Giáo dục đạo đức mới, lối sống giản dị, trong sáng, lành

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và sự vận dụng tư tưởng này trong quá trình giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.5. Giáo dục đạo đức mới, lối sống giản dị, trong sáng, lành

cho thanh niên

Trên cơ sở nhận thức về vị trí, vai trò của thanh niên trong tiến trình cách mạng của dân tộc và vai trò “nền tảng” của đạo đức đối với ngƣời cách mạng, Hồ Chí Minh xác định giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là công việc gốc của Đảng, của tổ chức Đoàn, của gia đình, nhà trƣờng và toàn xã hội. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, trƣớc lúc đi xa, Hồ Chí Minh không quên căn dặn Đảng ta: “Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những ngƣời thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” [47, tr. 510].

Theo Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức cho thanh niên là quá trình làm cho thanh niên lĩnh hội đƣợc những quy tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng của xã hội. Đây còn là biện pháp tốt nhất, nhằm giúp thanh niên tránh đƣợc những tác động xấu của tàn dƣ đạo đức cũ để nhận thức đúng trách nhiệm của tàn dƣ đạo đức cũ để nhận thức đúng trách nhiệm của mình trƣớc dân tộc.

Là một phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội, các quan hệ đạo đức cũ luôn tồn tại dai dẳng và có ảnh hƣởng nhất định đến thanh niên. Mặt khác, thanh niên là lớp ngƣời trẻ tuổi, có sức khỏe dồi dào, lại là lực lƣợng đông

đảo trong xã hội “chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân” [44, tr. 94], nên thanh niên luôn là đối tƣợng tác động chủ yếu của các thế lực phản cách mạng. Chúng tìm mọi cách nắm lấy lực lƣợng trẻ để lừa phỉnh, mua chuộc, lôi kéo họ vào con đƣờng phản các mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong xã hội cũ có nhiều nọc độc nó làm hại thanh niên. Nhất là văn hóa độc ác của Mỹ, nó dùng mọi cách nhƣ sách báo, phim ảnh…để làm cho thanh niên hƣ hỏng, trụy lạc. Thậm chí một số thanh niên hóa ra lƣu manh, trộm cắp, cờ bạc…” [43, tr. 455]. Vì thiếu kinh nghiệm do chƣa từng trải nên không ít thanh niên đánh mất vai trò “ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc”, quên đi trách nhiệm, bổn phận của mình đối với tiền đồ của dân tộc. Họ trốn tránh những nhiệm vụ khó khăn, chỉ biết chăm lo cho lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến lợi ích của tập thể, của xã hội. Vì thế, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên để giúp họ trở thành những công dân tốt, ngƣời lao động tốt, ngƣời chiến sĩ tốt, ngƣời chủ xứng đáng của đất nƣớc, ngƣời cách mạng chân chính là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nƣớc ta.

Mặt khác, hình thành đạo đức cách mạng cho thanh niên thông qua công tác giáo dục còn nhằm giúp thanh niên hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp rất vẻ vang nhƣng cũng rất lâu dài, đầy khó khăn, thử thách. Thanh niên phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới đủ sức vƣợt qua những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tƣởng cách mạng, hoàn thành nhiệm vụ mà cách mạng và Đảng giao phó. Hồ Chí Minh nói: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bƣớc. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài ngƣời mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc” [45, tr. 284].

Khi nói tới giáo dục đạo đức cho thanh niên, vấn đề quan trọng hàng đầu đƣợc Hồ Chí Minh quan tâm là phải làm cho thanh niên nhận thức đƣợc rằng: đạo đức cách mạng là tận trung với nƣớc, tận hiếu với dân. Trung, hiếu là những khái niệm cũ có trong đạo đức truyền thống Việt Nam và Phƣơng Đông đã đƣợc Hồ Chí Minh sử dụng và đƣa vào nội dung mới để giáo dục thanh niên. Trung với nƣớc là trung thành với sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc. Nƣớc ở đây là nƣớc của dân, dân là chủ nhân của đất nƣớc. Hiếu với dân, học tập, làm việc, chiến đấu vì nhân dân; phải chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tích cực giúp đỡ nhân dân vƣợt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống; phải đấu tranh chống lại mọi biểu hiện sách nhiễu, gây phiền hà cho nhân dân. Có nhƣ vậy mới đƣợc dân tin, dân mến, kính trọng, mới tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng. Tóm lại, trung với nƣớc, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc, là suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vƣợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc giáo dục những phẩm chất bên trong. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng. “Tƣ cách của ngƣời cách mạng” là vấn đề đƣợc Hồ Chí Minh chú trọng đầu tiên khi Ngƣời viết tác phẩm “Đƣờng Kách mệnh” năm 1927 nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nƣớc ta, giáo dục, đào tạo những lớp cán bộ cách mạng đầu tiên của Đảng, của dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng biểu hiện ở những giá trị cốt lõi của con ngƣời. Những phẩm chất cao quý nhƣ: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ; những tác phong đẹp đẽ nhƣ: khiêm tốn, giản dị, tinh thần lao động tích cực, siêng năng, gan dạ, táo bạo và sáng tạo; là các đức tính: trung thành, thật thà, chính thực. Hồ Chí Minh xác định: ngƣời cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm gốc. Nếu không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi đến mấy cũng

không lãnh đạo đƣợc nhân dân. Đối với thanh niên, để thực sự là lực lƣợng nòng cốt trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Hồ Chí Minh dạy: họ cần phải học tập, tu dƣỡng và trau dồi đạo đức cách mạng.

Phát biểu tại buổi lễ khai trƣờng đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19/1/1955, Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tƣ tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sƣớng và tránh khó nhọc. chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lƣời biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang” [43, tr. 455], vì đó là những thói xấu kìm hãm chí tiến thủ của thanh niên. Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí xa hoa. Thực hành tƣ phê bình và phê bình nghiêm túc đế giúp nhau cùng tiến bộ.

Đề cao tinh thần trách nhiệm, thực hành chủ nghĩa tập thể, tẩy trừ chủ nghĩa cá nhân cũng là một nội dung trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên. Là ngƣời cách mạng, thanh niên phải luôn đặt nghĩa vụ lên trên quyền lợi, phải ra sức lao động cống hiến chứ không phải chỉ biết có đòi hỏi. Trong công việc, thanh niên phải nêu cao tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trƣớc, hƣởng thụ sau mọi ngƣời” [46, tr. 621]. Hồ Chí Minh cho rằng: Thanh niên “phải thầm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể…ra sức cần kiệm xây dựng nƣớc nhà” [46, tr. 106].

Đạo đức cách mạng là đạo đức mới – đạo đức của giai cấp vô sản, đòi hỏi ngƣời cách mạng không chỉ biết đấu tranh vì sự phát triển, vì lợi ích của dân tộc mình mà còn phải có “quyết tâm giúp đỡ loài ngƣời ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn giữ vững tinh thần chí công vô tƣ” [43, tr. 568].

Con đƣờng hình thành đạo đức cách mạng cho thanh niên theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là con đƣờng giáo dục, rèn luyện, kết hợp tự giáo dục, rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn. Bởi vì: Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng nhƣ ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, đạo đức của con ngƣời “phần nhiều do giáo dục mà nên”. Do đó, phải kết hợp việc giáo dục của các tổ chức với việc phát huy cao độ vai trò tự rèn luyện của thanh niên.

Trong bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Hồ Chí Minh quan tâm cả đức lẫn tài nhƣng vẫn luôn nhấn mạnh về đức: “Giáo dục thanh niên một cách toàn diện nhƣng phải chú trọng đạo đức cách mạng, giác ngộ Chủ nghĩa Xã hội trong quan hệ mật thiết với văn hóa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Thanh niên phải có ý thức dân tộc sâu sắc nhƣng đồng thời phải biết gắn những truyền thống, tập quán, thói quen, lối sống quý báu lành mạnh khoa học của dân tộc với hiện đại, đoàn kết hòa bình, tiến bộ xã hội của nhân loại” [44, tr. 759]. Thanh niên là lƣ̣c lƣợng nòng cốt cùng toàn dân tô ̣c thƣ̣c hiê ̣n mục tiêu Hòa bình – Thống nhất – Độc lập dân tộc và Giàu mạnh ở Việt Nam.

Giáo dục đạo đức mới, lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh cho thanh niên. Hồ Chí Minh nêu rõ: mỗi ngƣời cần quan tâm đến việc rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức mới trong đời sống cá nhân của mình. Vì vậy, trƣớc hết phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, vì nó là kẻ thù của đạo đức cách mạng, kẻ thù nguy hiểm nhất của ngƣời cách mạng. Để chống đƣợc những biểu hiện đó của chủ nghĩa cá nhân, Ngƣời chỉ rõ: thanh niên sinh viên phải rèn luyện nếp sống có văn hóa, có tình thƣơng yêu đồng chí, sống có nghĩa, có tình, quan tâm đến ngƣời khác, đến công việc chung.

Chƣơng 2

GIÁO DỤC THANH NIÊN VIỆT NAM THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và những vấn đề đặt ra

2.1.1. Quan điểm của Đảng về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chính thức khởi đầu cho thời kỳ đổi mới trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Tại Đại hội này, nhiều vấn đề mới về lý luận và thực tiễn đã đƣợc đặt ra và giải quyết theo tinh thần “đổi mới tƣ duy”, “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” [8, tr. 346]. Với tinh thần đó, tƣ duy đổi mới của Đại hội VI đã trở thành nền tảng cho việc đánh giá tình hình và đề ra các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa mới, trong đó có chính sách đối với thanh niên. Trong nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa VI, một văn kiện có tầm quan trọng đặc biệt về công tác thanh niên đã đƣợc ban hành vào ngày 9 tháng 2 năm 1991. Đó là Nghị quyết số 25 – NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên. Đây có thể coi là điểm khởi đầu cho đƣờng lối đổi mới của Đảng về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Nghị quyết đƣợc ban hành đã đƣa lại một định hƣớng mới với những giải pháp lãnh đạo mới cho công tác thanh niên.

Hai năm sau, ngày 14 tháng 1 năm 1993, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ƣơng khóa VII đã họp và ra Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW về công tác thanh niên trong thời kỳ mới.

Trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 1993 đến năm 2003, Trung Ƣơng Đảng và Nhà nƣớc không ban hành một văn bản chỉ đạo hay văn bản có tính pháp quy chuyên biệt nào về công tác thanh niên. Tuy nhiên, trong một

số nghị quyết quan trọng khác của Ban chấp hành Trung Ƣơng khóa VIII đều có đề cập gián tiếp đến công tác thanh niên từ những khía cạnh cụ thể. Tiêu biểu là Nghị quyết Hội Nghị Trung Ƣơng 2 năm 1996 và chiến lƣợc phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vị đến năm 2000 và Nghị quyết Hội Nghị Trung Ƣơng 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tròn 10 năm sau Nghị quyết Trung Ƣơng 4 khóa VII, ngày 29 – 4 – 2003, Thủ tƣởng chính phủ đã ký quyết định số 70/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên, bƣớc đầu thể chế hóa đƣờng lối lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Việc phải mất đến 10 năm sau Nghị quyết trung ƣơng 4, bản chiến lƣợc này mới đƣợc chuẩn bị xong và đƣợc phê duyệt là rất chậm so với yêu cầu khách quan của công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, “muộn còn hơn không”, bản chiến lƣợc này đánh dấu một nỗ lực không nhỏ của chính phủ Việt Nam trong việc thế chế hóa và đƣa đƣờng lối của Đảng vào cuộc sống. Bản chiến lƣợc gồm 4 phần: phần thứ nhất là: “Tình hình thanh niên, công tác thanh niên hiện nay. Bối cảnh thời cơ và thách thức đối với thanh niên trong giai đoạn mới”; phần thứ hai: “Quan điểm và mục tiêu chiến lƣợc phát triển thanh niên”; phần thứ ba: “Các giải pháp chủ yếu” và phần thứ tƣ: “Tổ chức thực hiện”.

Trong phần thứ nhất, Bản chiến lƣợc đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản, những mặt mạnh, mặt yếu của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ hiện nay. Theo đó, “thanh niên nƣớc ta (từ 15 đến 34 tuổi) là lực lƣợng xã hội hùng hậu, chiếm 35,96% dân số và chiếm 55,5% lực lƣợng lao động xã hội. Đây là một nhận định quan trọng, bởi lần đầu tiên độ tuổi thanh niên ở Việt Nam đƣợc xác định, với ranh giới từ 15 đến 34 tuổi.

Về những mặt mạnh của thanh niên Việt Nam hiện nay, chiến lƣợc nhận định: “Hiện nay, thanh niên nƣớc ta có trình độ học vấn, nghề nghiệp,

trình độ khoa học, công nghệ cao hơn trƣớc. Đời sống vật chất và tinh thần đƣợc nâng cao, sức khỏe và tình trạng thể chất của thanh niên có tiến bộ. Phần lớn thanh niên có khát vọng vƣợt qua đói nghèo, lạc hậu, xây dựng đất nƣớc theo mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đƣờng xã hội chủ nghĩa đƣợc củng cố và tăng cƣờng…Tính tích cực xã hội, tinh thần tình nguyện, tính xung kích của thanh niên đƣợc nâng cao”. Đặc biệt là theo Chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010, tại quyết định số 70/2003/QĐ –TTg ngày 29-4-2003 của Thủ tƣởng chính phủ nhận định “Trong xã hội ta đang tiếp tục hình thành một lớp thanh niên ƣu tú, vững vàng về chính trị, suất sắc trong các lĩnh vực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới”. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục thanh niên là một hệ thống những quan điểm hoàn chỉnh, thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với thanh niên, một tầm nhìn chiến lƣợc đối với lực lƣợng quan trọng này. Theo Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo đất nƣớc, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là rƣờng cột của nƣớc nhà, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là lực lƣợng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên và sự vận dụng tư tưởng này trong quá trình giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)