Nguồn gốc thực tiễn cho hình thành tư tưởng về nhà nước pháp

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3Nguồn gốc thực tiễn cho hình thành tư tưởng về nhà nước pháp

pháp quyền của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho giầu truyền thống

yêu nước và trưởng thành trong phong trào quần chúng trên quê hương Nghệ Tĩnh giầu truyền thống cách mạng. Người đã học hỏi và kế thừa được từ các bậc tiền bối tư tưởng yêu nước, tư tưởng thương dân và lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi hoạt động và cải cách chính trị - xã hội của mình. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã trực tiếp chứng kiến cuộc sống ngheo khổ, bị áp bức, bóc lột, đọa đầy của nhân dân mình. Chính những điều đó đã nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước cách mạng của Người và thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tìm kiếm một mô hình xã hội mới. Bằng trực giác, Người nhận thấy rằng muốn cứu nước giải phóng dân tộc thì không thể đi theo con đường của các bậc tiền bối, mà cần phải tìm cho ra một con đường mới để đi.

Trên hành trình tìm tòi, khảo nghiệm và hoạt động cách mạng, với

tư cách người lao động, Hồ Chí Minh đã tận mắt chứng kiến cảnh ngộ đối lập giữa một bên giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân lao động ở các

nước thuộc địa bị áp bức, bóc lột, đầy đọa với bên kia gồm những tên thực dân độc ác, viên chức tàn bạo, phong kiến, địa chủ dã man. Chính những điều đó đã góp phần nuôi dưỡng và phát triển nhân sinh quan cách mạng của Người theo suốt quá trình cách mạng.

Người đã đi nhiều nơi, làm nhiều công việc nghiên cứu, học tập

kinh nghiệm của các nước và phụ trách nhiều cương vị trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Sau này, Người đào tạo, tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, Người đứng đầu Đảng và nhà nước ta, lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai đế quốc lớn và xây dựng xã hội mới. Đó là cơ sở thực tiễn đấy sức sống cho tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước. Nó là kết quả của sự tác động biện chứng giữa nhận thức và hành động, lý luận và thực tiễn

Từ thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã tìm ra những

quy luật, đúc kết thành lí luận. Trong những năm bôn ba ở các nước tư bản phát triển, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu cách tổ chức nhà nước ở đó, phê phán những mặt tiêu cực, tiếp thu những hạt nhân hợp lí trong quá trình xây dựng mô hình nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Cũng chính xuất phát từ hoạt động thực tiễn cách mạng mà Người đã có bước phát triển lớn trong quan điểm nhân sinh quan của mình về một hình thức nhà nước phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sự chuyển biến trong tư tưởng của Người từ một nhà nước công – nông – binh sang Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.

Nét đặc biệt trong phong cách hoạt động chính trị của Hồ Chí

Minh là luôn gần gũi với nhân dân, lắng nghe ý kiến của quần chúng, quan tâm đến mọi tầng lớp của nhân dân. Người thương yêu, kính trọng, tin tưởng vào con người, nên đã có sức cảm hóa lớn. Ngay từ đầu thế kỷ XX,

nhà thơ Xôviết Ôxxip Manđenxtam đã nhận định: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Châu Âu, mà có lẽ là một thứ văn hóa tương lai.” [23, tr478]. Là bậc đại nhân, đại trí, đại dũng, Người đã cho ta một ý niệm đầy đủ nhất về phẩm chất chính trị nhân văn hết sức tiêu biểu của con người. Phẩm chất đó được phát huy trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa vô vàn, đường lối, học thuyết khác nhau, Hồ Chí Minh đã tìm ra được mục tiêu, lý tưởng và con đường cách mạng đúng đắn để đi đến mục tiêu, thực hiện lý tưởng ấy. Trọng tâm của sự lựa chọn đúng đắn ấy là lựa chọn Đảng kiểu mới, lựa chọn nhà nước kiểu mới, lựa chọn lực lượng và phương thức đấu tranh, lựa chọn chế độ mới theo con đường XHCN, phấn đấu vì độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Nhà nước pháp quyền là một mô hình nhà nước có thể đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Do đó, từ khát vọng đem lại hạnh phúc cho nhân dân đến tư tưởng về nhà nước pháp quyền là một con đường hợp quy luật.

Hơn nữa, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945,

Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ rũ bùn đứng dậy làm chủ nhân đất nước. Dẫu buổi đầu đầy cam go thách thức nhưng người dân Việt Nam đã tự tay thực hiện quyền làm chủ, cầm lá phiếu bầu nên Quốc hội, chọn những người ưu tú nhất vào bộ máy nhà nước để lãnh đạo nhân dân chống thù trong giặc ngoài giữ vững nền độc lập.

Việc ra đời một nhà nước dân chủ ngay sau khi lật đổ ách thống trị

thực dân phong kiến là một thành công vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị người cầm lái con thuyền cách mạng. Chính Người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho đường lối xây dựng nhà nước pháp quyền khi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc. Bằng mục tiêu trong sáng, bằng uy tín,

tài năng, đạo đức và tinh thần quyết tâm “dù có đốt cháy cả dải Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản quí giá về tình thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc trong quá trình xây dựng nhà nước cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh, một Nhà nước hoạt động có hiệu quả là nhà

nước mà ở đó, những người tài được trọng dụng làm việc và cống hiến. Vì vậy, Hồ Chủ tịch luôn luôn đề cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc và trọng dụng nhân tài. “Bác nói là ai có tâm huyết thì Bác sẵn sàng tiếp nhận để làm việc cho đất nước. Lúc bấy giờ Đảng viên có bao nhiêu đâu, những người ngoài Đảng thì rất đông. Nhưng những người ngoài Đảng đều là những người ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Đảng và Hồ Chủ tịch. Hầu hết trí thức lúc bấy giờ đều đứng dưới lá cờ của Hồ Chủ tịch, sẵn sàng làm mọi việc giúp ích cho đất nước” [32, tr310]. Nhờ vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng được một chính phủ đủ sức lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc thành công. Những trí thức phong kiến như Phạm Khắc Hòe, Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn… rồi những trí thức mới như Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng… đều là nhân tài Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài cũng trở về góp sức xây dựng đất nước.

Như vậy, thắng lợi lớn nhất, triệt để nhất của Cách mạng tháng

Tám năm 1945 là đánh đổ chế độ nô lệ, xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước do dân và vì dân. Cuộc bầu cử Quốc hội tháng 1/1946 và sau đó là thành lập chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu là một bước đi có tính chiến lược, thể hiện sự tài ba của Bác. Bài học lớn trong xây dựng nhà nước của cuộc Cách mạng tháng Tám là sự thay đổi bản chất nhà nước. Đó là: “Nhà nước không phải để đè đầu cưỡi cổ dân

như chế độ thực dân phong kiến, mà bộ máy chính phủ từ trung ương đến địa phương phải là công bộc của dân, phục vụ nhân dân”. [26, tr56]

Tư tưởng về tầm quan trọng của pháp luật đã được Hồ Chí Minh

nhận thức từ tháng ngày sinh sống ở Pháp. Từ năm 1919, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bảng yêu sách 8 điều đến Hội nghị Versaill xây tám điểm yêu sách, đầu tiên Cụ chú ý vấn đề pháp luật, trong đó có một câu là “trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh thì Hồ Chí Minh lại nói là cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều. Đấy chính là quyền làm chủ, quyền lợi, quyền lực. Cuộc bầu cử tháng Giêng năm 46 để khẳng định cơ sở pháp lý của nhà nước. Nhà nước này là Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, do dân cử, xác định không những cơ sở thực tế mà còn là cơ sở pháp lý của Nhà nước trong đối nội và đối ngoại.

Người cũng cho rằng: để xây dựng nhà nước pháp quyền vững

mạnh, không phải chỉ có ở luật pháp – tức pháp trị, mà cái chính là đạo đức của người cán bộ cách mạng – tức đức trị. Tính vì dân của nhà nước phải được thể hiện bằng những việc hết sức cụ thể: Có một phương châm Hồ Chủ tịch đề ra là cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh.

Như vậy, chính nhờ thực tiễn hoạt động của mình mà Hồ Chí

Minh đã đúc kết được những vấn đề thực tiễn thành những khái quát lý luận cho việc hình thành tư tưởng của Người về Nhà nước pháp quyền: một nhà nước đề cao dân chủ, bảo vệ được quyền con người, con người có quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền dân chủ….Đó là, nhà nước có một nền pháp luật nghiêm minh, pháp luật phải xây dựng trên đạo lý, chính nghĩa của loài người. Nhà nước ấy phải đem lại hòa bình, tự do cho con người, nhân dân có cuộc sống, bình đẳng, ấm lo, hạnh phúc,

Một phần của tài liệu Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền và vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 35)