Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 126)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước

Từ thực tiễn và nhu cầu phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam, xu thế vận động của lịch sử nhân loại, trên cơ sở khảo cứu các loại hình Nhà nước tiêu biểu đương thời, Hồ Chí Minh lựa chọn và chủ trương xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ nhân dân là một đóng góp lý luận quan trọng và có tính sáng tạo, phát triển học thuyết Mác-Lênin về Nhà nước nói chung, Nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước chủ nghĩa xã hội nói riêng.

Chiếm một vị trí quan trọng trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về dân chủ - quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, mà nội dung cơ bản là quyền lực thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ, chỉ có dân chủ thì quyền con người mới được đề cao, được thể chế bằng pháp luật và được nhà nước bảo vệ; chỉ có dân chủ thì quyền lực mới thuộc về nhân dân – một đặc trưng quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Theo Người, nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của một chính quyền ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho quyền lợi của ai?

Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước của dân là nhà nước mà tất cả quyền bính đều thuộc về nhân dân, những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia do nhân dân phán quyết, tức là nhân dân phải là người thực hiện quyền lực, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp thông qua các đại biểu của mình. Vì vậy, trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (1946) do chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo ngay từ điều 1 đã khẳng định: tất cả quyền

bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa nhân dân phán quyết. Tính chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp được đề ra khá sớm ở nước ta. Sau khi giành được chính quyền, nhân dân ủy quyền cho các đại biểu do mình bầu ra “chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên”. [27, tr.689]. Đồng thời “nhân dân có quyền bãi miễn Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” [29, tr.368]. Đó là những hình thức cơ bản của nền dân chủ, dân chủ vừa là thành quả đấu tranh của cách mạng dân tộc, vừa là giá trị văn hóa, do đó theo Người: nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ sinh hoạt chính trị toàn dân… làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia vào công việc của nhà nước. Như vậy, nền tảng xã hội sâu rộng, ý thức chính trị và khả năng tham gia vào đời sống chính trị của nhân dân là yếu tố đảm bảo cho nền dân chủ mới. Người coi yếu tố đầu tiên của dân chủ là: có việc gì thì ai cũng được bàn, cũng phải bàn, ý kiến nào nhiều người theo hơn thì được, ấy là dân chủ. Trong nhà nước của dân thì dân là chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Đây cũng là kết luận có tính nguyên tắc mà Người rút ra được từ khi khảo cứu cách mạng Mỹ, Pháp, Nga và các kiểu nhà nước được hình thành sau các cuộc cách mạng đó. Ngay từ năm 1927, Hồ Chí Minh đã khẳng định dứt khoát: “Chúng ta đã hi sinh làm cách mệnh, làm cho đến nơi, nghĩa là làm cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân

chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hi sinh nhiều lần, thể dân chủ mới được hạnh phúc” [93, tr240].

Xây dựng Nhà nước do dân là do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ và nhà nước đó cũng do dân phê bình, xây dựng. Do đó, Người yêu cầu: “tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”. “Hễ chính phủ nào có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi, và gây dựng nên chính phủ khác” [24, tr.270]. Nghĩa là khi các cơ quan đó không đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân thì nhân dân sẽ bãi miễn nó. Theo Người “lực lượng bao nhiêu là nhờ dân hết” nhà nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu quả thì phải dựa vào dân, Người nói “dân như nước, mình như cá”, “phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho nhân dân” [32, tr.310]. Cho nên, Đảng ta luôn chủ trương dựa vào dân, tạo điều kiện để nhân dân phát huy cao nhất quyền làm chủ, tham gia tích cực vào việc quản lý Nhà nước.

Xây dựng nhà nước vì dân là nhà nước mà mọi hoạt động phải xuất phát và vì lợi ích của nhân dân. Trong nhà nước đó, cán bộ từ Chủ tịch trở xuống đều là công bộc của dân. Vì vậy, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” [26, tr.57], chỉ có một nhà nước do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên quyền lực của dân thực tế mới có thể là nhà nước của dân được. Vì thế, trong Nhà nước pháp quyền, quan hệ giữa người dân với người cầm quyền, với cán bộ công chức Nhà nước phải thay đổi, thể hiện rõ nét bản chất dân chủ của Nhà nước pháp quyền Việt Nam là: dân là chủ; còn cán bộ công chức, người cầm quyền chỉ là người được ủy quyền, là “công bộc” của dân, thay mặt dân giải quyết các công việc chung của đất nước. Hồ Chí Minh lưu ý rằng,

xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, phải theo đúng phương châm: “...Các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ thống trị của Pháp – Nhật” [26, tr56]. Trước đó, ngày 19-9-1945, với bút danh Chiến thắng, Hồ Chí Minh đã viết một

bài báo đặc sắc: “Chính phủ là công bộc của dân”, Làm rõ các khía cạnh

mới trong quan hệ Chính phủ và người dân. Người chỉ rõ, chế độ ta là chế độ dân chủ ,nhân dân là chủ, Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình chính phủ. Xây dựng một nhà nước vì dân là nhà nước không có đặc quyền đặc lợi, phục vụ nhân dân tận tụy, vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải xây dựng một nền chính trị liêm khiết, phải kiên quyết đấu tranh với ba thứ giặc nội xâm: tham ô, lãng phí, quan liêu. Một mặt nhà nước phải thực hành dân chủ rộng rãi với nhân dân, mặt khác phải thực hành chuyên chính với mọi hành động xâm hại đến lợi ích của Tổ quốc, quyền làm chủ của nhân dân. Người thường nhấn mạnh vấn đề bản chất XHCN, tính dân chủ, tính nhân dân, tính nhân đạo của nhà nước mà nhân dân ta xây dựng.

Mệnh đề “dân là chủ nhà nước” được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần để khẳng định bản chất và tính chất vượt trội của nhà nước pháp quyền xã hội Việt Nam. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [28, tr515]; “Trong nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân” [29, tr217]; “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ” [29, tr368]; “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động” [32, tr310].

Như vậy, bản chất dân chủ là một nội dung quan trọng trong nhà nước pháp quyền, trong đó nhà nước là của dân chứ không phải nhân dân là

của nhà nước, nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Nhà nước chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm. Một mặt pháp luật đảm bảo cho sự phát triển tự do tối cao của nhân dân, mặt khác pháp luật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau tạo nên bản chất dân chủ của nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại. Người chỉ rõ: nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do để xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, của nhân dân.

1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của pháp luật và sự kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trong Nhà nước pháp quyền.

Khi bàn về vấn đề Nhà nước, chúng ta không thể không đề cập tới vấn đề pháp luật, vì Nhà nước và pháp luật là cặp song trùng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu Nhà nước là cơ sở để ban hành pháp luật nhằm mục đích bảo vệ sự tồn tại của mình thì pháp luật có vai trò trong việc thiết lập bộ máy Nhà nước, củng cố quyền lực Nhà nước, quản lý kinh tế, bảo đảm an toàn và tạo dựng cho các mối quan hệ trong xã hội của Nhà nước.

Từ rất sớm, người học trò trung thành của chủ nghĩa Mác đã nhận thức được vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội. Năm

1919, trong bản yêu sách của dân An Nam gồm 8 điểm gửi tới Hội nghị

Vécxây trong đó đã chứa 4 điều liên quan đến pháp luật bao gồm các điều 1, 2, 7, 8 để phổ biến rộng rãi cho người dân Việt Nam và Người chuyển bản yêu sách thành “Việt Nam yêu cầu ca”, trong đó có câu.

“Bảy xin hiến pháp ban hành.

Khi Người ví pháp luật như thần linh pháp quyền được nhà nước sử dụng để quản lý xã hội thì luật đó được hiểu phải là pháp luật dân chủ đối với Nhà nước mới.

Như vậy, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, mọi quyền dân chủ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật phải bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở đây mà suy rộng ra chúng ta có thể nhận ra một tầm nhìn xa hơn của Người. Người viết “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ, trung ương do dân cử ra” [31, tr.133]. Như vậy, pháp luật còn là cơ sở bảo đảm quyền làm chủ Nhà nước của nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn gần dân, thương dân, cho nên Người đã đánh giá được vai trò của nhân dân, thấy được sức mạnh ở họ nên tin tưởng vào nhân dân. Trong quá trình xây dựng pháp luật, Người khẳng định nhân dân là lực lượng trực tiếp xây dựng bộ máy Nhà nước, giúp đỡ nhà nước, giám sát Nhà nước và có quyền phế bỏ Nhà nước khi Nhà nước không làm tròn bổn phận. Người cho rằng “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nếu như đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, nguyên tắc ấy bảo đảm quyền kiểm soát của nhân dân đối với đại biểu của mình” [31, tr591].

Khi đề cập bản chất của pháp luật, chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng: “Pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông đề lên thành pháp luật, cái ý chí ấy mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của các ông quy định” [35, tr619].

Quả thực, pháp luật ở mỗi giai đoạn lịch sử đều điều chỉnh quan hệ xã hội ấy và mang bản chất giai cấp. Kiên định mục tiêu của quá trình cách mạng, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ ranh giới pháp luật của Nhà nước ta với

các kiểu pháp luật trước, để khẳng định bản chất Nhà nước – pháp luật của Nhà nước pháp quyền. Pháp luật của nước ta là ý chí của giai cấp công nhân nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hàng triệu người dân lao động. Nó đấu tranh cho sự áp bức bất công, thiết lập một xã hội công bằng văn minh. Vì thế, Người coi nhân dân là lực lượng nòng cốt để xây dựng và thực hiện nhà nước - pháp luật.

Ngoài vị trí, vai trò, bản chất của pháp luật nêu trên, Hồ Chí Minh cũng tính đến một hệ thống pháp luật có hiệu lực mạnh mẽ. Một mặt ngăn chặn tình trạng lạm quyền của cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao quyền ban hành, thực thi pháp luật. Thời gian giữ cương vị là Chủ tịch nước, Người đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có cả chính sách thưởng và phạt, đặc biệt là các tội xâm phạm đến quyền lực Nhà nước. Bên cạnh đó, pháp luật phải được đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi người dân.

Pháp luật cần thiết đối với một nền pháp quyền là pháp luật có một cơ sở đạo đức tiến bộ của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nghĩ cho cùng vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề làm người ở đời và làm người phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức” [18, tr.138]. Như vậy, pháp luật cũng là vấn đề làm người ở đời. Pháp luật phải chứa đựng tình thương nước, thương dân, thương nhân loại – chính là cơ sở đạo đức của pháp luật. Trong diễn văn đọc tại buổi lễ kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh nói: Đạo đức, phẩm chất cao quý của Người là sự kết tinh truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam cộng với đạo đức cộng sản chủ nghĩa của giai cấp công nhân…. Đạo đức đó là cơ sở của pháp quyền nhưng đó không phải là đạo đức phong kiến: tam tòng, tứ đức mà đạo đức đó là tinh hoa của đạo đức truyền thống Việt Nam: là chủ nghĩa

yêu nước, yêu thương con người. Đó là đạo đức hiện đại của người cách mạng: trung thành với lý tưởng xây dựng XHCN, trung thành với Đảng, với nhân dân. Như vậy, Hồ Chí Minh không chỉ thấm nhuần, đề cao pháp luật mà còn gắn kết đạo đức với pháp luật. Đạo đức chính là cơ sở của pháp luật. Pháp luật không phản ánh đạo đức sẽ không phải là pháp luật cần thiết cho một nền pháp quyền.

Điểm đặc sắc trong tư tưởng trị nước Hồ Chí Minh là Người đã kết hợp được nhuần nhuyễn giữa “pháp trị” và “đức trị”, “luật pháp phải dựa vào đạo đức” nhưng “luật pháp phải bảo vệ đạo đức”

Hồ Chí Minh đã tiếp thu triết lý nhân sinh, hành động của Khổng Tử “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, “tu thân, tề gia, trị quốc,bình thiên hạ” và đã thực hiện thành công vào điều kiện ở Việt Nam, Người đã nêu ra: “Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Tuy nhiên, Người quan tâm tới 5 điều “trí, tín, nhân, dũng, liêm”. Người nói: “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” [27, tr283]. Với ý nghĩa sâu xa người làm cách

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)