Thời kỳ phát triển và từng bước hoàn thiện tư tưởng về nhà nước

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Thời kỳ phát triển và từng bước hoàn thiện tư tưởng về nhà nước

nước pháp quyền ở Việt Nam .

Vào năm 1920 Hồ Chí Minh đã đọc được tác phẩm sơ thảo lần

thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité số ra ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1920. Ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga và luận cương của Lênin đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan và giúp Người dứt khoát di theo Quốc tế thứ 3, lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đại hội Tua (12-1920), Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản. Từ đó trở đi, Người có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Trong mọi diễn đàn và trong mọi hoạt động, Người đều khẳng định khát vọng của mình: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.” [17, tr105] Với sự kiện này Hồ Chí Minh đã có một lựa chọn mang tính cách

mạng và khoa học. Về con đường cách mạng, Người khẳng định rứt khoát

đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô

và kim chỉ nam cho hành động. Về mô hình nhà nước, Người lựa chọn kiểu nhà nước Xôviết, nhà nước theo học thuyết Mác- Lênin, Nhà nước mà “

quyền giao cho dân chúng số đông”.

Từ năm 1921 trở đi, trong khi tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam để chuẩn bị sáng lập Đảng Cộng sản lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh tranh thủ mọi cơ hội để tuyên truyền; giới thiệu về Nhà nước kiểu mới đầu tiên trên thế giới – Nhà nước Xôviết. Trong đường cách mạng, người viết: “Đảng cộng sản cầm quyền, tổ chức ra chính phủ công, nông,binh, phát đất ruộng cho dân cày, giao công sưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết cho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng”. [24, tr.280] Từ việc nhận thức lựa chọn xây dựng nhà nước theo học thuyết Mác – Lênin Hồ Chí Minh đã phát triển và từng bước hoàn thiện tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Ngày 2- 9-1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Bản tuyên ngôn trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn đã phát triển tư tưởng trong bản tuyên

ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, tư tưởng nhân quyền và dân quyền

trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng pháp năm 1789,

đi đến khẳng định tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Hồ Chí Minh cũng nói lên ý chí của toàn dân quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.

Tuyên ngôn độc lập là cơ sở của hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, cũng có nghĩa là xác lập những nền móng đầu tiên cho nhà nước pháp quyền Việt Nam. Một nhà nước chỉ có thể trở thành Nhà nước pháp quyền khi nhà nước đó, trước tiên phải có độc lập, và tiếp theo là dân chủ, quyền

con người. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã chính thức khẳng định những tiền đề này của Nhà nước pháp quyền: Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lập quốc kiệt suất của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước thế giới rằng, nước Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ. Tạo tiền đề lý luận cho việc khẳng định quyền độc lập, tự chủ dân tộc, Chủ tich Hồ Chí Minh trước tiên xuất phát từ “ quyền tự do và bình đẳng của cá nhân” được thừa nhận như một giá trị tiến bộ của nền văn minh nhân loại: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền được

mưu cầu hạnh phúc”. Sau khi nhắc lại những quan điểm đó trong tuyên

ngôn độc lập của Mỹ, Hồ Chí Minh lập luận: “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [26, tr.1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất phát từ đạo lý tiến bộ của nhân loại để suy luận ra quyền

độc lập của dân tộc bởi quyền con người được đề cập trong tuyên ngôn độc

lập của Mỹ chỉ được hiểu là quyền của cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh suy

rộng ra quyền độc lập, tự quyết của dân tộc là một nội dung tất yếu của quyền con người. Như vậy đối với Người, quyền con người không chỉ được hiểu là quyền của cá nhân mà còn là quyền của tập thể, của cả một dân tộc – quyền tự quyết dân tộc là một nội dung của quyền con người.

Ý tưởng vĩ đại của Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập về

quyền độc lập dân tộc đã được chuyển tải thành nội dung của một quy phạm pháp luật quốc tế tại hội nghị thế giới về nhân quyền họp ngày 25- 6-

1993. Tuyên ngôn Vienna và chương trình hành động của hội nghị đã

dân tộc tự quyết thể chế chính trị của mình và tự do theo đuổi con đường

kinh tế, xã hội và văn hóa của mình”. [97, tr.3]. Tuyên ngôn độc lập do Chủ

tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã đóng góp cho nhân loại tiến bộ một quy phạm giá trị về quyền tự quyết dân tộc với tư cách là một nội dung của quyền con người.

Khẳng định được nền độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

tạo sơ sở cho ra đời Hiến pháp 1946 sau này. Sau khi độc tuyên ngôn độc

lập, Người nhận thức rằng Hiến pháp chỉ tồn tại trong một đất nước độc

lập, và một khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã giành được độc lập cho dân tộc thì phải có Hiến pháp.

Hồ Chí Minh ý thức rất rõ rằng Hiến pháp là những quy định có tầm cao nhất nhằm điều chỉnh việc tổ chức nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước, hình thức, cơ cấu và mối quan hệ của nhà nước với công dân. Hiến pháp là tất cả các quy tắc pháp lý quan trọng nhất của quốc gia, ấn định hình thể quốc gia, ấn định các cơ quan điều khiển quốc gia cùng những thẩm quyền của các cơ quan ấy. Hiến pháp là văn bản phản ánh tổ chức chính trị của quốc gia. Hiến pháp là bản văn quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức chính trị của quốc gia nên việc thiết lập Hiến pháp là thể hiện chủ quyền của quốc gia. Do đó, một quốc gia có độc lập, có chủ quyền thì mới có Hiến Pháp. Đây chính là những tư tưởng cơ bản về một Nhà nước pháp quyền mà ở đó luật pháp đóng vai trò tối thượng

Độc lập dân tộc là tiền đề, cơ sở đầu tiên cho việc thiết lập Hiến pháp. Tuy nhiên, không phải mọi dân tộc có chủ quyền đều có thể có Hiến pháp. Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đã từng có hai văn kiện được coi là

những tuyên ngôn độc lập. Đó là Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và

định chủ quyền của quốc gia, nền độc lập của dân tộc. Tuy nhiên, sau hai bản tuyên ngôn này đều chưa thể dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp.

Trong lịch sử nhân loại, Hiến pháp chỉ ra đời khi xã hội phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, quyền lực nhà nước được tổ chức phổ biến theo hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối. Khi đó, tất cả quyền lực nhà nước đều tập trung trong tay nhà vua. Không có một văn bản nào giới hạn quyền lực của nhà vua, và ấn định về những nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, mà chỉ có các tập quán bất thành do giới cầm quyền tự thừa nhận với nhau điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của triều đình nhà vua. Hệ thống pháp luật của các nước tiền tư bản chủ yếu chỉ ràng buộc các quan hệ giữa các thần dân. Chính những điều này tạo cơ sở cho sự chuyên chế của giới cầm quyền.

Vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định chính xác rằng trong chế độ quân chủ chuyên chế cũng như trong chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ, nên chúng ta không có Hiến pháp. Như vậy, ngoài điều kiện là độc lập chủ quyền dân tộc, thì điều kiện thiết yếu tiếp theo của Hiến pháp là dân chủ - quyền lực thuộc về nhân dân. Độc lập dân tộc là điều kiện cần, dân chủ là điều kiện đủ cho sự ra đời Hiến pháp. Dân chủ ở đây được hiểu theo nghĩa như Lênin nói là như một chế độ - chế độ dân chủ. Chế độ dân chủ theo cách hiểu của Lênin là “một hình thức nhà nước” [12, tr.123]. Dân chủ là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, thừa nhận quyền lực thuộc về nhân dân, sự tham gia của nhân dân vào việc thành lập nên các cơ quan nhà nước. Khi có một chế độ dân chủ thì mới có Hiến pháp.

Như vậy, Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định nền độc lập dân tộc,

chủ quyền quốc gia, và chế độ dân chủ cộng hòa và cũng là cơ sở cho việc hình thành nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Một nhà nước pháp quyền tất

yếu phải được xây dựng trên nền móng độc lập dân tộc và chủ quyền nhân dân.

Rõ ràng trong một điều kiện mới, với những thuận lợi và khó khăn

đan xen, Hồ Chí Minh ý thức rất rõ vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước. Vấn đề đặt ra là phải sớm có một Hiến pháp dân chủ, nhân dân phải được hưởng tự do dân chủ. Đó chính là động lực để bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.

Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, tư tưởng Hồ Chí

Minh về nhà nước pháp quyền có nhiều điều kiện phát triển. Ở cương vị Chủ tịch nước Người đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo Hiến pháp 1946 và 1959, đã ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác.S áng 6- 1- 1946, Hồ Chí Minh đi bầu đại biểu Quốc hội khóa I, làm tròn nhiệm vụ một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I và đứng đầu Ủy ban dự thảo Hiến Pháp.

Từ những năm 1946 trở đi, Đảng và nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước. Trong điều kiện khó khăn đó, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân vẫn tiếp tục phát triển và từng bước hoàn thiện.

Như vậy, bằng sự nhạy cảm của một nhà chính trị lão luyện và sáng suốt; với một tấm lòng vì nước, vì dân, “nước lấy dân làm gốc”; xuất phát từ một nền chính trị đạo đức, mà đạo đức cao nhất là hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước hoàn thiện tư tưởng về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Những tư tưởng của Người về nhà nước tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)