Thời kỳ hình thành tư tuởng về nhà nuớc dân chủ

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1 Thời kỳ hình thành tư tuởng về nhà nuớc dân chủ

Trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở Châu Âu nên Người cũng chịu ảnh huởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng Phương Tây. Ban đầu tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ hướng vào việc tìm đường cứu nước và giải phóng dân tộc nhưng dần trong quá trình hoạt động thực tiễn và nhận thức về mặt lý luận, Người thấy rằng độc lập dân tộc chỉ là điều kiện cần, muốn có tự do thật sự thì phải phải tạo ra một xã hội dân chủ, đó là xã hội mà ở đó quyền lực phải thuộc về nhân dân. Đó là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước thừa nhận quyền lực thuộc về nhân dân. Vì vậy, ngay từ khi còn học ở truờng tiểu học Đông Ba rồi trường Quốc học Huế, Nguời đã làm quen với văn hóa Pháp. Đặc biệt Nguời rất ham mê môn lịch sử. Do đó, Nguời rất muốn tìm hiểu cuộc đại cách mạng pháp năm 1789- nét đặc trưng cơ bản để hình thành tư tưởng về nhà nước dân chủ của Người.

Năm 1911 rời Tổ quốc, Hồ Chí Minh không chấp nhận nhà nước thực dân- phong kiến đang kìm hãm, áp bức, bóc lột quần chúng nhân dân, triệt tiêu mọi quyền tự do dân chủ của người dân. Người đã nuôi một hoài bão lớn: giải phóng đồng bào, tìm một mô hình nhà nước đảm bảo quyền lợi của người dân lao động trong xã hội. Xuyên suốt quá trình từ 1911- 1930, Người đã đi và sống ở nhiều nước thuộc địa châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Người có mặt ở các nước tư bản phát triển, tự xưng là văn minh như: ở Pháp (1911,1917 đến 1923), ở Mỹ (1912- 1913), ở Anh (1913- 1917). Ở đây, chính Người thấy tận mắt cuộc sống cùng cực bị áp bức, bóc lột của các dân tộc thuộc địa và chứng kiến cuộc sống bất bình đẳng ở các

nước tư bản phát triển, Nguyễn Tất Thành có thêm cơ sở để củng cố cho suy tư của mình về giai cấp thống trị và bị trị.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh sang Pháp. Việc chuyển đến sống và hoạt động ở thủ đô nước Pháp là một quyết định có ý nghĩa lịch sử, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời hoạt động của mình.

Đến với quê hương của lý tưởng tự do, Bình đẳng, Bác ái, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Vonte (Voltaire), Rutxo (Rousseau), Môngtetkio (Montesquieu)…

những lý luận gia của Đại cách mạng pháp1789, như tinh thần pháp luật

của Môngtetkio, khế ước xã hội của Rutxo,…tư tưởng dân chủ của các nhà

khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người.

Trong bản “yêu sách của nhân dân An Nam” năm 1919, Hồ Chí

Minh đã có “ yêu sách” đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân An Nam. Người viết: “ Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca; vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng, và bị đối xử với tội phạm ấy” [23, tr.70]. Như vậy, trước sự cai trị độc đoán, tùy tiện của chính quyền thực dân Pháp, từ khi còn hoạt động bí mật ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy sự cần thiết phải có quyền bình đẳng, quyền con người và các đạo luật trong xã hội dân chủ.

Ý thức được rất rõ việc thực hiện dân chủ chỉ có thể có được trên nền tảng của hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, nên từ rất sớm những tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của các nhà khai sáng, trong nhiều bài viết, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới vai trò, vị trí của pháp luật. Người đã sớm nhận

ra mối tương quan giữa hiến pháp và pháp quyền. Trong Việt Nam yêu cầu

ca (viết sau năm 1919) Người nhấn mạnh

“Bẩy xin Hiến pháp ban hành

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” [23, tr.438] đã nêu lên một triết lý thâm thúy: hiến pháp là tiền đề của pháp quyền. Có hiến pháp mới có pháp quyền. Do đó, yêu cầu về hiến pháp cũng có nghĩa là yêu cầu về pháp quyền. Từ chỗ nhận thức vai trò quan trọng cuả pháp luật như vậy, Hồ Chí Minh thường lên án cái gọi là công lý của nhà nuớc tư sản. Trong bài công lý trong tập sách Đông Dương(1923-1924) Nguời dẫn lời 1 nghệ sỹ Pháp nói về nền công lý Pháp: “Pháp luật, công lý với người bản xứ ư? Thôi đi! Chỉ có Ba toong, súng lục, súng trường, đó mới là những thứ xứng đáng với lũ sâu bọ ấy!” [23, tr420]. Người chỉ ra sự thật công lý ở Đông Dương: “Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một thứ cho người Pháp, một thứ cho người bản xứ. Người Pháp thì được sử như người Pháp, người An Nam thì không có hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam. Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt người bị cáo. Nếu có vụ kiện cáo giữa người An Nam với người Pháp thì lúc nào người Pháp cũng có lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người.” [23, tr.420]

Như vậy, từ những cuộc khảo sát thực tế và nghiên cứu lý luận có ý nghĩa lịch sử to lớn sau này được Hồ Chí Minh tổng kết, đúc lại thành

những bài học về đường cách mệnh, về việc xây dựng chính quyền nhà

nước.

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn hấp thụ đuợc những tư tuởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực

tiễn. Hơn nữa, Người còn học được cách làm việc dân chủ ngay trong cách

trị của Đảng xã hội Pháp mà tiêu biểu nhất là không khí tranh luận ở Đại hội Tua ( tháng 12- 1920)

Tóm lại, nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ , dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thức tiến bộ Pháp mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, Người đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ để có thể bước lên tầm cao của tri thức nhân loại, hình thành trong tư tưởng về một nhà nước dân chủ, đảm bảo quyền tự do và bình đẳng của người dân trong xã hội

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)