 40 liên kết hidro B. tỉ lệ C. 35 liên kết cộng hóa trị D. 30 nucleotit Câu 4. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 150 chu kỳ xoắn và adenin chiếm 30% tổng số nu. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN này là: A. 3000 B. 3100 C. 3600 D. 3900 Câu 5. Các phân tử ADN trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng: A. Nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau B. Có số lượng và hàm lượng ổn định đặc trưng cho loài C. Mang gen không phân mảnh và tồn tại theo từng cặp alen D. Có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau Câu 6. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ = 25% thì tỉ lệ nu loại G của phân tử này là: A. 10% B. 40% C. 20% D. 25% Câu 7. Một gen ở vi khuẩn E.coli có 2300 nu. và có số nu. loại X chiểm 22% tổng số nu. của gen. Số nu. loại T của gen là: A. 480 B. 322 C. 644 D. 506 Câu 8. Những sản phẩm nào sau đây do gen mã hóa A. ARN hoặc prôtêin B. ARN hoặc polipeptit C. ADN hoặc prôtêin D. ADN hoặc ARN Câu 9. Bộ gen của vi khuẩn nằm ở cấu trúc nào A. ARN B. Plasmit C. ADN dạng vòng D. ADN thẳng Câu 10. Giai đoạn tổng hợp ADN mới trong quá trình tái bản ADN chịu sự điều khiển của enzim nào A. ADN-restrictaza B. ADN-polimeraza C. ADN-ligaza D. Toipoisomeraza Câu 11. Trong thành phần của nuclêôtit trong phân tử ADN không có chứa chất nào sau đây A. Bazơ nitric loại timin B. Bazơ nitric loại uraxin C. Đường đêôxiribô D. Axit phôtphoric Câu 12: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì? A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục. B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản. Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 14. Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là A. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổsung với mạch khuôn của ADN. B. bẻgãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tửADN. C. nối các đoạn Okazaki đểtạo thành mạch liên tục. D. tháo xoắn và làmtách hai mạch của phân tửADN. Câu 15. Cấu trúc nào sau đây là cơ chất của enzym ADN – polimeraza: A. B. C. D. Câu 16. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N 15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N 14 thì mỗi tếbào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N 14 ? A. 8. B. 32. C. 16. D. 30. Câu 17. Trong quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, phát biểu không đúng là: A. Cần đoạn mồi để khởi đầu tổng hợp chuỗi polinicleotit mới B. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn C. Mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu tái bản D. Liên kết hidro được hình thành trước photphodieste Câu 18. Điểm nhiệt độ mà ở đó hai mạch của phân tử ADN tách nhau ra được gọi là nhiệt độ nóng chảy của ADN. Có 4 phân tử ADN đều có cùng chiều dài nhưng tỉ lệ các loại nucleotit khác nhau. Phân tử có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là: A. Phân tử ADN có adenin chiếm 40% B. Phân tử ADN có adenin chiếm 30% C. Phân tử ADN có adenin chiếm 20% D. Phân tử ADN có adenin chiếm 10% Câu 19. Việc nhân đôi xảy ra tại nhiều vị trí trên ADN cùng một lần ở sinh vật nhân thực giúp: A. Sự nhân đôi diễn ra chính xác B. Sự nhân đôi diễn ra nhiều lần C. Sự nhân đôi diễn ra nhanh chóng D. Tiết kiệm nguyên liệu, enzym và năng lượng Câu 20. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'. (4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4). C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 21. Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là A. số lượng các đơn vị nhân đôi. B. nguyên tắc nhân đôi. C. nguyên liệu dùng để tổng hợp. D. chiều tổng hợp. Câu 22. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản). Câu 23. Câu nào sau đây sai khi nói về quá trình nhân đôi ADN? A. Qua các lần nhân đôi ADN số lượng, thành phần trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN tạo thành đều được bảo toàn. B. Trên mạch khuôn có chiều 5’->3’, mạch bổ sung được tổng hợp theo kiểu gián đoạn. C. Trên mạch khuôn có chiều 3’->5’, mạch bổ sung được tổng hợp theo kiểu liên tục. D. Số đoạn Okazaki luôn nhỏ hơn số đoạn mồi được tổng hợp. Câu 24. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử AND trên là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 25. Để xác định chính xác cá thể trong trường hợp bị tai nạn mà không còn nguyên xác, hoặc xác định mối quan hệ huyết thống, hoặc truy tìm thủ phạm trong các vụ án, người ta thường dùng phương pháp nào? A. Quan sát các tiêu bản NST. B. Nghiên cứu tính trạng của những người có quan hệ huyết thống C. Tiến hành thử máu để xác định nhóm máu D. Sử dụng chỉ số ADN. BÀI 2. ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ I. Cấu trúc và chức năng của 3 loại ARN: Đặc điểm mARN tARN rARN Tên gọi Cấu tạo Số lượng đơn phân Tỉ lệ( %) trong tổng số ARN Thời gian tồn tại Số loại Chức năng II. Cơ chế phiên mã: - là quá trình tổng hợp ARN từ mạch khuôn ADN (mạch mã gốc có chiều 3’-5’). - Thời gian, vị trí: - Diễn ra trong nhân TB, trước khi tế bào phân chia. - Nguyên tắc: + bổ sung + khuôn mẫu - Diễn biến + ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn lộ mạch mã gốc có chiều 3’  5 ’ bắt đầu phiên mã. + ARN pôlimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3’5’ và mARN được tổng hợp theo chiều 5’3’, mỗi nu trên mạch gốc liên kết với nu tự do theo nguyên tắc bổ sung (vùng nào trên gen được phiên mã song thì sẽ đóng xoắn ngay). + Khi ARN pôlimeraza gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã. - Kết quả: Một phân tử mARN được giải phóng. Ở SV nhân thực mARN sau khi tổng hợp sẽ cắt bỏ các đoạn Intron, nối các đoạn Exon tạo thành mARN trưởng thành sẵn sàng tham gia dịch mã. III . MÃ DI TRUYỀN 1. Khái niệm: là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. - Mã DT là mã bộ ba: 3 nu trên ADN quy định 3 nuclêôtit (côđon) trên ARN mã hoá 1 axit amin trên prôtêin. - Có 4 nuclêôtit trên ARN, nên có số bộ ba mã hoá là 4 3 = 64. Chỉ có 61 bộ ba mã hoá khoảng 20 axit amin - Ba bộ ba kết thúc không mã hoá axit amin nào và 1 bộ ba mở đầu là: Bộ ba Trên mạch gốc của gen Trên mARN Kết thúc 3’ATT5’ 5’ UAA3’ 3’ATX5’ 5’UAG3’ 3’AXT5’ 5’UGA3’ Mở đầu 3’TAX5’ 5’AUG3’ Bộ ba mở đầu là AUG mã hoá axit amin mêtiônin (ở SV nhân thực) hoặc foocmin mêtiônin (ở SV nhân sơ). 2. Đặc điểm + Tính liên tục: Mã DT được đọc từ một điểm theo từng bộ ba mà không gối lên nhau. Ví dụ: Mạch gốc của gen có trình tự 3’- ATTGXTXGGTTT- 5’ Các bộ ba được đọc là: + Tính phổ biến : Tất cả các loài đều dùng chung bộ mã DT, trừ một vài ngoại lệ → Phản ánh tính thống nhất của sinh giới. + Tính đặc hiệu : 1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin . Ví dụ: Quan sát bảng SGK trang 8 và kể tên các bộ ba chỉ mã cho 1 axit amin: + Tính thoái hoá : Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá 1 axit amin. Ví dụ: Quan sát bảng SGK trang 8(Sinh học 12 – cơ bản) các bộ ba mã hóa axit amin Valin là: * Các bộ ba mã hoá khác nhau ở thành phần và trình tự các nu LUYỆN TẬP CÔNG THỨC I. TÍNH SỐ RIBÔNUCLÊÔTIT CỦA ARN : - ARN thường gồm 4 loại ribônu : A ,U , G , X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS . Vì vâỵ số ribônu của ARN bằng số nu 1 mạch của ADN rN = rA + rU + rG + rX = 2 N - Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau . Sự bổ sung chỉ có giữa A, U , G, X của ARN lần lượt với T, A , X , G của mạch gốc ADN . Vì vậy số ribônu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN . Chúng ta giả sử mạch 1 của gen là mạch gốc Mạch 1 (Mạch gốc) Mạch 2 (Mạch bổ sung) mARN tARN T gốc (T 1 ) = = rA = A gốc (A 1 ) = = rU = X gốc (X 1 ) = = rG = G gốc (G 1 ) = = rX = * Chú ý : Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau : + Số lượng :A = T = rA + rU , G = X = rR + rX + Tỉ lệ % :% A = %T = 2 %% rUrA + , %G = % X = 2 %% rXrG + 2. Một ribônu có khối lượng trung bình là 300 đvc , nên: M ARN = rN . 300đvc = 2 N . 300 đvc 3. Tính chiều dài : ARN gồm có mạch rN ribônu với độ dài 1 nu là 3,4 A 0 . Vì vậy chiều dài ARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nên ARN đó : Vì vậy L ADN = L ARN = rN . 3,4A 0 = 2 N . 3,4 A 0 4 . Tính số liên kết hoá trị Đ –P: + Trong chuỗi mạch ARN : 2 ribônu nối nhau bằng 1 liên kết hoá trị , 3 ribônu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị … Do đó số liên kết hoá trị nối các ribônu trong mạch ARN là rN – 1 + Trong mỗi ribônu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần axit H 3 PO 4 vào thành phần đường . Do đó số liên kết hóa trị loại này có trong rN ribônu là rN Vậy số liên kết hoá trị Đ –P của ARN : HT ARN = rN – 1 + rN = 2 .rN -1 5 . TÍNH SỐ RIBÔNUCLÊOTIT TỰ DO CẦN DÙNG *. Qua 1 lần sao mã : Khi tổng hợp ARN , chỉ mạch gốc của ADN làm khuôn mẫu liên các ribônu tự do theo NTBS : A ADN nối U ARN ; T ADN nối A ARN , G ADN nối X ARN ; X ADN nối G ARN Vì vậy : + Số ribônu tự do mỗi loại cần dùng bằng số nu loại mà nó bổ sung trên mạch gốc của ADN rA td = T gốc ; rU td = Agốc; rGtd = X gốc; rX td = G gốc + Số ribônu tự do các loại cần dùng bằng số nu của 1 mạch ADN: rN td = 2 N *. Qua nhiều lần sao mã ( k lần ) Mỗi lần sao mã tạo nên 1 phân tử ARN nên số phân tử ARN sinh ra từ 1 gen bằng số lần sao mã của gen đó + Số phân tử ARN = Số lần sao mã = K + Số ribônu tự do cần dùng là số ribônu cấu thành các phân tử ARN . Vì vậy qua K lần sao mã tạo thành các phân tử ARN thì tổng số ribônu tự do cần dùng là: ∑ rN td = K . rN + Suy luận tương tự , số ribônu tự do mỗi loại cần dùng là : ∑ rA td = K. rA = K . T gốc ; ∑ rU td = K. rU = K . A gốc ∑ rG td = K. rG = K . X gốc ; ∑ rX td = K. rX = K . G gốc * Chú ý : Khi biết số ribônu tự do cần dùng của 1 loại : + Muốn xác định mạch khuôn mẫu và số lần sao mã thì chia số ribônu đó cho số nu loại bổ sung ở mạch 1 và mạch 2 của ADN => Số lần sao mã phải là ước số giữa số ribbônu đó và số nu loại bổ sung ở mạch khuôn mẫu . + Trong trường hợp căn cứ vào 1 loại ribônu tự do cần dùng mà chưa đủ xác định mạch gốc , cần có số ribônu tự do loại khác thì số lần sao mã phải là ước số chung giữa só ribônu tự do mỗi loại cần dùng với số nu loại bổ sung của mạch gốc 6. Tính xác suất xuất hiện bộ ba bất kì Bước 1. Tìm tỉ lệ từng nu. xuất hiện Bước 2. Xác định số trường hợp xuất hiện Bước 3. xác suất xuất hiện bộ ba bất kì = số trường hợp x tỉ lệ từng loại nu. Bài tập vận dụng: Bài tập Lời giải Ví dụ 1: Một gen có khối lượng phân tử là 18.10 5 đvC thực hiện phiên mã tạo nên một phân tử mARN với A m = 600, U m = 900, X m = 500. a) Tính số ribônuclêôtít từng loại môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã trên; b) Tính số nuclêôtít từng loại của mỗi mạch đơn và của cả gen trên. Ví dụ 2. Một gen có 2400 nu. Hiệu số phần trăm của nucleotit loại A với nucleotit không bổ sung với nó = 20%. Trên phân tử mARN tổng hợp từ gen đó có rX=120 nu, rA = 240 nu . a. Xác định tỉ lệ % từng loại nu trên mỗi mạch đơn gen đã tổng hợp nên mARN trên. b. Xác định số ribonu loại G môi trường cung cấp cho 6 lần phiên mã của gen trên Ví dụ 3: Một gen chứa đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch mang mã gốc có trình tự nuclêôtit là: 5’- AGXTTAGXA - 3’ Xác định trình tự các ribô nuclêôtit được tổng hợp từ đoạn gen này. Ví dụ 4. a. Một gen cấu trúc có chiều và trình tự các cặp nucleotit một mạch như sau:3’-TAX GTAXGATAA -5’. Nếu enzym ARN-polimeraza phiên mã theo chiều từ phải sang trái thì phân tử mARN tạo ra có cấu trúc như thế nào? b. Chiều và trình tự các ribonu của phân tử mARN là 5’ – AUG UXU GUA AXU – 3’ thì gen phải có cấu trúc ntn? Ví dụ 5. Một phân tử ARN có tỉ lệ các loại ribonu như sau: A:U:G:X = 1:2:3:4. Tính xác suất : a. Xuất hiện bộ ba AAU b. Xuất hiện bộ ba XGA c. Xuất hiện bộ ba chứa 2A và 1X d. Xuât hiện bộ ba chứa 1A, 1G, 1X d. Xuất hiện bộ ba kết thúc e. Xuất hiện bộ ba mở đầu Trắc nghiệm Câu hỏi và đáp án Ghi chú Câu 1. Loại ARN đa dạng nhất trong các loại ARN là: A. mARN B. tARN C. rARN D. tARN và mARN Câu 2. Trong các bộ 3 sau bộ 3 nào qui định axit amin Metiônin A. AUG B. UAA C. UAG D. UGA Câu 3: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA Câu 4. Một gen cấu trúc ở thực vật có vùng mã hóa gồm 9 đoạn Intron dài bằng nhau. Các đoạn Exon dài bằng nhau và dài gấp đôi các đoạn Intron. Gen trên phiên mã ra một phân tử mARN trưởng thành có 1500 ribônucleotit. Hỏi vùng mã hóa của gen trên dài bao nhiêu? A. 7395A o . B. 9690A o . C.14790A o . D. 19380A o . Câu 5. Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G là: A. 5,4% B. 6,4% C. 9,6% D. 12,8% Câu 6. Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại Nu như sau: A:U:G:X = 1:3:2:4.Tính theo lý thuyết tỷ lệ bộ ba chứa 2A là: A. B. C. D. Câu 7. Chiều tổng hợp mARN của enzimARN - pôlimêraza là: A. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 5 . > 3 . B. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 3 . > 5 . C. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử ADN D. Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu trúc gen Câu 8. Gen cần được môi trường cung cấp 15120 nucleotit tự do khi tái bản trogn đó có 2268 guanin. Số nucleotit của gen trong đoạn từ [2100 – 2400]. Chiều dài của gen trên là: A. 0,7344µm B. 1836Å C. 2754Å D. 3672Å Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin. B. Trong phân tửARN có chứa gốc đường C5H10O5và các bazơnitric A, T, G, X. C. Ởsinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin. D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. Câu 10. Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là A. 3'AUG5'. B. 5'AUG3'. C. 3'XAU5'. D. 5'XAU3'. Câu 11. Khi nói về mã di truyền, có các khẳng định sau: (1) Mã di truyền là mã bộ ba (2) Có 4 loại bộ ba không mã hóa axit amin (3) Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp axit amin metionin ở sinh vật nhân sơ và là bộ ba mở đầu (4) Bộ ba 3’GUA5’ quy định tổng hợp axit amin metionin ở sinh vật nhân chuẩn và là bộ ba mở đầu (5) Tính thoái hóa của mã di truyền thể hiện thuyết tiến hóa phân li (6) Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin là tính đặc hiệu Số đáp án đúng là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 12. Khi phân tích định lượng một loại ARN trong tế bào nhân thực người ta thấy rằng phân tử này có 90 đơn phân. Khả năng đúng nhất đó là phân tử: A. mARN B. rARN C. tARN D. mARN và tARN Câu 13. Loại ARN đa dạng nhất trong các loại ARN là: A. mARN B. tARN C. rARN D. tARN và mARN Câu 14. Trong các bộ 3 sau bộ 3 nào qui định axit amin Metiônin [...]... Hỏi vùng mã hóa của gen trên dài bao nhiêu? A 7395Ao B 9690Ao C .14 790Ao D 19 380Ao Câu 17 Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1 Tỉ lệ bộ mã có 2A và 1G là: A 5,4% B 6,4% C 9,6% D 12 ,8% Câu 18 Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại Nu như sau: A:U:G:X = 1: 3 :2: 4.Tính theo lý thuyết tỷ lệ bộ ba chứa 2A là: A B C D Câu 19 Chiều tổng hợp mARN của enzimARN - pôlimêraza là: A Chiều... hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử ADN D Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu trúc gen Câu 20 Gen cần được môi trường cung cấp 15 120 nucleotit tự do khi tái bản trogn đó có 22 68 guanin Số nucleotit của gen trong đoạn từ [ 21 0 0 – 24 00] Chiều dài của gen trên là: A 0,7344µm B 18 36Å C 27 54Å D 36 72 Câu 21 Phát biểu nào sau đây đúng? A Một bộ ba mã... C5H10O 5và các bazơnitric A, T, G, X C sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin D Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép Câu 22 Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là A 3'AUG5' B 5'AUG3' C 3'XAU5' D 5'XAU3' Câu 23 Khi nói về mã di truyền, có các khẳng định sau: (1) Mã di truyền là mã bộ ba (2) ... di truyền là mã bộ ba (2) Có 4 loại bộ ba không mã hóa axit amin (3) Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp axit amin metionin ở sinh vật nhân sơ và là bộ ba mở đầu (4) Bộ ba 3’GUA5’ quy định tổng hợp axit amin metionin ở sinh vật nhân chuẩn và là bộ ba mở đầu (5) Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin là tính đặc hiệu Số đáp án đúng là: A 3 B 2 C 4 D 5 Câu 24 Khi phân tích định lượng một loại ARN trong... đúng nhất đó là phân tử: A mARN B rARN C tARN D mARN và tARN Câu 25 Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba Câu 26 Bản chất của mã di truyền là Câu 27 Số bộ ba mã hóa cho aa Câu 28 Bộ ba mã gốc nằm trên Câu 29 Bộ ba mã hóa nằm trên Câu 30 Bộ ba vô nghĩa là Câu 31 Bộ ba mã sao (codon) nằm ... B UAA C UAG D UGA Câu 15 : Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào Các bộ ba đó là: A UGU, UAA, UAG B UUG, UGA, UAG C UAG, UAA, UGA D UUG, UAA, UGA Câu 16 Một gen cấu trúc ở thực vật có vùng mã hóa gồm 9 đoạn Intron dài bằng nhau Các đoạn Exon dài bằng nhau và dài gấp đôi các đoạn Intron Gen trên phiên mã ra một phân tử mARN trưởng thành có 15 00 ribônucleotit Hỏi vùng mã . Mạch 2 A 1 = T 2 T 1 = A 2 G 1 = X 2 X 1 = G 2 Tổng: A 1 + T 1 + G 1 + X 1 = T 2 + A 2 + X 2 + G 2 = N /2 Về tỉ lệ %: %A = % T = = + 2 2 %1% AA 2 2 %1% TT + = %G = % X = = + 2 2 %1% GG 2 2 %1% . nhân đôi : N mt = N (2 k - 1) - Số nu tự do mỗi loại cần dùng là:A mt = T mt = A (2 k - 1) , G mt = X mt = G (2 k - 1) Bài tập vận dụng: Bài tập Lời giải Ví dụ 1. Một gen có tổng số. đúng là A. (1) → (4) → (3) → (2) . B. (1) → (2) → (3) → (4). C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 21 . Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật

Ngày đăng: 05/05/2015, 21:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan