7. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh
yêu lao động cho thanh niên
Hồ Chí Minh rất coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa các thành phần dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân yêu nƣớc vì đại nghĩa dân tộc, vì lợi ích thiêng liêng của dân tộc. Ngƣời đã đúc kết thành nhƣ một quy luật của lịch sử: “Đoàn kết là sức mạnh
vô địch của chúng ta”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. [37, tr. 14].
Không những thế, Hồ Chí Minh còn viết những câu hết sức xúc động về tinh thần đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta, của dân tộc ta: “Nƣớc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” [37, tr. 366]. “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mƣờng hay Mán, Gia – rai hay Ê – đê, Xơ – đăng hay Ba – na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sƣớng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhƣng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt” [37, tr. 385-386].
Qua những trang lịch sử oai hùng của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm, Hồ Chí Minh, qua quyển “Lịch sử nƣớc ta” đã tập trung rút ra bài học truyền thống của nhân dân ta. Đó là đoàn kết để chiến thắng. Kết thúc quyển “Lịch sử nƣớc ta”, Ngƣời đã nêu:
Dân ta xin nhớ chữ “đồng”
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” [39, tr. 229].
“Đồng” là đoàn kết. Ở đây, Hồ Chí Minh nêu các “cấp độ” thể hiện sự
đoàn kết dân tộc. Đầu tiên là “đồng tình” tức là sự nhất trí, ủng hộ về mặt tinh thần với cuộc đấu tranh chung, dù chƣa tham gia đấu tranh. “Đồng sức” thể hiện sự đoàn kết ở mức độ cao hơn, không chỉ ủng hộ về mặt tinh thần mà còn góp công sức, tiền của cho cuộc đấu tranh. “Đồng lòng” không chỉ ủng hộ về tinh thần, sự đóng góp sức lực, tiền của mà ở đây là sự kết thành một khối, quyết tâm chiến đấu để đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Cuối cùng “Đồng minh” là liên kết chặt chẽ với nhau trong một đội ngũ, một tổ chức để chiến thắng.
Vì vậy, nhân dân ta, nhất là thế hệ trẻ phải nhận rõ tầm quan trọng của đoàn kết. Bởi theo Hồ Chí Minh, “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn ngƣời nhƣ một thì nƣớc ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nƣớc ngoài xâm lấn” [39, tr. 221].
Học tập đối với thanh niên là rất quan trọng nhƣng không chỉ học mà còn phải lao động. Hồ Chí Minh cho rằng, trƣớc kia có câu: “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thƣ cao” [45, tr. 493]. Nó có nghĩa là: Tất cả mọi ngành đều ở dƣới, duy có việc học là cao…đó là quan niệm thời phong kiến, học để làm quan. Ngày nay phải vừa học vừa lao động, bây giờ phải yêu lao động, thực sự lao động.
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nƣớc, dân tộc ta phải đƣơng đầu với nhiều đế chế lớn mạnh ở phƣơng Đông thời cổ - trung đại và nhiều cƣờng quốc đế quốc chủ nghĩa thời cận – hiện đại. Vì vậy, con đƣờng để đi đến giành thắng lợi của dân tộc ta là phải huy động sức mạnh vật chất, tinh thần của cả cộng đồng dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ luôn đặt ra hết sức khó khăn nặng nề. Nó không chỉ đòi hỏi tinh thần quyết tâm cao độ, mà còn đòi hỏi cả hy sinh xƣơng máu. Do đó, Hồ Chí Minh đã chú trọng giáo dục, bồi dƣỡng cho thanh niên ý chí tự lập, tự cƣờng để vƣơn lên, không chịu khuất phục trƣớc mọi khó khăn nguy hiểm để dành chiến thắng.
Trong “Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trƣờng đại học nhân dân Việt Nam”, Hồ Chí Minh không chỉ nhấn mạnh “Trƣớc hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân”, mà nhiệm vụ của thanh niên “Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống nhân dân” [43, tr. 455].
Hồ Chí Minh khuyên thanh niên: “Có khó nhọc mình nên đi trƣớc, khi hƣởng thụ mình nên đi sau” [45, tr. 172]. Hồ Chí Minh mong mỏi ở thanh niên: cái khó nhọc thì mình nên đi trƣớc ngƣời ta, còn sự sung sƣớng thanh nhàn thì mình nhƣờng ngƣời ta hƣởng trƣớc. Các việc đáng làm, thì khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ đƣợc. Ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý. Đem lòng chí công vô tƣ mà đối với ngƣời, đối với việc. Quyết tâm làm gƣơng về mặt: siêng năng, tiết kiệm, trong sạch. Chớ kiêu ngạo tự mãn…”. Để thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên
có, việc gì khó thanh niên làm” [5, tr. 336], Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cho mỗi thanh niên phƣơng hƣớng hành động để từ đó có một hƣớng đi đúng đắn, sát với thực tiễn. Thanh niên đã làm đƣợc rất nhiều điều quan trọng cho Tổ quốc, nhƣng theo Hồ Chí Minh: chớ vì thế mà tự cao, tự đại, phải khiêm tốn, luôn luôn cố gắng hơn mới vƣợt qua mọi khó khăn để giành lấy thành tích nhiều hơn và lớn hơn. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn, gian khổ nhất, nơi nào ngƣời khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt…, phải xung phong đến những nơi khó khăn để xây dựng chủ nghĩa xã hội” [46, tr. 620]. Xung phong là đi trƣớc, làm trƣớc để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời quần chúng. Đồng thời, Hồ Chí Minh đƣa ra những điều nên chống “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tƣ, tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sƣớng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay” [43, tr. 455]. Thanh niên bao giờ cũng có nhiều ham muốn. Nhƣng nếu chỉ ham muốn chỉ hƣớng vào những dục vọng tầm thƣờng thì sẽ làm cho thanh niên sống không có mục đích đúng đắn.
Bài nói tại Đại hội sinh viên lần thứ II, Hồ Chí Minh nói về yêu lao động: “Muốn thật thà yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động, vì không có lao động thì chỉ có nói suông” [ 45, tr. 173 – 174].